Xe cán chó
Sài Gòn: Rộn Rịp Hàng Nhái Thời Trang Xuất Cảng
Có tình trạng phổ biến là cùng một sản phẩm có kiểu dáng như nhau, cùng mang nhãn mác của các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như Zara, Uniqlo, Gap, Mango…, giá cả lại chênh lệch nhau khá nhiều.
Hàng thời trang nữ bày bán ờ Sense Plaza, Quận 1 Sài Gòn.
Trước đây ở Sài Gòn, khi nói đến hàng thời trang xuất cảng người ta chỉ nghĩ đến các trung tâm thương mại như Sài Gòn Square, chợ Nga, Taka Plaza... nhưng nay loại hàng này được bày bán rộng rãi ở hầu hết các cửa hàng hoặc bán qua mạng, theo Thanh Niên (TNO)
Có tình trạng phổ biến là cùng một sản phẩm có kiểu dáng như nhau, cùng mang nhãn mác của các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như Zara, Uniqlo, Gap, Mango…, giá cả lại chênh lệch nhau khá nhiều.
TNO dẫn lời chị Ngọc (ngụ ở Sài Gòn), chuyên bán hàng thời trang nữ qua mạng và các chợ phiên cuối tuần, cho biết gốc của hàng thời trang ngoài phố đúng ra không phải là hàng xuất dư, bởi các doanh nghiệp may ở VN khi nhận được hợp đồng gia công, mỗi lô hàng đều nhận được đủ lượng nguyên vật liệu theo chỉ định nên số lượng dư thừa rất hiếm. Có chăng chỉ dư vài ba cái hàng mẫu hoặc hàng bị lỗi và khi tuồn lậu ra ngoài cũng sẽ bị cắt hết nhãn mác, vì theo nguyên tắc hàng lỗi phải bị tiêu hủy ngay - chị Ngọc giải thích.
Tuy nhiên, sẽ có một số hàng xuất cảng “xịn” khi lô hàng bị hủy hợp đồng (do không đảm bảo thời hạn) hay doanh nghiệp sau khi hoàn tất lô hàng gia công vẫn còn thừa nguyên phụ liệu và tiếp tục sản xuất (gọi là hàng nối chuyền) theo mẫu mã đã xuất cảng. Nhưng loại hàng này cũng rất hiếm và thường sẽ được một cửa hàng “ôm” trọn, cũng như nhãn mác chính hãng chắc chắn sẽ bị cắt bỏ hết.
“Hàng chỗ nào cũng có, như cái áo khoác nữ gắn mác Uniqlo, giá bán lẻ từ 300,000 – 500,000 đồng, các nơi đều treo đầy, mà nơi nào cũng khẳng định áo của mình là hàng chuẩn xịn. Thật ra hầu hết đều là hàng tự lên ở VN, hay nói cách khác hơn 90% đều là hàng nhái mà thôi!”, chị Ngọc khẳng định.
Không khó để tìm ra được “công xưởng” cung cấp hàng thời trang cho Sài Gòn, thậm chí cho các tỉnh, thành trên cả nước. Đó là hàng ngàn cơ sở may gia công tập trung tại các quận Tân Bình, Tân Phú và Gò Vấp.
TNO dẫn lời chị Huyền - chủ một cơ sở may gia đình tại Tân Bình cho biết, chỉ cần đưa mẫu, muốn may số lượng bao nhiêu, gắn nhãn thương hiệu nào và giá cả thế nào… đều được như ý muốn. Ví dụ, những cơ sở như chị Huyền chính là nguồn cung cấp hàng cho các quầy thời trang ở nhiều chợ đầu mối tại Sài Gòn và sau đó tiếp tục được chuyển ra miền Trung và xuống miền Tây.
Theo nhiều người bán lẫn người mua, hàng may trong nước cũng chấp nhận được vì vừa túi tiền, nhưng quan trọng là thuận mua vừa bán, không cần phải gắn một cái nhãn nhái nước ngoài nào đó để rồi hét giá “trên trời”.
Sài Gòn: Rộn Rịp Hàng Nhái Thời Trang Xuất Cảng
Hàng thời trang nữ bày bán ờ Sense Plaza, Quận 1 Sài Gòn.
Trước đây ở Sài Gòn, khi nói đến hàng thời trang xuất cảng người ta chỉ nghĩ đến các trung tâm thương mại như Sài Gòn Square, chợ Nga, Taka Plaza... nhưng nay loại hàng này được bày bán rộng rãi ở hầu hết các cửa hàng hoặc bán qua mạng, theo Thanh Niên (TNO)
Có tình trạng phổ biến là cùng một sản phẩm có kiểu dáng như nhau, cùng mang nhãn mác của các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như Zara, Uniqlo, Gap, Mango…, giá cả lại chênh lệch nhau khá nhiều.
TNO dẫn lời chị Ngọc (ngụ ở Sài Gòn), chuyên bán hàng thời trang nữ qua mạng và các chợ phiên cuối tuần, cho biết gốc của hàng thời trang ngoài phố đúng ra không phải là hàng xuất dư, bởi các doanh nghiệp may ở VN khi nhận được hợp đồng gia công, mỗi lô hàng đều nhận được đủ lượng nguyên vật liệu theo chỉ định nên số lượng dư thừa rất hiếm. Có chăng chỉ dư vài ba cái hàng mẫu hoặc hàng bị lỗi và khi tuồn lậu ra ngoài cũng sẽ bị cắt hết nhãn mác, vì theo nguyên tắc hàng lỗi phải bị tiêu hủy ngay - chị Ngọc giải thích.
Tuy nhiên, sẽ có một số hàng xuất cảng “xịn” khi lô hàng bị hủy hợp đồng (do không đảm bảo thời hạn) hay doanh nghiệp sau khi hoàn tất lô hàng gia công vẫn còn thừa nguyên phụ liệu và tiếp tục sản xuất (gọi là hàng nối chuyền) theo mẫu mã đã xuất cảng. Nhưng loại hàng này cũng rất hiếm và thường sẽ được một cửa hàng “ôm” trọn, cũng như nhãn mác chính hãng chắc chắn sẽ bị cắt bỏ hết.
“Hàng chỗ nào cũng có, như cái áo khoác nữ gắn mác Uniqlo, giá bán lẻ từ 300,000 – 500,000 đồng, các nơi đều treo đầy, mà nơi nào cũng khẳng định áo của mình là hàng chuẩn xịn. Thật ra hầu hết đều là hàng tự lên ở VN, hay nói cách khác hơn 90% đều là hàng nhái mà thôi!”, chị Ngọc khẳng định.
Không khó để tìm ra được “công xưởng” cung cấp hàng thời trang cho Sài Gòn, thậm chí cho các tỉnh, thành trên cả nước. Đó là hàng ngàn cơ sở may gia công tập trung tại các quận Tân Bình, Tân Phú và Gò Vấp.
TNO dẫn lời chị Huyền - chủ một cơ sở may gia đình tại Tân Bình cho biết, chỉ cần đưa mẫu, muốn may số lượng bao nhiêu, gắn nhãn thương hiệu nào và giá cả thế nào… đều được như ý muốn. Ví dụ, những cơ sở như chị Huyền chính là nguồn cung cấp hàng cho các quầy thời trang ở nhiều chợ đầu mối tại Sài Gòn và sau đó tiếp tục được chuyển ra miền Trung và xuống miền Tây.
Theo nhiều người bán lẫn người mua, hàng may trong nước cũng chấp nhận được vì vừa túi tiền, nhưng quan trọng là thuận mua vừa bán, không cần phải gắn một cái nhãn nhái nước ngoài nào đó để rồi hét giá “trên trời”.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Sài Gòn: Rộn Rịp Hàng Nhái Thời Trang Xuất Cảng
Có tình trạng phổ biến là cùng một sản phẩm có kiểu dáng như nhau, cùng mang nhãn mác của các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như Zara, Uniqlo, Gap, Mango…, giá cả lại chênh lệch nhau khá nhiều.
Sài Gòn: Rộn Rịp Hàng Nhái Thời Trang Xuất Cảng
Hàng thời trang nữ bày bán ờ Sense Plaza, Quận 1 Sài Gòn.
Trước đây ở Sài Gòn, khi nói đến hàng thời trang xuất cảng người ta chỉ nghĩ đến các trung tâm thương mại như Sài Gòn Square, chợ Nga, Taka Plaza... nhưng nay loại hàng này được bày bán rộng rãi ở hầu hết các cửa hàng hoặc bán qua mạng, theo Thanh Niên (TNO)
Có tình trạng phổ biến là cùng một sản phẩm có kiểu dáng như nhau, cùng mang nhãn mác của các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như Zara, Uniqlo, Gap, Mango…, giá cả lại chênh lệch nhau khá nhiều.
TNO dẫn lời chị Ngọc (ngụ ở Sài Gòn), chuyên bán hàng thời trang nữ qua mạng và các chợ phiên cuối tuần, cho biết gốc của hàng thời trang ngoài phố đúng ra không phải là hàng xuất dư, bởi các doanh nghiệp may ở VN khi nhận được hợp đồng gia công, mỗi lô hàng đều nhận được đủ lượng nguyên vật liệu theo chỉ định nên số lượng dư thừa rất hiếm. Có chăng chỉ dư vài ba cái hàng mẫu hoặc hàng bị lỗi và khi tuồn lậu ra ngoài cũng sẽ bị cắt hết nhãn mác, vì theo nguyên tắc hàng lỗi phải bị tiêu hủy ngay - chị Ngọc giải thích.
Tuy nhiên, sẽ có một số hàng xuất cảng “xịn” khi lô hàng bị hủy hợp đồng (do không đảm bảo thời hạn) hay doanh nghiệp sau khi hoàn tất lô hàng gia công vẫn còn thừa nguyên phụ liệu và tiếp tục sản xuất (gọi là hàng nối chuyền) theo mẫu mã đã xuất cảng. Nhưng loại hàng này cũng rất hiếm và thường sẽ được một cửa hàng “ôm” trọn, cũng như nhãn mác chính hãng chắc chắn sẽ bị cắt bỏ hết.
“Hàng chỗ nào cũng có, như cái áo khoác nữ gắn mác Uniqlo, giá bán lẻ từ 300,000 – 500,000 đồng, các nơi đều treo đầy, mà nơi nào cũng khẳng định áo của mình là hàng chuẩn xịn. Thật ra hầu hết đều là hàng tự lên ở VN, hay nói cách khác hơn 90% đều là hàng nhái mà thôi!”, chị Ngọc khẳng định.
Không khó để tìm ra được “công xưởng” cung cấp hàng thời trang cho Sài Gòn, thậm chí cho các tỉnh, thành trên cả nước. Đó là hàng ngàn cơ sở may gia công tập trung tại các quận Tân Bình, Tân Phú và Gò Vấp.
TNO dẫn lời chị Huyền - chủ một cơ sở may gia đình tại Tân Bình cho biết, chỉ cần đưa mẫu, muốn may số lượng bao nhiêu, gắn nhãn thương hiệu nào và giá cả thế nào… đều được như ý muốn. Ví dụ, những cơ sở như chị Huyền chính là nguồn cung cấp hàng cho các quầy thời trang ở nhiều chợ đầu mối tại Sài Gòn và sau đó tiếp tục được chuyển ra miền Trung và xuống miền Tây.
Theo nhiều người bán lẫn người mua, hàng may trong nước cũng chấp nhận được vì vừa túi tiền, nhưng quan trọng là thuận mua vừa bán, không cần phải gắn một cái nhãn nhái nước ngoài nào đó để rồi hét giá “trên trời”.