Thân Hữu Tiếp Tay...

SAU TIỀN LÀ TỆ?

Bầu Kiên bị bắt. Mình biết tin đó vào nửa đêm qua trên FB. Chỉ trong hơn một phút đã có cả 1000 bạn nhấn nút like. Gần như những gì đọc được ở các comment là thái độ vui mừng, hân hoan.

Cũng dễ hiểu khi người ta chờ đợi quá lâu cho sự trả giá những tai ương mà đám lợi ích nhóm, nhưng băng đảng, bố già mafia đang điều khiển mọi hoạt động của xã hội bởi sự bảo kê của quyền lực quá lâu. Nhiều người đồn đoán về sự thay đổi đang đến (?). Những ngột ngạt, khổ sở, bất minh, bất công…nhiều chục năm qua khiến ai cũng mong có sự thay đổi. Thậm chí nghĩ đơn giản rằng: cứ thay đổi đã, bất kẻ sự thay thế đó là gì, sau đó mới tính tiếp…
Tại sao rất lâu trong xã hội lấy nho giáo làm nền tảng đạo đức lại có một tình yêu điên cuồng, khát vọng cháy bỏng đến vậy với tiền bạc khiến người ta không còn cả liêm sỉ khi lao vào kiếm tiền? Mình đã thử hỏi chuyện nhiều cô cậu học trò quen biết về nguyện vọng thi đại học thì hầu hết đều mong muốn thi những ngành nghề liên quan đến tài chính, kế toán dù không thích. Chả thế mà vài trường đại học đã không tuyển đủ số sinh viên cho các nghành nghề thuộc lĩnh vực nhân văn như ngôn ngữ, môi trường, lịch sử…Rất ít và hãn hữu có cô, cậu nào đó dám theo đuổi mơ ước mà họ yêu thích với cái nghề dự báo trước là sẽ nghèo, lương ít. Đồng tiền đã chi phối ngay từ nguyện vọng, mơ ước của người ta. Và đã lập trình cho con đường làm giàu ngay từ mơ ước thì đương nhiên họ phải đi theo tiếng gọi của tiền bạc. Liệu có ai hy sinh mơ ước của mình để theo đuổi nghề nghiệp kiếm tiền lại chấp nhận sống thanh đạm, biết đủ? Mình hoàn toàn không có ý trách đám trẻ về chuyện này khi bản thân xã hội không đủ sức mạnh lôi cuốn giới trẻ dám thực hiện mơ ước của họ. Những rõ ràng sự yếu đuối trước cuộc sống luôn bị ám ảnh về sự no, đói; sức hấp dẫn lôi cuốn về cuộc sống xa hoa vật chất hàng ngày chường mặt trên báo chí, hay trở thành lối sống, tín điều bám chắc trong tư duy của người Việt hôm nay dường như là vô tận…Hầu như tất cả mọi người đã bị cơn mê sảng về tiền bạc làm cho mụ mị, nhất là những kẻ như bố già Kiên và các quan chức. Họ tự tin đến mức nguông cuồng khi tạo dựng đế chế bất khả xâm phạm trong nhiều năm để kiếm tiền, thâu tóm tiền bạc, của cải của xã hội vào một nhóm người.
Dân gian ta hay có từ kép thật tài tình: tiền bạc, tiền tệ, bổng lộc, lương lậu…Đương nhiên những bạc, tệ, lộc, lậu…ấy khi lần bò tìm đường đi cho nó không thể không để lại những dấu vết không khó cho người khác nhận ra. Chả khác gì rãi rớt của con ốc sên rải theo sau vết bò của nó. Tại sao đến giờ này khi nền kinh tế kiệt quệ, đời sống dân chúng lầm than, cơ khổ, mọi việc tồi tệ và không thể đứng được nữa mới quyết định cho nó…đổ? Chiều nay trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng nhà nước nói việc thành lập Hội đồng sáng lập của ngân hàng ACB là không đúng với qui chế. Ô hay, giờ mới nói là nó sai khi nó chường mặt trước bàn dân thiên hạ nhiều năm? Sức mạnh tiền bạc không lẽ đã làm nên sức mạnh của bất tự trọng, không chùn bước trước bất cứ cản trở nào trên con đường làm giàu? Bỗng ghét câu tổng kết của dân gian: “Có chí làm quan, có gan làm giàu” mà nhiều người lấy đó làm động lực cho bản thân họ…Có lẽ nên thay chữ “chí” bằng chữ “trí” thì đúng hơn? Và cái “gan” này cũng nên được hiểu là con người nên tiên lượng trước sự thử thách bản lĩnh của mình khi giàu có? Để có tiền và giàu có, liệu có gan làm những việc xấu xa, bán rẻ lương tâm, chấp nhận sự vô sỉ được không? Có gan đối diện với nhà tù và tính mạng không? Vậy nên kiếm tiền và nhiều tiền chưa thể làm nên quyền lực của cá nhân đó. Sức mạnh cuối cùng để cá nhân tồn tại bền vững là sự hiểu biết sâu sa về lĩnh vực tài chính, thậm chí với tất cả cái “bạc”, “tệ” của đồng tiền. Sự hiểu biết này lại cũng không chỉ trông chờ vào mấy thứ kiến thức sách vở, kinh nghiệm đối phó với cuộc đời, cách giải quyết khủng hoảng, biết tận dụng cơ hội như thế nào…, mà còn tùy thuộc vào chỉ số “cảm xúc trí tuệ” và nhân cách được hình thành nên con người đó. Mà cái này quá thiếu ở các quan chức trong chính quyền, càng lên cao, chức vụ càng lớn, dễ tiếp xúc với cơ hội kiếm tiền, nhân tiền hối lộ thì càng là một thử thách không dễ vượt qua. Với các “đại gia”, nhóm lợi ích thì họ hình như không đếm xỉa đến sự hiểu biết mang đầy cảm xúc nhân văn và hiểu đời để xây dựng giàu có bền vững cho chính họ và gia đình. Khi không có kiến thức cơ bản làm giàu thì không thể giữ và điều khiển được đồng tiền vốn luôn lưu chuyển trong một thế giới đầy biến động thì tất nhiên họ sẽ bị nó điều khiển lại. Mà khi đã bị tiền điều khiển đầy thụ động thì cái cuối cùng gặt hái được là “tệ” và “bạc”. Đồng tiền vốn tự thân không xấu, không tốt. Nhưng nó sẽ thay màu khi con người cầm đến và sử dụng. Nó sẽ thành “tín dụng đen”, “tiền bẩn”…Khi qua “đường hầm” đen tối, xấu xa đó, đồng tiền lại tiếp tục hành trình tự thân của nó, không xấu, không tốt, dù người ta có tìm cách “rửa tiền”.
Mới chỉ là màn dạo đầu cho những diễn biến tiếp theo sau đây? Có phải thực sự cuộc chỉnh đốn Đảng CS đã phát huy tác dụng? Liệu còn bao nhiêu thế lực hắc ám đẩy dân tộc, đất nước đến lầm than này phải ra trước vành móng ngựa? Liệu có sự thỏa hiệp nào giữa những người mong muốn chỉnh đốn Đảng CS thực sự với những kẻ tay trót nhúng chàm? Liệu có kẻ nào sau thời gian dài vơ vét sẽ được hạ cánh an toàn sau cuộc chấn chỉnh này? Liệu đất nước có đòi lại của cải đã mất vào tay các bố già, đám mafia, nhóm lợi ích? Nhiều lắm những câu hỏi cần trả lời…
Chợt nhớ, hôm qua thôi, tòa án Trung Quốc đã ra bản án tử hình cho Cốc Lan Khai với án treo. Cái khiến chúng ta có quyền nghi ngờ vì hệ thống pháp luật, cách xử lý khủng hoảng của hai nước có cùng sự tương đồng về ý thức hệ dường như không có gì khác biệt. Sự nghi ngờ nằm ở từ “treo” đầy co dãn này…Bà phu nhân họ Cốc có thể sẽ được giảm án sau 2 năm? Bà ta có thể chỉ ngồi tù tượng trưng rồi được thả? Tài sản bất minh của bà ta vẫn được bảo tồn và đủ để bà ta sống đầy đủ đến chết ở nước ngoài?
Và chiều nay, nghe ông Thống đốc Ngân hàng nhà nước vừa trả lời trong phiên chất vấn thấy nhiều vấn đề đại sự quốc gia dễ như bỡn vì chắc có…”quyết tâm chính trị” như ông Chủ tịch Quốc hội hỏi: làm thế nào để xử lý nợ xấu và từ giờ đến cuối năm sẽ xử lý được bao nhiêu? Nếu chính quyền chỉ cần "quyết tâm chính trị" để giải quyết các vấn nạn quốc gia thì sau việc xử lý các bố già, đám mafia, nhóm lợi ích thao túng xã hội xong thì chắc mọi việc lại đâu vào đấy.
Không có cái gì đi mà không thành đường. Đồng tiền cũng vậy. Con đường đó sẽ mang lại vinh hay nhục thì con người có thể quyết định được cho bản thân mình và gia đình họ.
Hãy chờ xem con đường mà các đại gia, bố già, nhóm lợi ích tạo dựng lâu nay là thế nào? Không hẳn là niềm vui ở việc bắt bớ, giam cầm những con người này, mà là nỗi phấp phỏng vì nhiều cái giá án dựng lên chỉ để…treo?

Thùy Linh
-----
Xin bạn bè một ngoại lệ. Hôm qua TL Có post bài về chuyến hành hương "nhất bộ nhất bái" của thầy Thích Tâm Mẫn. Hôm nay báo giaoduc.net.vn đăng bài phỏng vấn Đại đức Thích Tâm Từ. Xin bạn bè bớt chút thời gian để đọc và giải đáp thắc mắc lâu nay lan truyền trên các phương tiện truyền thông...
 
Báo GD: Hành trình của Đại Đức Thích Tâm Mẫn dường như đang có dấu hiệu bị bôi nhọ, quấy phá, cản trở từ một nhóm người có ác ý. Thật tội lỗi thay! Mong tất cả mọi người cùng niệm Phật nguyện cầu bình an cho Đại Đức.

Đại đức Thích Tâm Mẫn nói gì về nhóm tháp tùng "bặm trợn"?

Đại đức Thích Tâm Từ - Phó Trụ trì chùa Hoằng Pháp (xã Tân hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM) khẳng định sau khi Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài: Nhóm tháp tùng nhà sư "đi một bước, lạy một lạy" liên tục "tung chưởng": “Những người đeo kính đen, xăm người, có hình tướng bặm trợn tự ý đi theo thầy Thích Tâm Mẫn và làm việc bảo vệ quá đáng một cách không cần thiết. Thầy Mẫn đang tập trung những người đó lại để làm việc rõ ràng, không để những vụ việc không hay như thế diễn ra nữa". Chùa Hoằng Pháp cũng chính là nơi Đại đức Thích Tâm Mẫn, người đang có chuyến hành đạo theo cách “đi một bước, lạy một lạy”.
Chuyến hành trình từ Nam ra Bắc kéo dài đã gần 4 năm nay, dư luận đang tập trung vào vị Đại đức này qua sự cố những người đi theo thầy có hành động côn đồ, liên tiếp hành hung người dân. Thầy Tâm Mẫn không nhận ai làm đệ tử trong chuyến đi.

-Thưa Đại đức Thích Tâm Từ, những ngày qua, thầy có biết việc những người đi theo chuyến hành đạo của Đại đức Thích Tâm Mẫn đã hành hung người dân tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh không?

Tôi có theo dõi rất kỹ những bài được đăng tải trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam. Phật tử tại Bắc Ninh và Hà Nội đã điện thoại về chùa báo tin. Chúng tôi đã lập tức gọi điện thoại ra Bắc Ninh để nắm tình hình và được biết: Một số người đi theo thầy Mẫn có những hành động ngăn cản, xua đuổi, thậm chí dùng vũ lực đối với những người muốn tiếp cận, gặp gỡ, thăm hỏi thầy Mẫn…là có thật. Đó có thể là do sự hiểu lầm nhau.

-Đại đức đã nói chuyện với thầy Tâm Mẫn về vụ việc này?

Khi biết sự việc xảy ra, trưa 19/8, chúng tôi đã điện thoại cho thầy, khuyên thầy nên khắc phục, tránh không để diễn ra những việc không hay nữa, làm ảnh hưởng không chỉ riêng cá nhân thầy mà còn ảnh hưởng đến chùa Hoằng Pháp nói riêng và cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung.
Chúng tôi cũng nhắc thầy Mẫn, chuyến hành trình không còn bao lâu nữa sẽ kết thúc. Nếu không khéo sẽ mất đi ý nghĩa toàn bộ chuyến đi.

-Thầy Mẫn có ý kiến gì với những lời khuyên đó không, thưa Đại đức?

Thầy Mẫn cho biết đang tập trung những người đó lại để làm việc rõ ràng, không để những vụ việc không hay như thế diễn ra nữa.
Chúng tôi đã góp ý, còn quyết định là do thầy Tâm Mẫn. Chúng tôi chỉ là những người đứng bên ngoài, trách nhiệm và cách giải quyết, xử lý vụ việc đều thuộc về thầy Tâm Mẫn.

-Trong cuộc nói chuyện, thầy Tâm Mẫn có nói rõ là những người có hành động côn đồ là do chính thầy Mẫn yêu cầu đi theo hay họ tự nguyện không thưa Đại đức?

Những người đó không phải là do thầy Tâm Mẫn yêu cầu đi theo mà họ là dân địa phương, tự ý theo thầy. Tôi biết rất chính xác, chỉ có hai người tự nguyện đi theo thầy để vác hành lý. Một là nữ Phật tử lớn tuổi và một anh thanh niên khuyết tật. Cả hai người này đã theo thầy Tâm Mẫn từ khi chuyến hành trình của thầy đến Đà Nẵng cho đến tận bây giờ.
Riêng những người đeo kính đen, xăm hình, có tướng bặm trợn trong những bức ảnh mà báo chí đã đăng tải, tôi khẳng định, họ tự ý đi theo và làm việc bảo vệ quá đáng một cách không cần thiết, gây bất bình trong xã hội, trái ngược với lý tưởng chuyến đi của thầy Mẫn.
Chính thầy trụ trì chùa Hoằng Pháp, Thượng tọa Thích Chân Tính cũng không đồng tình và rất phẫn nộ trước những hành động côn đồ. Thầy đã có ý kiến ngay sau khi biết sự việc không hay này: “Những người đó không được phép làm thế!”.

-Nghĩa là không có một đệ tử nào từ chùa Hoằng Pháp đi theo chuyến đi của thầy Tâm Mẫn phải không, thưa Đại đức?

Chúng tôi chưa bao giờ chỉ đạo hay có chủ trương có người theo thầy Tâm Mẫn. Chắc chắn là không có đệ tử nào xuất phát từ chùa Hoằng Pháp.
Tôi cũng xin nói rõ để rộng đường dư luận: Đúng ngày mồng 2 tết năm 2009, thầy Tâm Mẫn phát nguyện, bước một bước, quỳ lại một bước, từ trong ra đến cổng chùa Hoằng Pháp tại TP.HCM và bắt đầu chuyến đi một mình ra Bắc. Trên đường đi, các Phật tử biết được ý nghĩa chuyến hành đạo của thầy, đã tự nguyện đi theo để ủng hộ, giúp đỡ một số việc lặt vặt cho thầy như mang hành lý, đưa thầy về chỗ nghỉ ngơi…Thực sự, thầy Tâm Mẫn cũng không kêu gọi ai đi theo mình. Tất cả chỉ do một mình thầy phát nguyện.
Đến giờ này, gần 4 năm kể từ ngày thầy Tâm Mẫn rời chùa, thực hiện chuyến hành đạo, tôi chưa bao giờ nghe nói thầy nhận ai làm đệ tử trong chuyến đi cả. Tôi chỉ mong thầy Tâm Mẫn khôn khéo…

-Nhiều người thắc mắc là khi những người tự nguyện đi theo thầy Mẫn có những hành động côn đồ với một người đàn ông ở Bắc Ninh, lẽ ra thầy Mẫn có thể ngăn cản hành động diễn ra ngay gần sát mình nhưng sự việc đáng tiếc này đã xảy ra. Đại đức có ý kiến gì?

Những lúc hành trì thì thầy không nghĩ đến những chuyện trần tục nữa. Vì vậy, những vấn đề xung quanh, thầy không thể nắm bắt hay can thiệp được. Khi có những vụ việc không hay ngoài ý muốn xảy ra, tôi nghĩ cả những Phật tử, dân chúng và các cơ quan chức năng phải nhìn sâu hơn vấn đề một chút. Khi con người ta làm một việc tốt, chưa chắc gì mọi người đều ủng hộ, vẫn có người thương, kẻ ghét.

-Trước khi vụ việc những người đi theo thầy Tâm Mẫn đánh dân chảy máu đầu tại Bắc Ninh, trên mạng cũng xuất hiện clip một người đi theo thầy hầm hầm ném nón vào một người đi đường. Thầy có xem clip này?
Tôi có xem và hỏi rõ ngọn ngành. Sự việc đó xảy ra tại Quảng Bình vào năm ngoái (2011 - PV). Xuất phát hành động này, theo lời của những người chứng kiến sự việc là do một đối tượng đi ngang, có những hành động gây hấn, nguy hiểm đến thầy Mẫn và một người đi theo đã ném nón để đỡ cho thầy. Clip chỉ được quay theo một chiều, cho thấy hành động của người ném nón mà không thấy quay hành động của đối tượng gây nguy hiểm cho thầy Mẫn nên đã gây hiểu lầm.

-Riêng cá nhân Đại đức, thầy nghĩ sao về vụ việc không hay vừa rồi tại Bắc Ninh?

Tôi rất bất bình đối với những những người đi theo thầy mà có hành động côn đồ với người dân như vậy. Nếu họ tự nguyện đi theo thầy, thì phải làm đúng cách, có oai nghi của một Phật tử: Cung kính, hoà hợp, tạo điều kiện cho chuyến hành đạo của thầy Tâm Mẫn thành công.
Những ngày qua, tôi rất lo lắng vì những cách hành xử bộc phát của một số cá nhân có thể làm xấu đi ý nghĩa của việc lễ lạy của thầy Tâm Mẫn. Chính bản thân thầy Mẫn cũng không hề muốn những người đi theo mình có những hành động côn đồ như thế.

-Sự phát nguyện chuyến hành đạo “một bước đi, một bước lạy” của thầy Tâm Mẫn có được sự đồng ý của sư trụ trì chùa Hoằng Pháp hay không, thưa Đại đức?

Bản chất phát nguyện của một tu sĩ Phật giáo, đứng trên phương diện cá nhân thì đó là tự chính bản thân người phát nguyện. Khi làm một việc như vậy thì chính bản thân thầy Tâm Mẫn phải có trách nhiệm. Riêng với chùa Hoằng Pháp, những việc làm, hành động, chí nguyện của thầy Tâm Mẫn đưa ra bên ngoài, thì ít nhiều gì chúng tôi cũng theo dõi và quan tâm.

-Đại đức có thể nói rõ về ý nghĩa chuyến đi của thầy Tâm Mẫn?

Thầy Tâm Mẫn thực hiện chuyến đi là một việc làm đáng trân trọng, là một pháp tu trong nhà Phật. Thầy muốn gửi một thông điệp qua hành động mỗi bước đi, mỗi bước lạy của mình: Sám hối những tội lỗi trong quá khứ.
Cũng qua những hành động này, mọi người sẽ có cách nhìn tốt đẹp đối với Phật tử Việt Nam. Nếu chuyến đi thành công thì sẽ là một điểm nhấn cho bản thân thầy Tâm Mẫn, chùa Hoằng Pháp cũng như Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

-Đại đức có muốn nhắn nhủ thầy Tâm Mẫn trong lúc khó khăn thế này?

Tôi chỉ mong rằng thầy Tâm Mẫn khôn khéo và biết cách để sắp xếp việc làm của mình cho hợp lý, tránh gây cản trở giao thông, làm ảnh hưởng an ninh trật tự địa phương mà thầy đi qua.
Riêng những người tự nguyện đi theo, phải làm sao cho họ có thái độ với những người xung quanh đúng bản chất hiền hoà của một Phật tử.

-Xin lỗi Đại đức trước khi đặt câu hỏi cuối cùng này. Có một số thông tin bất lợi cho thầy Tâm Mẫn đang lan truyền trên mạng rằng thầy Tâm Mẫn "nhất bộ nhất bái" là để chuộc lại một thời lầm lỗi. Đại đức có ý kiến gì trước những thông tin này?

Một đời người, ai cũng có một quá khứ. Tôi không biết rằng những lời đồn này xuất phát từ đâu? Ai muốn xuất gia tại chùa Hoằng Pháp, đều tuân theo những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt: Được sự đồng ý của cha mẹ, đủ tư cách và không vi phạm pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời trong quá trình thử thách tại chùa, chúng tôi cũng quan sát xem cách sống của người đó có đạo đức hay không, tâm tư của người đó có thực sự phát tâm hay không. Cho nên chúng tôi có thể khẳng định là thầy Tâm Mẫn có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của một người xuất gia.

-Xin trân trọng cám ơn Đại đức Thích Tâm Từ!

(Lê Ngọc Dương Cầm) - theo Giaoduc.net.vn

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

SAU TIỀN LÀ TỆ?

Bầu Kiên bị bắt. Mình biết tin đó vào nửa đêm qua trên FB. Chỉ trong hơn một phút đã có cả 1000 bạn nhấn nút like. Gần như những gì đọc được ở các comment là thái độ vui mừng, hân hoan.

Cũng dễ hiểu khi người ta chờ đợi quá lâu cho sự trả giá những tai ương mà đám lợi ích nhóm, nhưng băng đảng, bố già mafia đang điều khiển mọi hoạt động của xã hội bởi sự bảo kê của quyền lực quá lâu. Nhiều người đồn đoán về sự thay đổi đang đến (?). Những ngột ngạt, khổ sở, bất minh, bất công…nhiều chục năm qua khiến ai cũng mong có sự thay đổi. Thậm chí nghĩ đơn giản rằng: cứ thay đổi đã, bất kẻ sự thay thế đó là gì, sau đó mới tính tiếp…
Tại sao rất lâu trong xã hội lấy nho giáo làm nền tảng đạo đức lại có một tình yêu điên cuồng, khát vọng cháy bỏng đến vậy với tiền bạc khiến người ta không còn cả liêm sỉ khi lao vào kiếm tiền? Mình đã thử hỏi chuyện nhiều cô cậu học trò quen biết về nguyện vọng thi đại học thì hầu hết đều mong muốn thi những ngành nghề liên quan đến tài chính, kế toán dù không thích. Chả thế mà vài trường đại học đã không tuyển đủ số sinh viên cho các nghành nghề thuộc lĩnh vực nhân văn như ngôn ngữ, môi trường, lịch sử…Rất ít và hãn hữu có cô, cậu nào đó dám theo đuổi mơ ước mà họ yêu thích với cái nghề dự báo trước là sẽ nghèo, lương ít. Đồng tiền đã chi phối ngay từ nguyện vọng, mơ ước của người ta. Và đã lập trình cho con đường làm giàu ngay từ mơ ước thì đương nhiên họ phải đi theo tiếng gọi của tiền bạc. Liệu có ai hy sinh mơ ước của mình để theo đuổi nghề nghiệp kiếm tiền lại chấp nhận sống thanh đạm, biết đủ? Mình hoàn toàn không có ý trách đám trẻ về chuyện này khi bản thân xã hội không đủ sức mạnh lôi cuốn giới trẻ dám thực hiện mơ ước của họ. Những rõ ràng sự yếu đuối trước cuộc sống luôn bị ám ảnh về sự no, đói; sức hấp dẫn lôi cuốn về cuộc sống xa hoa vật chất hàng ngày chường mặt trên báo chí, hay trở thành lối sống, tín điều bám chắc trong tư duy của người Việt hôm nay dường như là vô tận…Hầu như tất cả mọi người đã bị cơn mê sảng về tiền bạc làm cho mụ mị, nhất là những kẻ như bố già Kiên và các quan chức. Họ tự tin đến mức nguông cuồng khi tạo dựng đế chế bất khả xâm phạm trong nhiều năm để kiếm tiền, thâu tóm tiền bạc, của cải của xã hội vào một nhóm người.
Dân gian ta hay có từ kép thật tài tình: tiền bạc, tiền tệ, bổng lộc, lương lậu…Đương nhiên những bạc, tệ, lộc, lậu…ấy khi lần bò tìm đường đi cho nó không thể không để lại những dấu vết không khó cho người khác nhận ra. Chả khác gì rãi rớt của con ốc sên rải theo sau vết bò của nó. Tại sao đến giờ này khi nền kinh tế kiệt quệ, đời sống dân chúng lầm than, cơ khổ, mọi việc tồi tệ và không thể đứng được nữa mới quyết định cho nó…đổ? Chiều nay trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng nhà nước nói việc thành lập Hội đồng sáng lập của ngân hàng ACB là không đúng với qui chế. Ô hay, giờ mới nói là nó sai khi nó chường mặt trước bàn dân thiên hạ nhiều năm? Sức mạnh tiền bạc không lẽ đã làm nên sức mạnh của bất tự trọng, không chùn bước trước bất cứ cản trở nào trên con đường làm giàu? Bỗng ghét câu tổng kết của dân gian: “Có chí làm quan, có gan làm giàu” mà nhiều người lấy đó làm động lực cho bản thân họ…Có lẽ nên thay chữ “chí” bằng chữ “trí” thì đúng hơn? Và cái “gan” này cũng nên được hiểu là con người nên tiên lượng trước sự thử thách bản lĩnh của mình khi giàu có? Để có tiền và giàu có, liệu có gan làm những việc xấu xa, bán rẻ lương tâm, chấp nhận sự vô sỉ được không? Có gan đối diện với nhà tù và tính mạng không? Vậy nên kiếm tiền và nhiều tiền chưa thể làm nên quyền lực của cá nhân đó. Sức mạnh cuối cùng để cá nhân tồn tại bền vững là sự hiểu biết sâu sa về lĩnh vực tài chính, thậm chí với tất cả cái “bạc”, “tệ” của đồng tiền. Sự hiểu biết này lại cũng không chỉ trông chờ vào mấy thứ kiến thức sách vở, kinh nghiệm đối phó với cuộc đời, cách giải quyết khủng hoảng, biết tận dụng cơ hội như thế nào…, mà còn tùy thuộc vào chỉ số “cảm xúc trí tuệ” và nhân cách được hình thành nên con người đó. Mà cái này quá thiếu ở các quan chức trong chính quyền, càng lên cao, chức vụ càng lớn, dễ tiếp xúc với cơ hội kiếm tiền, nhân tiền hối lộ thì càng là một thử thách không dễ vượt qua. Với các “đại gia”, nhóm lợi ích thì họ hình như không đếm xỉa đến sự hiểu biết mang đầy cảm xúc nhân văn và hiểu đời để xây dựng giàu có bền vững cho chính họ và gia đình. Khi không có kiến thức cơ bản làm giàu thì không thể giữ và điều khiển được đồng tiền vốn luôn lưu chuyển trong một thế giới đầy biến động thì tất nhiên họ sẽ bị nó điều khiển lại. Mà khi đã bị tiền điều khiển đầy thụ động thì cái cuối cùng gặt hái được là “tệ” và “bạc”. Đồng tiền vốn tự thân không xấu, không tốt. Nhưng nó sẽ thay màu khi con người cầm đến và sử dụng. Nó sẽ thành “tín dụng đen”, “tiền bẩn”…Khi qua “đường hầm” đen tối, xấu xa đó, đồng tiền lại tiếp tục hành trình tự thân của nó, không xấu, không tốt, dù người ta có tìm cách “rửa tiền”.
Mới chỉ là màn dạo đầu cho những diễn biến tiếp theo sau đây? Có phải thực sự cuộc chỉnh đốn Đảng CS đã phát huy tác dụng? Liệu còn bao nhiêu thế lực hắc ám đẩy dân tộc, đất nước đến lầm than này phải ra trước vành móng ngựa? Liệu có sự thỏa hiệp nào giữa những người mong muốn chỉnh đốn Đảng CS thực sự với những kẻ tay trót nhúng chàm? Liệu có kẻ nào sau thời gian dài vơ vét sẽ được hạ cánh an toàn sau cuộc chấn chỉnh này? Liệu đất nước có đòi lại của cải đã mất vào tay các bố già, đám mafia, nhóm lợi ích? Nhiều lắm những câu hỏi cần trả lời…
Chợt nhớ, hôm qua thôi, tòa án Trung Quốc đã ra bản án tử hình cho Cốc Lan Khai với án treo. Cái khiến chúng ta có quyền nghi ngờ vì hệ thống pháp luật, cách xử lý khủng hoảng của hai nước có cùng sự tương đồng về ý thức hệ dường như không có gì khác biệt. Sự nghi ngờ nằm ở từ “treo” đầy co dãn này…Bà phu nhân họ Cốc có thể sẽ được giảm án sau 2 năm? Bà ta có thể chỉ ngồi tù tượng trưng rồi được thả? Tài sản bất minh của bà ta vẫn được bảo tồn và đủ để bà ta sống đầy đủ đến chết ở nước ngoài?
Và chiều nay, nghe ông Thống đốc Ngân hàng nhà nước vừa trả lời trong phiên chất vấn thấy nhiều vấn đề đại sự quốc gia dễ như bỡn vì chắc có…”quyết tâm chính trị” như ông Chủ tịch Quốc hội hỏi: làm thế nào để xử lý nợ xấu và từ giờ đến cuối năm sẽ xử lý được bao nhiêu? Nếu chính quyền chỉ cần "quyết tâm chính trị" để giải quyết các vấn nạn quốc gia thì sau việc xử lý các bố già, đám mafia, nhóm lợi ích thao túng xã hội xong thì chắc mọi việc lại đâu vào đấy.
Không có cái gì đi mà không thành đường. Đồng tiền cũng vậy. Con đường đó sẽ mang lại vinh hay nhục thì con người có thể quyết định được cho bản thân mình và gia đình họ.
Hãy chờ xem con đường mà các đại gia, bố già, nhóm lợi ích tạo dựng lâu nay là thế nào? Không hẳn là niềm vui ở việc bắt bớ, giam cầm những con người này, mà là nỗi phấp phỏng vì nhiều cái giá án dựng lên chỉ để…treo?

Thùy Linh
-----
Xin bạn bè một ngoại lệ. Hôm qua TL Có post bài về chuyến hành hương "nhất bộ nhất bái" của thầy Thích Tâm Mẫn. Hôm nay báo giaoduc.net.vn đăng bài phỏng vấn Đại đức Thích Tâm Từ. Xin bạn bè bớt chút thời gian để đọc và giải đáp thắc mắc lâu nay lan truyền trên các phương tiện truyền thông...
 
Báo GD: Hành trình của Đại Đức Thích Tâm Mẫn dường như đang có dấu hiệu bị bôi nhọ, quấy phá, cản trở từ một nhóm người có ác ý. Thật tội lỗi thay! Mong tất cả mọi người cùng niệm Phật nguyện cầu bình an cho Đại Đức.

Đại đức Thích Tâm Mẫn nói gì về nhóm tháp tùng "bặm trợn"?

Đại đức Thích Tâm Từ - Phó Trụ trì chùa Hoằng Pháp (xã Tân hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM) khẳng định sau khi Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài: Nhóm tháp tùng nhà sư "đi một bước, lạy một lạy" liên tục "tung chưởng": “Những người đeo kính đen, xăm người, có hình tướng bặm trợn tự ý đi theo thầy Thích Tâm Mẫn và làm việc bảo vệ quá đáng một cách không cần thiết. Thầy Mẫn đang tập trung những người đó lại để làm việc rõ ràng, không để những vụ việc không hay như thế diễn ra nữa". Chùa Hoằng Pháp cũng chính là nơi Đại đức Thích Tâm Mẫn, người đang có chuyến hành đạo theo cách “đi một bước, lạy một lạy”.
Chuyến hành trình từ Nam ra Bắc kéo dài đã gần 4 năm nay, dư luận đang tập trung vào vị Đại đức này qua sự cố những người đi theo thầy có hành động côn đồ, liên tiếp hành hung người dân. Thầy Tâm Mẫn không nhận ai làm đệ tử trong chuyến đi.

-Thưa Đại đức Thích Tâm Từ, những ngày qua, thầy có biết việc những người đi theo chuyến hành đạo của Đại đức Thích Tâm Mẫn đã hành hung người dân tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh không?

Tôi có theo dõi rất kỹ những bài được đăng tải trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam. Phật tử tại Bắc Ninh và Hà Nội đã điện thoại về chùa báo tin. Chúng tôi đã lập tức gọi điện thoại ra Bắc Ninh để nắm tình hình và được biết: Một số người đi theo thầy Mẫn có những hành động ngăn cản, xua đuổi, thậm chí dùng vũ lực đối với những người muốn tiếp cận, gặp gỡ, thăm hỏi thầy Mẫn…là có thật. Đó có thể là do sự hiểu lầm nhau.

-Đại đức đã nói chuyện với thầy Tâm Mẫn về vụ việc này?

Khi biết sự việc xảy ra, trưa 19/8, chúng tôi đã điện thoại cho thầy, khuyên thầy nên khắc phục, tránh không để diễn ra những việc không hay nữa, làm ảnh hưởng không chỉ riêng cá nhân thầy mà còn ảnh hưởng đến chùa Hoằng Pháp nói riêng và cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung.
Chúng tôi cũng nhắc thầy Mẫn, chuyến hành trình không còn bao lâu nữa sẽ kết thúc. Nếu không khéo sẽ mất đi ý nghĩa toàn bộ chuyến đi.

-Thầy Mẫn có ý kiến gì với những lời khuyên đó không, thưa Đại đức?

Thầy Mẫn cho biết đang tập trung những người đó lại để làm việc rõ ràng, không để những vụ việc không hay như thế diễn ra nữa.
Chúng tôi đã góp ý, còn quyết định là do thầy Tâm Mẫn. Chúng tôi chỉ là những người đứng bên ngoài, trách nhiệm và cách giải quyết, xử lý vụ việc đều thuộc về thầy Tâm Mẫn.

-Trong cuộc nói chuyện, thầy Tâm Mẫn có nói rõ là những người có hành động côn đồ là do chính thầy Mẫn yêu cầu đi theo hay họ tự nguyện không thưa Đại đức?

Những người đó không phải là do thầy Tâm Mẫn yêu cầu đi theo mà họ là dân địa phương, tự ý theo thầy. Tôi biết rất chính xác, chỉ có hai người tự nguyện đi theo thầy để vác hành lý. Một là nữ Phật tử lớn tuổi và một anh thanh niên khuyết tật. Cả hai người này đã theo thầy Tâm Mẫn từ khi chuyến hành trình của thầy đến Đà Nẵng cho đến tận bây giờ.
Riêng những người đeo kính đen, xăm hình, có tướng bặm trợn trong những bức ảnh mà báo chí đã đăng tải, tôi khẳng định, họ tự ý đi theo và làm việc bảo vệ quá đáng một cách không cần thiết, gây bất bình trong xã hội, trái ngược với lý tưởng chuyến đi của thầy Mẫn.
Chính thầy trụ trì chùa Hoằng Pháp, Thượng tọa Thích Chân Tính cũng không đồng tình và rất phẫn nộ trước những hành động côn đồ. Thầy đã có ý kiến ngay sau khi biết sự việc không hay này: “Những người đó không được phép làm thế!”.

-Nghĩa là không có một đệ tử nào từ chùa Hoằng Pháp đi theo chuyến đi của thầy Tâm Mẫn phải không, thưa Đại đức?

Chúng tôi chưa bao giờ chỉ đạo hay có chủ trương có người theo thầy Tâm Mẫn. Chắc chắn là không có đệ tử nào xuất phát từ chùa Hoằng Pháp.
Tôi cũng xin nói rõ để rộng đường dư luận: Đúng ngày mồng 2 tết năm 2009, thầy Tâm Mẫn phát nguyện, bước một bước, quỳ lại một bước, từ trong ra đến cổng chùa Hoằng Pháp tại TP.HCM và bắt đầu chuyến đi một mình ra Bắc. Trên đường đi, các Phật tử biết được ý nghĩa chuyến hành đạo của thầy, đã tự nguyện đi theo để ủng hộ, giúp đỡ một số việc lặt vặt cho thầy như mang hành lý, đưa thầy về chỗ nghỉ ngơi…Thực sự, thầy Tâm Mẫn cũng không kêu gọi ai đi theo mình. Tất cả chỉ do một mình thầy phát nguyện.
Đến giờ này, gần 4 năm kể từ ngày thầy Tâm Mẫn rời chùa, thực hiện chuyến hành đạo, tôi chưa bao giờ nghe nói thầy nhận ai làm đệ tử trong chuyến đi cả. Tôi chỉ mong thầy Tâm Mẫn khôn khéo…

-Nhiều người thắc mắc là khi những người tự nguyện đi theo thầy Mẫn có những hành động côn đồ với một người đàn ông ở Bắc Ninh, lẽ ra thầy Mẫn có thể ngăn cản hành động diễn ra ngay gần sát mình nhưng sự việc đáng tiếc này đã xảy ra. Đại đức có ý kiến gì?

Những lúc hành trì thì thầy không nghĩ đến những chuyện trần tục nữa. Vì vậy, những vấn đề xung quanh, thầy không thể nắm bắt hay can thiệp được. Khi có những vụ việc không hay ngoài ý muốn xảy ra, tôi nghĩ cả những Phật tử, dân chúng và các cơ quan chức năng phải nhìn sâu hơn vấn đề một chút. Khi con người ta làm một việc tốt, chưa chắc gì mọi người đều ủng hộ, vẫn có người thương, kẻ ghét.

-Trước khi vụ việc những người đi theo thầy Tâm Mẫn đánh dân chảy máu đầu tại Bắc Ninh, trên mạng cũng xuất hiện clip một người đi theo thầy hầm hầm ném nón vào một người đi đường. Thầy có xem clip này?
Tôi có xem và hỏi rõ ngọn ngành. Sự việc đó xảy ra tại Quảng Bình vào năm ngoái (2011 - PV). Xuất phát hành động này, theo lời của những người chứng kiến sự việc là do một đối tượng đi ngang, có những hành động gây hấn, nguy hiểm đến thầy Mẫn và một người đi theo đã ném nón để đỡ cho thầy. Clip chỉ được quay theo một chiều, cho thấy hành động của người ném nón mà không thấy quay hành động của đối tượng gây nguy hiểm cho thầy Mẫn nên đã gây hiểu lầm.

-Riêng cá nhân Đại đức, thầy nghĩ sao về vụ việc không hay vừa rồi tại Bắc Ninh?

Tôi rất bất bình đối với những những người đi theo thầy mà có hành động côn đồ với người dân như vậy. Nếu họ tự nguyện đi theo thầy, thì phải làm đúng cách, có oai nghi của một Phật tử: Cung kính, hoà hợp, tạo điều kiện cho chuyến hành đạo của thầy Tâm Mẫn thành công.
Những ngày qua, tôi rất lo lắng vì những cách hành xử bộc phát của một số cá nhân có thể làm xấu đi ý nghĩa của việc lễ lạy của thầy Tâm Mẫn. Chính bản thân thầy Mẫn cũng không hề muốn những người đi theo mình có những hành động côn đồ như thế.

-Sự phát nguyện chuyến hành đạo “một bước đi, một bước lạy” của thầy Tâm Mẫn có được sự đồng ý của sư trụ trì chùa Hoằng Pháp hay không, thưa Đại đức?

Bản chất phát nguyện của một tu sĩ Phật giáo, đứng trên phương diện cá nhân thì đó là tự chính bản thân người phát nguyện. Khi làm một việc như vậy thì chính bản thân thầy Tâm Mẫn phải có trách nhiệm. Riêng với chùa Hoằng Pháp, những việc làm, hành động, chí nguyện của thầy Tâm Mẫn đưa ra bên ngoài, thì ít nhiều gì chúng tôi cũng theo dõi và quan tâm.

-Đại đức có thể nói rõ về ý nghĩa chuyến đi của thầy Tâm Mẫn?

Thầy Tâm Mẫn thực hiện chuyến đi là một việc làm đáng trân trọng, là một pháp tu trong nhà Phật. Thầy muốn gửi một thông điệp qua hành động mỗi bước đi, mỗi bước lạy của mình: Sám hối những tội lỗi trong quá khứ.
Cũng qua những hành động này, mọi người sẽ có cách nhìn tốt đẹp đối với Phật tử Việt Nam. Nếu chuyến đi thành công thì sẽ là một điểm nhấn cho bản thân thầy Tâm Mẫn, chùa Hoằng Pháp cũng như Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

-Đại đức có muốn nhắn nhủ thầy Tâm Mẫn trong lúc khó khăn thế này?

Tôi chỉ mong rằng thầy Tâm Mẫn khôn khéo và biết cách để sắp xếp việc làm của mình cho hợp lý, tránh gây cản trở giao thông, làm ảnh hưởng an ninh trật tự địa phương mà thầy đi qua.
Riêng những người tự nguyện đi theo, phải làm sao cho họ có thái độ với những người xung quanh đúng bản chất hiền hoà của một Phật tử.

-Xin lỗi Đại đức trước khi đặt câu hỏi cuối cùng này. Có một số thông tin bất lợi cho thầy Tâm Mẫn đang lan truyền trên mạng rằng thầy Tâm Mẫn "nhất bộ nhất bái" là để chuộc lại một thời lầm lỗi. Đại đức có ý kiến gì trước những thông tin này?

Một đời người, ai cũng có một quá khứ. Tôi không biết rằng những lời đồn này xuất phát từ đâu? Ai muốn xuất gia tại chùa Hoằng Pháp, đều tuân theo những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt: Được sự đồng ý của cha mẹ, đủ tư cách và không vi phạm pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời trong quá trình thử thách tại chùa, chúng tôi cũng quan sát xem cách sống của người đó có đạo đức hay không, tâm tư của người đó có thực sự phát tâm hay không. Cho nên chúng tôi có thể khẳng định là thầy Tâm Mẫn có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của một người xuất gia.

-Xin trân trọng cám ơn Đại đức Thích Tâm Từ!

(Lê Ngọc Dương Cầm) - theo Giaoduc.net.vn

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm