Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Sau hàng ngàn năm ngủ vùi, bức tượng Phật lớn nhất thế giới bất ngờ lộ diện trước công chúng
Mới đây người ta phát hiện ra các khối đá của một ngọn núi hóa ra là một tượng Phật cổ xưa hàng ngàn năm, hoàn toàn tàng ẩn trong núi sâu. Có lẽ, đây là tượng Phật lớn nhất thế giới.
Trên thực tế, tượng này lớn hơn Đại tượng Phật ở Lạc Sơn, Tứ Xuyên 4 mét, cho đến lúc đó, đại tượng Phật ở Lạc Sơn từng được coi là tượng Phật lớn nhất khắc trong đá.
Công trình này, tàng ẩn trong núi thuộc huyện Bạch Vân, Quế Dương, tỉnh Quý Châu, đã có từ cách đây hàng ngàn năm, đã bất ngờ hiện ra, nó cao hơn 50 mét, với một cái đầu vĩ đại, chỉ riêng cái đầu đã cao 16m, đang trịnh trọng nhìn về phía Tây.
Theo truyền thông Trung Quốc, tượng Phật này được tạc vào vách đá, không giống như tượng phật ở chùa Honfu, cũng không giống với tượng Phật để lộ chân (cũng ở Quế Dương, huyện Yunyan). Đây là một bức tượng Phật bán thân, với cái đầu được khắc chỉ từ một tảng đá. Còn thân của tượng, được tạc theo dáng núi và những nếp gấp tự nhiên của núi.
Tượng Phật khổng lồ này được so sánh với Đại tượng Phật ở Lạc Sơn. Tuy nhiên, bức tượng mới lộ diện này lớn hơn Đại tượng Phật Lạc Sơn 4 mét, khiến nó trở thành tượng Phật lớn nhất được khắc trong đá trên thế giới.
Theo một truyền thuyết cổ xưa, vào thời nhà Đường, hòa thượng Hai Nang và đệ tử Hai Tung khi qua Quế Dương, thì nước sông đột ngột dâng cao, nhấn chìm nhà cửa và các nông trại xung quanh. Phần lớn dân chúng bị mất nhà cửa. Cùng lúc đó, ngôi chùa mà hai thầy trò từ đó đến, ở gần Lạc Sơn, cũng bị lũ lụt phá hủy.
Vì vậy, hai thầy trò suy nghĩ và quyết định tạc hai bức tượng Phật lớn ở đây để ngăn chặn thảm họa.
Hai Nang đã già, không thể tiếp tục công trình vì ông yếu đi từng ngày. Do vậy, ông ra lệnh cho đệ tử tạc một tượng Phật gần Lạc Sơn và dự kiến sẽ tạc ở thôn Xiashui.
Đại tượng Phật ở Lạc Sơn, Tứ Xuyên.
Nhưng một căn bệnh đã khiến ông thầy già chết mà chưa hoàn thành công trình của mình. Đây là lý do tại sao bức tượng mà ông tạc vẫn dở dang cho đến hôm nay, ta có thể thấy đôi mắt vẫn chưa tạc xong.
Sau khi tàng ẩn hàng nghìn năm, bức tượng Phật khắc trên vách đá ở Quý Châu vừa lộ diện.
Bức tượng này đã ẩn rất kỹ trong núi sâu nên trước nay không ai nhìn thấy. Chỉ đến đầu thế kỷ này, khi người ta chặt cây cối ở xung quanh, thì tượng Phật mới lộ diện.
Theo Epochtimes France
http://www.daikynguyenvn.com/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Sau hàng ngàn năm ngủ vùi, bức tượng Phật lớn nhất thế giới bất ngờ lộ diện trước công chúng
Mới đây người ta phát hiện ra các khối đá của một ngọn núi hóa ra là một tượng Phật cổ xưa hàng ngàn năm, hoàn toàn tàng ẩn trong núi sâu. Có lẽ, đây là tượng Phật lớn nhất thế giới.
Trên thực tế, tượng này lớn hơn Đại tượng Phật ở Lạc Sơn, Tứ Xuyên 4 mét, cho đến lúc đó, đại tượng Phật ở Lạc Sơn từng được coi là tượng Phật lớn nhất khắc trong đá.
Công trình này, tàng ẩn trong núi thuộc huyện Bạch Vân, Quế Dương, tỉnh Quý Châu, đã có từ cách đây hàng ngàn năm, đã bất ngờ hiện ra, nó cao hơn 50 mét, với một cái đầu vĩ đại, chỉ riêng cái đầu đã cao 16m, đang trịnh trọng nhìn về phía Tây.
Theo truyền thông Trung Quốc, tượng Phật này được tạc vào vách đá, không giống như tượng phật ở chùa Honfu, cũng không giống với tượng Phật để lộ chân (cũng ở Quế Dương, huyện Yunyan). Đây là một bức tượng Phật bán thân, với cái đầu được khắc chỉ từ một tảng đá. Còn thân của tượng, được tạc theo dáng núi và những nếp gấp tự nhiên của núi.
Tượng Phật khổng lồ này được so sánh với Đại tượng Phật ở Lạc Sơn. Tuy nhiên, bức tượng mới lộ diện này lớn hơn Đại tượng Phật Lạc Sơn 4 mét, khiến nó trở thành tượng Phật lớn nhất được khắc trong đá trên thế giới.
Theo một truyền thuyết cổ xưa, vào thời nhà Đường, hòa thượng Hai Nang và đệ tử Hai Tung khi qua Quế Dương, thì nước sông đột ngột dâng cao, nhấn chìm nhà cửa và các nông trại xung quanh. Phần lớn dân chúng bị mất nhà cửa. Cùng lúc đó, ngôi chùa mà hai thầy trò từ đó đến, ở gần Lạc Sơn, cũng bị lũ lụt phá hủy.
Vì vậy, hai thầy trò suy nghĩ và quyết định tạc hai bức tượng Phật lớn ở đây để ngăn chặn thảm họa.
Hai Nang đã già, không thể tiếp tục công trình vì ông yếu đi từng ngày. Do vậy, ông ra lệnh cho đệ tử tạc một tượng Phật gần Lạc Sơn và dự kiến sẽ tạc ở thôn Xiashui.
Đại tượng Phật ở Lạc Sơn, Tứ Xuyên.
Nhưng một căn bệnh đã khiến ông thầy già chết mà chưa hoàn thành công trình của mình. Đây là lý do tại sao bức tượng mà ông tạc vẫn dở dang cho đến hôm nay, ta có thể thấy đôi mắt vẫn chưa tạc xong.
Sau khi tàng ẩn hàng nghìn năm, bức tượng Phật khắc trên vách đá ở Quý Châu vừa lộ diện.
Bức tượng này đã ẩn rất kỹ trong núi sâu nên trước nay không ai nhìn thấy. Chỉ đến đầu thế kỷ này, khi người ta chặt cây cối ở xung quanh, thì tượng Phật mới lộ diện.
Theo Epochtimes France
http://www.daikynguyenvn.com/