Thân Hữu Tiếp Tay...
Rồng Rắn Lên Mây _Nguyễn Xuân Nghĩa
Mở đầu năm Thìn 2012, người ta vẫn bán tín bán nghi về những xoay vần của thế giới sau bốn năm đánh vật với nền kinh tế èo uột
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt 130211
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
Có cây thì lúc lắc, có nhà lại điểm binh....
* Trẻ em và trò chơi rồng rắn *
Chẳng lẽ câu đồng dao của con trẻ nước ta ngày xưa lại ứng vào chuyện đời nay của thế giới?
Mở đầu năm Thìn 2012, người ta vẫn bán tín bán nghi về những xoay vần của thế giới sau bốn năm đánh vật với nền kinh tế èo uột. Thói thường, chúng ta khó chấp nhận được rằng trật tự cũ đã đổi và những cố gắng bảo vệ nguyên trạng đều thất bại. Một năm sau, là khi bước vào năm Tỵ 2013, ta có thể thấy rõ hơn rằng ngàn dâu xanh ngắt đã đổi màu xanh dương. Một chu kỳ 20 năm vừa dứt.
Hai chục năm sau khi Liên bang Xô viết tan rã, thế giới đang chuyển qua một thời kỳ khác và cứ vài ba tháng thì cái khác xưa đã trở thành rõ nét hơn. Xin bắt đầu từ "Cựu Thế Giới" là Âu Châu.
Việc Liên Xô tan rã đánh dấu một biến cố lớn là sau 500 năm khuynh đảo thế giới, từ 1492 đến 1991, các đại cường Âu Châu đều trở thành cường quốc hạng nhì. Vụ khủng hoảng Âu Châu, từ khối Euro qua 27 nước Liên Âu, chỉ có thể tạm thời gìn giữ được sự liên hiệp hay thống nhất chứ không khắc phục được nhược điểm căn bản trong cơ cấu chính trị và kinh tế.
Về chính trị, Anh quốc có thể tổ chức trưng cầu dân ý trong vài năm tới để quyết định xem có còn nằm trong cơ chế Liên Âu hay không. Về kinh tế, Âu Châu sẽ sống với bất ổn xã hội trong nạn thất nghiệp cao và tự giằng xé giữa hai hướng chấn chỉnh chi thu hay kích thích sản xuất. Hậu quả kinh tế chính trị sẽ là hội nhập nhiều hơn hay xé chiếu ngồi riêng? Câu hỏi ấy sẽ ám ảnh mọi người dân Âu Châu trong năm Quý Tỵ này khi các nước thảo luận về ngân sách đa niên cho các tài khóa từ 2014 đến 2020. Đồng Euro có thể vẫn tồn tại, với cái giá là những rạn nứt sâu hơn của Liên Âu.
Bước ra ngoài Âu Châu, ta còn thấy ra một nghịch lý nữa.
Pháp phải đưa quân can thiệp vào một thuộc địa cũ tại vùng Tây Phi nghèo khổ là Mali, nhưng cần đến sự hợp tác của các đại cường Âu Châu và Bắc Mỹ. Lý do của chuyện Mali là những mảnh vụn từ khối Á Rập Hồi giáo.
Sau Thế chiến II, các nước Á Rập Hồi giáo đã thay thế chính quyền thực dân với loại chế độ độc tài hơn mà vẫn được cả hai khối yểm trợ trong thời Chiến tranh lạnh. Nhưng khối Á Rập Hồi giáo này suy yếu dần vì xu hướng Hồi giáo cực đoan, bùng nổ mạnh sau khi Liên Xô tan rã. Ngày nay họ còn gặp áp lực mới nổi của trào lưu dân chủ, xuất phát cũng từ các nước Tây phương năm xưa mang tiếng là thực dân.
Cuộc chạy đua tay ba giữa khủng bố cực đoan, dân chủ ôn hòa và phản ứng sinh tồn của các chế độ độc tài đang trở thành vấn đề của khối Hồi giáo trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay. Những gì xảy ra từ hai năm qua tại Tunisia, Libya, Egypt và Syria không cho phép người ta lạc quan. Đấy là một khó khăn lớn của phong trào dân chủ theo tư tưởng đa nguyên và thế tục.
Nhất là khi các nước Tây phương sẽ bó tay, và Hoa Kỳ trao trả trách nhiệm cho các nước Hồi giáo chứ không mạnh bạo can dự như đã từng làm trong 10 năm đầu sau khi bị khủng bố tấn công. Nhiều người tin rằng Hoa Kỳ đã nhìn ra một ưu tiên khác, là khu vực Đông Á.
Tại đây, cường quốc mới nổi là Trung Quốc cũng vừa có lãnh đạo mới. Họ phải chuyển từ chiến lược xuất cảng về tăng trưởng nội địa, với hai bài toán là động loạn xã hội gia tăng trong khi thành phần trung lưu chưa đủ giàu đủ mạnh để tạo ra số cầu thay thế cho sự sa sút của xuất cảng. Mà dân số thì đã bắt đầu lão hóa. Vì vậy, thế hệ lãnh đạo thứ năm sẽ thường xuyên phản ứng với xáo trộn nội bộ.
Đã vậy, Trung Quốc lại mơ chuyện rồng rắn lên mây vì tin rằng đang có thế lực của nền kinh tế nhất nhì thế giới, với khả năng quân sự mạnh chưa từng thấy.
Tranh chấp chủ quyền và năng lượng với các lân bang sẽ chỉ tăng chứ khó giảm với rủi ro xung đột cao. Lãnh đạo tin là biểu dương sức mạnh quân sự với lập trường ngoại giao cứng rắn sẽ xoa dịu được sự bất mãn của dân chúng ở nhà. Nhưng thái độ ấy lại khiến các lân bang suy nghĩ về chọn lựa trước mắt: trước một Trung Quốc quá hung hăng, nên tiếp tục hợp tác kinh tế với Bắc Kinh cho sự thịnh vượng chung, hay phải liên thủ với nhau cho an ninh của Đông Á?
Tình trạng lão hóa dân số, lương bổng gia tăng và nhu cầu chuyển sức tăng trưởng vào các tỉnh nội địa nằm sâu bên trong Trung Quốc còn khiến giới đầu tư quốc tế nghĩ đến những nơi đầu tư có lợi hơn. Việt Nam, Miến Điện hay Bangladesh, Mexico? Đấy cũng là bài toán khác cho lãnh đạo Bắc Kinh sau hai chục năm làm nguồn cung cấp hàng chế biến rất rẻ cho cả thế giới nhờ nhân công dồi dào.
Trong ngần ấy chọn lựa, Hoa Kỳ lại giữ vị trí bản lề, như cái trục của cả khu vực Đông Á.
Ở bên trong, nan đề chấn chỉnh chi thu để giảm mức nợ nần, hay tìm đà tăng trưởng cao hơn để giảm thất nghiệp, đang là mối quan tâm ưu tiên của người dân và giới lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ sau năm năm ứng xử với bài toán mới, kể từ 2008. Nhưng bất ổn của thế giới bên ngoài – có cây thì lúc lắc và sẽ đổ, có nhà thì tính chuyện điểm binh – khiến Hoa Kỳ không thể không đảm nhiệm một vai trò trọng yếu hơn trong khu vực.
Cuộc tranh luận về cắt giảm ngân sách, kể cả ngân sách quốc phòng, hay tăng cường hợp tác quân sự với các nước Đông Á, kể cả Việt Nam, là đề tài đáng theo dõi.
Trong hoàn cảnh đó, việc Nhật Bản sẽ lặng lẽ tái võ trang, các nước trong Hiệp hội ASEAN của 10 Quốc gia Đông Nam Á ASEAN sẽ hội nhập nhiều hơn và hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, đang tạo ra một chuyển động mới. Hãy nhớ lại, 20 năm trước, chính Philippines muốn Mỹ tháo gỡ hai căn cứ quân sự Clark Field và Subic Bay vì tưởng rằng Chiến tranh lạnh đã hết....
Người ta cứ định kỳ nói đến sự tiêu vong của chủ nghĩa tư bản hoặc hồi mạt vận của nước Mỹ. Sau 10 năm sấn sổ lao vào cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cực đoan rồi bỗng dưng phát giác rằng mình mắc nợ quá nhiều, Hoa Kỳ đang tái phối trí lại ưu tiên và thật sự cũng thay đổi theo thời thế. Chuyện khủng bố Hồi giáo, các nước Hồi giáo phải dần dần cáng đáng lấy. Mối đe dọa của Trung Quốc cũng thế: các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á sẽ gánh phần chính, với phương tiện quân sự mua của Hoa Kỳ, một quốc gia đang ôn tồn khuyên giải các nước là nên tự chế.
Trong thế giới đổi thay rất mạnh, Mỹ vẫn ung dung giữ vai chủ động - với nét khiêm cung nhũn nhặn hơn! Tha hồ thầy đuổi?
_______________________
"Chỉ Có Tại Nước Mỹ": Vì nội dung nhức đầu, từ nay mục "Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài" sẽ có "mưỡi hậu" trăm chữ về chuyện chỉ có tại nước Mỹ, để mua vui cũng được một vài phút giây:
Chánh án James Walther tại Ohio ra phán quyết là trong năm năm, Asim Taylor không được phép có con. Lý do là đẻ con phứa phựa mà không nuôi. Đương sự mới chỉ 35 tuổi, nhưng mắc nợ bốn phụ nữ 96 ngàn đô la tiền cấp dưỡng cho các đứa con của chàng. Luật sư của Asim Taylor phàn nàn rằng toà án xâm phạm quyền hiến định của công dân khi vào tới giường ngủ của thân chủ mình. Khó tin mà có thật!
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2013/02/rong-ran-len-may.html
Rồng Rắn Lên Mây _Nguyễn Xuân Nghĩa
Mở đầu năm Thìn 2012, người ta vẫn bán tín bán nghi về những xoay vần của thế giới sau bốn năm đánh vật với nền kinh tế èo uột
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt 130211
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
Có cây thì lúc lắc, có nhà lại điểm binh....
* Trẻ em và trò chơi rồng rắn *
Chẳng lẽ câu đồng dao của con trẻ nước ta ngày xưa lại ứng vào chuyện đời nay của thế giới?
Mở đầu năm Thìn 2012, người ta vẫn bán tín bán nghi về những xoay vần của thế giới sau bốn năm đánh vật với nền kinh tế èo uột. Thói thường, chúng ta khó chấp nhận được rằng trật tự cũ đã đổi và những cố gắng bảo vệ nguyên trạng đều thất bại. Một năm sau, là khi bước vào năm Tỵ 2013, ta có thể thấy rõ hơn rằng ngàn dâu xanh ngắt đã đổi màu xanh dương. Một chu kỳ 20 năm vừa dứt.
Hai chục năm sau khi Liên bang Xô viết tan rã, thế giới đang chuyển qua một thời kỳ khác và cứ vài ba tháng thì cái khác xưa đã trở thành rõ nét hơn. Xin bắt đầu từ "Cựu Thế Giới" là Âu Châu.
Việc Liên Xô tan rã đánh dấu một biến cố lớn là sau 500 năm khuynh đảo thế giới, từ 1492 đến 1991, các đại cường Âu Châu đều trở thành cường quốc hạng nhì. Vụ khủng hoảng Âu Châu, từ khối Euro qua 27 nước Liên Âu, chỉ có thể tạm thời gìn giữ được sự liên hiệp hay thống nhất chứ không khắc phục được nhược điểm căn bản trong cơ cấu chính trị và kinh tế.
Về chính trị, Anh quốc có thể tổ chức trưng cầu dân ý trong vài năm tới để quyết định xem có còn nằm trong cơ chế Liên Âu hay không. Về kinh tế, Âu Châu sẽ sống với bất ổn xã hội trong nạn thất nghiệp cao và tự giằng xé giữa hai hướng chấn chỉnh chi thu hay kích thích sản xuất. Hậu quả kinh tế chính trị sẽ là hội nhập nhiều hơn hay xé chiếu ngồi riêng? Câu hỏi ấy sẽ ám ảnh mọi người dân Âu Châu trong năm Quý Tỵ này khi các nước thảo luận về ngân sách đa niên cho các tài khóa từ 2014 đến 2020. Đồng Euro có thể vẫn tồn tại, với cái giá là những rạn nứt sâu hơn của Liên Âu.
Bước ra ngoài Âu Châu, ta còn thấy ra một nghịch lý nữa.
Pháp phải đưa quân can thiệp vào một thuộc địa cũ tại vùng Tây Phi nghèo khổ là Mali, nhưng cần đến sự hợp tác của các đại cường Âu Châu và Bắc Mỹ. Lý do của chuyện Mali là những mảnh vụn từ khối Á Rập Hồi giáo.
Sau Thế chiến II, các nước Á Rập Hồi giáo đã thay thế chính quyền thực dân với loại chế độ độc tài hơn mà vẫn được cả hai khối yểm trợ trong thời Chiến tranh lạnh. Nhưng khối Á Rập Hồi giáo này suy yếu dần vì xu hướng Hồi giáo cực đoan, bùng nổ mạnh sau khi Liên Xô tan rã. Ngày nay họ còn gặp áp lực mới nổi của trào lưu dân chủ, xuất phát cũng từ các nước Tây phương năm xưa mang tiếng là thực dân.
Cuộc chạy đua tay ba giữa khủng bố cực đoan, dân chủ ôn hòa và phản ứng sinh tồn của các chế độ độc tài đang trở thành vấn đề của khối Hồi giáo trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay. Những gì xảy ra từ hai năm qua tại Tunisia, Libya, Egypt và Syria không cho phép người ta lạc quan. Đấy là một khó khăn lớn của phong trào dân chủ theo tư tưởng đa nguyên và thế tục.
Nhất là khi các nước Tây phương sẽ bó tay, và Hoa Kỳ trao trả trách nhiệm cho các nước Hồi giáo chứ không mạnh bạo can dự như đã từng làm trong 10 năm đầu sau khi bị khủng bố tấn công. Nhiều người tin rằng Hoa Kỳ đã nhìn ra một ưu tiên khác, là khu vực Đông Á.
Tại đây, cường quốc mới nổi là Trung Quốc cũng vừa có lãnh đạo mới. Họ phải chuyển từ chiến lược xuất cảng về tăng trưởng nội địa, với hai bài toán là động loạn xã hội gia tăng trong khi thành phần trung lưu chưa đủ giàu đủ mạnh để tạo ra số cầu thay thế cho sự sa sút của xuất cảng. Mà dân số thì đã bắt đầu lão hóa. Vì vậy, thế hệ lãnh đạo thứ năm sẽ thường xuyên phản ứng với xáo trộn nội bộ.
Đã vậy, Trung Quốc lại mơ chuyện rồng rắn lên mây vì tin rằng đang có thế lực của nền kinh tế nhất nhì thế giới, với khả năng quân sự mạnh chưa từng thấy.
Tranh chấp chủ quyền và năng lượng với các lân bang sẽ chỉ tăng chứ khó giảm với rủi ro xung đột cao. Lãnh đạo tin là biểu dương sức mạnh quân sự với lập trường ngoại giao cứng rắn sẽ xoa dịu được sự bất mãn của dân chúng ở nhà. Nhưng thái độ ấy lại khiến các lân bang suy nghĩ về chọn lựa trước mắt: trước một Trung Quốc quá hung hăng, nên tiếp tục hợp tác kinh tế với Bắc Kinh cho sự thịnh vượng chung, hay phải liên thủ với nhau cho an ninh của Đông Á?
Tình trạng lão hóa dân số, lương bổng gia tăng và nhu cầu chuyển sức tăng trưởng vào các tỉnh nội địa nằm sâu bên trong Trung Quốc còn khiến giới đầu tư quốc tế nghĩ đến những nơi đầu tư có lợi hơn. Việt Nam, Miến Điện hay Bangladesh, Mexico? Đấy cũng là bài toán khác cho lãnh đạo Bắc Kinh sau hai chục năm làm nguồn cung cấp hàng chế biến rất rẻ cho cả thế giới nhờ nhân công dồi dào.
Trong ngần ấy chọn lựa, Hoa Kỳ lại giữ vị trí bản lề, như cái trục của cả khu vực Đông Á.
Ở bên trong, nan đề chấn chỉnh chi thu để giảm mức nợ nần, hay tìm đà tăng trưởng cao hơn để giảm thất nghiệp, đang là mối quan tâm ưu tiên của người dân và giới lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ sau năm năm ứng xử với bài toán mới, kể từ 2008. Nhưng bất ổn của thế giới bên ngoài – có cây thì lúc lắc và sẽ đổ, có nhà thì tính chuyện điểm binh – khiến Hoa Kỳ không thể không đảm nhiệm một vai trò trọng yếu hơn trong khu vực.
Cuộc tranh luận về cắt giảm ngân sách, kể cả ngân sách quốc phòng, hay tăng cường hợp tác quân sự với các nước Đông Á, kể cả Việt Nam, là đề tài đáng theo dõi.
Trong hoàn cảnh đó, việc Nhật Bản sẽ lặng lẽ tái võ trang, các nước trong Hiệp hội ASEAN của 10 Quốc gia Đông Nam Á ASEAN sẽ hội nhập nhiều hơn và hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, đang tạo ra một chuyển động mới. Hãy nhớ lại, 20 năm trước, chính Philippines muốn Mỹ tháo gỡ hai căn cứ quân sự Clark Field và Subic Bay vì tưởng rằng Chiến tranh lạnh đã hết....
Người ta cứ định kỳ nói đến sự tiêu vong của chủ nghĩa tư bản hoặc hồi mạt vận của nước Mỹ. Sau 10 năm sấn sổ lao vào cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cực đoan rồi bỗng dưng phát giác rằng mình mắc nợ quá nhiều, Hoa Kỳ đang tái phối trí lại ưu tiên và thật sự cũng thay đổi theo thời thế. Chuyện khủng bố Hồi giáo, các nước Hồi giáo phải dần dần cáng đáng lấy. Mối đe dọa của Trung Quốc cũng thế: các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á sẽ gánh phần chính, với phương tiện quân sự mua của Hoa Kỳ, một quốc gia đang ôn tồn khuyên giải các nước là nên tự chế.
Trong thế giới đổi thay rất mạnh, Mỹ vẫn ung dung giữ vai chủ động - với nét khiêm cung nhũn nhặn hơn! Tha hồ thầy đuổi?
_______________________
"Chỉ Có Tại Nước Mỹ": Vì nội dung nhức đầu, từ nay mục "Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài" sẽ có "mưỡi hậu" trăm chữ về chuyện chỉ có tại nước Mỹ, để mua vui cũng được một vài phút giây:
Chánh án James Walther tại Ohio ra phán quyết là trong năm năm, Asim Taylor không được phép có con. Lý do là đẻ con phứa phựa mà không nuôi. Đương sự mới chỉ 35 tuổi, nhưng mắc nợ bốn phụ nữ 96 ngàn đô la tiền cấp dưỡng cho các đứa con của chàng. Luật sư của Asim Taylor phàn nàn rằng toà án xâm phạm quyền hiến định của công dân khi vào tới giường ngủ của thân chủ mình. Khó tin mà có thật!
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2013/02/rong-ran-len-may.html