Sức khỏe và đời sống
Rắn và biểu tượng ngành y: lịch sử của một sai lầm !
Hôm nay là ngày Mồng Ba Tết, tức là ngày cuối cùng của Tết. Nhớ hồi xưa, ở dưới quê tôi (mà chắc ở đâu cũng vậy), cứ đến sáng Mồng Ba là có buổi cúng gọi là đưa tiễn ông bà về … trời. Mâm cúng lúc nào cũng là món xào, canh, trà, rượu, và nhất là phải có một con gà luộc. Giò gà được giữ lại để tro trước cửa cùng với bộ bàng mã. Chân gà phải tròn trịa, như là tiên đoán hay cầu mong tốt gì đó cho 365 ngày sắp tới. Ở bên này thì không có lễ này, nên tôi muốn mượn dịp để nói về một sai lầm phổ biến về biểu tượng ngành y …
Đọc các tập san y khoa, thỉnh thoảng tôi thấy người ta in sai biểu tượng ngành y. Cách đây vài tháng, một tập san về tâm thần học in ngay trang bìa một biểu tượng hai con rắn quấn chung quanh cái gậy, và lập tức số sau có người chỉ ra rằng đó là một sai lầm. Thế là một cuộc tranh luận nhỏ diễn ra chung quanh vấn đề này. Đó cũng là dịp để công chúng hiểu hơn về biểu tượng rắn trong ngành y.
Trong tâm tưởng của phần đông công chúng, rắn là một hình tượng không tốt. Nói đến rắn, người ta nghĩ ngay đến sự độc hại của nó (khẩu Phật tâm sà; Miệng hùm nọc rắn; Ấp rắn trong lòng, nuôi ong tay áo; Cõng rắn cắn gà nhà, v.v.) Nhưng có lẽ nhiều người cũng ngạc nhiên là biểu tượng của ngành y, một ngành cứu người, lại là con rắn! Vậy nguồn gốc và lịch sử ra đời của biểu tượng này xuất phát từ đâu?
Rắn là một linh vật đối với Ấn Độ giáo (Hinduism). Tại những đền chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ giáo như Campuchea và Thái Lan, chúng ta thấy tượng rắn thần Naga khắp nơi. Naga theo tiếng Phạn có nghĩa là rắn lớn, và được xem là thần rắn trong Ấn Độ giáo. Naga được gắn với hai vị thần quan trọng là Vishnu và Shiva, biểu trưng cho sự sinh thành, phát triển và huỷ diệt, nâng đỡ và bảo đảm sự ổn định của thế giới. Nhưng trong văn hóa phương Tây, rắn còn dùng làm biểu tượng của ngành y.
Ngành y có hai biểu tượng làm nhiều người lẫn lộn. Nhiều tổ chức y khoa trên thế giới, kể cả Quân Y Mĩ, lấy biểu tượng là cây gậy với hai con rắn quấn chung quanh, và đầu gậy là hai cánh (còn gọi là Cadeceus). Nhưng phần lớn các trường y trên thế giới đều có biểu tượng là cây gậy với một con rắn quấn quanh (còn gọi là gậy Aesculapius).
Aesculapius được xem là một vị thần thành hoàng của nghề y. Ông là một nhà phẫu thuật tài ba và nhà nghiên cứu dược liệu. Cây gậy của Aesculapius có một con rắn quấn chung quanh. Truyền thuyết kể lại rằng khi Aesculapius khám bệnh cho Glaukos, người bị sét đánh chết, thì một con rắn lượn vào phòng. Ông rất ngạc nhiên, và phản ứng bằng cách lấy cây gậy đập chết con rắn. Ông càng ngạc nhiên hơn khi thấy một con rắn khác xuất hiện, và con rắn này đặt vào miệng con rắn bị giết một loại cỏ, và nó lập tức sống lại. Ngay lúc đó, Aesculapius học được một bài học đáng giá: ông dùng chính loại cỏ đó để cứu sống Glaukos. Từ đó, con rắn được xem là đầy tớ của Aesculapius, tượng trưng cho sự thông thái, trường thọ, và tái sinh. Sau này, Aesculapius dùng cây gậy với con rắn quấn quanh để làm biểu tượng cho nghề thầy thuốc [1].
Hình bên trái là cadeceus (gậy của thần Hermes), bên phải là gậy của Aesculapius
Biểu tượng cây gậy với một rắn rất phổ biến trong thời cổ điển. Nhưng trong thời đại Kitô giáo đến Trung Cổ, nhiều biểu tượng Hi Lạp – La Mã, kể cả cây gậy một rắn của Aesculapius, bị cấm đoán. Thay vào đó là lọ nước tiểu được dùng làm biểu tượng ngành y. Nhưng sau thời Phục Hưng cho đến đầu thế kỉ 20 thì cây gậy của Aesculapius lại trở thành phổ biến và biểu tượng chính thức của nghề thầy thuốc. Ở nhiều quốc gia, biểu tượng gậy Aesculapius được xem là tượng trưng cho dân y và quân y.
Một biểu tượng khác của nghề y là cây gậy cadeceus. Caduceus là cây gậy với hai con rắn quyện vào nhau, là vật bất li thân của Hermes – một vị thần trong huyền thoại Hi Lạp. Thật ra, Cadeceus tự nó không phải là một vật tượng trưng trong thần thoại Hi Lạp. Hình tượng của Cadeceus có nguồn gốc từ Babylon, tượng trưng cho thần Ningizzida, người chẳng có liên quan gì đến nghệ thuật chữa bệnh. Theo truyền thuyết, Hermes lấy huy hiệu Cadeceus khi ông thấy hai con rắn đang cắn nhau, và ông dùng cây gậy cấm giữa hai con rắn. Lập tức, hai con rắn quyện chung quanh cây gậy và làm thành hình tượng chúng ta hay thấy ngày nay.
Biểu tượng ngành quân y của Mĩ (cadeceus)
Hermes được xem là một sứ giả của thượng đế, một nhà ngoại giao, và một nhà thương lượng. Nhưng Hermes còn là một vị thần của ăn trộm và phản phúc! Hermes là một vị thần ích kỉ về kinh doanh. Hermes còn chịu trách nhiệm hướng dẫn những linh hồn của người chết đi vào địa ngục. Do đó, lấy cadeceus của Hermes làm biểu tượng ngành y là một sai lầm [2].
Tại sao biểu tượng ngành y lại có khi là cây gậy cadeceus với hai rắn? Câu trả lời có lẽ là từ năm 1902, khi Quân Y Mĩ (US Medical Army Corps) lấy gậy cadeceus này làm biểu tượng cho ngành quân y. Việc sử dụng biểu tượng này xuất phát từ một hiểu lầm. Sự hiểu lầm của Quân Y Mĩ xuất phát từ những sách y khoa do nhà xuất bản John Churchill bên Anh. Nhà xuất bản John Churchill thời cuối thế kỉ 19 chuyên in sách ngành y, và hay dùng Cadeceus in trong các sách y khoa. Ông chủ nhà in là Churchill nghĩ rằng hai con rắn là biểu tượng sự phối hợp giữa y học (medicina)và văn học (literis). Vì thế, giới lãnh đạo Quân Y Mĩ thời đó nghĩ rằng cadeceus là biểu tượng ngành y ở Pháp, Anh, và Đức [3]. Nhưng trong thực tế, Pháp, Anh và Đức đều dùng gậy Aesculapius làm biểu tượng chính thức của ngành y.
Tóm lại, gậy Aesculapius là biểu tượng chính thức và phù hợp cho ngành y. Biểu tượng gậy Aesculapius đã tồn tại 2000 năm qua. Biểu tượng cadeceus (hai rắn quấn chung quanh cây gậy) là một sai lầm hơn 100 năm qua, xuất phát từ một hiểu lầm của giới Quân Y Hoa Kì từ đầu thế kỉ 20.
Tham khảo:
[1] Fromson JA. The Asclepius: the ancient standard of physicians. Am J Psychiatry 2011;168:752.
[2] Bohigian GM. The staff and serpent of Asclepius. Mo Med 1997;94:210-1.
[3] Cox RA, et al. The Symbol of Modern Medicine: Why One Snake Is More Than Two. Ann Int Med; 2003;138:673-677.
TB: Bài đã đăng trên báo Đất Việt, số Tế.
http://nguyenvantuan.net/health/2-health/1641-ran-va-bieu-tuong-nganh-y-lich-su-cua-mot-sai-lam
Rắn và biểu tượng ngành y: lịch sử của một sai lầm !
Hôm nay là ngày Mồng Ba Tết, tức là ngày cuối cùng của Tết. Nhớ hồi xưa, ở dưới quê tôi (mà chắc ở đâu cũng vậy), cứ đến sáng Mồng Ba là có buổi cúng gọi là đưa tiễn ông bà về … trời. Mâm cúng lúc nào cũng là món xào, canh, trà, rượu, và nhất là phải có một con gà luộc. Giò gà được giữ lại để tro trước cửa cùng với bộ bàng mã. Chân gà phải tròn trịa, như là tiên đoán hay cầu mong tốt gì đó cho 365 ngày sắp tới. Ở bên này thì không có lễ này, nên tôi muốn mượn dịp để nói về một sai lầm phổ biến về biểu tượng ngành y …
Đọc các tập san y khoa, thỉnh thoảng tôi thấy người ta in sai biểu tượng ngành y. Cách đây vài tháng, một tập san về tâm thần học in ngay trang bìa một biểu tượng hai con rắn quấn chung quanh cái gậy, và lập tức số sau có người chỉ ra rằng đó là một sai lầm. Thế là một cuộc tranh luận nhỏ diễn ra chung quanh vấn đề này. Đó cũng là dịp để công chúng hiểu hơn về biểu tượng rắn trong ngành y.
Trong tâm tưởng của phần đông công chúng, rắn là một hình tượng không tốt. Nói đến rắn, người ta nghĩ ngay đến sự độc hại của nó (khẩu Phật tâm sà; Miệng hùm nọc rắn; Ấp rắn trong lòng, nuôi ong tay áo; Cõng rắn cắn gà nhà, v.v.) Nhưng có lẽ nhiều người cũng ngạc nhiên là biểu tượng của ngành y, một ngành cứu người, lại là con rắn! Vậy nguồn gốc và lịch sử ra đời của biểu tượng này xuất phát từ đâu?
Rắn là một linh vật đối với Ấn Độ giáo (Hinduism). Tại những đền chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ giáo như Campuchea và Thái Lan, chúng ta thấy tượng rắn thần Naga khắp nơi. Naga theo tiếng Phạn có nghĩa là rắn lớn, và được xem là thần rắn trong Ấn Độ giáo. Naga được gắn với hai vị thần quan trọng là Vishnu và Shiva, biểu trưng cho sự sinh thành, phát triển và huỷ diệt, nâng đỡ và bảo đảm sự ổn định của thế giới. Nhưng trong văn hóa phương Tây, rắn còn dùng làm biểu tượng của ngành y.
Ngành y có hai biểu tượng làm nhiều người lẫn lộn. Nhiều tổ chức y khoa trên thế giới, kể cả Quân Y Mĩ, lấy biểu tượng là cây gậy với hai con rắn quấn chung quanh, và đầu gậy là hai cánh (còn gọi là Cadeceus). Nhưng phần lớn các trường y trên thế giới đều có biểu tượng là cây gậy với một con rắn quấn quanh (còn gọi là gậy Aesculapius).
Aesculapius được xem là một vị thần thành hoàng của nghề y. Ông là một nhà phẫu thuật tài ba và nhà nghiên cứu dược liệu. Cây gậy của Aesculapius có một con rắn quấn chung quanh. Truyền thuyết kể lại rằng khi Aesculapius khám bệnh cho Glaukos, người bị sét đánh chết, thì một con rắn lượn vào phòng. Ông rất ngạc nhiên, và phản ứng bằng cách lấy cây gậy đập chết con rắn. Ông càng ngạc nhiên hơn khi thấy một con rắn khác xuất hiện, và con rắn này đặt vào miệng con rắn bị giết một loại cỏ, và nó lập tức sống lại. Ngay lúc đó, Aesculapius học được một bài học đáng giá: ông dùng chính loại cỏ đó để cứu sống Glaukos. Từ đó, con rắn được xem là đầy tớ của Aesculapius, tượng trưng cho sự thông thái, trường thọ, và tái sinh. Sau này, Aesculapius dùng cây gậy với con rắn quấn quanh để làm biểu tượng cho nghề thầy thuốc [1].
Hình bên trái là cadeceus (gậy của thần Hermes), bên phải là gậy của Aesculapius
Biểu tượng cây gậy với một rắn rất phổ biến trong thời cổ điển. Nhưng trong thời đại Kitô giáo đến Trung Cổ, nhiều biểu tượng Hi Lạp – La Mã, kể cả cây gậy một rắn của Aesculapius, bị cấm đoán. Thay vào đó là lọ nước tiểu được dùng làm biểu tượng ngành y. Nhưng sau thời Phục Hưng cho đến đầu thế kỉ 20 thì cây gậy của Aesculapius lại trở thành phổ biến và biểu tượng chính thức của nghề thầy thuốc. Ở nhiều quốc gia, biểu tượng gậy Aesculapius được xem là tượng trưng cho dân y và quân y.
Một biểu tượng khác của nghề y là cây gậy cadeceus. Caduceus là cây gậy với hai con rắn quyện vào nhau, là vật bất li thân của Hermes – một vị thần trong huyền thoại Hi Lạp. Thật ra, Cadeceus tự nó không phải là một vật tượng trưng trong thần thoại Hi Lạp. Hình tượng của Cadeceus có nguồn gốc từ Babylon, tượng trưng cho thần Ningizzida, người chẳng có liên quan gì đến nghệ thuật chữa bệnh. Theo truyền thuyết, Hermes lấy huy hiệu Cadeceus khi ông thấy hai con rắn đang cắn nhau, và ông dùng cây gậy cấm giữa hai con rắn. Lập tức, hai con rắn quyện chung quanh cây gậy và làm thành hình tượng chúng ta hay thấy ngày nay.
Biểu tượng ngành quân y của Mĩ (cadeceus)
Hermes được xem là một sứ giả của thượng đế, một nhà ngoại giao, và một nhà thương lượng. Nhưng Hermes còn là một vị thần của ăn trộm và phản phúc! Hermes là một vị thần ích kỉ về kinh doanh. Hermes còn chịu trách nhiệm hướng dẫn những linh hồn của người chết đi vào địa ngục. Do đó, lấy cadeceus của Hermes làm biểu tượng ngành y là một sai lầm [2].
Tại sao biểu tượng ngành y lại có khi là cây gậy cadeceus với hai rắn? Câu trả lời có lẽ là từ năm 1902, khi Quân Y Mĩ (US Medical Army Corps) lấy gậy cadeceus này làm biểu tượng cho ngành quân y. Việc sử dụng biểu tượng này xuất phát từ một hiểu lầm. Sự hiểu lầm của Quân Y Mĩ xuất phát từ những sách y khoa do nhà xuất bản John Churchill bên Anh. Nhà xuất bản John Churchill thời cuối thế kỉ 19 chuyên in sách ngành y, và hay dùng Cadeceus in trong các sách y khoa. Ông chủ nhà in là Churchill nghĩ rằng hai con rắn là biểu tượng sự phối hợp giữa y học (medicina)và văn học (literis). Vì thế, giới lãnh đạo Quân Y Mĩ thời đó nghĩ rằng cadeceus là biểu tượng ngành y ở Pháp, Anh, và Đức [3]. Nhưng trong thực tế, Pháp, Anh và Đức đều dùng gậy Aesculapius làm biểu tượng chính thức của ngành y.
Tóm lại, gậy Aesculapius là biểu tượng chính thức và phù hợp cho ngành y. Biểu tượng gậy Aesculapius đã tồn tại 2000 năm qua. Biểu tượng cadeceus (hai rắn quấn chung quanh cây gậy) là một sai lầm hơn 100 năm qua, xuất phát từ một hiểu lầm của giới Quân Y Hoa Kì từ đầu thế kỉ 20.
Tham khảo:
[1] Fromson JA. The Asclepius: the ancient standard of physicians. Am J Psychiatry 2011;168:752.
[2] Bohigian GM. The staff and serpent of Asclepius. Mo Med 1997;94:210-1.
[3] Cox RA, et al. The Symbol of Modern Medicine: Why One Snake Is More Than Two. Ann Int Med; 2003;138:673-677.
TB: Bài đã đăng trên báo Đất Việt, số Tế.
http://nguyenvantuan.net/health/2-health/1641-ran-va-bieu-tuong-nganh-y-lich-su-cua-mot-sai-lam