Văn Học & Nghệ Thuật
RẶNG CÂY LÁ GIÀ - CA0 MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Từ thủa ấu thơ đến bây giờ đã lão lai, tôi vẫn không tin vào mắt mình, rằng tại sao lại có những rặng cây lá già, mà dù xuân hạ thu đông mỗi năm như chiếc đồng hồ
( HNPĐ ) Từ thủa ấu thơ đến bây giờ đã lão lai, tôi vẫn không tin vào mắt mình, rằng tại sao lại có những rặng cây lá già, mà dù xuân hạ thu đông mỗi năm như chiếc đồng hồ tốt đến tuyệt hảo, chiếc đồng hồ không mang hình dáng vuông tròn, không thấy kim giờ, phút, giây, hay là không máy móc vv...Rặng cây lá già không hề rụng lá, thay cành, cũng chẳng tươi hơn khi nắng ấm, hay héo úa lúc sương phủ, thật kỳ lạ.
Theo thứ tự thời gian, thì từ thủa còn trẻ con, tôi thường theo bọn nhỏ, lên bãi tha ma ở đầu làng, ngắm bầy quạ đen từ đâu bay về những vòm cây Nhội, những bóng cây đứng thẳng hàng trông thật dễ sợ, vòm lá tối sầm, tuy lúc đó mặt trời đang từ từ xuống cánh đồng mênh mông, rặng cây lá già như nín thở giữa màu mây xám, đỏ như ngọn lửa trong lò than nơi hầm gạch đang nung nóng tới cao độ...Tiếng "quà quạ" gọi nhau nghe ma quái, hoang liêu.
Sau đợt ấy, gia đình tôi rời làng sở thượng có hàng cây Nhội nêu trên, tản cư vô tận Chương Mỹ, điều lạ kỳ là tôi lại bắt gặp một rặng cây lá già, cạnh dòng sông Tràng Cát quanh năm cạn nước, cát trắng dưới đáy sông cứ lóng lánh ánh bạc dưới ánh mặt trời, rặng cây cao vừa đủ để lộ ra những chùm quả vải màu đỏ đang chín rộ, thế là buổi chiều xuống, mặt trời cũng đỏ, nên rặng cây lá già trở thành rực rỡ...
Chúng tôi xa dần tuổi thơ ấu và thiếu niên, xa luôn những rặng cây lá già ở ngoài Bắc, mà tôi chỉ...đan cử nêu trên...để di cư vào Nam. Vì ba tôi là công chức thuộc Nha Căn Cứ Hàng Không Tân Sơn Nhất, nên ông được sở cấp cho một căn nhà tọa lạc ngay trong phi trường đó, thành đây chính là lúc tôi nhận định rõ ràng về một rặng cây lá già, không thể chối cãi được qua đủ bốn mùa thu, đông, xuân, hạ. Vì gia đình tôi hiện diện ở vùng đất này khoảng đầu tháng 2 năm 1954, mùa thu cho dẫu ở đâu thì lá cũng phải rụng, vòm cây phải trơ cành chứ, đằng này rặng cây lá già một lần nữa ám ảnh tâm hồn tôi, đến nỗi chiều nào tôi cũng nằm dài ở chiếc "đi văng", ngó qua bên kia hàng rào, là khu nhà quanh Câu Lạc Bộ Huỳnh Hữu Bạc thuộc cư xá không quân Tân Sơn Nhất, rặng cây cao su lá già sau nhà vị Tư Lệnh Không Quân Việt Nam Cộng Hòa thời ấy.
Nếu buổi sáng, bình minh lên, rặng cây lá già chan hòa ánh nắng, nhìn thấy màu nắng lụa mịn màng từ mặt trời vàng tơ, thì buổi chiều, lại màu đỏ pha sắc da cam, tím lợt, xám vv...nhưng rặng cây lá già không ma quái như dãy Nhội làng sở thượng, không bình thản như những vòm cây vải làng Tràng Cát xưa, mà rặng cây cao su lá già tiến lên một cấp khoa học hơn, mọc thẳng tắp, bởi lẽ đó là rặng cây được trồng kiểu rừng công nghiệp thủa vài chục năm trước.
Thế rồi thì ánh điện thoạt là các bóng tròn màu vàng, lúc sau có đèn nê ông, ngôi biệt thự dành riêng cho đại tá Nguyễn Xuân Vinh còn là nhà văn Toàn Phong, Tư Lệnh Không Quân VNCH thời Ngô Tổng Thống, từ đó, cũng qua rặng cây lá già, tôi biết được nhân vật truyện Đời Phi Công, tên Phượng chính là vị phu nhân họ Cung của nhà văn đại tá hào hoa tên tuổi đó.
Rặng cây lá già bỗng trở nên huyền thoại hơn, quyến rũ tính phiêu lưu của những ai ưa tò mò, mơ mộng. Không lâu sau, thời thế đổi thay, nhà văn Đại Tá Không Quân đã rời đi nước ngoài, thêm lâu sau, tôi có mặt trong đoàn Nữ Hướng Đạo VN, và không cố ý, toán Bạch Yến của tôi với Sa Tô lại chọn rặng cây lá già quen thuộc họp bầy, vì bầy ấu qui tụ toàn con em gia đình Không Quân Tân Sơn Nhất, thậm chí những ngày thường, nhân viên phục dịch câu lạc bộ Hùynh Hữu Bạc còn phải dọn dẹp, vệ sinh phòng ốc, nên buổi sáng Chủ Nhật, bầy ấu Bạch Yến muốn làm việc thiện, bèn xin cái việc phụ lau chùi bàn ghế cho câu lạc bộ đó nữa.
Sau ngày Quân Đội lật đổ chế độ đệ I Cộng Hòa, nhà văn đại tá Tư Lệnh Không Quân đã lặng lẽ rời ngôi nhà có hàng rào sắt với rặng cây lá già đi đâu chẳng biết, cho mãi tới sau này, qua Mỹ, tức là mấy chục năm sau, tôi mới lại nghe danh ngài, tác giả Đời Phi Công đã trở thành một khoa học gia danh tiếng trong thế giới Nasa.
Thế rồi không phải một buổi chiều, như tên tác phẩm Thế Rồi Một Buổi Chiều của Tực Lực Văn Đoàn xưa, mà rất nhiều buổi sáng, trưa, chiều, tối vv...theo chiến dịch HO, gia đình tôi cũng tới được Huê Kỳ, và do nhiều lần sinh hoạt hội thơ, ra mắt sách vv...tôi đã đến San Jose, nơi nhà văn, khoa học gia Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh cư trú, tôi đã có dịp được diện kiến ông, cùng phu nhân, bậc nữ lưu họ Cung, lại là nhân vật nữ Phượng trong tác phẩm thời xa xưa ở miền Nam mà đa số thanh thiếu niên thuộc làu những lá thư tác giả gởi về Phượng.
Đối với tôi, hình như là tác giả Toàn Phong và nhân vật Phượng tràn đầy hạnh phúc, nên nhà văn không cần phải hư cấu, sắm vai cho ai nơi tác phẩm rất thực tế của mình.
Rặng cây lá già, có lẽ không cần phải mọc lên ở xứ sở lưu vong này, bởi vì cây cối cảnh vật ở một đất nước được kể là đệ nhất thiên hạ, thì chao ôi, xuân, hạ, thu, đông tha hồ thay lá như thay áo mới, thế nên những vòm cây cao su vẫn tồn tại phía đất trời xa, mặt trời thường đỏ như màu củi than cháy dở, chẳng còn gì đọng lại cuối chân mây mịt mù.
Nhà văn đại tá Không Quân VNCH xưa, lại một lần nữa xuất chiêu anh hùng, lần này ông đảm nhiệm vai trò rất lớn của Toàn Quân, dĩ nhiên thêm danh nghĩa Khoa Học Gia, thì làm sao không phong nhã, anh hùng chứ, ngài là hiện thân của một người trong hàng ngũ có thể đáo nhậm Mặt Trăng, có nghĩa là loài người tiến bộ bây giờ chuyện ước mơ e lạc hậu rồi, phải biết vận dụng, thiên nhiên chớ đâu như Đường Minh Hoàng, Thái Bạch Ôn ôm trăng ngủ vùi, Khoa học gia đã thức từ lâu rồi, làm tỉnh hẳn giấc xuân, hạ, thu, đông ngài đã khiến một gia nhân phải thu xếp hành trang để tiếp nhận hành trình cuộc đời mới là theo nhà khoa học tự nhiên, chuyển thể khoa học xã hội, nàng Phiến Đan rời bỏ Châu Úc xa xôi, về dinh đại gia Nguyễn ở thung lũng hoa vàng, cùng nhà văn một thủa tổ chức tiệc mừng đệ nhị phu nhân một cách quảng đại quần chúng sự kiện hiển hiện theo học thuyết của trái tim, không cần phải tán tụng kiểu ngợi ca "rặng cây lá già" cổ quái.
Sự kiện vừa nêu, đã khiến tôi liên tưởng tới một buổi chiều tiễn biệt một người quen về...Hà Nội, ngày tôi chưa qua Mỹ được, vị giáo sư thuộc bộ đại học chuyên nghành kinh tế, chính trị Mac Le, tại một ngã tư, sắp tới sân bay Tân Sơn Nhất, ông giáo sư này chỉ lên bầu trời phía tây, mặt trời đang rớt trên phi đạo, màu đỏ và màu xám đậm quyện vào nhau, lại như một bếp lửa cháy chập chờn, ông ta nói :
-Cái màu mặt trời sắp lặn đó, cô biết không ở bên Nga họ gọi là màu Tragedie(tragedy) tức màu bi kịch đó.
tôi tức tốc thêm một câu:
-Nếu có thêm một Rặng Cây Lá Già để vạn vật...theo về, cõi chết thì cũng đẹp chứ ạ. Giáo sư Hà Nội gật đầu: "Đúng, màu bi kịch"
Hawthrone 15-10-2013
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
( HNPĐ ) Từ thủa ấu thơ đến bây giờ đã lão lai, tôi vẫn không tin vào mắt mình, rằng tại sao lại có những rặng cây lá già, mà dù xuân hạ thu đông mỗi năm như chiếc đồng hồ tốt đến tuyệt hảo, chiếc đồng hồ không mang hình dáng vuông tròn, không thấy kim giờ, phút, giây, hay là không máy móc vv...Rặng cây lá già không hề rụng lá, thay cành, cũng chẳng tươi hơn khi nắng ấm, hay héo úa lúc sương phủ, thật kỳ lạ.
Theo thứ tự thời gian, thì từ thủa còn trẻ con, tôi thường theo bọn nhỏ, lên bãi tha ma ở đầu làng, ngắm bầy quạ đen từ đâu bay về những vòm cây Nhội, những bóng cây đứng thẳng hàng trông thật dễ sợ, vòm lá tối sầm, tuy lúc đó mặt trời đang từ từ xuống cánh đồng mênh mông, rặng cây lá già như nín thở giữa màu mây xám, đỏ như ngọn lửa trong lò than nơi hầm gạch đang nung nóng tới cao độ...Tiếng "quà quạ" gọi nhau nghe ma quái, hoang liêu.
Sau đợt ấy, gia đình tôi rời làng sở thượng có hàng cây Nhội nêu trên, tản cư vô tận Chương Mỹ, điều lạ kỳ là tôi lại bắt gặp một rặng cây lá già, cạnh dòng sông Tràng Cát quanh năm cạn nước, cát trắng dưới đáy sông cứ lóng lánh ánh bạc dưới ánh mặt trời, rặng cây cao vừa đủ để lộ ra những chùm quả vải màu đỏ đang chín rộ, thế là buổi chiều xuống, mặt trời cũng đỏ, nên rặng cây lá già trở thành rực rỡ...
Chúng tôi xa dần tuổi thơ ấu và thiếu niên, xa luôn những rặng cây lá già ở ngoài Bắc, mà tôi chỉ...đan cử nêu trên...để di cư vào Nam. Vì ba tôi là công chức thuộc Nha Căn Cứ Hàng Không Tân Sơn Nhất, nên ông được sở cấp cho một căn nhà tọa lạc ngay trong phi trường đó, thành đây chính là lúc tôi nhận định rõ ràng về một rặng cây lá già, không thể chối cãi được qua đủ bốn mùa thu, đông, xuân, hạ. Vì gia đình tôi hiện diện ở vùng đất này khoảng đầu tháng 2 năm 1954, mùa thu cho dẫu ở đâu thì lá cũng phải rụng, vòm cây phải trơ cành chứ, đằng này rặng cây lá già một lần nữa ám ảnh tâm hồn tôi, đến nỗi chiều nào tôi cũng nằm dài ở chiếc "đi văng", ngó qua bên kia hàng rào, là khu nhà quanh Câu Lạc Bộ Huỳnh Hữu Bạc thuộc cư xá không quân Tân Sơn Nhất, rặng cây cao su lá già sau nhà vị Tư Lệnh Không Quân Việt Nam Cộng Hòa thời ấy.
Nếu buổi sáng, bình minh lên, rặng cây lá già chan hòa ánh nắng, nhìn thấy màu nắng lụa mịn màng từ mặt trời vàng tơ, thì buổi chiều, lại màu đỏ pha sắc da cam, tím lợt, xám vv...nhưng rặng cây lá già không ma quái như dãy Nhội làng sở thượng, không bình thản như những vòm cây vải làng Tràng Cát xưa, mà rặng cây cao su lá già tiến lên một cấp khoa học hơn, mọc thẳng tắp, bởi lẽ đó là rặng cây được trồng kiểu rừng công nghiệp thủa vài chục năm trước.
Thế rồi thì ánh điện thoạt là các bóng tròn màu vàng, lúc sau có đèn nê ông, ngôi biệt thự dành riêng cho đại tá Nguyễn Xuân Vinh còn là nhà văn Toàn Phong, Tư Lệnh Không Quân VNCH thời Ngô Tổng Thống, từ đó, cũng qua rặng cây lá già, tôi biết được nhân vật truyện Đời Phi Công, tên Phượng chính là vị phu nhân họ Cung của nhà văn đại tá hào hoa tên tuổi đó.
Rặng cây lá già bỗng trở nên huyền thoại hơn, quyến rũ tính phiêu lưu của những ai ưa tò mò, mơ mộng. Không lâu sau, thời thế đổi thay, nhà văn Đại Tá Không Quân đã rời đi nước ngoài, thêm lâu sau, tôi có mặt trong đoàn Nữ Hướng Đạo VN, và không cố ý, toán Bạch Yến của tôi với Sa Tô lại chọn rặng cây lá già quen thuộc họp bầy, vì bầy ấu qui tụ toàn con em gia đình Không Quân Tân Sơn Nhất, thậm chí những ngày thường, nhân viên phục dịch câu lạc bộ Hùynh Hữu Bạc còn phải dọn dẹp, vệ sinh phòng ốc, nên buổi sáng Chủ Nhật, bầy ấu Bạch Yến muốn làm việc thiện, bèn xin cái việc phụ lau chùi bàn ghế cho câu lạc bộ đó nữa.
Sau ngày Quân Đội lật đổ chế độ đệ I Cộng Hòa, nhà văn đại tá Tư Lệnh Không Quân đã lặng lẽ rời ngôi nhà có hàng rào sắt với rặng cây lá già đi đâu chẳng biết, cho mãi tới sau này, qua Mỹ, tức là mấy chục năm sau, tôi mới lại nghe danh ngài, tác giả Đời Phi Công đã trở thành một khoa học gia danh tiếng trong thế giới Nasa.
Thế rồi không phải một buổi chiều, như tên tác phẩm Thế Rồi Một Buổi Chiều của Tực Lực Văn Đoàn xưa, mà rất nhiều buổi sáng, trưa, chiều, tối vv...theo chiến dịch HO, gia đình tôi cũng tới được Huê Kỳ, và do nhiều lần sinh hoạt hội thơ, ra mắt sách vv...tôi đã đến San Jose, nơi nhà văn, khoa học gia Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh cư trú, tôi đã có dịp được diện kiến ông, cùng phu nhân, bậc nữ lưu họ Cung, lại là nhân vật nữ Phượng trong tác phẩm thời xa xưa ở miền Nam mà đa số thanh thiếu niên thuộc làu những lá thư tác giả gởi về Phượng.
Đối với tôi, hình như là tác giả Toàn Phong và nhân vật Phượng tràn đầy hạnh phúc, nên nhà văn không cần phải hư cấu, sắm vai cho ai nơi tác phẩm rất thực tế của mình.
Rặng cây lá già, có lẽ không cần phải mọc lên ở xứ sở lưu vong này, bởi vì cây cối cảnh vật ở một đất nước được kể là đệ nhất thiên hạ, thì chao ôi, xuân, hạ, thu, đông tha hồ thay lá như thay áo mới, thế nên những vòm cây cao su vẫn tồn tại phía đất trời xa, mặt trời thường đỏ như màu củi than cháy dở, chẳng còn gì đọng lại cuối chân mây mịt mù.
Nhà văn đại tá Không Quân VNCH xưa, lại một lần nữa xuất chiêu anh hùng, lần này ông đảm nhiệm vai trò rất lớn của Toàn Quân, dĩ nhiên thêm danh nghĩa Khoa Học Gia, thì làm sao không phong nhã, anh hùng chứ, ngài là hiện thân của một người trong hàng ngũ có thể đáo nhậm Mặt Trăng, có nghĩa là loài người tiến bộ bây giờ chuyện ước mơ e lạc hậu rồi, phải biết vận dụng, thiên nhiên chớ đâu như Đường Minh Hoàng, Thái Bạch Ôn ôm trăng ngủ vùi, Khoa học gia đã thức từ lâu rồi, làm tỉnh hẳn giấc xuân, hạ, thu, đông ngài đã khiến một gia nhân phải thu xếp hành trang để tiếp nhận hành trình cuộc đời mới là theo nhà khoa học tự nhiên, chuyển thể khoa học xã hội, nàng Phiến Đan rời bỏ Châu Úc xa xôi, về dinh đại gia Nguyễn ở thung lũng hoa vàng, cùng nhà văn một thủa tổ chức tiệc mừng đệ nhị phu nhân một cách quảng đại quần chúng sự kiện hiển hiện theo học thuyết của trái tim, không cần phải tán tụng kiểu ngợi ca "rặng cây lá già" cổ quái.
Sự kiện vừa nêu, đã khiến tôi liên tưởng tới một buổi chiều tiễn biệt một người quen về...Hà Nội, ngày tôi chưa qua Mỹ được, vị giáo sư thuộc bộ đại học chuyên nghành kinh tế, chính trị Mac Le, tại một ngã tư, sắp tới sân bay Tân Sơn Nhất, ông giáo sư này chỉ lên bầu trời phía tây, mặt trời đang rớt trên phi đạo, màu đỏ và màu xám đậm quyện vào nhau, lại như một bếp lửa cháy chập chờn, ông ta nói :
-Cái màu mặt trời sắp lặn đó, cô biết không ở bên Nga họ gọi là màu Tragedie(tragedy) tức màu bi kịch đó.
tôi tức tốc thêm một câu:
-Nếu có thêm một Rặng Cây Lá Già để vạn vật...theo về, cõi chết thì cũng đẹp chứ ạ. Giáo sư Hà Nội gật đầu: "Đúng, màu bi kịch"
Hawthrone 15-10-2013
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
Bàn ra tán vào (0)
RẶNG CÂY LÁ GIÀ - CA0 MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Từ thủa ấu thơ đến bây giờ đã lão lai, tôi vẫn không tin vào mắt mình, rằng tại sao lại có những rặng cây lá già, mà dù xuân hạ thu đông mỗi năm như chiếc đồng hồ
( HNPĐ ) Từ thủa ấu thơ đến bây giờ đã lão lai, tôi vẫn không tin vào mắt mình, rằng tại sao lại có những rặng cây lá già, mà dù xuân hạ thu đông mỗi năm như chiếc đồng hồ tốt đến tuyệt hảo, chiếc đồng hồ không mang hình dáng vuông tròn, không thấy kim giờ, phút, giây, hay là không máy móc vv...Rặng cây lá già không hề rụng lá, thay cành, cũng chẳng tươi hơn khi nắng ấm, hay héo úa lúc sương phủ, thật kỳ lạ.
Theo thứ tự thời gian, thì từ thủa còn trẻ con, tôi thường theo bọn nhỏ, lên bãi tha ma ở đầu làng, ngắm bầy quạ đen từ đâu bay về những vòm cây Nhội, những bóng cây đứng thẳng hàng trông thật dễ sợ, vòm lá tối sầm, tuy lúc đó mặt trời đang từ từ xuống cánh đồng mênh mông, rặng cây lá già như nín thở giữa màu mây xám, đỏ như ngọn lửa trong lò than nơi hầm gạch đang nung nóng tới cao độ...Tiếng "quà quạ" gọi nhau nghe ma quái, hoang liêu.
Sau đợt ấy, gia đình tôi rời làng sở thượng có hàng cây Nhội nêu trên, tản cư vô tận Chương Mỹ, điều lạ kỳ là tôi lại bắt gặp một rặng cây lá già, cạnh dòng sông Tràng Cát quanh năm cạn nước, cát trắng dưới đáy sông cứ lóng lánh ánh bạc dưới ánh mặt trời, rặng cây cao vừa đủ để lộ ra những chùm quả vải màu đỏ đang chín rộ, thế là buổi chiều xuống, mặt trời cũng đỏ, nên rặng cây lá già trở thành rực rỡ...
Chúng tôi xa dần tuổi thơ ấu và thiếu niên, xa luôn những rặng cây lá già ở ngoài Bắc, mà tôi chỉ...đan cử nêu trên...để di cư vào Nam. Vì ba tôi là công chức thuộc Nha Căn Cứ Hàng Không Tân Sơn Nhất, nên ông được sở cấp cho một căn nhà tọa lạc ngay trong phi trường đó, thành đây chính là lúc tôi nhận định rõ ràng về một rặng cây lá già, không thể chối cãi được qua đủ bốn mùa thu, đông, xuân, hạ. Vì gia đình tôi hiện diện ở vùng đất này khoảng đầu tháng 2 năm 1954, mùa thu cho dẫu ở đâu thì lá cũng phải rụng, vòm cây phải trơ cành chứ, đằng này rặng cây lá già một lần nữa ám ảnh tâm hồn tôi, đến nỗi chiều nào tôi cũng nằm dài ở chiếc "đi văng", ngó qua bên kia hàng rào, là khu nhà quanh Câu Lạc Bộ Huỳnh Hữu Bạc thuộc cư xá không quân Tân Sơn Nhất, rặng cây cao su lá già sau nhà vị Tư Lệnh Không Quân Việt Nam Cộng Hòa thời ấy.
Nếu buổi sáng, bình minh lên, rặng cây lá già chan hòa ánh nắng, nhìn thấy màu nắng lụa mịn màng từ mặt trời vàng tơ, thì buổi chiều, lại màu đỏ pha sắc da cam, tím lợt, xám vv...nhưng rặng cây lá già không ma quái như dãy Nhội làng sở thượng, không bình thản như những vòm cây vải làng Tràng Cát xưa, mà rặng cây cao su lá già tiến lên một cấp khoa học hơn, mọc thẳng tắp, bởi lẽ đó là rặng cây được trồng kiểu rừng công nghiệp thủa vài chục năm trước.
Thế rồi thì ánh điện thoạt là các bóng tròn màu vàng, lúc sau có đèn nê ông, ngôi biệt thự dành riêng cho đại tá Nguyễn Xuân Vinh còn là nhà văn Toàn Phong, Tư Lệnh Không Quân VNCH thời Ngô Tổng Thống, từ đó, cũng qua rặng cây lá già, tôi biết được nhân vật truyện Đời Phi Công, tên Phượng chính là vị phu nhân họ Cung của nhà văn đại tá hào hoa tên tuổi đó.
Rặng cây lá già bỗng trở nên huyền thoại hơn, quyến rũ tính phiêu lưu của những ai ưa tò mò, mơ mộng. Không lâu sau, thời thế đổi thay, nhà văn Đại Tá Không Quân đã rời đi nước ngoài, thêm lâu sau, tôi có mặt trong đoàn Nữ Hướng Đạo VN, và không cố ý, toán Bạch Yến của tôi với Sa Tô lại chọn rặng cây lá già quen thuộc họp bầy, vì bầy ấu qui tụ toàn con em gia đình Không Quân Tân Sơn Nhất, thậm chí những ngày thường, nhân viên phục dịch câu lạc bộ Hùynh Hữu Bạc còn phải dọn dẹp, vệ sinh phòng ốc, nên buổi sáng Chủ Nhật, bầy ấu Bạch Yến muốn làm việc thiện, bèn xin cái việc phụ lau chùi bàn ghế cho câu lạc bộ đó nữa.
Sau ngày Quân Đội lật đổ chế độ đệ I Cộng Hòa, nhà văn đại tá Tư Lệnh Không Quân đã lặng lẽ rời ngôi nhà có hàng rào sắt với rặng cây lá già đi đâu chẳng biết, cho mãi tới sau này, qua Mỹ, tức là mấy chục năm sau, tôi mới lại nghe danh ngài, tác giả Đời Phi Công đã trở thành một khoa học gia danh tiếng trong thế giới Nasa.
Thế rồi không phải một buổi chiều, như tên tác phẩm Thế Rồi Một Buổi Chiều của Tực Lực Văn Đoàn xưa, mà rất nhiều buổi sáng, trưa, chiều, tối vv...theo chiến dịch HO, gia đình tôi cũng tới được Huê Kỳ, và do nhiều lần sinh hoạt hội thơ, ra mắt sách vv...tôi đã đến San Jose, nơi nhà văn, khoa học gia Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh cư trú, tôi đã có dịp được diện kiến ông, cùng phu nhân, bậc nữ lưu họ Cung, lại là nhân vật nữ Phượng trong tác phẩm thời xa xưa ở miền Nam mà đa số thanh thiếu niên thuộc làu những lá thư tác giả gởi về Phượng.
Đối với tôi, hình như là tác giả Toàn Phong và nhân vật Phượng tràn đầy hạnh phúc, nên nhà văn không cần phải hư cấu, sắm vai cho ai nơi tác phẩm rất thực tế của mình.
Rặng cây lá già, có lẽ không cần phải mọc lên ở xứ sở lưu vong này, bởi vì cây cối cảnh vật ở một đất nước được kể là đệ nhất thiên hạ, thì chao ôi, xuân, hạ, thu, đông tha hồ thay lá như thay áo mới, thế nên những vòm cây cao su vẫn tồn tại phía đất trời xa, mặt trời thường đỏ như màu củi than cháy dở, chẳng còn gì đọng lại cuối chân mây mịt mù.
Nhà văn đại tá Không Quân VNCH xưa, lại một lần nữa xuất chiêu anh hùng, lần này ông đảm nhiệm vai trò rất lớn của Toàn Quân, dĩ nhiên thêm danh nghĩa Khoa Học Gia, thì làm sao không phong nhã, anh hùng chứ, ngài là hiện thân của một người trong hàng ngũ có thể đáo nhậm Mặt Trăng, có nghĩa là loài người tiến bộ bây giờ chuyện ước mơ e lạc hậu rồi, phải biết vận dụng, thiên nhiên chớ đâu như Đường Minh Hoàng, Thái Bạch Ôn ôm trăng ngủ vùi, Khoa học gia đã thức từ lâu rồi, làm tỉnh hẳn giấc xuân, hạ, thu, đông ngài đã khiến một gia nhân phải thu xếp hành trang để tiếp nhận hành trình cuộc đời mới là theo nhà khoa học tự nhiên, chuyển thể khoa học xã hội, nàng Phiến Đan rời bỏ Châu Úc xa xôi, về dinh đại gia Nguyễn ở thung lũng hoa vàng, cùng nhà văn một thủa tổ chức tiệc mừng đệ nhị phu nhân một cách quảng đại quần chúng sự kiện hiển hiện theo học thuyết của trái tim, không cần phải tán tụng kiểu ngợi ca "rặng cây lá già" cổ quái.
Sự kiện vừa nêu, đã khiến tôi liên tưởng tới một buổi chiều tiễn biệt một người quen về...Hà Nội, ngày tôi chưa qua Mỹ được, vị giáo sư thuộc bộ đại học chuyên nghành kinh tế, chính trị Mac Le, tại một ngã tư, sắp tới sân bay Tân Sơn Nhất, ông giáo sư này chỉ lên bầu trời phía tây, mặt trời đang rớt trên phi đạo, màu đỏ và màu xám đậm quyện vào nhau, lại như một bếp lửa cháy chập chờn, ông ta nói :
-Cái màu mặt trời sắp lặn đó, cô biết không ở bên Nga họ gọi là màu Tragedie(tragedy) tức màu bi kịch đó.
tôi tức tốc thêm một câu:
-Nếu có thêm một Rặng Cây Lá Già để vạn vật...theo về, cõi chết thì cũng đẹp chứ ạ. Giáo sư Hà Nội gật đầu: "Đúng, màu bi kịch"
Hawthrone 15-10-2013
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )