Đoạn Đường Chiến Binh

Sa Huỳnh biển lửa

Người ta nói Gio Linh Bến Hải là hỏa đầu chiến tuyến. Sự ví von ấy đúng với tiềm thức người dân Việt từ khi đất nước chia đôi 1954 bởi một con sông ngăn cách, ghi dấu sự thù hận

Trần Thy Vân

Người ta nói Gio Linh Bến Hải là hỏa đầu chiến tuyến. Sự ví von ấy đúng với tiềm thức người dân Việt từ khi đất nước chia đôi 1954 bởi một con sông ngăn cách, ghi dấu sự thù hận, hai bờ Nam Bắc dưới hai chế độ khác nhau. Nhưng trên thực tế thật đau thương và ác nghiệt. Vì muốn thôn tính miền Nam, không phải nhằm mục đích tái thống hợp, trả lại những gì hồn thiêng sông núi đã thiếu mất, mà chỉ để áp đặt sự độc tài toàn trị, sắt máu, nên bất cứ nơi nào đánh phá mà gây hoang mang, áp đảo được tinh thần dân chúng, làm xáo trộn nền kinh tế lẫn chính trị Việt Nam Cộng Hòa, thì Cộng Sản Bắc Việt không bao giờ từ nan.

Sa Huỳnh tuy nhỏ bé, dân thưa và nghèo khó, chỉ có Quốc lộ 1, con đường độc nhất xuyên qua, nhưng phần đất lại được mô tả như cái cuống họng, nếu bị bóp nghẹt, năm tỉnh địa đầu phải ngất ngư, thân mình vùng II cũng bủn rủn.

Vì vị trí then chốt chiến lược này, còn thêm sự phòng thủ quá lỏng lẻo, dù địa thế hiểm trở khó tấn công, Cộng quân đã không ngần ngại tung một lực lượng hùng hậu tiến chiếm Sa Huỳnh, biến nơi đây thành điểm nóng nhất, khiến dân chúng điêu linh, sống trong cảnh dầu sôi lửa bỏng đầu năm 1973.

Do áp lực của đối phương quá nặng nề, tạo sức ép về phía nam, đe dọa luôn bắc Bình Định, nên ngoài các đơn vị cơ hữu địa phương, như Trung đoàn 40 của Sư đoàn 22 Bộ Binh cùng Chi đoàn 1 Chiến Xa thuộc Thiết đoàn 14 Kỵ Binh đặt trong tình trạng khẩn trương, còn có Liên đoàn 6 Biệt Động Quân Sài Gòn ra tiếp ứng. Các đại đơn vị này khống chế được tham vọng của kẻ thù bành trướng từ Đức Phổ và nhất là từ mật khu An Lão ở hướng tây.

Nhìn qua các lực lượng nêu trên, người ta rất tin tưởng Chi đoàn 1/14, có danh hiệu “Chi Đoàn Chiến Xa Voi Điên”, của Đại úy Hà Mai Khuê, một sĩ quan trẻ dưới 30 tuổi. Dân chúng Bình Định làm sao quên được những tháng năm kiêu hùng của đất nước mà Chi Đoàn Voi Điên đã từng nghiến nát địch quân khắp chiến trường đẫm máu, từ mật khu An Lão chí đến Trị Thiên, Hạ Lào. Nơi nào Kỵ binh Hà Mai Khuê không hằn sâu dấu xích phanh thây xác thù? Trên 10 huy chương Anh Dũng Bội Tinh Việt Nam và một Ngôi Sao Đồng (The Bronze Star Medal For Heroism In Ground Combat) do quân đội Hoa Kỳ trao tặng, chứng tỏ Khuê một cấp chỉ huy tuyệt vời. Chưa đủ, con Voi Điên đầu đàn này đã 3 lần bị thương vẫn tình nguyện ở lại chiến trường, để tiếp tục gây kinh hoàng cho Cộng quân khắp Bình Định.

Rồi đầu năm nay, 1973, không thể để mặt trận Sa Huỳnh lan rộng, Chi đoàn 1/14 Chiến Xa với anh hùng Hà Mai Khuê đã sẵn sàng dương oai nơi quê hương đầy huyền thoại, vang bóng một thời Đại Đế Quang Trung Nguyễn Huệ.

Tại mạn bắc Sa Huỳnh, quận lỵ Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, các thành phần tham chiến có Liên đoàn 1 Biệt Động Quân, hai Trung đoàn 5 và 6 Sư đoàn 2 Bộ Binh, dưới sự yểm trợ của Hải quân, Không quân, Thiết giáp, nhất là Pháo binh, đang góp phần làm bạt vía quân thù, như các trận đánh vang danh khắp nẻo đường quê mẹ.

Nỗ lực chính là Liên đoàn 1 Biệt Động, có mặt nửa đêm hôm qua, về từ Mộ Đức. Sáng nay, lực lượng Mũ Nâu này bắt đầu dàn trận ngay cạnh nam khu phố Đức Phổ, lấy Quốc lộ 1 làm chuẩn, Tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân phía tây, Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân hướng đông, cả hai cùng áp sát Sa Huỳnh.

Trước đoàn quân rực màu áo hoa rừng như thiên thần xuất hiện, hiên ngang tiến vào mặt trận, bom đạn sắp nổ tung, dân chúng đã bao phen chạy loạn, lại vội vã tìm nơi trú ẩn.

Nếu ai không xuôi ngược hay lui tới nhiều lần, trí nhớ cũng dễ phai mờ hình ảnh một quận lỵ khô cằn và đìu hiu phía nam Quảng Ngãi. Đó là Đức Phổ, con phố buồn muôn thuở, xa lạ, trước biển sau kề núi, dài không quá năm trăm mét, nằm cặp theo Quốc lộ 1, con đường duy nhất có tráng nhựa xuyên qua. Hầu hết các cửa tiệm trên tôn dưới ván, lá dừa xơ xác, xen kẽ năm ba căn nhà gạch mái ngói âm dương cổ kính từ thời Pháp thuộc, mà nay nóc đã đổ tường xiêu đầy vết đạn. Quê hương này vốn đã nghèo khó, còn xảy ra hằng năm các trận cuồng phong dữ dội, không bão biển cũng gió núi dông nguồn, cùng giặc về quấy nhiễu đêm đêm.

Rồi cả tháng nay giặc Hồ xâm chiếm bắn phá chung quanh khiến toàn quận tiêu điều, người lẫn súc vật ngổn ngang dưới những tàng cây, góc phố. Họ bỏ nhà cửa dồn về từ các xã ấp xa xôi, hẻo lánh, nhất là từ Sa Huỳnh, nơi hai ngày trước mất đứt nửa Tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân khi vừa trực thăng vận xuống, làm tình hình thêm căng thẳng.

Lần này sự xung trận của hai tiểu đoàn Mũ Nâu khét danh, 21 và 37, đem lại niềm tin cho dân chúng, không riêng Quảng Ngãi, mà cả năm tỉnh địa đầu vùng 1. Cộng quân từng truyền khẩu “Gặp Đỏ thì tránh, Xanh lừa, gặp Vàng đánh líp”. Câu đó ám chỉ ba tiểu đoàn của Liên đoàn 1 Biệt Động. Mấy năm trước quân nhân các cấp có đính trên nắp túi áo trái một băng vải nhỏ, cùng màu khăn choàng cổ, đỏ là 21, xanh 37 và vàng 39. Địch nói nếu gặp vàng đánh líp, tức chưa ngán Tiểu đoàn 39, còn có thể hơn được một, chứ lẽ nào thua hết ba, mất mặt bác Hồ quá! Còn chúng bảo gặp “Xanh”, tức Tiểu đoàn 37, thì lừa cũng phải. Vì đơn vị anh hùng này đã khét tiếng từ trận tử thủ Khe Sanh, thuộc quận Hương Hóa Quảng Trị, 1968, chấn động cả thế giới, thời Đại úy Hoàng Phổ, Tiểu đoàn trưởng.

Vì sợ, Việt Cộng luôn luôn tránh né Đỏ, nên Tiểu đoàn 21 mỗi lần vào hành quân các tỉnh phía nam Đà Nẵng đều “thất nghiệp” dài dài, trừ phi tao ngộ chiến. Lúc còn phục vụ ở Đại đội 2/21, có lần tại vùng Hương An Bình Giang, Quảng Nam, tôi mới dàn ngang trung đội để xung phong thì địch trong mục tiêu, dưới các chòm cây dương liễu, vụt trồi lên khỏi hầm, vừa cắm đầu chạy tán loạn như bầy vịt vừa la to:

– 21!… 21!…

Nhưng Biệt Động Quân tắp vô quá lẹ, địch vọt không kịp, bị bắn chúi nhủi nằm la liệt. Hôm đó lính bắt sống một tên và hỏi một câu cắc cớ:

– Tại sao bỏ chạy?

Hắn đáp:

– Chúng em có lệnh rút lui khi gặp các anh đeo băng “Đỏ” là Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân.

Đi hành quân, mà Việt Cộng cứ lẩn tránh, những chàng trai diệt giặc đành thất nghiệp. Bây giờ kẻ thù hết đường trốn, hay lừa ai được nữa, trước các mũi tiến thần tốc của hai Tiểu đoàn Xanh và Đỏ vào khai tử, chắc chúng sẽ chết không kịp ngáp.

Với phòng tuyến trải dài trên các dãy đồi đá nhấp nhô, vắt ngang từ chân núi Trường Sơn ra tới biển, Trung đoàn 141 Sư đoàn 2 Cộng Sản Bắc Việt tự cho đó là bức tường thép bảo veä được mạn bắc đầm Nước Mặn, ắt chúng đang lo sợ. Hai Tiểu đoàn BĐQ mỗi lúc một áp sát. Các cỗ trọng pháo của ta trên các cao điểm phía đông phố Đức Phổ bắt đầu nhả đạn xuống mục tiêu rộng lớn trải dài về hướng nam. Để nghênh đón cuộc tái chiếm Sa Huỳnh đẫm máu, địch cũng tới tấp bắn chặn Biệt Động bằng các đầu đạn nổ lại rất ác liệt, như phòng không 12 ly 8 và hỏa tiễn AT3, chúng gọi là D7. Toàn vùng rực lửa.

Đồng bào sinh sống nơi khu phố Đức Phổ đã vội nhốn nháo rời khỏi nhà, nhập vào đám người “vô gia cư” đang màn trời chiếu đất hai bên vỉa hè cả tháng nay, như một dòng thác lũ, họ ùn ùn kéo chạy dạt ra hướng bắc tránh đạn phản pháo của Cộng quân.

Mở màn sự thiệt hại của đôi bên, một chiếc M113 có trang bị cây 106ly và khoảng 300 viên đạn bị trúng hỏa tiễn nổ tung một lượt, tan tành từng mảnh văng xa hàng trăm mét, chỉ còn lại vạt đất nám đen. May mắn, bốn người lính Thiết giáp kịp nhảy khỏi xe khi vừa thấy quả AT3 lao tới từ ngọn đồi cao 25 thước mé biển. Sự thoát hiểm này là nhờ đã được huấn luyện. AT3 vô cùng lợi hại, có vài đặc điểm giống TOW Hoa Kỳ, sức công phá chiến xa của nó như kim đâm bong bóng. Lúc bay đi phía sau đuôi đạn kéo theo một sợi kim loại, tựa dây đàn số 6 Guitare, nối liền với ống phóng (launcher). Dù công phá hữu hiệu nhưng nó cũng có yếu điểm là bay chậm, kêu xè xè, và sáng rực, dễ phát hiện. Khi nghe tiếng départ, thấy quả đạn lao tới lính thiết giáp phải rời khỏi xe, cách xa vài chục thước, bộ binh thì tản thưa, nằm xuống, nếu không, dù sắt thép cũng thành nước.

Vì một con cua đã bị nướng, Chi đoàn trưởng của Chi đoàn M113 xin BCH Liên đoàn 1 BĐQ cho lệnh số còn lại bò vòng vòng gần khu phố Đức Phổ. Ông viện lẽ loại hỏa tiễn đó, cho dù có gắn mắt thần hay không, vẫn khắc tinh với gia đình ông. AT3 ra đời để tìm ăn cua nướng thôi, nó đớp gọn không chừa một cái que. Nghe nói khiếp vậy, Trung tá Mũ Nâu Trần Kim Đại đâm ớn lạnh, vội thúc Tiểu đoàn 21 BĐQ chuyển hướng, tiến thẳng ra ngọn đồi cao 25 thước, bên bờ biển, tóm cổ cho bằng được con quỷ sứ khắc tinh đang gáy ở đó.

Qua speaker PRC25 tôi nghe Thiếu tá Quách Thưởng ban lệnh xuống các đại đội mà từ sáng giờ như là một bầy hổ đói cứ nhe răng chờ mồi:

– Tất cả, phương giác 1800, Đại đội 2 bên trái, 3 bên phải, dàn ngang đi trước, Đại đội 4 một hàng dọc giữ hông phải của BCH Tiểu đoàn, Đại đội 1 bảo vệ phía sau.

Các đại đội Biệt Động vội khai triển đội hình. Một lát sau súng đủ loại nổ vang, hai đơn vị đầu tràn vào con xóm xơ xác dưới những hàng dừa ven biển. Địch quân không có phản ứng nào đáng kể, các tổ báo động của chúng bắn lách tách chỉ để chém vè. Thiếu tá Quách Thưởng cho tất cả dừng bố trí, riêng Đại đội 2 BĐQ của Trung úy Dương Xuân chuẩn bị tiến đánh ngọn đồi 25, có giàn AT3, như đã ấn định. Mục tiêu này cây cối xanh um, lốc chốc nhiều tảng đá to, nằm đơn độc nơi chớn nước biển và cách ly bìa xóm một bãi cát rộng vài trăm thước.

Vừa dứt loạt pháo binh 105ly phủ đầu xuống 25, Trung úy Dương Xuân dàn quân xông ra. Địch còn thừa sức, phản ứng dữ dội, AK, B40, cả Thượng liên Đông Đức, tác xạ chống trả liên tục, lính Đại đội 2 khựng lại, không thể tắp vào được.

Nghe tiếng súng tôi đoán đối phương không nhiều, chỉ vài chục tên là cùng, nhưng hầm hố chiến đấu của chúng ắt phải kiên cố và nhiều tảng đá to che chắn, nên đại bác dập không xuể. Lại nữa, đạn rót xuống triền đồi tây bắc, là mặt đối diện nòng súng, địch chạy qua phía đông nam núp an toàn. Địa thế như vậy Cộng quân mới sử dụng làm chốt, đặt ống phóng hỏa tiễn AT3 hầu chế ngự quanh đất liền lẫn ngoài biển, ngừa tàu chiến đổ bộ. Tuy nhiên, địch đã không ngờ chính Biệt Động lại tạt ngang từ hướng tây sang đông đến vây đánh chúng, để trừ khử giàn phóng AT3. Sớm muộn gì cứ điểm này cũng sẽ bị diệt thôi.

Trung úy Dương Xuân tấn công đợt hai, cũng thất bại như lần trước, không chiếm được, mà thương vong càng cao thêm. Thiếu tá Thưởng cự nhoi, Xuân im lặng, cố xoay trở tìm thế đánh khác.

Buổi trưa nắng chang chang, đoạn đường xung phong phải băng qua bãi cát trống, chỉ lơ thơ đôi ba vạt cây loại bò sát, lá giống lá trầu, người miền Trung gọi là cây trường sinh. Mảnh đất lại bằng phẳng, như tấm gương phản chiếu trắng xóa, nhìn hoa cả mắt. Tôi lo ngại cho đơn vị của Xuân, khó bề tiến sát. Nếu không xin ném bom Napalm đốt cháy hoặc chờ màn đêm xuống rồi đột kích mục tiêu, mà cứ tiếp tục húc càng kiểu đó thì Đại đội 2 chỉ từ chết tới bị thương thôi.

Qua buổi chiều trời vẫn còn nóng bỏng, Đại đội tôi lủi thủi theo sau yểm trợ, tải hàng chục xác chết và bị thương cùng ba lô, súng đạn dư thừa của đơn vị lâm trận, ra quốc lộ để xe chở về hậu cứ. Làm cái công việc chẳng mấy thú vị, còn cực nhọc, phần chưa ăn trưa đói mệt, bọn lính than như bộng:

– Khổ quá, Đại Bàng ơi!…

Tôi an ủi:

– Ráng lên rồi tà tà nghỉ!

Một tốp khác vừa đi vừa dùng dằng:

– Đại Bàng, sao mấy đại đội kia không làm gì hết?

Tôi cầm thanh tre nhấp nhấp trong không khí và hầm hừ:

– Này, tao bảo cố gắng, nghe chưa? Chọc điên tao xin tình nguyện kéo vô đánh mục tiêu cho tụi bay chết luôn!

Tất cả im lặng, biết phận mình “bồng em khỏi xay lúa”, lật đật kẻ khiêng người cõng các thân xác máu me nhầy nhụa đi một mạch, trông tội nghiệp. Trong lúc đó Thiếu tá Thưởng cứ cằn nhằn Trung úy Xuân chẳng làm ăn gì được. Tôi mở sang tần số Bộ Chỉ Huy Liên đoàn 1 BĐQ, cũng nghe giọng Trung tá Trần Kim Đại trách móc Tiểu đoàn 21. Ông trách nhẹ chứ không la hét bừa bãi, cao ngạo, như Lê Phú Đào, tiền nhiệm, đại loại đơn vị mới xuất quân đầu năm đã bị một cái chốt nhỏ cầm chân mà chẳng gỡ được. Sau cùng ông hỏi:

– Trùng Dương tính sao?

Giọng Thiếu tá Thưởng hơi bực tức:

– Giờ đã xế chiều rồi, tôi đóng quân ở đây, chờ tối tôi cho đứa con khác đột kích.

Nghe qua cuộc vô tuyến điện đàm không mấy vui, tôi chán nản tắt máy, lên BCH lớn họp theo lệnh Đại úy Nguyễn văn Do Tiểu đoàn phó. Vừa thấy đủ bốn đại đội trưởng, Vân, Nai, Xuân, Giảng, Quách Thưởng nói:

– Tiểu đoàn bao quanh con xóm này. Mỗi đại đội đặt phía trước 3 tiền đồn. Đại úy Do sẽ chỉ định vị trí. Đại đội của Nai thì chuẩn bị thành phần đột kích mục tiêu 12 giờ đêm nay.

Trời đã tối, các phòng tuyến đào hố cá nhân như thường lệ. Tất cả nằm đất, bị cấm căng poncho treo võng, đốt lửa. Pháo binh lai rai rót từng quả xuống mục tiêu 25 để giàn phóng hỏa tiễn AT3 khỏi ngóc đầu và cứ khoảng vài mươi phút, một loạt đạn 105ly của ta từ núi Dâu bắn quấy rối các điểm ngoài vị trí Biệt Động Quân. Mọi người chờ đợi Đại đội 4 hành sự.

Rồi một trái signal trắng thụt lên, báo hiệu 2 trung đội đột kích đã sát mục tiêu. Tiếp theo, lựu đạn M26 và M72 nổ liên tục ngay sườn tây bắc cụm núi 25. Các khẩu đại liên từ BCH Đại đội 4 bắn rẻ quạt ngang triền tới đỉnh. Mấy cái chốt địch trong các xóm phía tây nam vội tỉa AK, Thượng liên đến chân đồi cứu bồ của chúng. Dưới ánh hỏa châu rực sáng, tôi thấy rõ lính tràn lên thanh toán từng hốc đá, khu đồi 25 tóe lửa. Một lát, tiếng súng ngưng, chỉ còn có tiếng kêu ơi ới của quân Biệt Động gọi nhau lục soát. Đại đội 4 báo sơ khởi giết 10 tên, thu 8 súng cá nhân cùng cộng đồng và nhiều chất nổ. Riêng giàn launcher AT3 không tìm thấy, địch đã vác chạy hay đã bể nát. Phía bạn bị thương hai người.

Mới đầu năm Đại đội 4 “khai trương” làm ăn khá. Thiếu tá Quách Thưởng đắc ý cười luôn miệng. Đại úy Đỗ văn Nai là một trong các sĩ quan trẻ của Tiểu đoàn, đẹp trai, tính tình dễ thương, chỉ huy rất vững chắc. Vừa tốt nghiệp khóa 24 Thủ Đức, Nai về đơn vị gặp biến cố Tết Mậu Thân, là giai đoạn đầu thử thách chức năng trung đội trưởng của vị sĩ quan mặt búng ra sữa này. Làm đại đội phó Nai cũng xuất sắc, đoạt khá nhiều huy chương, đa số ngôi sao vàng và nhành dương liễu. Năm 1971, Nai mới lên làm đại đội trưởng thì Tiểu đoàn lại tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 Hạ Lào, trực thăng vận đổ ào xuống một thung lũng kế thượng lưu sông Sésamou, cực bắc Tchépone, Savannakhet. Từ đó, lại chính Đỗ văn Nai tiên phong tiến chiếm ngọn núi cao 300 thước phía tây, để toàn bộ Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân lên trấn thủ, làm nhiệm vụ án ngữ, cũng là căn cứ đầu tiên của Quân Lực VNCH trên lãnh thổ Vương Quốc Ai Lao. Nai còn bung rộng Đại đội ra xa, dọc theo một đoạn đường mòn Hồ Chí Minh, nơi cộc số DC16, đốt cháy nhiều kho đạn phòng không 37ly và đại bác 75ly không giật của Cộng quân Bắc Việt dự trữ hầu xâm lược miền Nam.

Kế tiếp, những tháng năm quê hương đổ lửa, người hùng Đỗ văn Nai, dù đã hai lần bị thương, vẫn luôn luôn sát cánh với đơn vị, trải qua bao gian khổ, khi vui cũng như lúc buồn…

Sáng nay tôi dậy sớm hơn thường lệ, đang đứng trò chuyện với Trung đội 2 ngoài tuyến, thì Hạ sĩ Nguyễn Hiệp truyền tin tay xách cái máy PRC25 từ trong lều BCH hơ hải chạy ra:

– Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng cần gặp Đại Bàng.

Tôi nắm ống liên hợp:

– Nghe Trùng Dương!

Giọng Thưởng muốn khóc:

– Mi làm cái chi tao chờ máy lâu vậy? Hộ tống tao ra Đức Phổ gấp! Thằng Ẩn chết rồi!

Vì thói quen bạn bè, từ thuở hai đứa còn đi học chung lớp, chung trường, nên Thưởng hay xưng hô thân mật với tôi: “tao, mi”. Ngược lại, tôi vẫn giữ khoảng cách, trước mắt Thưởng là cấp chỉ huy của tôi trong đơn vị oai hùng này.

Nghe Thưởng nói, tôi bàng hoàng:

– Đáp nhận! Đại đội sẽ mở đường và an ninh lộ trình, còn tôi sẽ đích thân vào đón Trùng Dương.

Tôi bảo Trung sĩ Hơn và Thuận:

– Đại đội nhổ lều, mang ba lô, súng đạn di chuyển gấp về hướng quốc lộ. Trung đội 2 hàng ngang đi trước, Trung đội 1 hàng dọc sau, bên trái, vọt lẹ! Riêng toán Thám Báo theo tôi!

Thưởng và hai người cận vệ phía biển tới. Gặp tôi mặt ông nhăn nhó, đôi mắt đỏ hoe:

– Mở đường chưa, Vân?

– Dạ rồi! Ẩn chết lúc nào, Thiếu tá?

– Hậu cứ báo sáng nay.

Tôi quay qua lấy cái ống liên hợp máy PRC25 nơi tay Binh nhất Nguyễn văn Văn truyền tin đứng bên cạnh, để gọi dặn thêm các trung đội:

– Anh Hơn, khi gần tới dừng lại, cùng Trung đội của Thuận rải dài theo lộ trình vừa mới qua, giữ an ninh.

– Đáp nhận! Trình Đại Bàng có chiếc thiết vận xa chạy về phía Đại Bàng.

– Ừ, tôi có nghe tiếng máy nó.

Thiếu tá Thưởng nói:

– Thiết giáp vô đón tao đó, cho Thám Báo chặn lại.

Chiếc M113 dừng trước mặt một trăm thước, các khẩu đại liên trên xe chĩa thẳng ba hướng.

Thưởng lướt tới, trèo lên rồi nói:

– Vân và hai đứa làm máy lên đây đi thêm một khúc.

Viên Thiếu úy Mũ Đen đưa tay chào Thưởng:

– Nghe Tiểu đoàn 21 BĐQ đập nát được giàn phóng AT3, tụi này mừng quá, Thiếu tá!

– Ừ, hồi sáng lính lục soát thấy nó hư , đạn thì cháy nổ hết tối hôm qua.

Tôi xen vào:

– Giờ đang có chuyện buồn, xin Thiếu úy cho quay đầu xe chạy mau!

Chiếc M113 giật trườn tới xoáy đất. Thưởng than thở:

– Lạ quá, Vân! Mấy bữa Ẩn đã khỏe, nó lấy bộ bài ra binh xập xám một mình chơi đây…

– Tôi chẳng biết sao, xin chia buồn cùng anh. Điều tôi lấy làm lạ, lần trước khi nghe Ẩn bị thương, tôi cùng anh vội lên một chiếc M113 đi cứu. Nay nhận tin Ẩn chết, hai đứa lại ngồi chung thiết giáp cũng loại này, tôi tiễn anh về. Hẳn có cái gì tương quan đến sự việc, khó hiểu!…

Chắc Thưởng không nghe mấy lời tôi nói, âm thanh bị lấn át bởi tiếng xe gầm gừ mỗi lần hai sợi xích bươn qua từng thế đất gồ ghề gợn sóng. Vị Tiểu đoàn trưởng tài hoa mãi im lặng với nỗi buồn riêng, đôi mắt nhìn tận nơi đâu, xa lắm, không phải dải Trường Sơn trước mặt đang đảo lộn…

Tôi nhớ ngày Trung úy Ẩn bị thương trong cuộc hành quân phía tây Ba Gia, tỉnh Quảng Ngãi. Tiểu đoàn 21 lội dưới đồng bằng, riêng Đại đội 2 của Ẩn thì đi trên cao, hết ngọn đồi này sang đỉnh núi khác cả tháng. Rồi một hôm, trung đội đầu bỗng bị địch quân chặn đánh, theo thói quen và tính can đảm, Đại đội trưởng Quách Ẩn phóng tới để trực tiếp điều động, thì đạp phải một trái mìn, loại biến chế bằng quả đại bác 105ly.

Nghe tiếng nổ long trời, các đơn vị dưới thấp đều thấy một cột khói đen từ thế yên ngựa cuồn cuộn tuôn lên. Kế đó, các speaker PRC25 phát ra những lời báo cáo sự việc vừa xảy tới.

Biết ngay Đại đội 2 như rắn mất đầu, không người chỉ huy, phần tê điếng trước tin người em ruột ngộ nạn, Thưởng hoảng hốt, giọng dồn dập, kêu tôi đến nỗi không kịp trả lời:

– Việt Quốc! Việt Quốc! Lên cứu Ẩn mau đi, nó bị thương rồi! Việt Quốc!…

Lúc ấy Đại đội tôi đang băng ngang một cánh đồng ruộng nước, nhằm mục đích vào lục soát một con xóm đìu hiu ở phía nam núi Tròn. Lệnh xuống, lại được biết người bị thương là vị cựu Đại đội trưởng của tôi đã một thời chung lưng chiến đấu, tức tốc tôi cho đơn vị đổi hướng, đâm thẳng vào phía núi, nơi cột khói còn mù mịt trên cao. Nhưng vì chân đồi chập chùng, cây cối rậm rạp, lính di chuyển quá chậm. Thấy vậy, Thưởng nóng lòng lấy một chiếc thiết vận xa M113 của chi đoàn đang tùng thiết, rượt theo:

– Vân, lên đây!… Lên đây!…

Tôi và hai người làm máy leo lên. Rồi vẫn trở ngại bởi các tảng đá lớn chằng chịt, xe chạy còn thua đi bộ. Thưởng và tôi lại nhảy xuống, dẫn Đại đội luồn lách trèo theo khe núi. Đến nơi thấy Ẩn bị thương nặng. Trực thăng được gọi kịp thời đưa Ẩn về bệnh viện.

Nay Trung úy Ẩn đã chết, cả Tiểu đoàn thương tiếc. Ẩn có đức tính đáng qúy, người đời e khó bắt chước. Phục vụ trong cùng đơn vị, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của anh ruột là Tiểu đoàn trưởng Quách Thưởng mà Ẩn không bao giờ dựa hơi làm càn. Vì công vụ anh ra lệnh, gian nguy mấy người em vẫn thi hành như mọi thuộc cấp, không thắc mắc, hay về “mét” mẹ để được bao che. Ẩn luôn trọng sự công bằng và quá yêu đời lính cho đến ngày hy sinh.

Một lần, vào mấy ngày tỉnh Quảng Trị sắp thất thủ mùa hè 1972, mặt trận tây nam La Vang trở nên ác liệt, Tiểu đoàn 21 BĐQ bị Sư đoàn 304 CSBV vây đánh te tua. Biết phòng tuyến Đại đội 2 mình thế nào cũng vỡ, Trung úy Ẩn chạy vào BCH Tiểu đoàn kêu lớn:

– Anh Thưởng! Lính chết nhiều rồi, cho rút lui ngay! Việt Cộng đông lắm!…

Nghe tiếng Ẩn nói như muốn chủ bại, Thiếu tá Thưởng tức giận, từ dưới hố cá nhân nhảy vội lên rồi vừa đưa tay chỉ ngay mặt người em vừa quát to:

– Mi rút mi chết với tao! Ra chỉ huy, mau!

Ẩn lật đật quay lui, có vẻ khiếp sợ ông anh hơn địch. Sau đó, Cộng quân lăn xả vào như kiến, dù chúng đã chết hết lớp này sang lớp khác. Đại đội tôi kế bên trái Ẩn, cả hai tiếp tục chống trả. Lúc ấy đang cận chiến, không thể dùng máy truyền tin để điều động kịp nữa, tôi cũng như Ẩn chỉ còn hét lên và cùng lính vừa bắn vừa đốc lựu đạn kháng cự một cách tuyệt vọng. Địch liền phối hợp hỏa lực, từ phía tây trút xuống một trận pháo phủ đầu, bất kể quân của chúng vẫn còn nằm sát vị trí Biệt Động, rồi với chiến thuật biển người cố hữu, địch xung phong, tràn ngập như nước vỡ bờ.

BCH Liên đoàn hay tin vội cho lệnh Tiểu đoàn rút ngay về đồi 34, gần nhà thờ La Vang, nằm thủ để bảo toàn lực lượng.

Trong khi đó, các phòng tuyến chiến đấu ở mạn bắc Quảng Trị đều tan vỡ. Các binh lính rã ngũ quá hỗn độn, chạy ào vào hướng Huế, lôi cuốn toàn quân, toàn dân địa phương bỏ nhà, bỏ đơn vị triệt thoái khỏi tỉnh địa đầu một cách rối loạn tạo ra lắm cảnh chết chóc không thể nào kể xiết, như lá rụng mùa thu. Nơi khủng khiếp nhất, biết bao kẻ mất đầu người lòi ruột nằm ngổn ngang, chồng chất lên nhau trên xe dưới đất, là một đoạn đường ngắn vài cây số của Quốc lộ 1, trước căn cứ BCH Chi Khu Mai Lĩnh, phía nam thành phố tang thương ấy, mà về sau người ta gọi là “Đại Lộ Kinh Hoàng”.

Đại Lộ Kinh Hoàng! Một cụm từ nghe rất kêu của một nhà báo ngoại quốc viết theo quán tính. Nhưng mấy ai hiểu tại sao kinh hoàng. Chắc họ thấy chết nhiều? Thôi, cứ hiểu đơn giản đó là một cõi chết, cõi chết đặc biệt không có thú vật dự phần vì chung quanh đều đồng trống, chỉ dành riêng cho người, từ thường dân, nam lẫn nữ, trẻ sơ sinh với kẻ già cả, đến đủ mặt các quân binh chủng hùng mạnh nhất lúc bấy giờ…

Khi triệt thoái, người và xe chen chúc nhau vào Huế. Địch thâm hiểm đẩy Đại đội C7 thuộc Sư đoàn 304 Cộng Sản BV, chiếm cầu Bến Đá ở mạn nam thành phố Quảng Trị để chặn đường. Lúc ấy, quân số Tiểu đoàn 21 tuy sút giảm, nhưng khả năng chiến đấu và hệ thống chỉ huy còn vững chắc, vừa từ La Vang về nằm thủ trong căn cứ Chi Khu Mai Lĩnh. Thấy đồng bào bị dồn đống ngoài quốc lộ, Thiếu tá Thưởng vội kéo đơn vị ra, một mặt bảo tôi tức tốc dẫn Đại đội tới đánh C7 để mở đường. Sau vài tiếng đồng hồ quần thảo địch quân tan rã, chết còn 9 tên. Trước khi tháo chạy, Đại đội trưởng C7, Thiếu úy Nguyễn văn Đường, cho giật mìn sập cây cầu định mệnh Bến Đá. Tiếp theo, các khẩu đại bác, 82 đến 130ly của Cộng quân đã áp sát tứ bề đua nhau rót đạn vào như mưa bấc. Một rừng người đủ thành phần đang đụn lại dài hai cây số, họ gào thét, giẫy giụa giữa biển lửa, lớp nát thây vì đạn pháo kẻ thù, lớp xẹp lép do các xe GMC, Jeep, cùng các sợi xích thiết giáp của Quân Lực VNCH quay cuồng nghiền lên để giành đường thoát thân. Bi thảm nhất, hàng ngàn thương bệnh nhân, từ các bệnh viện trong thành phố Quảng Trị di tản, đang nằm ngất ngưởng trên các xe. Họ không chết hết ngay tại chỗ thì cũng tắt thở dần mòn sau khi bị bỏ lại bên kia cây cầu đã gãy.

Dưới cơn mưa pháo dữ dội của địch quân, biết đồng bào và đoàn quân bại trận thê thảm ấy không thể nào vượt qua được khúc sông sâu đầy xác giặc, để ra khỏi “Đại Lộ Kinh Hoàng”, tôi cố xin lệnh Thiếu tá Quách Thưởng mở đường mới dẫn tất cả đâm thẳng ra hướng đông. Lúc băng qua cánh đồng ruộng nước, Việt Cộng pháo theo, thây người rơi lả tả dưới sình lầy. Khi tới mé biển tôi cho quẹo phải về nam. Vẫn chưa yên thân, lộ trình này lại bị đại bác Hải Quân của ta ngoài khơi nã vào làm chết thêm một số nữa. Các quả đạn cực mạnh nổ tung lên nhiều đám người, quân với dân như cát với bụi. Thì ra ông hạm trưởng nào đó đã không nắm vững tình hình ở đất liền, hay vì “tàu lắc lư làm sao viết thư tình” nên buồn bắn sảng để mai mốt về “cặp bến” kể em nghe anh vừa chơi một trận hải chiến quá…sai lầm trên sóng nước Trị Thiên.

Để tránh đạn của các ông hạm, Đại đội ép vô trong, đi dọc theo quốc lộ số 1 cũ, xuyên qua trung tâm quận Hải Lăng, rồi dừng lại bên bờ sông Mỹ Chánh. Lúc bấy giờ đêm đã khuya. Sáng sớm hôm sau, đoàn người thất điên bát đảo, dài lê thê mới được một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến trấn giữ ở đây lần lượt cho qua cầu, rồi mạnh ai nấy “tan hàng cố gắng”. Riêng Đại đội 1 BĐQ khi về tới cửa Thượng Tứ Huế thì có khác nào Đại đội C7 của Thiếu úy Nguyễn văn Đường Cộng Sản Bắc Việt bị tôi đánh tan tác hôm qua tại cầu Bến Đá, Quảng Trị, cũng chỉ còn có chín người bơ phờ, nhìn nhau mãi mới nhận ra thầy trò.

Những sự thật ấy chẳng nghe ai kể, ngay cả chuyện Quách Ẩn, Quách Thưởng nào ai biết! Ai là ai? Là phường giá áo túi cơm, vinh thân phì gia, sống trên xương máu của các chiến sĩ, còn đối xử tệ với binh chủng anh hùng Biệt Động Quân.

Đa số các phóng viên, nhà báo quân đội cứ đi mây về gió. Mỗi lần viết phóng sự chiến trường, họ hay đến các đại đơn vị hào nháng, và chỉ tường thuật cặn kẽ các trận nào thuộc binh chủng gà nhà thôi. Họ tả nghe cũng khiếp, cơ mưu chiến thuật cùng tài điều quân khiển tướng thần sầu quỉ khóc, còn hơn cả Khổng Minh Gia Cát Lượng…

Chiếc M113 dừng lại bên lề đường còn mịt mùng bom đạn, tôi và hai người lính mang máy vội vã rời khỏi xe, Thưởng tiếp tục vào “con phố buồn muôn thuở” ấy, để lên trực thăng về Đà Nẵng. Trước khi xe chạy, Thưởng nói vói xuống:

– Vân à, Thiếu tá Hoàng Phổ Liên đoàn phó sẽ xuống thay tao ít hôm, cố gắng giúp ổng. Mai táng Ẩn xong tao lên ngay!

Tôi im lặng, đưa tay chào từ giã vị Tiểu đoàn trưởng đang đứt từng đoạn ruột…

Trần thy Vân

http://hung-viet.org/blog1/2015/10/08/sa-huy%CC%80nh-bie%CC%89n-lu%CC%89a/


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sa Huỳnh biển lửa

Người ta nói Gio Linh Bến Hải là hỏa đầu chiến tuyến. Sự ví von ấy đúng với tiềm thức người dân Việt từ khi đất nước chia đôi 1954 bởi một con sông ngăn cách, ghi dấu sự thù hận

Trần Thy Vân

Người ta nói Gio Linh Bến Hải là hỏa đầu chiến tuyến. Sự ví von ấy đúng với tiềm thức người dân Việt từ khi đất nước chia đôi 1954 bởi một con sông ngăn cách, ghi dấu sự thù hận, hai bờ Nam Bắc dưới hai chế độ khác nhau. Nhưng trên thực tế thật đau thương và ác nghiệt. Vì muốn thôn tính miền Nam, không phải nhằm mục đích tái thống hợp, trả lại những gì hồn thiêng sông núi đã thiếu mất, mà chỉ để áp đặt sự độc tài toàn trị, sắt máu, nên bất cứ nơi nào đánh phá mà gây hoang mang, áp đảo được tinh thần dân chúng, làm xáo trộn nền kinh tế lẫn chính trị Việt Nam Cộng Hòa, thì Cộng Sản Bắc Việt không bao giờ từ nan.

Sa Huỳnh tuy nhỏ bé, dân thưa và nghèo khó, chỉ có Quốc lộ 1, con đường độc nhất xuyên qua, nhưng phần đất lại được mô tả như cái cuống họng, nếu bị bóp nghẹt, năm tỉnh địa đầu phải ngất ngư, thân mình vùng II cũng bủn rủn.

Vì vị trí then chốt chiến lược này, còn thêm sự phòng thủ quá lỏng lẻo, dù địa thế hiểm trở khó tấn công, Cộng quân đã không ngần ngại tung một lực lượng hùng hậu tiến chiếm Sa Huỳnh, biến nơi đây thành điểm nóng nhất, khiến dân chúng điêu linh, sống trong cảnh dầu sôi lửa bỏng đầu năm 1973.

Do áp lực của đối phương quá nặng nề, tạo sức ép về phía nam, đe dọa luôn bắc Bình Định, nên ngoài các đơn vị cơ hữu địa phương, như Trung đoàn 40 của Sư đoàn 22 Bộ Binh cùng Chi đoàn 1 Chiến Xa thuộc Thiết đoàn 14 Kỵ Binh đặt trong tình trạng khẩn trương, còn có Liên đoàn 6 Biệt Động Quân Sài Gòn ra tiếp ứng. Các đại đơn vị này khống chế được tham vọng của kẻ thù bành trướng từ Đức Phổ và nhất là từ mật khu An Lão ở hướng tây.

Nhìn qua các lực lượng nêu trên, người ta rất tin tưởng Chi đoàn 1/14, có danh hiệu “Chi Đoàn Chiến Xa Voi Điên”, của Đại úy Hà Mai Khuê, một sĩ quan trẻ dưới 30 tuổi. Dân chúng Bình Định làm sao quên được những tháng năm kiêu hùng của đất nước mà Chi Đoàn Voi Điên đã từng nghiến nát địch quân khắp chiến trường đẫm máu, từ mật khu An Lão chí đến Trị Thiên, Hạ Lào. Nơi nào Kỵ binh Hà Mai Khuê không hằn sâu dấu xích phanh thây xác thù? Trên 10 huy chương Anh Dũng Bội Tinh Việt Nam và một Ngôi Sao Đồng (The Bronze Star Medal For Heroism In Ground Combat) do quân đội Hoa Kỳ trao tặng, chứng tỏ Khuê một cấp chỉ huy tuyệt vời. Chưa đủ, con Voi Điên đầu đàn này đã 3 lần bị thương vẫn tình nguyện ở lại chiến trường, để tiếp tục gây kinh hoàng cho Cộng quân khắp Bình Định.

Rồi đầu năm nay, 1973, không thể để mặt trận Sa Huỳnh lan rộng, Chi đoàn 1/14 Chiến Xa với anh hùng Hà Mai Khuê đã sẵn sàng dương oai nơi quê hương đầy huyền thoại, vang bóng một thời Đại Đế Quang Trung Nguyễn Huệ.

Tại mạn bắc Sa Huỳnh, quận lỵ Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, các thành phần tham chiến có Liên đoàn 1 Biệt Động Quân, hai Trung đoàn 5 và 6 Sư đoàn 2 Bộ Binh, dưới sự yểm trợ của Hải quân, Không quân, Thiết giáp, nhất là Pháo binh, đang góp phần làm bạt vía quân thù, như các trận đánh vang danh khắp nẻo đường quê mẹ.

Nỗ lực chính là Liên đoàn 1 Biệt Động, có mặt nửa đêm hôm qua, về từ Mộ Đức. Sáng nay, lực lượng Mũ Nâu này bắt đầu dàn trận ngay cạnh nam khu phố Đức Phổ, lấy Quốc lộ 1 làm chuẩn, Tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân phía tây, Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân hướng đông, cả hai cùng áp sát Sa Huỳnh.

Trước đoàn quân rực màu áo hoa rừng như thiên thần xuất hiện, hiên ngang tiến vào mặt trận, bom đạn sắp nổ tung, dân chúng đã bao phen chạy loạn, lại vội vã tìm nơi trú ẩn.

Nếu ai không xuôi ngược hay lui tới nhiều lần, trí nhớ cũng dễ phai mờ hình ảnh một quận lỵ khô cằn và đìu hiu phía nam Quảng Ngãi. Đó là Đức Phổ, con phố buồn muôn thuở, xa lạ, trước biển sau kề núi, dài không quá năm trăm mét, nằm cặp theo Quốc lộ 1, con đường duy nhất có tráng nhựa xuyên qua. Hầu hết các cửa tiệm trên tôn dưới ván, lá dừa xơ xác, xen kẽ năm ba căn nhà gạch mái ngói âm dương cổ kính từ thời Pháp thuộc, mà nay nóc đã đổ tường xiêu đầy vết đạn. Quê hương này vốn đã nghèo khó, còn xảy ra hằng năm các trận cuồng phong dữ dội, không bão biển cũng gió núi dông nguồn, cùng giặc về quấy nhiễu đêm đêm.

Rồi cả tháng nay giặc Hồ xâm chiếm bắn phá chung quanh khiến toàn quận tiêu điều, người lẫn súc vật ngổn ngang dưới những tàng cây, góc phố. Họ bỏ nhà cửa dồn về từ các xã ấp xa xôi, hẻo lánh, nhất là từ Sa Huỳnh, nơi hai ngày trước mất đứt nửa Tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân khi vừa trực thăng vận xuống, làm tình hình thêm căng thẳng.

Lần này sự xung trận của hai tiểu đoàn Mũ Nâu khét danh, 21 và 37, đem lại niềm tin cho dân chúng, không riêng Quảng Ngãi, mà cả năm tỉnh địa đầu vùng 1. Cộng quân từng truyền khẩu “Gặp Đỏ thì tránh, Xanh lừa, gặp Vàng đánh líp”. Câu đó ám chỉ ba tiểu đoàn của Liên đoàn 1 Biệt Động. Mấy năm trước quân nhân các cấp có đính trên nắp túi áo trái một băng vải nhỏ, cùng màu khăn choàng cổ, đỏ là 21, xanh 37 và vàng 39. Địch nói nếu gặp vàng đánh líp, tức chưa ngán Tiểu đoàn 39, còn có thể hơn được một, chứ lẽ nào thua hết ba, mất mặt bác Hồ quá! Còn chúng bảo gặp “Xanh”, tức Tiểu đoàn 37, thì lừa cũng phải. Vì đơn vị anh hùng này đã khét tiếng từ trận tử thủ Khe Sanh, thuộc quận Hương Hóa Quảng Trị, 1968, chấn động cả thế giới, thời Đại úy Hoàng Phổ, Tiểu đoàn trưởng.

Vì sợ, Việt Cộng luôn luôn tránh né Đỏ, nên Tiểu đoàn 21 mỗi lần vào hành quân các tỉnh phía nam Đà Nẵng đều “thất nghiệp” dài dài, trừ phi tao ngộ chiến. Lúc còn phục vụ ở Đại đội 2/21, có lần tại vùng Hương An Bình Giang, Quảng Nam, tôi mới dàn ngang trung đội để xung phong thì địch trong mục tiêu, dưới các chòm cây dương liễu, vụt trồi lên khỏi hầm, vừa cắm đầu chạy tán loạn như bầy vịt vừa la to:

– 21!… 21!…

Nhưng Biệt Động Quân tắp vô quá lẹ, địch vọt không kịp, bị bắn chúi nhủi nằm la liệt. Hôm đó lính bắt sống một tên và hỏi một câu cắc cớ:

– Tại sao bỏ chạy?

Hắn đáp:

– Chúng em có lệnh rút lui khi gặp các anh đeo băng “Đỏ” là Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân.

Đi hành quân, mà Việt Cộng cứ lẩn tránh, những chàng trai diệt giặc đành thất nghiệp. Bây giờ kẻ thù hết đường trốn, hay lừa ai được nữa, trước các mũi tiến thần tốc của hai Tiểu đoàn Xanh và Đỏ vào khai tử, chắc chúng sẽ chết không kịp ngáp.

Với phòng tuyến trải dài trên các dãy đồi đá nhấp nhô, vắt ngang từ chân núi Trường Sơn ra tới biển, Trung đoàn 141 Sư đoàn 2 Cộng Sản Bắc Việt tự cho đó là bức tường thép bảo veä được mạn bắc đầm Nước Mặn, ắt chúng đang lo sợ. Hai Tiểu đoàn BĐQ mỗi lúc một áp sát. Các cỗ trọng pháo của ta trên các cao điểm phía đông phố Đức Phổ bắt đầu nhả đạn xuống mục tiêu rộng lớn trải dài về hướng nam. Để nghênh đón cuộc tái chiếm Sa Huỳnh đẫm máu, địch cũng tới tấp bắn chặn Biệt Động bằng các đầu đạn nổ lại rất ác liệt, như phòng không 12 ly 8 và hỏa tiễn AT3, chúng gọi là D7. Toàn vùng rực lửa.

Đồng bào sinh sống nơi khu phố Đức Phổ đã vội nhốn nháo rời khỏi nhà, nhập vào đám người “vô gia cư” đang màn trời chiếu đất hai bên vỉa hè cả tháng nay, như một dòng thác lũ, họ ùn ùn kéo chạy dạt ra hướng bắc tránh đạn phản pháo của Cộng quân.

Mở màn sự thiệt hại của đôi bên, một chiếc M113 có trang bị cây 106ly và khoảng 300 viên đạn bị trúng hỏa tiễn nổ tung một lượt, tan tành từng mảnh văng xa hàng trăm mét, chỉ còn lại vạt đất nám đen. May mắn, bốn người lính Thiết giáp kịp nhảy khỏi xe khi vừa thấy quả AT3 lao tới từ ngọn đồi cao 25 thước mé biển. Sự thoát hiểm này là nhờ đã được huấn luyện. AT3 vô cùng lợi hại, có vài đặc điểm giống TOW Hoa Kỳ, sức công phá chiến xa của nó như kim đâm bong bóng. Lúc bay đi phía sau đuôi đạn kéo theo một sợi kim loại, tựa dây đàn số 6 Guitare, nối liền với ống phóng (launcher). Dù công phá hữu hiệu nhưng nó cũng có yếu điểm là bay chậm, kêu xè xè, và sáng rực, dễ phát hiện. Khi nghe tiếng départ, thấy quả đạn lao tới lính thiết giáp phải rời khỏi xe, cách xa vài chục thước, bộ binh thì tản thưa, nằm xuống, nếu không, dù sắt thép cũng thành nước.

Vì một con cua đã bị nướng, Chi đoàn trưởng của Chi đoàn M113 xin BCH Liên đoàn 1 BĐQ cho lệnh số còn lại bò vòng vòng gần khu phố Đức Phổ. Ông viện lẽ loại hỏa tiễn đó, cho dù có gắn mắt thần hay không, vẫn khắc tinh với gia đình ông. AT3 ra đời để tìm ăn cua nướng thôi, nó đớp gọn không chừa một cái que. Nghe nói khiếp vậy, Trung tá Mũ Nâu Trần Kim Đại đâm ớn lạnh, vội thúc Tiểu đoàn 21 BĐQ chuyển hướng, tiến thẳng ra ngọn đồi cao 25 thước, bên bờ biển, tóm cổ cho bằng được con quỷ sứ khắc tinh đang gáy ở đó.

Qua speaker PRC25 tôi nghe Thiếu tá Quách Thưởng ban lệnh xuống các đại đội mà từ sáng giờ như là một bầy hổ đói cứ nhe răng chờ mồi:

– Tất cả, phương giác 1800, Đại đội 2 bên trái, 3 bên phải, dàn ngang đi trước, Đại đội 4 một hàng dọc giữ hông phải của BCH Tiểu đoàn, Đại đội 1 bảo vệ phía sau.

Các đại đội Biệt Động vội khai triển đội hình. Một lát sau súng đủ loại nổ vang, hai đơn vị đầu tràn vào con xóm xơ xác dưới những hàng dừa ven biển. Địch quân không có phản ứng nào đáng kể, các tổ báo động của chúng bắn lách tách chỉ để chém vè. Thiếu tá Quách Thưởng cho tất cả dừng bố trí, riêng Đại đội 2 BĐQ của Trung úy Dương Xuân chuẩn bị tiến đánh ngọn đồi 25, có giàn AT3, như đã ấn định. Mục tiêu này cây cối xanh um, lốc chốc nhiều tảng đá to, nằm đơn độc nơi chớn nước biển và cách ly bìa xóm một bãi cát rộng vài trăm thước.

Vừa dứt loạt pháo binh 105ly phủ đầu xuống 25, Trung úy Dương Xuân dàn quân xông ra. Địch còn thừa sức, phản ứng dữ dội, AK, B40, cả Thượng liên Đông Đức, tác xạ chống trả liên tục, lính Đại đội 2 khựng lại, không thể tắp vào được.

Nghe tiếng súng tôi đoán đối phương không nhiều, chỉ vài chục tên là cùng, nhưng hầm hố chiến đấu của chúng ắt phải kiên cố và nhiều tảng đá to che chắn, nên đại bác dập không xuể. Lại nữa, đạn rót xuống triền đồi tây bắc, là mặt đối diện nòng súng, địch chạy qua phía đông nam núp an toàn. Địa thế như vậy Cộng quân mới sử dụng làm chốt, đặt ống phóng hỏa tiễn AT3 hầu chế ngự quanh đất liền lẫn ngoài biển, ngừa tàu chiến đổ bộ. Tuy nhiên, địch đã không ngờ chính Biệt Động lại tạt ngang từ hướng tây sang đông đến vây đánh chúng, để trừ khử giàn phóng AT3. Sớm muộn gì cứ điểm này cũng sẽ bị diệt thôi.

Trung úy Dương Xuân tấn công đợt hai, cũng thất bại như lần trước, không chiếm được, mà thương vong càng cao thêm. Thiếu tá Thưởng cự nhoi, Xuân im lặng, cố xoay trở tìm thế đánh khác.

Buổi trưa nắng chang chang, đoạn đường xung phong phải băng qua bãi cát trống, chỉ lơ thơ đôi ba vạt cây loại bò sát, lá giống lá trầu, người miền Trung gọi là cây trường sinh. Mảnh đất lại bằng phẳng, như tấm gương phản chiếu trắng xóa, nhìn hoa cả mắt. Tôi lo ngại cho đơn vị của Xuân, khó bề tiến sát. Nếu không xin ném bom Napalm đốt cháy hoặc chờ màn đêm xuống rồi đột kích mục tiêu, mà cứ tiếp tục húc càng kiểu đó thì Đại đội 2 chỉ từ chết tới bị thương thôi.

Qua buổi chiều trời vẫn còn nóng bỏng, Đại đội tôi lủi thủi theo sau yểm trợ, tải hàng chục xác chết và bị thương cùng ba lô, súng đạn dư thừa của đơn vị lâm trận, ra quốc lộ để xe chở về hậu cứ. Làm cái công việc chẳng mấy thú vị, còn cực nhọc, phần chưa ăn trưa đói mệt, bọn lính than như bộng:

– Khổ quá, Đại Bàng ơi!…

Tôi an ủi:

– Ráng lên rồi tà tà nghỉ!

Một tốp khác vừa đi vừa dùng dằng:

– Đại Bàng, sao mấy đại đội kia không làm gì hết?

Tôi cầm thanh tre nhấp nhấp trong không khí và hầm hừ:

– Này, tao bảo cố gắng, nghe chưa? Chọc điên tao xin tình nguyện kéo vô đánh mục tiêu cho tụi bay chết luôn!

Tất cả im lặng, biết phận mình “bồng em khỏi xay lúa”, lật đật kẻ khiêng người cõng các thân xác máu me nhầy nhụa đi một mạch, trông tội nghiệp. Trong lúc đó Thiếu tá Thưởng cứ cằn nhằn Trung úy Xuân chẳng làm ăn gì được. Tôi mở sang tần số Bộ Chỉ Huy Liên đoàn 1 BĐQ, cũng nghe giọng Trung tá Trần Kim Đại trách móc Tiểu đoàn 21. Ông trách nhẹ chứ không la hét bừa bãi, cao ngạo, như Lê Phú Đào, tiền nhiệm, đại loại đơn vị mới xuất quân đầu năm đã bị một cái chốt nhỏ cầm chân mà chẳng gỡ được. Sau cùng ông hỏi:

– Trùng Dương tính sao?

Giọng Thiếu tá Thưởng hơi bực tức:

– Giờ đã xế chiều rồi, tôi đóng quân ở đây, chờ tối tôi cho đứa con khác đột kích.

Nghe qua cuộc vô tuyến điện đàm không mấy vui, tôi chán nản tắt máy, lên BCH lớn họp theo lệnh Đại úy Nguyễn văn Do Tiểu đoàn phó. Vừa thấy đủ bốn đại đội trưởng, Vân, Nai, Xuân, Giảng, Quách Thưởng nói:

– Tiểu đoàn bao quanh con xóm này. Mỗi đại đội đặt phía trước 3 tiền đồn. Đại úy Do sẽ chỉ định vị trí. Đại đội của Nai thì chuẩn bị thành phần đột kích mục tiêu 12 giờ đêm nay.

Trời đã tối, các phòng tuyến đào hố cá nhân như thường lệ. Tất cả nằm đất, bị cấm căng poncho treo võng, đốt lửa. Pháo binh lai rai rót từng quả xuống mục tiêu 25 để giàn phóng hỏa tiễn AT3 khỏi ngóc đầu và cứ khoảng vài mươi phút, một loạt đạn 105ly của ta từ núi Dâu bắn quấy rối các điểm ngoài vị trí Biệt Động Quân. Mọi người chờ đợi Đại đội 4 hành sự.

Rồi một trái signal trắng thụt lên, báo hiệu 2 trung đội đột kích đã sát mục tiêu. Tiếp theo, lựu đạn M26 và M72 nổ liên tục ngay sườn tây bắc cụm núi 25. Các khẩu đại liên từ BCH Đại đội 4 bắn rẻ quạt ngang triền tới đỉnh. Mấy cái chốt địch trong các xóm phía tây nam vội tỉa AK, Thượng liên đến chân đồi cứu bồ của chúng. Dưới ánh hỏa châu rực sáng, tôi thấy rõ lính tràn lên thanh toán từng hốc đá, khu đồi 25 tóe lửa. Một lát, tiếng súng ngưng, chỉ còn có tiếng kêu ơi ới của quân Biệt Động gọi nhau lục soát. Đại đội 4 báo sơ khởi giết 10 tên, thu 8 súng cá nhân cùng cộng đồng và nhiều chất nổ. Riêng giàn launcher AT3 không tìm thấy, địch đã vác chạy hay đã bể nát. Phía bạn bị thương hai người.

Mới đầu năm Đại đội 4 “khai trương” làm ăn khá. Thiếu tá Quách Thưởng đắc ý cười luôn miệng. Đại úy Đỗ văn Nai là một trong các sĩ quan trẻ của Tiểu đoàn, đẹp trai, tính tình dễ thương, chỉ huy rất vững chắc. Vừa tốt nghiệp khóa 24 Thủ Đức, Nai về đơn vị gặp biến cố Tết Mậu Thân, là giai đoạn đầu thử thách chức năng trung đội trưởng của vị sĩ quan mặt búng ra sữa này. Làm đại đội phó Nai cũng xuất sắc, đoạt khá nhiều huy chương, đa số ngôi sao vàng và nhành dương liễu. Năm 1971, Nai mới lên làm đại đội trưởng thì Tiểu đoàn lại tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 Hạ Lào, trực thăng vận đổ ào xuống một thung lũng kế thượng lưu sông Sésamou, cực bắc Tchépone, Savannakhet. Từ đó, lại chính Đỗ văn Nai tiên phong tiến chiếm ngọn núi cao 300 thước phía tây, để toàn bộ Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân lên trấn thủ, làm nhiệm vụ án ngữ, cũng là căn cứ đầu tiên của Quân Lực VNCH trên lãnh thổ Vương Quốc Ai Lao. Nai còn bung rộng Đại đội ra xa, dọc theo một đoạn đường mòn Hồ Chí Minh, nơi cộc số DC16, đốt cháy nhiều kho đạn phòng không 37ly và đại bác 75ly không giật của Cộng quân Bắc Việt dự trữ hầu xâm lược miền Nam.

Kế tiếp, những tháng năm quê hương đổ lửa, người hùng Đỗ văn Nai, dù đã hai lần bị thương, vẫn luôn luôn sát cánh với đơn vị, trải qua bao gian khổ, khi vui cũng như lúc buồn…

Sáng nay tôi dậy sớm hơn thường lệ, đang đứng trò chuyện với Trung đội 2 ngoài tuyến, thì Hạ sĩ Nguyễn Hiệp truyền tin tay xách cái máy PRC25 từ trong lều BCH hơ hải chạy ra:

– Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng cần gặp Đại Bàng.

Tôi nắm ống liên hợp:

– Nghe Trùng Dương!

Giọng Thưởng muốn khóc:

– Mi làm cái chi tao chờ máy lâu vậy? Hộ tống tao ra Đức Phổ gấp! Thằng Ẩn chết rồi!

Vì thói quen bạn bè, từ thuở hai đứa còn đi học chung lớp, chung trường, nên Thưởng hay xưng hô thân mật với tôi: “tao, mi”. Ngược lại, tôi vẫn giữ khoảng cách, trước mắt Thưởng là cấp chỉ huy của tôi trong đơn vị oai hùng này.

Nghe Thưởng nói, tôi bàng hoàng:

– Đáp nhận! Đại đội sẽ mở đường và an ninh lộ trình, còn tôi sẽ đích thân vào đón Trùng Dương.

Tôi bảo Trung sĩ Hơn và Thuận:

– Đại đội nhổ lều, mang ba lô, súng đạn di chuyển gấp về hướng quốc lộ. Trung đội 2 hàng ngang đi trước, Trung đội 1 hàng dọc sau, bên trái, vọt lẹ! Riêng toán Thám Báo theo tôi!

Thưởng và hai người cận vệ phía biển tới. Gặp tôi mặt ông nhăn nhó, đôi mắt đỏ hoe:

– Mở đường chưa, Vân?

– Dạ rồi! Ẩn chết lúc nào, Thiếu tá?

– Hậu cứ báo sáng nay.

Tôi quay qua lấy cái ống liên hợp máy PRC25 nơi tay Binh nhất Nguyễn văn Văn truyền tin đứng bên cạnh, để gọi dặn thêm các trung đội:

– Anh Hơn, khi gần tới dừng lại, cùng Trung đội của Thuận rải dài theo lộ trình vừa mới qua, giữ an ninh.

– Đáp nhận! Trình Đại Bàng có chiếc thiết vận xa chạy về phía Đại Bàng.

– Ừ, tôi có nghe tiếng máy nó.

Thiếu tá Thưởng nói:

– Thiết giáp vô đón tao đó, cho Thám Báo chặn lại.

Chiếc M113 dừng trước mặt một trăm thước, các khẩu đại liên trên xe chĩa thẳng ba hướng.

Thưởng lướt tới, trèo lên rồi nói:

– Vân và hai đứa làm máy lên đây đi thêm một khúc.

Viên Thiếu úy Mũ Đen đưa tay chào Thưởng:

– Nghe Tiểu đoàn 21 BĐQ đập nát được giàn phóng AT3, tụi này mừng quá, Thiếu tá!

– Ừ, hồi sáng lính lục soát thấy nó hư , đạn thì cháy nổ hết tối hôm qua.

Tôi xen vào:

– Giờ đang có chuyện buồn, xin Thiếu úy cho quay đầu xe chạy mau!

Chiếc M113 giật trườn tới xoáy đất. Thưởng than thở:

– Lạ quá, Vân! Mấy bữa Ẩn đã khỏe, nó lấy bộ bài ra binh xập xám một mình chơi đây…

– Tôi chẳng biết sao, xin chia buồn cùng anh. Điều tôi lấy làm lạ, lần trước khi nghe Ẩn bị thương, tôi cùng anh vội lên một chiếc M113 đi cứu. Nay nhận tin Ẩn chết, hai đứa lại ngồi chung thiết giáp cũng loại này, tôi tiễn anh về. Hẳn có cái gì tương quan đến sự việc, khó hiểu!…

Chắc Thưởng không nghe mấy lời tôi nói, âm thanh bị lấn át bởi tiếng xe gầm gừ mỗi lần hai sợi xích bươn qua từng thế đất gồ ghề gợn sóng. Vị Tiểu đoàn trưởng tài hoa mãi im lặng với nỗi buồn riêng, đôi mắt nhìn tận nơi đâu, xa lắm, không phải dải Trường Sơn trước mặt đang đảo lộn…

Tôi nhớ ngày Trung úy Ẩn bị thương trong cuộc hành quân phía tây Ba Gia, tỉnh Quảng Ngãi. Tiểu đoàn 21 lội dưới đồng bằng, riêng Đại đội 2 của Ẩn thì đi trên cao, hết ngọn đồi này sang đỉnh núi khác cả tháng. Rồi một hôm, trung đội đầu bỗng bị địch quân chặn đánh, theo thói quen và tính can đảm, Đại đội trưởng Quách Ẩn phóng tới để trực tiếp điều động, thì đạp phải một trái mìn, loại biến chế bằng quả đại bác 105ly.

Nghe tiếng nổ long trời, các đơn vị dưới thấp đều thấy một cột khói đen từ thế yên ngựa cuồn cuộn tuôn lên. Kế đó, các speaker PRC25 phát ra những lời báo cáo sự việc vừa xảy tới.

Biết ngay Đại đội 2 như rắn mất đầu, không người chỉ huy, phần tê điếng trước tin người em ruột ngộ nạn, Thưởng hoảng hốt, giọng dồn dập, kêu tôi đến nỗi không kịp trả lời:

– Việt Quốc! Việt Quốc! Lên cứu Ẩn mau đi, nó bị thương rồi! Việt Quốc!…

Lúc ấy Đại đội tôi đang băng ngang một cánh đồng ruộng nước, nhằm mục đích vào lục soát một con xóm đìu hiu ở phía nam núi Tròn. Lệnh xuống, lại được biết người bị thương là vị cựu Đại đội trưởng của tôi đã một thời chung lưng chiến đấu, tức tốc tôi cho đơn vị đổi hướng, đâm thẳng vào phía núi, nơi cột khói còn mù mịt trên cao. Nhưng vì chân đồi chập chùng, cây cối rậm rạp, lính di chuyển quá chậm. Thấy vậy, Thưởng nóng lòng lấy một chiếc thiết vận xa M113 của chi đoàn đang tùng thiết, rượt theo:

– Vân, lên đây!… Lên đây!…

Tôi và hai người làm máy leo lên. Rồi vẫn trở ngại bởi các tảng đá lớn chằng chịt, xe chạy còn thua đi bộ. Thưởng và tôi lại nhảy xuống, dẫn Đại đội luồn lách trèo theo khe núi. Đến nơi thấy Ẩn bị thương nặng. Trực thăng được gọi kịp thời đưa Ẩn về bệnh viện.

Nay Trung úy Ẩn đã chết, cả Tiểu đoàn thương tiếc. Ẩn có đức tính đáng qúy, người đời e khó bắt chước. Phục vụ trong cùng đơn vị, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của anh ruột là Tiểu đoàn trưởng Quách Thưởng mà Ẩn không bao giờ dựa hơi làm càn. Vì công vụ anh ra lệnh, gian nguy mấy người em vẫn thi hành như mọi thuộc cấp, không thắc mắc, hay về “mét” mẹ để được bao che. Ẩn luôn trọng sự công bằng và quá yêu đời lính cho đến ngày hy sinh.

Một lần, vào mấy ngày tỉnh Quảng Trị sắp thất thủ mùa hè 1972, mặt trận tây nam La Vang trở nên ác liệt, Tiểu đoàn 21 BĐQ bị Sư đoàn 304 CSBV vây đánh te tua. Biết phòng tuyến Đại đội 2 mình thế nào cũng vỡ, Trung úy Ẩn chạy vào BCH Tiểu đoàn kêu lớn:

– Anh Thưởng! Lính chết nhiều rồi, cho rút lui ngay! Việt Cộng đông lắm!…

Nghe tiếng Ẩn nói như muốn chủ bại, Thiếu tá Thưởng tức giận, từ dưới hố cá nhân nhảy vội lên rồi vừa đưa tay chỉ ngay mặt người em vừa quát to:

– Mi rút mi chết với tao! Ra chỉ huy, mau!

Ẩn lật đật quay lui, có vẻ khiếp sợ ông anh hơn địch. Sau đó, Cộng quân lăn xả vào như kiến, dù chúng đã chết hết lớp này sang lớp khác. Đại đội tôi kế bên trái Ẩn, cả hai tiếp tục chống trả. Lúc ấy đang cận chiến, không thể dùng máy truyền tin để điều động kịp nữa, tôi cũng như Ẩn chỉ còn hét lên và cùng lính vừa bắn vừa đốc lựu đạn kháng cự một cách tuyệt vọng. Địch liền phối hợp hỏa lực, từ phía tây trút xuống một trận pháo phủ đầu, bất kể quân của chúng vẫn còn nằm sát vị trí Biệt Động, rồi với chiến thuật biển người cố hữu, địch xung phong, tràn ngập như nước vỡ bờ.

BCH Liên đoàn hay tin vội cho lệnh Tiểu đoàn rút ngay về đồi 34, gần nhà thờ La Vang, nằm thủ để bảo toàn lực lượng.

Trong khi đó, các phòng tuyến chiến đấu ở mạn bắc Quảng Trị đều tan vỡ. Các binh lính rã ngũ quá hỗn độn, chạy ào vào hướng Huế, lôi cuốn toàn quân, toàn dân địa phương bỏ nhà, bỏ đơn vị triệt thoái khỏi tỉnh địa đầu một cách rối loạn tạo ra lắm cảnh chết chóc không thể nào kể xiết, như lá rụng mùa thu. Nơi khủng khiếp nhất, biết bao kẻ mất đầu người lòi ruột nằm ngổn ngang, chồng chất lên nhau trên xe dưới đất, là một đoạn đường ngắn vài cây số của Quốc lộ 1, trước căn cứ BCH Chi Khu Mai Lĩnh, phía nam thành phố tang thương ấy, mà về sau người ta gọi là “Đại Lộ Kinh Hoàng”.

Đại Lộ Kinh Hoàng! Một cụm từ nghe rất kêu của một nhà báo ngoại quốc viết theo quán tính. Nhưng mấy ai hiểu tại sao kinh hoàng. Chắc họ thấy chết nhiều? Thôi, cứ hiểu đơn giản đó là một cõi chết, cõi chết đặc biệt không có thú vật dự phần vì chung quanh đều đồng trống, chỉ dành riêng cho người, từ thường dân, nam lẫn nữ, trẻ sơ sinh với kẻ già cả, đến đủ mặt các quân binh chủng hùng mạnh nhất lúc bấy giờ…

Khi triệt thoái, người và xe chen chúc nhau vào Huế. Địch thâm hiểm đẩy Đại đội C7 thuộc Sư đoàn 304 Cộng Sản BV, chiếm cầu Bến Đá ở mạn nam thành phố Quảng Trị để chặn đường. Lúc ấy, quân số Tiểu đoàn 21 tuy sút giảm, nhưng khả năng chiến đấu và hệ thống chỉ huy còn vững chắc, vừa từ La Vang về nằm thủ trong căn cứ Chi Khu Mai Lĩnh. Thấy đồng bào bị dồn đống ngoài quốc lộ, Thiếu tá Thưởng vội kéo đơn vị ra, một mặt bảo tôi tức tốc dẫn Đại đội tới đánh C7 để mở đường. Sau vài tiếng đồng hồ quần thảo địch quân tan rã, chết còn 9 tên. Trước khi tháo chạy, Đại đội trưởng C7, Thiếu úy Nguyễn văn Đường, cho giật mìn sập cây cầu định mệnh Bến Đá. Tiếp theo, các khẩu đại bác, 82 đến 130ly của Cộng quân đã áp sát tứ bề đua nhau rót đạn vào như mưa bấc. Một rừng người đủ thành phần đang đụn lại dài hai cây số, họ gào thét, giẫy giụa giữa biển lửa, lớp nát thây vì đạn pháo kẻ thù, lớp xẹp lép do các xe GMC, Jeep, cùng các sợi xích thiết giáp của Quân Lực VNCH quay cuồng nghiền lên để giành đường thoát thân. Bi thảm nhất, hàng ngàn thương bệnh nhân, từ các bệnh viện trong thành phố Quảng Trị di tản, đang nằm ngất ngưởng trên các xe. Họ không chết hết ngay tại chỗ thì cũng tắt thở dần mòn sau khi bị bỏ lại bên kia cây cầu đã gãy.

Dưới cơn mưa pháo dữ dội của địch quân, biết đồng bào và đoàn quân bại trận thê thảm ấy không thể nào vượt qua được khúc sông sâu đầy xác giặc, để ra khỏi “Đại Lộ Kinh Hoàng”, tôi cố xin lệnh Thiếu tá Quách Thưởng mở đường mới dẫn tất cả đâm thẳng ra hướng đông. Lúc băng qua cánh đồng ruộng nước, Việt Cộng pháo theo, thây người rơi lả tả dưới sình lầy. Khi tới mé biển tôi cho quẹo phải về nam. Vẫn chưa yên thân, lộ trình này lại bị đại bác Hải Quân của ta ngoài khơi nã vào làm chết thêm một số nữa. Các quả đạn cực mạnh nổ tung lên nhiều đám người, quân với dân như cát với bụi. Thì ra ông hạm trưởng nào đó đã không nắm vững tình hình ở đất liền, hay vì “tàu lắc lư làm sao viết thư tình” nên buồn bắn sảng để mai mốt về “cặp bến” kể em nghe anh vừa chơi một trận hải chiến quá…sai lầm trên sóng nước Trị Thiên.

Để tránh đạn của các ông hạm, Đại đội ép vô trong, đi dọc theo quốc lộ số 1 cũ, xuyên qua trung tâm quận Hải Lăng, rồi dừng lại bên bờ sông Mỹ Chánh. Lúc bấy giờ đêm đã khuya. Sáng sớm hôm sau, đoàn người thất điên bát đảo, dài lê thê mới được một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến trấn giữ ở đây lần lượt cho qua cầu, rồi mạnh ai nấy “tan hàng cố gắng”. Riêng Đại đội 1 BĐQ khi về tới cửa Thượng Tứ Huế thì có khác nào Đại đội C7 của Thiếu úy Nguyễn văn Đường Cộng Sản Bắc Việt bị tôi đánh tan tác hôm qua tại cầu Bến Đá, Quảng Trị, cũng chỉ còn có chín người bơ phờ, nhìn nhau mãi mới nhận ra thầy trò.

Những sự thật ấy chẳng nghe ai kể, ngay cả chuyện Quách Ẩn, Quách Thưởng nào ai biết! Ai là ai? Là phường giá áo túi cơm, vinh thân phì gia, sống trên xương máu của các chiến sĩ, còn đối xử tệ với binh chủng anh hùng Biệt Động Quân.

Đa số các phóng viên, nhà báo quân đội cứ đi mây về gió. Mỗi lần viết phóng sự chiến trường, họ hay đến các đại đơn vị hào nháng, và chỉ tường thuật cặn kẽ các trận nào thuộc binh chủng gà nhà thôi. Họ tả nghe cũng khiếp, cơ mưu chiến thuật cùng tài điều quân khiển tướng thần sầu quỉ khóc, còn hơn cả Khổng Minh Gia Cát Lượng…

Chiếc M113 dừng lại bên lề đường còn mịt mùng bom đạn, tôi và hai người lính mang máy vội vã rời khỏi xe, Thưởng tiếp tục vào “con phố buồn muôn thuở” ấy, để lên trực thăng về Đà Nẵng. Trước khi xe chạy, Thưởng nói vói xuống:

– Vân à, Thiếu tá Hoàng Phổ Liên đoàn phó sẽ xuống thay tao ít hôm, cố gắng giúp ổng. Mai táng Ẩn xong tao lên ngay!

Tôi im lặng, đưa tay chào từ giã vị Tiểu đoàn trưởng đang đứt từng đoạn ruột…

Trần thy Vân

http://hung-viet.org/blog1/2015/10/08/sa-huy%CC%80nh-bie%CC%89n-lu%CC%89a/


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm