Kinh Đời
SO SÁNH CÁI GÌ GIỮA VIỆT NAM VÀ UKRAINA?
Quan hệ Việt-Trung, tùy theo thời kỳ, giao hảo hai bên có lúc thăng, lúc trầm, lúc thuợng quốc – chư hầu, lúc thù nghịch bất cộng đái thiên (do bị đánh chui vào ống đồng chạy thoát thân), lúc đồng chí anh em, hữu nghị «môi hở răng lạnh», nhưng cũng có lúc hiến pháp VN ghi TQ là «kẻ thù của dân tộc» sau cuộc chiến 1979.
Song Phương chuyển
Blog: Trương Nhân Tuấn
Dinh thự xa hoa của tổng thống Yanoukoch |
Việt Nam
và Ukraine,
ngoài việc giống nhau về mức độ tham nhũng và nghèo, thì không có điểm
nào «giống» vói nhau nữa để mà so sánh. Các quan hệ VN-TQ và Ukraine-Nga cũng
vậy, kể cả trong phạm vi «địa chính trị», ngoài việc «kế cận nước lớn», thì
cũng không có điểm tương đồng nào khác.
Quan hệ Việt-Trung, tùy theo thời kỳ, giao hảo hai bên có
lúc thăng, lúc trầm, lúc thuợng quốc – chư hầu, lúc thù nghịch bất cộng đái
thiên (do bị đánh chui vào ống đồng chạy thoát thân), lúc đồng chí anh em, hữu
nghị «môi hở răng lạnh», nhưng cũng có lúc hiến pháp VN ghi TQ là «kẻ thù của
dân tộc» sau cuộc chiến 1979.
Từ 1991 đến nay quan hệ hai bên dựa trên «4 tốt» và «16
chữ vàng». Điều người ta đặt nghi vấn là còn bao lâu thì «4 tốt» thành 4 xấu và
«16 chữ vàng» thành 16 tiếng chửi thề? Trong dân gian VN thì từ lâu, 4 tốt đã
là «4 đểu» (hay «4 điều chó đẻ») ; 16 chữ vàng đã là 16 tiếng chửi thề
trong hầu hết các bài viết của trí thức VN khi nói về Trung Quốc. Mà đúng vậy,
xem thái độ hiện nay của TQ đối với VN trong các vấn đề về lãnh thổ, hải phận,
chủ quyền các đảo HS và TS, về đường chữ U 9 đoạn… cho thấy thái độ của TQ là
thế nào? Không phải là đểu (hay chó đẻ) thì là gì? Vấn đề là khi nào thì 16
tiếng chửi thề được chính thức sử dụng trên trường ngoại giao của VN mà thôi.
Còn Ukraine?
Nếu chỉ tính từ 1991 đến nay, nước này và nước Nga đều là các nước sinh ra từ
đống tro tàn của Liên bang Xô Viết. Các dân tộc Nga và Ukrane có thể là các dân
tộc hiện hữu từ lâu đời, nhưng trước công pháp quốc tế, hai quốc gia Nga và Ukraine
là hai quốc gia mới. Hai quốc gia này (cùng một số nước cộng hòa khác lập thành
LBXV) kế thừa di sản của LB Sô Viết.
Quân đội của Ukraine, cũng như quân đội Nga, là
quân đội trước kia của LB Xô Viết.
Ukraine kế thừa tất cả khí tài của quân đội Xô Viết cũ đóng tại Ukraine.
Về hải quân, hạm đội biển Đen được hai bên Nga-Ukraine thỏa thuận phân chia :
Ukraine được 17% (gồm 80 chiến hạm) và Nga phần còn lại, 338 chiến hạm. Về các
vũ khí hạt nhân: kế thừa khoảng 3.780 đầu đạn hạn nhân gắn trên các loại
hỏa tiễn liên lục địa hay tầm trung và ngắn. Còn bán đảo Crimée thuộc về Ukraine do
quyết định của Khrustchev năm 1954. Việc này tái khẳng định qua nhiều kết ước
sau này giữa Nga và Ukraine.
Trong khi Nga kế thừa phần lớn di sản của LB Xô Viết.
Một số sự kiện đã xảy ra làm ta phải suy nghĩ. Thí dụ,
trường hợp một đề đốc tư lệnh hải quân của Ukraine dễ dàng qui thuận Nga, khi
tranh chấp Crimée bùng nổ. Điều này có thể giải thích là vì những vị lãnh đạo
quân đội Ukraine
và Nga có những mối quan hệ sâu xa. Họ đều là những đồng chí cũ, học chung
trường, tốt nghiệp cùng khóa, có cùng một lối suy nghĩ cũng như quan niệm về
quân sự và chính trị. Họ có cùng một tổ quốc trước đây. Việc trở mặt đánh nhau
đối với họ là điều bất ngờ, không thể tưởng tượng được.
Thí dụ khác, hành động mà quân Nga, sau khi kiểm soát
Crimée, là tìm cách khống chế các địa điểm phóng hỏa tiễn của Ukraine. Dĩ nhiên đây là các địa
điểm phóng hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân, có khả năng không chỉ phóng tới
Moscou. Điều này làm ta suy nghĩ, nếu Ukraine
vẫn còn những địa điểm phóng hỏa tiễn khác, thì khả năng răn đe của Ukraine
vẫn còn rất thuyết phục.
Nguyên nhân Nga can thiệp vào Ukraine,
tìm cách «chiếm» Crimée, dĩ nhiên là nhằm «bảo vệ quyền lợi của người Nga tại Ukraine». Quyền
lợi lớn lao nhất của Nga, theo quan niệm địa chính trị của Putin, là căn cứ hải
quân của Nga tại Biển Đen, đóng tại Sébastopol, thuộc Crimée.
Lực lượng hải quân Nga có ba đường thông ra biển lớn: 1/
từ căn cứ Crimée qua eo biển Bosphore (Thổ) đển vào Địa Trung Hải. 2/ Từ St
Pétersbourg qua các eo biển trong vùng Baltique để ra Đại Tây Dương. 3/ Từ căn
cứ Vladivostock trong biển Nhật Bản thông qua các eo biển thuộc Nhật để ra Thái
Bình dương.
Theo quan niệm về địa chiến lược của Putin hiện nay, vùng
Địa Trung Hải có tầm quan trọng lớn lao đối với việc phục hưng nước Nga.
Nga vừa mất căn cứ ở Lybie, đang bị đe dọa ở Syrie, dĩ
nhiên con cờ quan trọng nhất còn lại sẽ là Crimée (Ukraine).
Nhưng quan điểm địa chiến lược của Putin có thể sai lầm.
Một nước Nga hòa hoãn, hợp tác với EU và Mỹ sẽ có lợi cho Nga nhiều hơn. Phát
triển của Nga hiện nay là nhờ vào trữ lượng tài nguyên chứ không do phát triển
về kinh tế. Nga không thể quyến rũ các nước khác bằng mô hình phát triển của
mình. Lại càng không thể tìm cách ràng buộc các nước chung quanh, như Ukraine,
qua các việc đe dọa về quân sự hay do lệ thuộc về năng lượng.
Nếu thành công, các việc này sẽ chỉ là những trái bom nổ
chậm. Nó sẽ thừa cơ bộc phát, khi Nga suy thoái (vì giá năng lượng sứt giảm,
thí dụ vậy), việc này có thể đưa đến một nước Nga phân liệt.
Trung Quốc dân số 1 tỉ 300 triệu người. Họ đang bị khủng
hoảng về nhân số nặng nề. Họ đang dòm ngó lục địa Úc Châu. Thử tưởng tượng, họ
cho đổ bộ khoảng 100 triệu dân vào lục địa này, còn gì là nước Úc? Bởi vậy, ta
thấy các lãnh Úc tỏ ra rất nhạy cảm về việc này. Việc liên minh chặt chẽ với
Hoa Kỳ cho ta thấy việc đó. Ngoài ra họ cũng đang dòm ngó vùng lãnh thổ rộng
lớn, không có dân cư về phía bắc. Vùng lãnh thổ này thuộc Nga nhưng trên phương
diện lịch sử thì nó thuộc Trung Quốc. Các vùng đất mà TQ nhượng cho Nga qua các
hiệp ước bất bình đẳng (khoảng 1 triệu km², vùng phía bắc sông Hắc Long Giang),
mà từ nhiều thời kỳ TQ đã tuyên bố không có hiệu lực.
Như thế, đe dọa của Nga là ở Châu Á chứ không phải ở Châu
Âu.
Nga cần có một quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Châu Âu để
chấn chỉnh nội lực và cần kíp «chuyển trục» sang Châu Á, như Mỹ và các đồng
minh khác của nước này đang làm. Trung tâm của thế giới đang là Châu Á Thái
Bình Dương chứ không còn, như Putin nghĩ, là ở Địa Trung Hải.
Quan hệ VN với TQ thì khác. Bề dài lịch sử của VN, bề mặt
«thần phục» TQ nhưng bên trong «thấy vậy mà không phải vậy»! Ngoài ra VN không
có một «Crimée» để mà TQ cố sức dành với VN.
Không thể so sánh với HS và TS, ở đây không có dân như
Crimée để mà tổ chức hay kích động quyền «dân tộc tự quyết».
Trên phương diện địa chính trị, dĩ nhiên TQ thích một VN
nghèo, nhu nhược, lãnh đạo không có tầm nhìn… như hiện nay hơn là một VN mạnh
mẽ, có khả năng «tự lực tự cường» như các nước kế cận Đại Hàn, Nhật Bản, Đài
Loan…
Như thế, phải nhìn nhận rằng TQ «chiếm» được VN vẫn không
hay bằng để một VN nguyên trạng như hiện nay. Chiếm VN, TQ sẽ ôm trái bon nổ
chậm. Trong khi, về địa chiến lược, nếu có VN thì TQ vẫn bị bao vây bởi các
nước (thân Mỹ) như Phi, Mã Lai, Indonésie, Tân Gia Ba…
Cái mà TQ cần là tài nguyên ở biển Đông, nếu nó nằm ngoài
kiểm soát của VN, hay chia chác với VN, thì TQ sẽ rất «hảo lớ»!
Những điều mà TQ đang làm, là khiến VN bị lệ thuộc sâu xa
vào kinh tế, văn hóa, khuôn mẫu chính trị với TQ. Tức một nước VN nghèo, chậm
tiến, ngu dốt và lệ thuộc vào TQ. Đó là quan niệm địa chính trị của Trung Quốc.
Họ đang thành công trong việc này.
Điều khốn đốn cho VN, trên quan điểm địa chiến lược, là VN
không ở gần một đại cường nào để có thể trở thành một vùng «trái độn», như Thái
Lan ở giữa hai thế lực thực dân đối đầu là Anh (ở Ấn độ và Miến Điện) và Pháp
tại Đông dương trong thế kỷ 19, hay Phần Lan ở giữa hai thế lực Đông-Tây trong
thời kỳ chiến tranh lạnh.
Sự lên tiếng của Mỹ về vị trí của VN trong chiến lược tái
cân bằng khu vực (cách nói khác của việc chuyển trục) không được lãnh đạo VN
tiếp đón nồng nhiệt. Điều này có lẽ VN (và tầng lớp trí thức tại đây) vẫn còn
đang say sưa với các chiến thắng đánh Mỹ. Cũng có thể họ mang trong lòng tâm
bệnh «hội chứng chống Mỹ». Họ không nhìn thấy đã đến lúc phải kết bạn đồng minh
với Mỹ để thoát khỏi hấp lực của TQ nhằm kiến tạo một nước VN tiến bộ như các
nước trong khu vực.
(Xem ra trí thức VN còn thua xa trí thức Miên hay trí thức
Miến Điện. Động lực thay đổi xã hội, trước một tập đoàn lãnh đạo u mê và tham
nhũng, sẽ phải là trí thức chứ không ai khác.)
Trong khi Putin cố dùng mọi cách để chiếm lấy Crimée, đặt Ukraine
trong vòng kìm tỏa. Ukraine
ở cận kề với một thế lực lớn hơn Nga nhều lần về kinh tế là khối Châu Âu cũng
như đối đầu với một thế lực quan trọng hơn là OTAN. Về lâu dài, Nga có nhiều
phần sẽ thua.
Nhưng nếu Putin ý thức được những nguy hiểm tiềm tàng mà
Nga sẽ gặp phải khi chiếm Crimée, thì tương lai của Ukraine sẽ rất sáng lạn. Ukraine
có nhiều yếu tố để trở thành một Phần Lan trong thời chiến tranh lạnh.
Nói như thế để biết rằng, so sánh các quan hệ VN – TQ với
quan hệ Ukraine-Nga, về những tương đồng về phương diện địa chính trị (cũng như
địa chiến lược), sẽ không thuyết phục.
Gần hay xa chỉ là một yếu tố địa lý chứ không phải là yếu
tố quyết định.
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
SO SÁNH CÁI GÌ GIỮA VIỆT NAM VÀ UKRAINA?
Quan hệ Việt-Trung, tùy theo thời kỳ, giao hảo hai bên có lúc thăng, lúc trầm, lúc thuợng quốc – chư hầu, lúc thù nghịch bất cộng đái thiên (do bị đánh chui vào ống đồng chạy thoát thân), lúc đồng chí anh em, hữu nghị «môi hở răng lạnh», nhưng cũng có lúc hiến pháp VN ghi TQ là «kẻ thù của dân tộc» sau cuộc chiến 1979.
Blog: Trương Nhân Tuấn
Dinh thự xa hoa của tổng thống Yanoukoch |
Việt Nam
và Ukraine,
ngoài việc giống nhau về mức độ tham nhũng và nghèo, thì không có điểm
nào «giống» vói nhau nữa để mà so sánh. Các quan hệ VN-TQ và Ukraine-Nga cũng
vậy, kể cả trong phạm vi «địa chính trị», ngoài việc «kế cận nước lớn», thì
cũng không có điểm tương đồng nào khác.
Quan hệ Việt-Trung, tùy theo thời kỳ, giao hảo hai bên có
lúc thăng, lúc trầm, lúc thuợng quốc – chư hầu, lúc thù nghịch bất cộng đái
thiên (do bị đánh chui vào ống đồng chạy thoát thân), lúc đồng chí anh em, hữu
nghị «môi hở răng lạnh», nhưng cũng có lúc hiến pháp VN ghi TQ là «kẻ thù của
dân tộc» sau cuộc chiến 1979.
Từ 1991 đến nay quan hệ hai bên dựa trên «4 tốt» và «16
chữ vàng». Điều người ta đặt nghi vấn là còn bao lâu thì «4 tốt» thành 4 xấu và
«16 chữ vàng» thành 16 tiếng chửi thề? Trong dân gian VN thì từ lâu, 4 tốt đã
là «4 đểu» (hay «4 điều chó đẻ») ; 16 chữ vàng đã là 16 tiếng chửi thề
trong hầu hết các bài viết của trí thức VN khi nói về Trung Quốc. Mà đúng vậy,
xem thái độ hiện nay của TQ đối với VN trong các vấn đề về lãnh thổ, hải phận,
chủ quyền các đảo HS và TS, về đường chữ U 9 đoạn… cho thấy thái độ của TQ là
thế nào? Không phải là đểu (hay chó đẻ) thì là gì? Vấn đề là khi nào thì 16
tiếng chửi thề được chính thức sử dụng trên trường ngoại giao của VN mà thôi.
Còn Ukraine?
Nếu chỉ tính từ 1991 đến nay, nước này và nước Nga đều là các nước sinh ra từ
đống tro tàn của Liên bang Xô Viết. Các dân tộc Nga và Ukrane có thể là các dân
tộc hiện hữu từ lâu đời, nhưng trước công pháp quốc tế, hai quốc gia Nga và Ukraine
là hai quốc gia mới. Hai quốc gia này (cùng một số nước cộng hòa khác lập thành
LBXV) kế thừa di sản của LB Sô Viết.
Quân đội của Ukraine, cũng như quân đội Nga, là
quân đội trước kia của LB Xô Viết.
Ukraine kế thừa tất cả khí tài của quân đội Xô Viết cũ đóng tại Ukraine.
Về hải quân, hạm đội biển Đen được hai bên Nga-Ukraine thỏa thuận phân chia :
Ukraine được 17% (gồm 80 chiến hạm) và Nga phần còn lại, 338 chiến hạm. Về các
vũ khí hạt nhân: kế thừa khoảng 3.780 đầu đạn hạn nhân gắn trên các loại
hỏa tiễn liên lục địa hay tầm trung và ngắn. Còn bán đảo Crimée thuộc về Ukraine do
quyết định của Khrustchev năm 1954. Việc này tái khẳng định qua nhiều kết ước
sau này giữa Nga và Ukraine.
Trong khi Nga kế thừa phần lớn di sản của LB Xô Viết.
Một số sự kiện đã xảy ra làm ta phải suy nghĩ. Thí dụ,
trường hợp một đề đốc tư lệnh hải quân của Ukraine dễ dàng qui thuận Nga, khi
tranh chấp Crimée bùng nổ. Điều này có thể giải thích là vì những vị lãnh đạo
quân đội Ukraine
và Nga có những mối quan hệ sâu xa. Họ đều là những đồng chí cũ, học chung
trường, tốt nghiệp cùng khóa, có cùng một lối suy nghĩ cũng như quan niệm về
quân sự và chính trị. Họ có cùng một tổ quốc trước đây. Việc trở mặt đánh nhau
đối với họ là điều bất ngờ, không thể tưởng tượng được.
Thí dụ khác, hành động mà quân Nga, sau khi kiểm soát
Crimée, là tìm cách khống chế các địa điểm phóng hỏa tiễn của Ukraine. Dĩ nhiên đây là các địa
điểm phóng hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân, có khả năng không chỉ phóng tới
Moscou. Điều này làm ta suy nghĩ, nếu Ukraine
vẫn còn những địa điểm phóng hỏa tiễn khác, thì khả năng răn đe của Ukraine
vẫn còn rất thuyết phục.
Nguyên nhân Nga can thiệp vào Ukraine,
tìm cách «chiếm» Crimée, dĩ nhiên là nhằm «bảo vệ quyền lợi của người Nga tại Ukraine». Quyền
lợi lớn lao nhất của Nga, theo quan niệm địa chính trị của Putin, là căn cứ hải
quân của Nga tại Biển Đen, đóng tại Sébastopol, thuộc Crimée.
Lực lượng hải quân Nga có ba đường thông ra biển lớn: 1/
từ căn cứ Crimée qua eo biển Bosphore (Thổ) đển vào Địa Trung Hải. 2/ Từ St
Pétersbourg qua các eo biển trong vùng Baltique để ra Đại Tây Dương. 3/ Từ căn
cứ Vladivostock trong biển Nhật Bản thông qua các eo biển thuộc Nhật để ra Thái
Bình dương.
Theo quan niệm về địa chiến lược của Putin hiện nay, vùng
Địa Trung Hải có tầm quan trọng lớn lao đối với việc phục hưng nước Nga.
Nga vừa mất căn cứ ở Lybie, đang bị đe dọa ở Syrie, dĩ
nhiên con cờ quan trọng nhất còn lại sẽ là Crimée (Ukraine).
Nhưng quan điểm địa chiến lược của Putin có thể sai lầm.
Một nước Nga hòa hoãn, hợp tác với EU và Mỹ sẽ có lợi cho Nga nhiều hơn. Phát
triển của Nga hiện nay là nhờ vào trữ lượng tài nguyên chứ không do phát triển
về kinh tế. Nga không thể quyến rũ các nước khác bằng mô hình phát triển của
mình. Lại càng không thể tìm cách ràng buộc các nước chung quanh, như Ukraine,
qua các việc đe dọa về quân sự hay do lệ thuộc về năng lượng.
Nếu thành công, các việc này sẽ chỉ là những trái bom nổ
chậm. Nó sẽ thừa cơ bộc phát, khi Nga suy thoái (vì giá năng lượng sứt giảm,
thí dụ vậy), việc này có thể đưa đến một nước Nga phân liệt.
Trung Quốc dân số 1 tỉ 300 triệu người. Họ đang bị khủng
hoảng về nhân số nặng nề. Họ đang dòm ngó lục địa Úc Châu. Thử tưởng tượng, họ
cho đổ bộ khoảng 100 triệu dân vào lục địa này, còn gì là nước Úc? Bởi vậy, ta
thấy các lãnh Úc tỏ ra rất nhạy cảm về việc này. Việc liên minh chặt chẽ với
Hoa Kỳ cho ta thấy việc đó. Ngoài ra họ cũng đang dòm ngó vùng lãnh thổ rộng
lớn, không có dân cư về phía bắc. Vùng lãnh thổ này thuộc Nga nhưng trên phương
diện lịch sử thì nó thuộc Trung Quốc. Các vùng đất mà TQ nhượng cho Nga qua các
hiệp ước bất bình đẳng (khoảng 1 triệu km², vùng phía bắc sông Hắc Long Giang),
mà từ nhiều thời kỳ TQ đã tuyên bố không có hiệu lực.
Như thế, đe dọa của Nga là ở Châu Á chứ không phải ở Châu
Âu.
Nga cần có một quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Châu Âu để
chấn chỉnh nội lực và cần kíp «chuyển trục» sang Châu Á, như Mỹ và các đồng
minh khác của nước này đang làm. Trung tâm của thế giới đang là Châu Á Thái
Bình Dương chứ không còn, như Putin nghĩ, là ở Địa Trung Hải.
Quan hệ VN với TQ thì khác. Bề dài lịch sử của VN, bề mặt
«thần phục» TQ nhưng bên trong «thấy vậy mà không phải vậy»! Ngoài ra VN không
có một «Crimée» để mà TQ cố sức dành với VN.
Không thể so sánh với HS và TS, ở đây không có dân như
Crimée để mà tổ chức hay kích động quyền «dân tộc tự quyết».
Trên phương diện địa chính trị, dĩ nhiên TQ thích một VN
nghèo, nhu nhược, lãnh đạo không có tầm nhìn… như hiện nay hơn là một VN mạnh
mẽ, có khả năng «tự lực tự cường» như các nước kế cận Đại Hàn, Nhật Bản, Đài
Loan…
Như thế, phải nhìn nhận rằng TQ «chiếm» được VN vẫn không
hay bằng để một VN nguyên trạng như hiện nay. Chiếm VN, TQ sẽ ôm trái bon nổ
chậm. Trong khi, về địa chiến lược, nếu có VN thì TQ vẫn bị bao vây bởi các
nước (thân Mỹ) như Phi, Mã Lai, Indonésie, Tân Gia Ba…
Cái mà TQ cần là tài nguyên ở biển Đông, nếu nó nằm ngoài
kiểm soát của VN, hay chia chác với VN, thì TQ sẽ rất «hảo lớ»!
Những điều mà TQ đang làm, là khiến VN bị lệ thuộc sâu xa
vào kinh tế, văn hóa, khuôn mẫu chính trị với TQ. Tức một nước VN nghèo, chậm
tiến, ngu dốt và lệ thuộc vào TQ. Đó là quan niệm địa chính trị của Trung Quốc.
Họ đang thành công trong việc này.
Điều khốn đốn cho VN, trên quan điểm địa chiến lược, là VN
không ở gần một đại cường nào để có thể trở thành một vùng «trái độn», như Thái
Lan ở giữa hai thế lực thực dân đối đầu là Anh (ở Ấn độ và Miến Điện) và Pháp
tại Đông dương trong thế kỷ 19, hay Phần Lan ở giữa hai thế lực Đông-Tây trong
thời kỳ chiến tranh lạnh.
Sự lên tiếng của Mỹ về vị trí của VN trong chiến lược tái
cân bằng khu vực (cách nói khác của việc chuyển trục) không được lãnh đạo VN
tiếp đón nồng nhiệt. Điều này có lẽ VN (và tầng lớp trí thức tại đây) vẫn còn
đang say sưa với các chiến thắng đánh Mỹ. Cũng có thể họ mang trong lòng tâm
bệnh «hội chứng chống Mỹ». Họ không nhìn thấy đã đến lúc phải kết bạn đồng minh
với Mỹ để thoát khỏi hấp lực của TQ nhằm kiến tạo một nước VN tiến bộ như các
nước trong khu vực.
(Xem ra trí thức VN còn thua xa trí thức Miên hay trí thức
Miến Điện. Động lực thay đổi xã hội, trước một tập đoàn lãnh đạo u mê và tham
nhũng, sẽ phải là trí thức chứ không ai khác.)
Trong khi Putin cố dùng mọi cách để chiếm lấy Crimée, đặt Ukraine
trong vòng kìm tỏa. Ukraine
ở cận kề với một thế lực lớn hơn Nga nhều lần về kinh tế là khối Châu Âu cũng
như đối đầu với một thế lực quan trọng hơn là OTAN. Về lâu dài, Nga có nhiều
phần sẽ thua.
Nhưng nếu Putin ý thức được những nguy hiểm tiềm tàng mà
Nga sẽ gặp phải khi chiếm Crimée, thì tương lai của Ukraine sẽ rất sáng lạn. Ukraine
có nhiều yếu tố để trở thành một Phần Lan trong thời chiến tranh lạnh.
Nói như thế để biết rằng, so sánh các quan hệ VN – TQ với
quan hệ Ukraine-Nga, về những tương đồng về phương diện địa chính trị (cũng như
địa chiến lược), sẽ không thuyết phục.
Gần hay xa chỉ là một yếu tố địa lý chứ không phải là yếu
tố quyết định.
Song Phương chuyển