Văn Học & Nghệ Thuật

Sách báo, phải đẹp trước đã

Trong kỳ báo Văn Học Nghệ Thuật ra vào Thứ Năm tuần trước mục này đã giới thiệu cuốn Tạp chí Thi Văn Hiện Ðại số 1, ra vào tháng 8, 1949, 65 năm trước,


Sách báo, phải đẹp trước đã
Viên Linh

Trong kỳ báo Văn Học Nghệ Thuật ra vào Thứ Năm tuần trước mục này đã giới thiệu cuốn Tạp chí Thi Văn Hiện Ðại số 1, ra vào tháng 8, 1949, 65 năm trước, với những tác giả và những bài thơ truyện luận thuyết của những tên tuổi ngày nay đã nằm trong văn học sử của Miền Năm thời 9 năm kháng chiến: nếu chỉ được nhắc tên 10 người thì đó là Thiên Giang, Hồ Hữu Tường, Tam Ích, Thiếu Sơn, Khổng Dương, Thẩm Thệ Hà, Lý Văn Sâm, Vũ Anh Khanh, Liên Chớp, Sơn Khanh.

  1. alt

    “Bó thân về với triều đình,” tranh màu Tú Duyên, Thi Văn Hiện Ðại 1, 8.1949. (Hình do Viên Linh cung cấp)

Trong nhóm này, nhiều người đã gục ngã trên đường, khi tuổi còn trẻ, như Vũ Anh Khanh (1926 1957), 31 tuổi, Dương Tử Giang (1915 1956), 41 tuổi, Tam Ích (1915 1972), 57 tuổi. Họ được nhắc đến không vì chủ trương đường lối, mà vì văn tài còn tồn tại cho tới sau này. Tờ tạp chí xuất bản vào thời chiến, còn một đặc điểm nổi bật: trình bày hay, tựa và tranh minh họa có nghệ thuật, phụ bản nhiếp ảnh cao cấp, ý nghĩa, và ấn loát hầu như người đọc không thấy một lỗi chính tả nào. Năm họa sĩ, nhiếp ảnh gia góp sức trong một ấn phẩm chỉ có 92 trang bài khổ 15x21.50 cm, thật là một công trình văn học nghệ thuật hiếm hoi. Tờ tạp chí đã dành riêng một trang đóng khung để chỉ viết có 2 câu giới thiệu 4 họa sĩ có tranh và trình bày tờ báo: Hưng Hội, Tú Duyên, Tô Văn San và Trần Văn Thời. Phụ bản khắc gỗ của Tú Duyên in 4 màu nhan đề “Bó thân về với triều đình, vẽ khuôn mặt râu ria rậm rạp của Từ Hải với tấm thân vạm vỡ có nàng Kiều bám và nép vào một cánh tay, trong khi cả hai cánh tay đã khép lại, và phụ bản nhiếp anh của Phụ Cấn chỉ in đen trắng, nhan đề “Vó câu ruổi bước chửa ghìm cương...” chụp bốn vó ngựa, hai nửa vòng bánh xe (không thấy con ngựa, không thấy chiếc xe) chỉ có vó ngựa và hai nửa bán xe mà bóng hắt xuống mặt đường gồ ghề, đó là một tấm ảnh chụp tuyệt vời hiếm thấy, người xem không thấy kỹ thuật, chỉ thấy nghệ thuật và ý nghĩa mà hình ảnh và ánh sáng hiện ra, nổi bật.

 alt


“Vó câu ruổi bước chửa ghìm cương,” ảnh chụp Phụ Cấn, Thi Văn Hiện Ðại 1, 8.1949. (Hình do Viên Linh cung cấp)

Còn nhớ khoảng 1955 đi dạo trên vỉa hè đường Verdun (sau này là Lê Văn Duyệt), quãng Trần Quí Cáp, Hồng Thập Tự, cả hai bên bờ đường đều thấy bày bán la liệt sách báo cũ. Ðiều này trước đó một hai năm cậu thiếu niên là tôi không hề thấy ở Hà Nội. Quanh mấy con đường trên ngả tới trường người ta chỉ thấy hai hiệu sách, là Bình Minh trên Phố Huế và Văn Chương trên đường Chợ Ðuổi. Sách bày trong tủ kính, không thể nào sờ tay tới được, dù rất muốn cầm cuốn sách lên ngắm nghía, hay xem giá với hy vọng nó vừa với cái túi chỉ có vài đồng của mình. Thông thường là vào khoảng bốn đồng rưỡi, có khi 6 đồng một cuốn, mà mỗi ngày gia đình chỉ phát cho 2 đồng để ăn sáng và mua vé tàu điện đi học. Phải mất ba ngày nhịn ăn quà, nhảy tàu điện để trốn vé, mới mua được một cuốn sách. Thế mà sách cũ bày la liệt trên vỉa hè Sài Gòn, nơi đó tôi đã không bao giờ quên được là đã cầm trên tay cuốn Thơ Mùa Giải Phóng với những bài thơ ố nay không còn nhớ hết - của những Vũ Anh Khanh, Thẩm Thệ Hà, Nguyễn Bính, những cái tên như Tha La, Mã Chiếm Sơn, Bài Hành Phương Nam,... Những cuốn sách so với bây giờ là thô sơ, song đã trở thành sách quí hiếm, như những cuốn vừa kể, đã hay còn đẹp, dù rất đơn giản, nhưng phong cách của những cuốn sách ấy là phong cách tinh thần, mỹ thuật, và nhìn lại thì đó không bao giờ là sản phẩm của con buôn, mại bản, đó là những tác phẩm đã hoàn thành bởi các nghệ sĩ, cái đẹp của chúng tồn tại mãi mãi, vì người trình bày thực ra là những ai, nếu tìm xem trên tuổi họ, ta sẽ không ngạc nhiên: nhiều người tốt nghiệp Trường Mỹ Thuật Ðông Dương tại Hà Nội. Ðôi khi không thấy tên họ, song tìm mãi cũng ra. Như sách do nhà Thế Kỷ xuất bản ở Hà Nội thường là do Lương Xuân Nhị hay Tạ Tỵ trình bày, phụ bản là của những Tô Ngọc Vân, Nam Sơn,... tương tự như thế, sách của nhà xuất bản Tân Việt khoảng những năm '40 vô cùng giản dị mà mỹ thuật, thiết kế bởi các bậc thày, từng con chữ, từng khoảng cách, từng chỗ trống, đều có bàn tay sư phụ mó vào, sau này, mấy chục năm sau, những vẻ đẹp tương tự chỉ thấy ở sách của các nhà xuất bản như Nam Chi Tùng Thư, Cảo Thơm, Nguyễn Ðình Vượng, hỏi ra sẽ thấy có bàn tay hay sự góp ý của những Thái Tuấn, Tạ Tỵ, Văn Thanh, Duy Thanh,... những họa sĩ hàng đầu của miền Nam, hay của người chuyên vẽ con tem cho Bưu Ðiện, giấy bạc hay vé số cho Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam,... Chuyện giản dị lắm, không khó gì cả, song không phải ai xuất bản sách cũng làm được. Tôi đã nhiều lần bóc phong bì những cuốn sách người ta gửi tặng, cả ngàn lần, và thường nhẹ nhàng để nó lên giá sách, vào chỗ cao nhất, để dễ ngắm nghía, thưởng ngoạn, hay bỏ nó xuống, tính khuôn thước như đo một cục gạch, xem sức nặng của nó, và biết sẽ dùng nó vào việc gì, nhiều khi chỉ qua sự trình bày của nó.
Trên mạng lưới vi tính hiện nay, có thể tìm thấy cả trăm thư viện lớn nhỏ cũ mới, hãy vào tìm đọc một số báo chí tập san xưa và nay, từ Nam Phong qua Thanh Nghị Tri Tân, người đọc sẽ thấy tờ Nam Phong tôn trọng bài vở như thế nào, và dù chưa đọc cũng đã có cảm xúc như thế nào trước những bài vở ấy. Trình bày sách báo là một khâu quan trọng trong tiến trình xuất bản, theo ý riêng của người viết bài này, ba yếu tố thành công phải có là nội dung, tên tuổi, và trình bày, cả ba ngang bằng nhau, cộng với 10% may mắn, một cái hỏng sẽ kéo theo hai cái kia tới chỗ hư hại nặng nề, nếu không nói là thất bại tất cả. Cuốn tạp chí Thi Văn Hiện Ðại số 1 xuất bản năm 1949 sẽ còn tồn tại mãi như một sản phẩm nghệ thuật giá trị, vì cả ba yếu tố chứa đựng trong nó, có thể đã đáp ứng với phát biểu của bài viết mở đầu của cuốn tạp chí, đăng nơi trang 9: “Nghệ thuật là sự biểu hiện xã hội. Tác phẩm nghệ thuật là một tấm gương phản chiếu cả một xã hội đương hoạt động.
Tấm gương ấy trong giai đoạn hiện tại sẽ phản chiếu những gì?... [Nó] phải phản chiếu tất cả những lực lượng trèo chéo nhau, nhưng tất cả đều gây nên một sức mạnh đẩy xã hội đi tới.” (Thiên Giang, Làm sao đánh giá nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật, bài tựa cho sách của Thê Húc)

Quỳnh Mai Post

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sách báo, phải đẹp trước đã

Trong kỳ báo Văn Học Nghệ Thuật ra vào Thứ Năm tuần trước mục này đã giới thiệu cuốn Tạp chí Thi Văn Hiện Ðại số 1, ra vào tháng 8, 1949, 65 năm trước,


Sách báo, phải đẹp trước đã
Viên Linh

Trong kỳ báo Văn Học Nghệ Thuật ra vào Thứ Năm tuần trước mục này đã giới thiệu cuốn Tạp chí Thi Văn Hiện Ðại số 1, ra vào tháng 8, 1949, 65 năm trước, với những tác giả và những bài thơ truyện luận thuyết của những tên tuổi ngày nay đã nằm trong văn học sử của Miền Năm thời 9 năm kháng chiến: nếu chỉ được nhắc tên 10 người thì đó là Thiên Giang, Hồ Hữu Tường, Tam Ích, Thiếu Sơn, Khổng Dương, Thẩm Thệ Hà, Lý Văn Sâm, Vũ Anh Khanh, Liên Chớp, Sơn Khanh.

  1. alt

    “Bó thân về với triều đình,” tranh màu Tú Duyên, Thi Văn Hiện Ðại 1, 8.1949. (Hình do Viên Linh cung cấp)

Trong nhóm này, nhiều người đã gục ngã trên đường, khi tuổi còn trẻ, như Vũ Anh Khanh (1926 1957), 31 tuổi, Dương Tử Giang (1915 1956), 41 tuổi, Tam Ích (1915 1972), 57 tuổi. Họ được nhắc đến không vì chủ trương đường lối, mà vì văn tài còn tồn tại cho tới sau này. Tờ tạp chí xuất bản vào thời chiến, còn một đặc điểm nổi bật: trình bày hay, tựa và tranh minh họa có nghệ thuật, phụ bản nhiếp ảnh cao cấp, ý nghĩa, và ấn loát hầu như người đọc không thấy một lỗi chính tả nào. Năm họa sĩ, nhiếp ảnh gia góp sức trong một ấn phẩm chỉ có 92 trang bài khổ 15x21.50 cm, thật là một công trình văn học nghệ thuật hiếm hoi. Tờ tạp chí đã dành riêng một trang đóng khung để chỉ viết có 2 câu giới thiệu 4 họa sĩ có tranh và trình bày tờ báo: Hưng Hội, Tú Duyên, Tô Văn San và Trần Văn Thời. Phụ bản khắc gỗ của Tú Duyên in 4 màu nhan đề “Bó thân về với triều đình, vẽ khuôn mặt râu ria rậm rạp của Từ Hải với tấm thân vạm vỡ có nàng Kiều bám và nép vào một cánh tay, trong khi cả hai cánh tay đã khép lại, và phụ bản nhiếp anh của Phụ Cấn chỉ in đen trắng, nhan đề “Vó câu ruổi bước chửa ghìm cương...” chụp bốn vó ngựa, hai nửa vòng bánh xe (không thấy con ngựa, không thấy chiếc xe) chỉ có vó ngựa và hai nửa bán xe mà bóng hắt xuống mặt đường gồ ghề, đó là một tấm ảnh chụp tuyệt vời hiếm thấy, người xem không thấy kỹ thuật, chỉ thấy nghệ thuật và ý nghĩa mà hình ảnh và ánh sáng hiện ra, nổi bật.

 alt


“Vó câu ruổi bước chửa ghìm cương,” ảnh chụp Phụ Cấn, Thi Văn Hiện Ðại 1, 8.1949. (Hình do Viên Linh cung cấp)

Còn nhớ khoảng 1955 đi dạo trên vỉa hè đường Verdun (sau này là Lê Văn Duyệt), quãng Trần Quí Cáp, Hồng Thập Tự, cả hai bên bờ đường đều thấy bày bán la liệt sách báo cũ. Ðiều này trước đó một hai năm cậu thiếu niên là tôi không hề thấy ở Hà Nội. Quanh mấy con đường trên ngả tới trường người ta chỉ thấy hai hiệu sách, là Bình Minh trên Phố Huế và Văn Chương trên đường Chợ Ðuổi. Sách bày trong tủ kính, không thể nào sờ tay tới được, dù rất muốn cầm cuốn sách lên ngắm nghía, hay xem giá với hy vọng nó vừa với cái túi chỉ có vài đồng của mình. Thông thường là vào khoảng bốn đồng rưỡi, có khi 6 đồng một cuốn, mà mỗi ngày gia đình chỉ phát cho 2 đồng để ăn sáng và mua vé tàu điện đi học. Phải mất ba ngày nhịn ăn quà, nhảy tàu điện để trốn vé, mới mua được một cuốn sách. Thế mà sách cũ bày la liệt trên vỉa hè Sài Gòn, nơi đó tôi đã không bao giờ quên được là đã cầm trên tay cuốn Thơ Mùa Giải Phóng với những bài thơ ố nay không còn nhớ hết - của những Vũ Anh Khanh, Thẩm Thệ Hà, Nguyễn Bính, những cái tên như Tha La, Mã Chiếm Sơn, Bài Hành Phương Nam,... Những cuốn sách so với bây giờ là thô sơ, song đã trở thành sách quí hiếm, như những cuốn vừa kể, đã hay còn đẹp, dù rất đơn giản, nhưng phong cách của những cuốn sách ấy là phong cách tinh thần, mỹ thuật, và nhìn lại thì đó không bao giờ là sản phẩm của con buôn, mại bản, đó là những tác phẩm đã hoàn thành bởi các nghệ sĩ, cái đẹp của chúng tồn tại mãi mãi, vì người trình bày thực ra là những ai, nếu tìm xem trên tuổi họ, ta sẽ không ngạc nhiên: nhiều người tốt nghiệp Trường Mỹ Thuật Ðông Dương tại Hà Nội. Ðôi khi không thấy tên họ, song tìm mãi cũng ra. Như sách do nhà Thế Kỷ xuất bản ở Hà Nội thường là do Lương Xuân Nhị hay Tạ Tỵ trình bày, phụ bản là của những Tô Ngọc Vân, Nam Sơn,... tương tự như thế, sách của nhà xuất bản Tân Việt khoảng những năm '40 vô cùng giản dị mà mỹ thuật, thiết kế bởi các bậc thày, từng con chữ, từng khoảng cách, từng chỗ trống, đều có bàn tay sư phụ mó vào, sau này, mấy chục năm sau, những vẻ đẹp tương tự chỉ thấy ở sách của các nhà xuất bản như Nam Chi Tùng Thư, Cảo Thơm, Nguyễn Ðình Vượng, hỏi ra sẽ thấy có bàn tay hay sự góp ý của những Thái Tuấn, Tạ Tỵ, Văn Thanh, Duy Thanh,... những họa sĩ hàng đầu của miền Nam, hay của người chuyên vẽ con tem cho Bưu Ðiện, giấy bạc hay vé số cho Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam,... Chuyện giản dị lắm, không khó gì cả, song không phải ai xuất bản sách cũng làm được. Tôi đã nhiều lần bóc phong bì những cuốn sách người ta gửi tặng, cả ngàn lần, và thường nhẹ nhàng để nó lên giá sách, vào chỗ cao nhất, để dễ ngắm nghía, thưởng ngoạn, hay bỏ nó xuống, tính khuôn thước như đo một cục gạch, xem sức nặng của nó, và biết sẽ dùng nó vào việc gì, nhiều khi chỉ qua sự trình bày của nó.
Trên mạng lưới vi tính hiện nay, có thể tìm thấy cả trăm thư viện lớn nhỏ cũ mới, hãy vào tìm đọc một số báo chí tập san xưa và nay, từ Nam Phong qua Thanh Nghị Tri Tân, người đọc sẽ thấy tờ Nam Phong tôn trọng bài vở như thế nào, và dù chưa đọc cũng đã có cảm xúc như thế nào trước những bài vở ấy. Trình bày sách báo là một khâu quan trọng trong tiến trình xuất bản, theo ý riêng của người viết bài này, ba yếu tố thành công phải có là nội dung, tên tuổi, và trình bày, cả ba ngang bằng nhau, cộng với 10% may mắn, một cái hỏng sẽ kéo theo hai cái kia tới chỗ hư hại nặng nề, nếu không nói là thất bại tất cả. Cuốn tạp chí Thi Văn Hiện Ðại số 1 xuất bản năm 1949 sẽ còn tồn tại mãi như một sản phẩm nghệ thuật giá trị, vì cả ba yếu tố chứa đựng trong nó, có thể đã đáp ứng với phát biểu của bài viết mở đầu của cuốn tạp chí, đăng nơi trang 9: “Nghệ thuật là sự biểu hiện xã hội. Tác phẩm nghệ thuật là một tấm gương phản chiếu cả một xã hội đương hoạt động.
Tấm gương ấy trong giai đoạn hiện tại sẽ phản chiếu những gì?... [Nó] phải phản chiếu tất cả những lực lượng trèo chéo nhau, nhưng tất cả đều gây nên một sức mạnh đẩy xã hội đi tới.” (Thiên Giang, Làm sao đánh giá nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật, bài tựa cho sách của Thê Húc)

Quỳnh Mai Post

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm