Quảng cáo điện thoại di động của Trung Quốc
Trung Quốc đi đầu về các hệ thống theo dõi
Chính quyền Syria thường xuyên chặn các kênh liên lạc như intenet và điện thoại di động để lọc thông tin mà họ cho là khơi gợi biểu tình.
Iran
Cộng hòa Hồi giáo Iran là một trong các nước tự cô lập nhất thế giới, với mạng internet bị kiểm soát chặt.
Các blogger, nhà đấu tranh nhân quyền và phóng viên thường xuyên bị an ninh quấy nhiễu, nhiều người bị tra tấn và đối xử tàn tệ.
Hãng tin Reuters hồi tháng Ba cáo giác rằng tập đoàn viễn thông Trung Quốc ZTE đã bán một hệ thống theo dõi hết sức tinh vi cho tập đoàn Viễn thông nhà nước Iran nhằm nghe lén điện thoại kể cả điện thoại di động và kiểm soát internet. Reuters dẫn nguồn giấu tên làm việc cho dự án này nói nhà cầm quyền nay có thể theo dõi các cuộc điện đàm, tin nhắn và internet.
Phe đấu tranh dân chủ nói có nhiều trường hợp chính phủ Iran dò bắt được các nhà hoạt động dựa trên các cuộc trò chuyện trên điện thoại và hoạt động của họ trên internet.
Việt Nam
Với sự bùng nổ của mạng internet ở Việt Nam, chính quyền cộng sản đã gia tăng sàng lọc thông tin bằng các phương cách hợp pháp và các quy định.
"Giới chức Việt Nam nghe trộm các cuộc đàm thoại và theo dõi cuộc gọi từ các số mà họ cho vào danh sách đen, như của các nhà bất đồng chính kiến hay các tổ chức chống đối." - Freedom HouseMục tiêu theo dõi là các tài liệu bị cho là đe dọa cho an ninh quốc gia hay cho chế độ.
Theo Freedom House, giới chức Việt Nam "nghe trộm các cuộc đàm thoại và theo dõi cuộc gọi từ các số mà họ cho vào danh sách đen", như của các nhà bất đồng chính kiến hay các tổ chức chống đối.
Dịch vụ điện thoại di động của những người bị cho là phản động cũng thường xuyên bị cắt.
Hồi tháng Chín, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công khai đe dọa sẽ trừng phạt các blogger chống đối. Nhiều người đăng tải bài viết chống chính phủ trên internet bị liệt vào diện khủng bộ. Theo Reporters Without Borders, 24 nhà báo và blogger hiện đang bị bắt giữ ở Việt Nam.
Uzbekistan
Quốc gia Trung Á Uzbekistan là một trong các quốc gia có quy định kiểm duyệt nghiêm khắc nhất thế giới, tuy chính phủ trong nước luôn bác bỏ điều này.
Uzbekistan sử dụng các cơ chế khá tinh vi để kiểm soát internet và có tin rằng chính phủ có thể yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet công bố chi tiết về người sử dụng, bao gồm cả tên họ, địa chỉ... Nhiều website chứa thông tin đối lập bị đóng cửa.
Freedom House nói chính phủ cũng có thể đòi cá chãng điện thoại di động cung cấp chi tiết cụ thể về các thuê bao, ngay cả khi họ không làm gì sai phạm.
Ethiopia
Tiếp cận internet ở Ethiopia còn hạn chế, chỉ có chưa đầy 400.000 người truy cập được mạng internet trong năm 2009. Tuy nhiên nhiều blogger cho rằng họ bị theo dõi.
Nhiều cafe internet trong nước bị đóng cửa vì cung cấp dịch vụ liên lạc qua internet, như Skype.
Cả Skype và Tor đều bị cấm ở trong nước và những người vi phạm có thể bị tù tới 15 năm.
Cho dù Hiến pháp quy định quyền tự do báo chí, chính phủ Ethiopia vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ internet và các báo mạng.
Một điều không gây ngạc nhiên là quốc gia ẩn dật nhất thế giới, Bắc Hàn, cũng kiểm soát internet và báo chí một cách chặt chẽ nhất. Người dân phải đưa lậu thông tin qua biên giới với Trung Quốc.
Điều gây ngạc nhiên là ngày càng nhiều người Bắc Hàn sở hữu điện thoại di động trong những năm gần đây, nay con số đã lên tới hơn 1 triệu, theo Wall Street Journal.
Người Bắc Hàn buôn lậu điện thoại di động qua biên giới từ Trung Quốc, nhưng gần đây lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh trấn áp hoạt động này.
Một nguồn tin ở vùng biên với Trung Quốc cho Đài Châu Tự do biết rằng một khi thấy tín hiệu thì các nhân viên điều tra của chính quyền sẽ tới nơi ngay lập tức để tìm kiếm người vi phạm.
Cuba
Cuba mới vừa bỏ lệnh cấm người dân sử dụng điện thoại di động cùng với một số hàng tiêu dùng khác vào tháng Ba 2008.
Năm 2011, Tổ chức Bảo vệ các nhà báo nói việc kiểm duyệt được quy định thành luật và chính quyền thường xuyên sách nhiễu, bắt bớ và theo dõi các nhà báo chỉ trích.
Mới đây có tin rằng các đường dây điện thoại nối với Hablalo Sin Miedo — một tổ chức truyền thông dám thách thức bộ máy kiểm duyệt, đã bị công ty viễn thông nhà nước Cuba cắt đứt.
Turkmenistan
Tại Turkmenistan internet là đặc ân dành cho một số ít người thuộc tầng lớp trên của xã hội.
Tổ chức OpenNet đánh giá nước này có tỷ lệ tiếp cận internet thấp nhất nhưng kiểm soát trực tiếp lại cao nhất thế giới.
Turkmenistan không có báo chí tư nhân và các nhà báo nước ngoài bị hạn chế nhập cảnh.
Theo OneNet, chỉ có một hãng của nhà nước quản lý toàn bộ hệ thống viễn thông và tổng cộng 10 điểm truy cập internet ở Turkmenistan.