Đoạn Đường Chiến Binh
Sách mới: Câu chuyện người lính VNCH
Người lính Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu như thế nào trong 20 năm bảo vệ miền Nam? Và sau ngày 30/4/1975, khi miền Nam đầu hàng miền Bắc thì số phận của họ và gia đình ra sao?
Người lính Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu như thế nào trong 20 năm bảo vệ miền Nam? Và sau ngày 30/4/1975, khi miền Nam đầu hàng miền Bắc thì số phận của họ và gia đình ra sao?
Sau tháng Tư 1975 ông bị bắt đi học tập cải tạo cho đến năm 1979 thì được thả về. Sống không hộ khẩu, bị coi như công dân hạng hai trong một đất nước đã hòa bình, thống nhất, năm 1983 ông vượt biển cùng với một người con trai.
Hình ảnh y sĩ tiền tuyến cũng được ghi lại trong sách. Bác sĩ quân y Trần Xuân Dũng, sinh năm 1938, cựu học sinh Chu Văn An và Đại học Y khoa. Năm 1965 ông gia nhập quân đội và giữ chức y sĩ của Tiểu đoàn 4 Thủy quân Lục chiến là một đơn vị tác chiến thường xuyên đối đầu với địch trên chiến trường.
VOA Tiếng Việt
Sách mới: Câu chuyện người lính VNCH
South Vietnamese Soldiers: Memories of the Vietnam War
and After, Phó Giáo Sư Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Phó
GS Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn (phải) trong buổi giới thiệu tác phẩm ở Đại học
U.C. Davis, California, 10/2016, cùng tác phẩm Black April của George J. Veith
và Nationalist in the Viet Nam Wars của Nguyễn Công Luận. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Người lính Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu như thế nào trong 20 năm bảo vệ miền Nam? Và sau ngày 30/4/1975, khi miền Nam đầu hàng miền Bắc thì số phận của họ và gia đình ra sao?
Câu trả lời có thể tìm thấy trong tác phẩm “South Vietnamese
Soldiers: Memories of the Vietnam War and After” của Phó Giáo Sư Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn, Đại học
Monash, Úc [Nxb Praeger 2016, 289 trang].
Đây là câu chuyện của khoảng 40 cựu chiến
binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa qua sử ký truyền khẩu (oral history) mà tác giả
đã ghi lại, biên soạn rồi tổng hợp và phân tích. Nhiều câu chuyện
không chỉ được nghe kể mà đã được viết bằng tiếng Việt và dịch ra Anh ngữ. Tác
giả cũng sử dụng nhiều tài liệu từ những đặc san tiếng Việt của các quân binh
chủng.
Đó là những câu chuyện về đời lính, về lý
tưởng phục vụ tổ quốc, về tình đồng đội, về hệ lụy phủ xuống cuộc đời những
người lính miền Nam sau ngày 30/4/1975 và về tương lai của họ nơi đất Úc.
Tất cả từng là những chiến binh, người lớn tuổi nhất
sinh năm 1917 đã tham dự ba cuộc chiến và trẻ nhất sinh năm 1955 mới vào quân
ngũ đôi năm.
Họ phục vụ trong nhiều binh chủng từ
Thủy quân Lục chiến, Nhảy dù, Biệt Động quân, Không quân, Hải quân, Quân y cho
đến Thiết giáp, Tiếp vận, Địa Phương quân, Nữ Quân nhân. Họ không phải là những
lãnh đạo hay chỉ huy cao cấp của mà là những sĩ quan cấp úy, cấp tá. Họ là phi
công trực thăng, là tiểu đoàn trưởng, y sĩ tiền tuyến hay cao nhất là chỉ huy
trưởng của Đại học Chiến tranh Chính trị.
Câu chuyện đã khơi nguồn cho tác giả tìm hiểu về người
lính miền Nam là từ Trung úy Phạm Văn Chương, tốt nghiệp cử nhân luật, nhập ngũ
năm 1969. Sau thời gian thụ huấn tại quân trường, ông giữ chức vụ sĩ quan hành
chánh, tài chánh cho Tiểu đoàn 7 Biệt Động quân.
Cựu
Trung úy Phạm Văn Chương trên bìa sách viết về người lính VNCH của Nathalie Huỳnh
Châu Nguyễn. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Sau tháng Tư 1975 ông bị bắt đi học tập cải tạo cho đến năm 1979 thì được thả về. Sống không hộ khẩu, bị coi như công dân hạng hai trong một đất nước đã hòa bình, thống nhất, năm 1983 ông vượt biển cùng với một người con trai.
Cuộc đời binh nghiệp của Trung úy Chương, và những
chiến sĩ khác, được nhắc đến với mục đích bổ sung cho khoảng trống trong các
nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam mà đến nay còn thiếu vắng tiếng nói từ những
người lính Việt Nam Cộng hòa.
Còn có hàng nghìn, có thể nói hàng chục nghìn, câu
chuyện như của Trung úy Chương mà đến nay chưa được ghi lại nhiều bằng Anh ngữ,
hay ngoại ngữ, dù trong mảng thông tin Việt ngữ ở hải ngoại đã có rất nhiều câu
chuyện như thế được viết lại trên báo, trong các tạp chí, đặc san.
Viết về người lính Việt Nam Cộng hòa đến nay mới có
một vài tác phẩm Anh ngữ như “Black April” của George J. Veith, “Nationalist in the Viet Nam Wars” của Nguyễn Công Luận.
Tiếng Việt có “Tháng Ba gãy súng” của Cao Xuân Huy, “Cơn uất Hạ Lào”
của Bùi Đức Lạc, “Nhớ về người lính năm xưa” của Đoàn Phương Hải.
Trong thời chiến, làm trai phải đáp lời sông núi. Đó
là câu chuyện của Nguyễn Viết Huy, được sinh ra trong một căn cứ quân sự vì có
bố là sĩ quan phục vụ đất nước từ ngày Quân đội Quốc gia được khai sinh. Anh của
Huy là lính Nhảy dù còn Huy là sĩ quan Địa Phương quân. Khi chiến tranh chấm dứt
thì bố, dù đã giải ngũ với cấp bậc thiếu tá, vẫn phải đi học tập cải tạo cùng với
con.
Với sứ mệnh bảo vệ tổ quốc, người lính Việt Nam Cộng
hòa thường xuyên đối diện với cái chết. Thiếu úy Văn Tấn Thanh tham gia mặt trận
Quảng Trị mùa hè 1972 và đã chứng kiến cảnh đồng đội cùng đơn vị Thủy quân Lục
chiến chết vì đạn pháo trên Đại lộ Kinh hoàng.
Trung úy Phạm Văn Chương nhớ mãi cảnh đưa xác người
bạn thân cùng đơn vị tử trận từ chiến trường về cho vợ và con thơ của bạn, trên
một chuyến bay có cả trăm quan tài lính. Đó là một trải nghiệm rất đau buồn
trong đời ông.
Qua chuyện kể của những sĩ quan, hầu hết là cấp úy,
cho thấy đa số có học lực tú tài. Nhiều người đang đại học luật hay đại học
khoa học thì tổng tấn công Mậu Thân 1968 hay Mùa hè Đỏ lửa 1972 xảy đến nên phải
xếp bút nghiên theo nghiệp binh đao.
Nguyễn Văn Luyện sinh năm 1952, cựu học sinh Pétrus
Ký. Năm 1972 đang học luật năm thứ hai thì bị động viên vào Trường Sĩ quan Trừ
bị Thủ Đức cùng với một người anh. Sau khóa huấn luyện người anh được biệt phái
về dạy học còn Luyện gia nhập binh chủng Thiết giáp. Gia đình Luyện có bốn anh
em là lính tác chiến.
Về đơn vị một thời gian, trong một lần đụng độ với địch
quân, Luyện trúng đạn AK-47 làm thủng ruột, được đưa về Tổng y viện Cộng hòa điều
trị trong nhiều tháng. Qua Luyện là hình ảnh và sinh hoạt trong một bệnh viện
quân đội lớn nhất của miền Nam, nơi có tình đồng đội quí trọng nhau, có sự chăm
sóc tận tình của những bác sĩ, y tá dành cho thương binh chiến trường.
Dù đang còn điều trị vết thương, sau tháng Tư 1975
Luyện cũng bị bắt đi học tập cải tạo 5 năm.
Một thương phế binh tên Lúa đang được điều trị cũng
bị đuổi ra khỏi tổng y viện. Gia đình Lúa sau đó phải đi kinh tế mới, ở đó thiếu
thuốc men nên người con gái 7 tuổi của ông đã chết sau một cơn sốt. Ít năm sau
về lại thành phố, không có tiền mua thuốc nên đứa con trai cũng qua đời khi mới
9 tuổi sau một cơn bệnh.
Phó
GS Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn (phải) trong buổi giới thiệu tác phẩm ở Đại học
U.C. Davis, California, 10/2016, cùng tác phẩm Black April của George J. Veith
và Nationalist in the Viet Nam Wars của Nguyễn Công Luận. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Hình ảnh y sĩ tiền tuyến cũng được ghi lại trong sách. Bác sĩ quân y Trần Xuân Dũng, sinh năm 1938, cựu học sinh Chu Văn An và Đại học Y khoa. Năm 1965 ông gia nhập quân đội và giữ chức y sĩ của Tiểu đoàn 4 Thủy quân Lục chiến là một đơn vị tác chiến thường xuyên đối đầu với địch trên chiến trường.
Phục vụ đồng đội cho đến những ngày cuối cùng của cuộc
chiến có bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến ở mặt trận Gò Dầu Hạ.
Nhiều người lính Việt Nam Cộng hòa đã chu toàn nhiệm
vụ cho đến khi buộc phải chết. Tiếp tục chiến đấu và không tuân lệnh đầu hàng của
Tổng thống Dương Văn Minh là tiểu đoàn trưởng Trần Đình Tú của Tiểu đoàn 38 Biệt
Động quân. Dù có lệnh đầu hàng, ông đã cùng một số binh lính chiến đấu với bộ đội
cộng sản ở quận Củ Chi cho đến khi hết đạn, để rồi bị bắt và bị xử tử cùng với
nhiều đồng đội.
Khi được thả cho về với gia đình họ vẫn bị coi là
“ngụy”, bị quản chế, không được quyền công dân, bị đuổi đi kinh tế mới, con cái
không được vào đại học chỉ vì lý lịch.
Hành động anh dũng của những người lính Biệt Động
quân đã được một người cùng binh chủng là Nguyễn Hữu An, là bạn thân của Trần
Đình Tú từ nhỏ, tìm hiểu và viết lại.
Tập sách còn chuyện kể của nhiều binh sĩ thuộc các
quân chủng, đơn vị khác. Vũ Văn Bảo là phi công trực thăng đưa quân và tiếp liệu
vào các vùng chiến trận. Hải quân có Trần Văn Giáo, Trương Công Hải là những sĩ
quan. Nữ quân nhân có Thanh, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, có Thúy.
Sau tháng Tư 1975 những người lính này đã
phải trải qua nhiều tháng năm trong các trại học tập cải tạo từ nam ra bắc, ít
thì vài tháng, nhiều thì cả chục năm. Ở những nơi đó họ phải
lao động cực nhọc và đã thấy cảnh tù nhân qua đời.
Khi được thả cho về với gia đình họ vẫn bị coi là
“ngụy”, bị quản chế, không được quyền công dân, bị đuổi đi kinh tế mới, con cái
không được vào đại học chỉ vì lý lịch.
Con đường còn lại cho tương lai của chính
họ và gia đình là vượt biên. Trong số thuyền nhân vượt biển nhiều
người mất tích hoặc chết vì đói khát. Họ may mắn sống còn và được nước Úc nhận
cho định cư.
Ở miền đất mới họ làm lại cuộc đời, hội nhập vào đời
sống như hơn 230 nghìn người Việt đã định cư ở Úc trong hơn 40 năm qua.
Với chính sách dành cho những chiến binh đồng minh từng
chiến đấu bên cạnh binh sĩ Úc nên có những cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa,
trên 60 tuổi và đã định cư ở Úc trên 10 năm, được cứu xét cho hưởng quyền lợi cựu
chiến binh Úc.
Năm 1994 có Trương Công Hải, sau có Nguyễn Việt Long
và nhiều cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa khác đã được chính phủ Úc chấp thuận
cho qui chế cựu chiến binh, sau khi hoàn tất thủ tục giấy tờ cùng với hai người
làm chứng xác nhận về thời gian phục vụ trong quân ngũ.
Mỗi năm đến ngày ANZAC, nhiều cựu chiến
binh Việt Nam Cộng hòa đã cùng với cựu chiến binh Úc tham gia diễn hành. Nhiều
nơi trên đất Úc đã có tượng đài chiến sĩ Úc-Việt.
“South Vietnamese Soldiers” không chỉ cho người đọc
nhìn thấy cuộc đời của những người lính đã phục vụ tổ quốc, và những hệ lụy, mà
còn đem đến những kiến thức về lịch sử thành hình của quốc gia và của các đơn vị,
các binh chủng Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Tác phẩm đã phản ánh tiếng nói và ước mơ của những
người lính Việt Nam Cộng hòa, là những người “Việt tị nạn ở nước ngoài sau chiến tranh đã đem theo với họ những khát
vọng của miền Nam là trở thành một quốc gia tự do dân chủ”, như tác giả ghi
lại ở những trang cuối sách.
[Vì trong sách tên của người Việt không
có dấu, người viết bài cố gắng bỏ dấu theo hiểu biết và có thể không đúng với
tên thật ngoài đời. Mong được thứ lỗi nếu có sai sót]
VOA Tiếng Việt
Bàn ra tán vào (0)
Sách mới: Câu chuyện người lính VNCH
Người lính Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu như thế nào trong 20 năm bảo vệ miền Nam? Và sau ngày 30/4/1975, khi miền Nam đầu hàng miền Bắc thì số phận của họ và gia đình ra sao?
Sách mới: Câu chuyện người lính VNCH
South Vietnamese Soldiers: Memories of the Vietnam War
and After, Phó Giáo Sư Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Phó
GS Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn (phải) trong buổi giới thiệu tác phẩm ở Đại học
U.C. Davis, California, 10/2016, cùng tác phẩm Black April của George J. Veith
và Nationalist in the Viet Nam Wars của Nguyễn Công Luận. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Người lính Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu như thế nào trong 20 năm bảo vệ miền Nam? Và sau ngày 30/4/1975, khi miền Nam đầu hàng miền Bắc thì số phận của họ và gia đình ra sao?
Câu trả lời có thể tìm thấy trong tác phẩm “South Vietnamese
Soldiers: Memories of the Vietnam War and After” của Phó Giáo Sư Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn, Đại học
Monash, Úc [Nxb Praeger 2016, 289 trang].
Đây là câu chuyện của khoảng 40 cựu chiến
binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa qua sử ký truyền khẩu (oral history) mà tác giả
đã ghi lại, biên soạn rồi tổng hợp và phân tích. Nhiều câu chuyện
không chỉ được nghe kể mà đã được viết bằng tiếng Việt và dịch ra Anh ngữ. Tác
giả cũng sử dụng nhiều tài liệu từ những đặc san tiếng Việt của các quân binh
chủng.
Đó là những câu chuyện về đời lính, về lý
tưởng phục vụ tổ quốc, về tình đồng đội, về hệ lụy phủ xuống cuộc đời những
người lính miền Nam sau ngày 30/4/1975 và về tương lai của họ nơi đất Úc.
Tất cả từng là những chiến binh, người lớn tuổi nhất
sinh năm 1917 đã tham dự ba cuộc chiến và trẻ nhất sinh năm 1955 mới vào quân
ngũ đôi năm.
Họ phục vụ trong nhiều binh chủng từ
Thủy quân Lục chiến, Nhảy dù, Biệt Động quân, Không quân, Hải quân, Quân y cho
đến Thiết giáp, Tiếp vận, Địa Phương quân, Nữ Quân nhân. Họ không phải là những
lãnh đạo hay chỉ huy cao cấp của mà là những sĩ quan cấp úy, cấp tá. Họ là phi
công trực thăng, là tiểu đoàn trưởng, y sĩ tiền tuyến hay cao nhất là chỉ huy
trưởng của Đại học Chiến tranh Chính trị.
Câu chuyện đã khơi nguồn cho tác giả tìm hiểu về người
lính miền Nam là từ Trung úy Phạm Văn Chương, tốt nghiệp cử nhân luật, nhập ngũ
năm 1969. Sau thời gian thụ huấn tại quân trường, ông giữ chức vụ sĩ quan hành
chánh, tài chánh cho Tiểu đoàn 7 Biệt Động quân.
Cựu
Trung úy Phạm Văn Chương trên bìa sách viết về người lính VNCH của Nathalie Huỳnh
Châu Nguyễn. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Sau tháng Tư 1975 ông bị bắt đi học tập cải tạo cho đến năm 1979 thì được thả về. Sống không hộ khẩu, bị coi như công dân hạng hai trong một đất nước đã hòa bình, thống nhất, năm 1983 ông vượt biển cùng với một người con trai.
Cuộc đời binh nghiệp của Trung úy Chương, và những
chiến sĩ khác, được nhắc đến với mục đích bổ sung cho khoảng trống trong các
nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam mà đến nay còn thiếu vắng tiếng nói từ những
người lính Việt Nam Cộng hòa.
Còn có hàng nghìn, có thể nói hàng chục nghìn, câu
chuyện như của Trung úy Chương mà đến nay chưa được ghi lại nhiều bằng Anh ngữ,
hay ngoại ngữ, dù trong mảng thông tin Việt ngữ ở hải ngoại đã có rất nhiều câu
chuyện như thế được viết lại trên báo, trong các tạp chí, đặc san.
Viết về người lính Việt Nam Cộng hòa đến nay mới có
một vài tác phẩm Anh ngữ như “Black April” của George J. Veith, “Nationalist in the Viet Nam Wars” của Nguyễn Công Luận.
Tiếng Việt có “Tháng Ba gãy súng” của Cao Xuân Huy, “Cơn uất Hạ Lào”
của Bùi Đức Lạc, “Nhớ về người lính năm xưa” của Đoàn Phương Hải.
Trong thời chiến, làm trai phải đáp lời sông núi. Đó
là câu chuyện của Nguyễn Viết Huy, được sinh ra trong một căn cứ quân sự vì có
bố là sĩ quan phục vụ đất nước từ ngày Quân đội Quốc gia được khai sinh. Anh của
Huy là lính Nhảy dù còn Huy là sĩ quan Địa Phương quân. Khi chiến tranh chấm dứt
thì bố, dù đã giải ngũ với cấp bậc thiếu tá, vẫn phải đi học tập cải tạo cùng với
con.
Với sứ mệnh bảo vệ tổ quốc, người lính Việt Nam Cộng
hòa thường xuyên đối diện với cái chết. Thiếu úy Văn Tấn Thanh tham gia mặt trận
Quảng Trị mùa hè 1972 và đã chứng kiến cảnh đồng đội cùng đơn vị Thủy quân Lục
chiến chết vì đạn pháo trên Đại lộ Kinh hoàng.
Trung úy Phạm Văn Chương nhớ mãi cảnh đưa xác người
bạn thân cùng đơn vị tử trận từ chiến trường về cho vợ và con thơ của bạn, trên
một chuyến bay có cả trăm quan tài lính. Đó là một trải nghiệm rất đau buồn
trong đời ông.
Qua chuyện kể của những sĩ quan, hầu hết là cấp úy,
cho thấy đa số có học lực tú tài. Nhiều người đang đại học luật hay đại học
khoa học thì tổng tấn công Mậu Thân 1968 hay Mùa hè Đỏ lửa 1972 xảy đến nên phải
xếp bút nghiên theo nghiệp binh đao.
Nguyễn Văn Luyện sinh năm 1952, cựu học sinh Pétrus
Ký. Năm 1972 đang học luật năm thứ hai thì bị động viên vào Trường Sĩ quan Trừ
bị Thủ Đức cùng với một người anh. Sau khóa huấn luyện người anh được biệt phái
về dạy học còn Luyện gia nhập binh chủng Thiết giáp. Gia đình Luyện có bốn anh
em là lính tác chiến.
Về đơn vị một thời gian, trong một lần đụng độ với địch
quân, Luyện trúng đạn AK-47 làm thủng ruột, được đưa về Tổng y viện Cộng hòa điều
trị trong nhiều tháng. Qua Luyện là hình ảnh và sinh hoạt trong một bệnh viện
quân đội lớn nhất của miền Nam, nơi có tình đồng đội quí trọng nhau, có sự chăm
sóc tận tình của những bác sĩ, y tá dành cho thương binh chiến trường.
Dù đang còn điều trị vết thương, sau tháng Tư 1975
Luyện cũng bị bắt đi học tập cải tạo 5 năm.
Một thương phế binh tên Lúa đang được điều trị cũng
bị đuổi ra khỏi tổng y viện. Gia đình Lúa sau đó phải đi kinh tế mới, ở đó thiếu
thuốc men nên người con gái 7 tuổi của ông đã chết sau một cơn sốt. Ít năm sau
về lại thành phố, không có tiền mua thuốc nên đứa con trai cũng qua đời khi mới
9 tuổi sau một cơn bệnh.
Phó
GS Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn (phải) trong buổi giới thiệu tác phẩm ở Đại học
U.C. Davis, California, 10/2016, cùng tác phẩm Black April của George J. Veith
và Nationalist in the Viet Nam Wars của Nguyễn Công Luận. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Hình ảnh y sĩ tiền tuyến cũng được ghi lại trong sách. Bác sĩ quân y Trần Xuân Dũng, sinh năm 1938, cựu học sinh Chu Văn An và Đại học Y khoa. Năm 1965 ông gia nhập quân đội và giữ chức y sĩ của Tiểu đoàn 4 Thủy quân Lục chiến là một đơn vị tác chiến thường xuyên đối đầu với địch trên chiến trường.
Phục vụ đồng đội cho đến những ngày cuối cùng của cuộc
chiến có bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến ở mặt trận Gò Dầu Hạ.
Nhiều người lính Việt Nam Cộng hòa đã chu toàn nhiệm
vụ cho đến khi buộc phải chết. Tiếp tục chiến đấu và không tuân lệnh đầu hàng của
Tổng thống Dương Văn Minh là tiểu đoàn trưởng Trần Đình Tú của Tiểu đoàn 38 Biệt
Động quân. Dù có lệnh đầu hàng, ông đã cùng một số binh lính chiến đấu với bộ đội
cộng sản ở quận Củ Chi cho đến khi hết đạn, để rồi bị bắt và bị xử tử cùng với
nhiều đồng đội.
Khi được thả cho về với gia đình họ vẫn bị coi là
“ngụy”, bị quản chế, không được quyền công dân, bị đuổi đi kinh tế mới, con cái
không được vào đại học chỉ vì lý lịch.
Hành động anh dũng của những người lính Biệt Động
quân đã được một người cùng binh chủng là Nguyễn Hữu An, là bạn thân của Trần
Đình Tú từ nhỏ, tìm hiểu và viết lại.
Tập sách còn chuyện kể của nhiều binh sĩ thuộc các
quân chủng, đơn vị khác. Vũ Văn Bảo là phi công trực thăng đưa quân và tiếp liệu
vào các vùng chiến trận. Hải quân có Trần Văn Giáo, Trương Công Hải là những sĩ
quan. Nữ quân nhân có Thanh, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, có Thúy.
Sau tháng Tư 1975 những người lính này đã
phải trải qua nhiều tháng năm trong các trại học tập cải tạo từ nam ra bắc, ít
thì vài tháng, nhiều thì cả chục năm. Ở những nơi đó họ phải
lao động cực nhọc và đã thấy cảnh tù nhân qua đời.
Khi được thả cho về với gia đình họ vẫn bị coi là
“ngụy”, bị quản chế, không được quyền công dân, bị đuổi đi kinh tế mới, con cái
không được vào đại học chỉ vì lý lịch.
Con đường còn lại cho tương lai của chính
họ và gia đình là vượt biên. Trong số thuyền nhân vượt biển nhiều
người mất tích hoặc chết vì đói khát. Họ may mắn sống còn và được nước Úc nhận
cho định cư.
Ở miền đất mới họ làm lại cuộc đời, hội nhập vào đời
sống như hơn 230 nghìn người Việt đã định cư ở Úc trong hơn 40 năm qua.
Với chính sách dành cho những chiến binh đồng minh từng
chiến đấu bên cạnh binh sĩ Úc nên có những cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa,
trên 60 tuổi và đã định cư ở Úc trên 10 năm, được cứu xét cho hưởng quyền lợi cựu
chiến binh Úc.
Năm 1994 có Trương Công Hải, sau có Nguyễn Việt Long
và nhiều cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa khác đã được chính phủ Úc chấp thuận
cho qui chế cựu chiến binh, sau khi hoàn tất thủ tục giấy tờ cùng với hai người
làm chứng xác nhận về thời gian phục vụ trong quân ngũ.
Mỗi năm đến ngày ANZAC, nhiều cựu chiến
binh Việt Nam Cộng hòa đã cùng với cựu chiến binh Úc tham gia diễn hành. Nhiều
nơi trên đất Úc đã có tượng đài chiến sĩ Úc-Việt.
“South Vietnamese Soldiers” không chỉ cho người đọc
nhìn thấy cuộc đời của những người lính đã phục vụ tổ quốc, và những hệ lụy, mà
còn đem đến những kiến thức về lịch sử thành hình của quốc gia và của các đơn vị,
các binh chủng Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Tác phẩm đã phản ánh tiếng nói và ước mơ của những
người lính Việt Nam Cộng hòa, là những người “Việt tị nạn ở nước ngoài sau chiến tranh đã đem theo với họ những khát
vọng của miền Nam là trở thành một quốc gia tự do dân chủ”, như tác giả ghi
lại ở những trang cuối sách.
[Vì trong sách tên của người Việt không
có dấu, người viết bài cố gắng bỏ dấu theo hiểu biết và có thể không đúng với
tên thật ngoài đời. Mong được thứ lỗi nếu có sai sót]
VOA Tiếng Việt