Hình Ảnh & Sự Kiện
Sao Không có VN : Top 10 quốc gia “khốn khổ” nhất thế giới
Tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy, Mỹ) đã công bố danh sách các quốc gia có sự phát triển thất bại nhất trên toàn cầu, dựa vào 12 tiêu chí bao gồm xã hội, kinh tế, bối cảnh chính trị và quân sự.
Trong danh sách này, Canada đã vượt lên cả Mỹ khi được xếp trên cả quốc gia này về sự thành công trên con đường phát triển.
Nhóm 25 lãnh thổ thất bại có những cái tên quen thuộc với chính trường quân sự thế giới như Syria, Pakistan hay Iraq. Nội chiến, giao chiến với các nước láng giềng đã khiến các quốc gia này có một nền kinh tế tồi tệ, một xã hội bất ổn, số người chết mỗi năm tăng cao.
Triều Tiên xếp hạng thứ 23 trong danh sách này bởi chính sách bế quan tỏa cảng đối với thế giới bên ngoài từ hàng chục năm nay. Triều Tiên nhận được một số điểm thấp kỷ lục bởi tính phi thực tế của quản lý nhà nước và vi phạm nhân quyền tràn lan. Các tổ chức viện trợ đã tính toán có khoảng 2 triệu người đã chết kể từ những năm 1990 bởi tình trạng thiếu lương thực.
Trong danh sách này, có nhiều cái tên quen thuộc nằm trong nhóm 10 quốc gia có mức phát triển tồi tệ nhất. Không thể tin được là đến năm 2013 rồi mà cuộc sống của con người có thể khó khăn đến như vậy.
10. Zimbabwe
Lãnh đạo đất nước là một trong những nhà độc tài tồi tệ nhất thế giới, Robert Mugabe. Hiện Zimbabwe có hơn 1 triệu người sống chung với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Đây cũng là đất nước có tình trạng lạm phát kinh khủng nhất, chính phủ đã phải in những tờ tiền có trị giá lên đến 100 tỷ đô la Zimbabwe.
9. Cộng hòa Trung Phi
Đất nước này liên tiếp có đảo chính kể từ khi giành được độc lập vào năm 1960. CH Trung Phi nhận được điểm số rất hạn chế bởi số lượng người tị nạn và bộ máy an ninh tệ hại, và điểm xấu cho mọi lĩnh vực xã hội khác.
8. Haiti
Ở nước này, mọi thứ đã đi từ xấu đến tồi tệ hơn sau trận động đất lớn đã làm rung chuyển mọi ngóc ngách xã hội trong năm 2010. Sau đó, một đợt dịch tả lây nhiễm đến 6% dân số đất nước, có thể đã bị lây lan bởi những tình nguyện viên Liên Hợp Quốc tới hợp tác đối phó với hậu quả của động đất. Quốc đảo này đã nhận được số điểm xếp hạng khủng khiếp đối với sự can thiệp của ngoại quốc và sự nghèo đói.
7. Afghanistan
Sau khi thay đổi chế độ và tiến hành tái thiết kể từ năm 2001, Afghanistan có số điểm tồi tệ nhất bởi sự can thiệp của nước ngoài, cụ thể là Mỹ và Liên Hợp Quốc. Đất nước nổi lên với bộ máy an ninh yếu kém và một chính phủ yếu ớt.
6. Yemen
Là quốc gia nghèo nhất ở Trung Đông, bị chi phối bởi những kẻ Hồi giáo cực đoạn, Yemen được xem là một trong những quốc gia có bộ máy an ninh tồi tệ nhất thế giới.
5. Sat
Với 49,07 tuổi, Sat ( tên tiếng Anh: Chad) là quốc gia có tuổi thọ trung bình của dân cư thấp nhất thế giới. Cơ sở hạ tầng công cộng gần như không tồn tại và vi phạm nhân quyền tràn lan. Sat nằm giữa 2 quốc gia luôn bất ổn, với Sudan ở phía đông và Cộng hòa Trung Phi ở phía nam.
4. Nam Sudan
Mới giải phóng khỏi Sudan gần đây, quốc gia mới này đã gặp phải nạn rải bom mìn chưa nổ và những rắc rối về tiêm chủng cơ bản. Hiện tại, Nam Sudan phải sống dựa vào viện trợ của LHQ và có số điểm xếp hạng tồi tệ nhất bởi sự can thiệp của nước ngoài cũng như các nhóm nổi loạn và người tị nạn.
3. Sudan
Đất nước của các tội ác diệt chủng tàn bạo tại Darfur, Sudan nhận được điểm xếp hạng tồi tệ nhất bởi vấn đề tị nạn, bất bình giữa các nhóm sắc tộc, giai cấp và sự can thiệp của nước ngoài.
2. CH Công-Gô
Bệnh AIDS tràn lan, trẻ em suy dinh dưỡng, ô nhiễm môi trường và bệnh tật, Công Gô bị xếp hạng tồi tệ nhất bởi những áp lực về dân số. Hàng trăm ngàn người chết mỗi năm trong các cuộc xung đột trong nước, trong khi có khoảng 400.000 phụ nữ bị hãm hiếp mỗi năm.
1. Somalia
Quốc gia bị chiến tranh tàn phá này có tuổi thọ trung bình chỉ 51 và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh là 2/10. Somalia gắn liền với sự đánh giá tồi tệ nhất về người tị nạn, nhân quyền và chia rẽ sắc tộc.
(IFN)
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Sao Không có VN : Top 10 quốc gia “khốn khổ” nhất thế giới
Tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy, Mỹ) đã công bố danh sách các quốc gia có sự phát triển thất bại nhất trên toàn cầu, dựa vào 12 tiêu chí bao gồm xã hội, kinh tế, bối cảnh chính trị và quân sự.
Trong danh sách này, Canada đã vượt lên cả Mỹ khi được xếp trên cả quốc gia này về sự thành công trên con đường phát triển.
Nhóm 25 lãnh thổ thất bại có những cái tên quen thuộc với chính trường quân sự thế giới như Syria, Pakistan hay Iraq. Nội chiến, giao chiến với các nước láng giềng đã khiến các quốc gia này có một nền kinh tế tồi tệ, một xã hội bất ổn, số người chết mỗi năm tăng cao.
Triều Tiên xếp hạng thứ 23 trong danh sách này bởi chính sách bế quan tỏa cảng đối với thế giới bên ngoài từ hàng chục năm nay. Triều Tiên nhận được một số điểm thấp kỷ lục bởi tính phi thực tế của quản lý nhà nước và vi phạm nhân quyền tràn lan. Các tổ chức viện trợ đã tính toán có khoảng 2 triệu người đã chết kể từ những năm 1990 bởi tình trạng thiếu lương thực.
Trong danh sách này, có nhiều cái tên quen thuộc nằm trong nhóm 10 quốc gia có mức phát triển tồi tệ nhất. Không thể tin được là đến năm 2013 rồi mà cuộc sống của con người có thể khó khăn đến như vậy.
10. Zimbabwe
Lãnh đạo đất nước là một trong những nhà độc tài tồi tệ nhất thế giới, Robert Mugabe. Hiện Zimbabwe có hơn 1 triệu người sống chung với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Đây cũng là đất nước có tình trạng lạm phát kinh khủng nhất, chính phủ đã phải in những tờ tiền có trị giá lên đến 100 tỷ đô la Zimbabwe.
9. Cộng hòa Trung Phi
Đất nước này liên tiếp có đảo chính kể từ khi giành được độc lập vào năm 1960. CH Trung Phi nhận được điểm số rất hạn chế bởi số lượng người tị nạn và bộ máy an ninh tệ hại, và điểm xấu cho mọi lĩnh vực xã hội khác.
8. Haiti
Ở nước này, mọi thứ đã đi từ xấu đến tồi tệ hơn sau trận động đất lớn đã làm rung chuyển mọi ngóc ngách xã hội trong năm 2010. Sau đó, một đợt dịch tả lây nhiễm đến 6% dân số đất nước, có thể đã bị lây lan bởi những tình nguyện viên Liên Hợp Quốc tới hợp tác đối phó với hậu quả của động đất. Quốc đảo này đã nhận được số điểm xếp hạng khủng khiếp đối với sự can thiệp của ngoại quốc và sự nghèo đói.
7. Afghanistan
Sau khi thay đổi chế độ và tiến hành tái thiết kể từ năm 2001, Afghanistan có số điểm tồi tệ nhất bởi sự can thiệp của nước ngoài, cụ thể là Mỹ và Liên Hợp Quốc. Đất nước nổi lên với bộ máy an ninh yếu kém và một chính phủ yếu ớt.
6. Yemen
Là quốc gia nghèo nhất ở Trung Đông, bị chi phối bởi những kẻ Hồi giáo cực đoạn, Yemen được xem là một trong những quốc gia có bộ máy an ninh tồi tệ nhất thế giới.
5. Sat
Với 49,07 tuổi, Sat ( tên tiếng Anh: Chad) là quốc gia có tuổi thọ trung bình của dân cư thấp nhất thế giới. Cơ sở hạ tầng công cộng gần như không tồn tại và vi phạm nhân quyền tràn lan. Sat nằm giữa 2 quốc gia luôn bất ổn, với Sudan ở phía đông và Cộng hòa Trung Phi ở phía nam.
4. Nam Sudan
Mới giải phóng khỏi Sudan gần đây, quốc gia mới này đã gặp phải nạn rải bom mìn chưa nổ và những rắc rối về tiêm chủng cơ bản. Hiện tại, Nam Sudan phải sống dựa vào viện trợ của LHQ và có số điểm xếp hạng tồi tệ nhất bởi sự can thiệp của nước ngoài cũng như các nhóm nổi loạn và người tị nạn.
3. Sudan
Đất nước của các tội ác diệt chủng tàn bạo tại Darfur, Sudan nhận được điểm xếp hạng tồi tệ nhất bởi vấn đề tị nạn, bất bình giữa các nhóm sắc tộc, giai cấp và sự can thiệp của nước ngoài.
2. CH Công-Gô
Bệnh AIDS tràn lan, trẻ em suy dinh dưỡng, ô nhiễm môi trường và bệnh tật, Công Gô bị xếp hạng tồi tệ nhất bởi những áp lực về dân số. Hàng trăm ngàn người chết mỗi năm trong các cuộc xung đột trong nước, trong khi có khoảng 400.000 phụ nữ bị hãm hiếp mỗi năm.
1. Somalia
Quốc gia bị chiến tranh tàn phá này có tuổi thọ trung bình chỉ 51 và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh là 2/10. Somalia gắn liền với sự đánh giá tồi tệ nhất về người tị nạn, nhân quyền và chia rẽ sắc tộc.
(IFN)
Song Phương chuyển