Cõi Người Ta
Schapelle Corby: Tiền là trên hết !
Nói thẳng ngay từ đầu, gia đình cô Schapelle Corby chỉ biết có tiền, tiền và … tiền ! Trước khi dẫn chứng tại sao người viết bài có kết luận khắt khe như trên, chúng ta hãy tóm tắt lại vụ án Corby.
Bối cảnh.
Sanh ngày 10/7/1977, cô Schapelle Corby đã bị tòa án quận Denpasar của Nam Dương kết án 20 năm tù vào ngày 27/05/2005 về tội mang 4.2kg cần sa từ Úc vào quốc gia này. Sau đó, đơn kháng án của cô đã bị tòa Thượng thẩm Nam dương bác bỏ. Đến tháng 10 năm 2010, cô đã nộp đơn xin Tổng thống Nam dương ân xá vì bị khủng hoảng tâm thần. Đến tháng Năm 2012, bản án của cô đã được giảm bớt 5 năm. Và đến thứ Hai 10/2/2014 vừa qua, cô đã được cho phép tại ngoại với nhiều điều kiện ràng buộc như: phải báo cáo với cơ quan cải huấn mỗi tháng một lần; không được dùng hay phần phối ma túy; phải ăn mặc chỉnh tề; giới thẩm quyền có thể khám xét nơi cô cư ngụ bất kỳ lúc nào.
Nhưng ngay những giây phút đầu tiên khi cô bước vào văn phòng của nhà tù Kerobokan, người ta đã nhận thấy ngay ý định của cô, hoặc của gia đình cô, là muốn trục lợi một cách tối đa tình huống này.
Đầu tiên ….
Cô đã khéo léo che phủ gương mặt của mình bằng một tấm voan mỏng, dưới một cái nón màu trắng sọc xanh đen, suốt thời gian từ lúc đó, qua đến cơ quan cấp giấy tại ngoại đến lúc về đến nơi tạm trú. Đây không phải là hành động của một người thiếu nữ xấu hổ với những việc làm phạm pháp của mình trong quá khứ. Mà chỉ cốt để dành bức ảnh đầu tiên chụp nguyên vẹn khuôn mặt của cô để bán cho một tạp chí phụ nữ của Úc.
Tín tức cho biết, bức ảnh đó trị giá $20,000. Sự trơ trẻn của việc làm tiền đó được thể hiện ngay trên chính tấm hình, chụp cô đang cụng ly với người em (hay anh ?) cùng cha khác mẹ với chính bộ đồ ra khỏi nhà tù, chưa kịp thay ra, phải chụp cho nhanh để cung cấp cho tờ báo đó.
Chưa hết ! Ở cách đó gần 5 ngàn cây số, nơì quê quán của cô, khu
ngoại ô Logan của thành phố Brisbane, gia đình cô đã mở tiệc ăn mừng.
Điều này không có gì sai trái hết. Chỉ có điều khi một phóng viên hỏi
một thành viên trong gia đình của cô rằng bà mẹ Rosleigh Rose và cô
Corby đã nói chuyện gì với nhau trên điện thoại lúc cô được thả ra, anh
ta đã trả lời “Đây là một câu hỏi rất đắt tiền”, ngụ ý nếu nhà báo chịu
chi tiền thì mới được cho biết.
… Tiền đâu ?
Nhưng chuyện tiền bạc vẫn chưa ngừng ở đó. Sau đó lại có tin cho hay đài số 7 đồng ý trả cô 2 triệu đô la để thực hiện một cuộc phỏng vấn nhân ngày được ra tù này.
Những người ủng hộ cô Corby thì cho rằng việc làm này không có gì phạm luật. Họ nói cô đã bị bắt, đã ra tòa, bị kết án và đã thọ án, nay có người muốn mua lại câu chuyện của cuộc đời cô thi đó không phải là một việc làm ngoài vòng pháp luật.
Tuy nhiên, lập luận trên đây đã bị nhiều người bác bỏ.
Trước nhứt, ngay trên phương diện pháp lý, nước Úc, như ở Hoa Kỳ, đã có các đạo luật cấp tiểu bang và liên bang, ngăn cấm việc “làm giàu với tội ác”. Có tiểu bang định nghĩa một cách tổng quát cụm từ “lợi nhuận từ tội ác”. Có tiểu bang định nghĩa một cách rõ ràng hơn. Tương tự, có tiểu bang giới hạn chỉ tội nhân mới không được hưởng lợi, nhưng cũng có tiểu bang ngăn cấm cả gia đình của tội nhân cũng không được kiếm tiền về việc làm phạm pháp này.
Dựa trên căn bản này, Thủ hiến tiểu bang Queensland, ông Campbell Newman, đã tuyên bố chính phủ của ông sẽ tìm cách ngăn chận Schapelle Corby kiếm tiền qua tình huống hiện tại. Ông nói ông sẽ yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp Jarrod Bleijie xem có thể ngăn chận việc trả “thù lao” cho Corby được hay không theo luật lệ hiện hành của Queensland.
“Tôi rất quan tâm, đúng ra tôi rất bất bình, về chuyện một người
bị kết án về tội ma túy có thể kiếm tiền về chuyện làm của cô ta”.
Tuy nhiên, hai ngày sau đó, Bộ trưởng Tư pháp Jarrod Bleijie phải nhìn
nhận rằng chính phủ tiểu bang không thể theo đòi được Corby nếu cô ta
được truyền thông trả tiền để phỏng vấn.
Nguồn phản đối thứ hai dựa trên căn bản đạo đức và được nhiều người đồng ý. Quan trọng nhứt có lẽ là tiếng nói của ông David Koch, một xướng ngôn viên lâu năm và nhiều uy tín của đài truyền hình số 7.
Mỗi buổi sáng, chương trình Sunsrise vào giờ điểm tâm của ông Koch được rất nhiều khán giả theo dỏi với các bản tin và phần bình luận cập nhật và chính xác của ông. Ngoài ra, ông còn biết đến nhờ những kinh nghiệm về tài chánh cũng như qua nhiều hoạt động từ thiện.
Nay, đài truyền hình số 7 muốn phỏng vấn Schapelle Corby, ông đã không ngần ngại phê bình rằng “ Tôi
nghĩ như là một hệ thống truyền hình, chúng ta không nên dính líu tới
cô ta. Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc trả một người buôn lậu ma túy
số tiền 2 triệu đô”.
Phải nói đây là một một hành động can đảm vì chủ nhân của đài số 7, ông
Kerry Stokes, là người nổi tiếng không tha thứ nhân viên dưới quyền
không làm theo chỉ thị của ông.
Cảnh sát và đài truyền hình.
Đến đây, câu chuyện lại rẻ sang một bước ngoặc lý thú khác với việc tham gia của sở cảnh sát liên bang Úc (Australian Federal Police, AFP).
Lúc 9 giờ sáng thứ Ba tuần rồi 18/2, khoảng một chục nhân viên AFP đã mang theo một trát tòa để vào lục soát văn phòng của đài truyền hình số 7 ở Pyrmont và Eveleigh ở Sydney.
Trong một thông cáo chinh thức sau đó, AFP xác nhận họ đã thực hiện “một số cuộc lục soát dựa theo đạo luật “Thu Nhập từ Tội Ác”.
“Đạo luật không ngăn chận một tội nhân nói chuyện với truyền thông, đó là quyền tự do ngôn luận. Đạo luật chỉ ngăn cấm việc thu nhập từ các cuộc tiếp xúc đó”.
Dỉ nhiên, đài số 7 đã phản ứng chống các cuộc lục soát nói trên. Qua một thông cáo báo chí cùng ngày thứ Ba, ông Tim Worner, Tổng Giám đốc công ty Seven West Media nói “chúng tôi rất ngạc nhiên về hành động của AFP vì công ty và các luật sư của chúng tôi đã hợp tác hoàn toàn với họ”.
“AFP có vẻ như không chấp nhận được rằng chúng tôi đã không có ký một hợp đồng hay có một thỏa thuận gì với Schapelle Corby”.
Đến sáng thứ Bảy 22/2, ông Michael Phelan, Phó Tổng Giám đốc AFP, mở một cuộc họp báo để ngỏ lời xin lỗi đài truyền hình số 7 về một “cụm từ dùng để ám chỉ một luật sư của đài này khi xin trát tòa”.
Tuy nhiên, ông Phelan vẫn cương quyết rằng cảnh sát có quyền khám xét khi có nghi vấn về vấn đề thu nhập từ tội ác..
Tiếp tục nài nỉ.
Lợi dụng tình trạng này, gia đình Corby bèn viết một bức thư cho Tổng trưởng Tư pháp Nam dương để cho cô này có một cuộc phỏng vấn.
Bức thư dài ba trang, do bà chị Mercedes và ông anh rể người Nam dương Wayan Widyartha viết, hứa hẹn cuộc phỏng vấn sẽ không đem lại rắc rối chi hết và Schapelle sẽ không nhận đồng thù lao nào.
“Schapelle không muốn gì hơn là được trở lại cuộc sống bình
thường nhưng điều này không thể xảy ra cho tới khi cuộc phỏng vấn được
thực hiện. Giới truyền thông muốn nghe cô ta nói, nếu không họ vẫn sẽ
tiếp tục theo đuổi cô ta”.
“ .. Họ leo lên vách, lên nóc nhà để chụp hình lén, họ giả làm thân nhân, họ cắm trại trước chổ chúng tôi cư ngụ..”.
“ .. Tình trạng sức khỏe tâm thần của Schapelle không được tốt, và chúng tôi tin rằng chỉ có cách nói chuyện mặt đối mặt với một ký gỉả mà Schapelle tin tưởng mới giải quyết được chuyện này …”.
Người ký giả được đề cập tới là ông Mike Willessee của đài số 7, hiện cũng đang túc trực trong khu nghỉ mát đắt tiền ở Bali chung với gia đình Corby.
Lời cảnh cáo sau cùng.
Nhưng tiếng nói sau cùng bao giờ cũng thuộc về giới chức thẩm quyền. Bộ
Tư pháp Nam dương cuối cùng đã ra lệnh, bất cứ khi nào Schapelle Corby
có một cuộc phỏng vấn, nhân viên văn phòng tại ngoại cũng phải có mặt.
“Cô ta nên nhớ tuy được tại ngoại nhưng cô ta vẫn còn là một tù nhân. Và một lời xúc phạm đến hệ thống tư pháp của Nam dương có thể sẽ gởi trả cô ta trở vào tù ngay tức khắc”.
Ông Farid Junaedi, quản thủ trại giam Kerobokan, tuyên bố một cách thẳng thừng hơn :
“Tôi đã nói rất rõ với gia đình cô ấy rằng cô ta rất ngu xuẩn nếu muốn thực hiện một cuộc phỏng vấn”.
Và ông Tổng trưởng Tư pháp Nam dương, Amir Syamsuddin, đã xếp vấn đề này vào ngăn kéo qua câu kết luận :
“Cô Schapelle Corby và gia đình nên nhớ rằng cô đang được hưởng ân huệ khi đang tại ngoại, và ân huệ này có thể được thu hồi bất cứ lúc nào”.-
HƯNG VIỆT (Brisbane)
24/02/2014
Bàn ra tán vào (0)
Schapelle Corby: Tiền là trên hết !
Nói thẳng ngay từ đầu, gia đình cô Schapelle Corby chỉ biết có tiền, tiền và … tiền ! Trước khi dẫn chứng tại sao người viết bài có kết luận khắt khe như trên, chúng ta hãy tóm tắt lại vụ án Corby.
Bối cảnh.
Sanh ngày 10/7/1977, cô Schapelle Corby đã bị tòa án quận Denpasar của Nam Dương kết án 20 năm tù vào ngày 27/05/2005 về tội mang 4.2kg cần sa từ Úc vào quốc gia này. Sau đó, đơn kháng án của cô đã bị tòa Thượng thẩm Nam dương bác bỏ. Đến tháng 10 năm 2010, cô đã nộp đơn xin Tổng thống Nam dương ân xá vì bị khủng hoảng tâm thần. Đến tháng Năm 2012, bản án của cô đã được giảm bớt 5 năm. Và đến thứ Hai 10/2/2014 vừa qua, cô đã được cho phép tại ngoại với nhiều điều kiện ràng buộc như: phải báo cáo với cơ quan cải huấn mỗi tháng một lần; không được dùng hay phần phối ma túy; phải ăn mặc chỉnh tề; giới thẩm quyền có thể khám xét nơi cô cư ngụ bất kỳ lúc nào.
Nhưng ngay những giây phút đầu tiên khi cô bước vào văn phòng của nhà tù Kerobokan, người ta đã nhận thấy ngay ý định của cô, hoặc của gia đình cô, là muốn trục lợi một cách tối đa tình huống này.
Đầu tiên ….
Cô đã khéo léo che phủ gương mặt của mình bằng một tấm voan mỏng, dưới một cái nón màu trắng sọc xanh đen, suốt thời gian từ lúc đó, qua đến cơ quan cấp giấy tại ngoại đến lúc về đến nơi tạm trú. Đây không phải là hành động của một người thiếu nữ xấu hổ với những việc làm phạm pháp của mình trong quá khứ. Mà chỉ cốt để dành bức ảnh đầu tiên chụp nguyên vẹn khuôn mặt của cô để bán cho một tạp chí phụ nữ của Úc.
Tín tức cho biết, bức ảnh đó trị giá $20,000. Sự trơ trẻn của việc làm tiền đó được thể hiện ngay trên chính tấm hình, chụp cô đang cụng ly với người em (hay anh ?) cùng cha khác mẹ với chính bộ đồ ra khỏi nhà tù, chưa kịp thay ra, phải chụp cho nhanh để cung cấp cho tờ báo đó.
Chưa hết ! Ở cách đó gần 5 ngàn cây số, nơì quê quán của cô, khu
ngoại ô Logan của thành phố Brisbane, gia đình cô đã mở tiệc ăn mừng.
Điều này không có gì sai trái hết. Chỉ có điều khi một phóng viên hỏi
một thành viên trong gia đình của cô rằng bà mẹ Rosleigh Rose và cô
Corby đã nói chuyện gì với nhau trên điện thoại lúc cô được thả ra, anh
ta đã trả lời “Đây là một câu hỏi rất đắt tiền”, ngụ ý nếu nhà báo chịu
chi tiền thì mới được cho biết.
… Tiền đâu ?
Nhưng chuyện tiền bạc vẫn chưa ngừng ở đó. Sau đó lại có tin cho hay đài số 7 đồng ý trả cô 2 triệu đô la để thực hiện một cuộc phỏng vấn nhân ngày được ra tù này.
Những người ủng hộ cô Corby thì cho rằng việc làm này không có gì phạm luật. Họ nói cô đã bị bắt, đã ra tòa, bị kết án và đã thọ án, nay có người muốn mua lại câu chuyện của cuộc đời cô thi đó không phải là một việc làm ngoài vòng pháp luật.
Tuy nhiên, lập luận trên đây đã bị nhiều người bác bỏ.
Trước nhứt, ngay trên phương diện pháp lý, nước Úc, như ở Hoa Kỳ, đã có các đạo luật cấp tiểu bang và liên bang, ngăn cấm việc “làm giàu với tội ác”. Có tiểu bang định nghĩa một cách tổng quát cụm từ “lợi nhuận từ tội ác”. Có tiểu bang định nghĩa một cách rõ ràng hơn. Tương tự, có tiểu bang giới hạn chỉ tội nhân mới không được hưởng lợi, nhưng cũng có tiểu bang ngăn cấm cả gia đình của tội nhân cũng không được kiếm tiền về việc làm phạm pháp này.
Dựa trên căn bản này, Thủ hiến tiểu bang Queensland, ông Campbell Newman, đã tuyên bố chính phủ của ông sẽ tìm cách ngăn chận Schapelle Corby kiếm tiền qua tình huống hiện tại. Ông nói ông sẽ yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp Jarrod Bleijie xem có thể ngăn chận việc trả “thù lao” cho Corby được hay không theo luật lệ hiện hành của Queensland.
“Tôi rất quan tâm, đúng ra tôi rất bất bình, về chuyện một người
bị kết án về tội ma túy có thể kiếm tiền về chuyện làm của cô ta”.
Tuy nhiên, hai ngày sau đó, Bộ trưởng Tư pháp Jarrod Bleijie phải nhìn
nhận rằng chính phủ tiểu bang không thể theo đòi được Corby nếu cô ta
được truyền thông trả tiền để phỏng vấn.
Nguồn phản đối thứ hai dựa trên căn bản đạo đức và được nhiều người đồng ý. Quan trọng nhứt có lẽ là tiếng nói của ông David Koch, một xướng ngôn viên lâu năm và nhiều uy tín của đài truyền hình số 7.
Mỗi buổi sáng, chương trình Sunsrise vào giờ điểm tâm của ông Koch được rất nhiều khán giả theo dỏi với các bản tin và phần bình luận cập nhật và chính xác của ông. Ngoài ra, ông còn biết đến nhờ những kinh nghiệm về tài chánh cũng như qua nhiều hoạt động từ thiện.
Nay, đài truyền hình số 7 muốn phỏng vấn Schapelle Corby, ông đã không ngần ngại phê bình rằng “ Tôi
nghĩ như là một hệ thống truyền hình, chúng ta không nên dính líu tới
cô ta. Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc trả một người buôn lậu ma túy
số tiền 2 triệu đô”.
Phải nói đây là một một hành động can đảm vì chủ nhân của đài số 7, ông
Kerry Stokes, là người nổi tiếng không tha thứ nhân viên dưới quyền
không làm theo chỉ thị của ông.
Cảnh sát và đài truyền hình.
Đến đây, câu chuyện lại rẻ sang một bước ngoặc lý thú khác với việc tham gia của sở cảnh sát liên bang Úc (Australian Federal Police, AFP).
Lúc 9 giờ sáng thứ Ba tuần rồi 18/2, khoảng một chục nhân viên AFP đã mang theo một trát tòa để vào lục soát văn phòng của đài truyền hình số 7 ở Pyrmont và Eveleigh ở Sydney.
Trong một thông cáo chinh thức sau đó, AFP xác nhận họ đã thực hiện “một số cuộc lục soát dựa theo đạo luật “Thu Nhập từ Tội Ác”.
“Đạo luật không ngăn chận một tội nhân nói chuyện với truyền thông, đó là quyền tự do ngôn luận. Đạo luật chỉ ngăn cấm việc thu nhập từ các cuộc tiếp xúc đó”.
Dỉ nhiên, đài số 7 đã phản ứng chống các cuộc lục soát nói trên. Qua một thông cáo báo chí cùng ngày thứ Ba, ông Tim Worner, Tổng Giám đốc công ty Seven West Media nói “chúng tôi rất ngạc nhiên về hành động của AFP vì công ty và các luật sư của chúng tôi đã hợp tác hoàn toàn với họ”.
“AFP có vẻ như không chấp nhận được rằng chúng tôi đã không có ký một hợp đồng hay có một thỏa thuận gì với Schapelle Corby”.
Đến sáng thứ Bảy 22/2, ông Michael Phelan, Phó Tổng Giám đốc AFP, mở một cuộc họp báo để ngỏ lời xin lỗi đài truyền hình số 7 về một “cụm từ dùng để ám chỉ một luật sư của đài này khi xin trát tòa”.
Tuy nhiên, ông Phelan vẫn cương quyết rằng cảnh sát có quyền khám xét khi có nghi vấn về vấn đề thu nhập từ tội ác..
Tiếp tục nài nỉ.
Lợi dụng tình trạng này, gia đình Corby bèn viết một bức thư cho Tổng trưởng Tư pháp Nam dương để cho cô này có một cuộc phỏng vấn.
Bức thư dài ba trang, do bà chị Mercedes và ông anh rể người Nam dương Wayan Widyartha viết, hứa hẹn cuộc phỏng vấn sẽ không đem lại rắc rối chi hết và Schapelle sẽ không nhận đồng thù lao nào.
“Schapelle không muốn gì hơn là được trở lại cuộc sống bình
thường nhưng điều này không thể xảy ra cho tới khi cuộc phỏng vấn được
thực hiện. Giới truyền thông muốn nghe cô ta nói, nếu không họ vẫn sẽ
tiếp tục theo đuổi cô ta”.
“ .. Họ leo lên vách, lên nóc nhà để chụp hình lén, họ giả làm thân nhân, họ cắm trại trước chổ chúng tôi cư ngụ..”.
“ .. Tình trạng sức khỏe tâm thần của Schapelle không được tốt, và chúng tôi tin rằng chỉ có cách nói chuyện mặt đối mặt với một ký gỉả mà Schapelle tin tưởng mới giải quyết được chuyện này …”.
Người ký giả được đề cập tới là ông Mike Willessee của đài số 7, hiện cũng đang túc trực trong khu nghỉ mát đắt tiền ở Bali chung với gia đình Corby.
Lời cảnh cáo sau cùng.
Nhưng tiếng nói sau cùng bao giờ cũng thuộc về giới chức thẩm quyền. Bộ
Tư pháp Nam dương cuối cùng đã ra lệnh, bất cứ khi nào Schapelle Corby
có một cuộc phỏng vấn, nhân viên văn phòng tại ngoại cũng phải có mặt.
“Cô ta nên nhớ tuy được tại ngoại nhưng cô ta vẫn còn là một tù nhân. Và một lời xúc phạm đến hệ thống tư pháp của Nam dương có thể sẽ gởi trả cô ta trở vào tù ngay tức khắc”.
Ông Farid Junaedi, quản thủ trại giam Kerobokan, tuyên bố một cách thẳng thừng hơn :
“Tôi đã nói rất rõ với gia đình cô ấy rằng cô ta rất ngu xuẩn nếu muốn thực hiện một cuộc phỏng vấn”.
Và ông Tổng trưởng Tư pháp Nam dương, Amir Syamsuddin, đã xếp vấn đề này vào ngăn kéo qua câu kết luận :
“Cô Schapelle Corby và gia đình nên nhớ rằng cô đang được hưởng ân huệ khi đang tại ngoại, và ân huệ này có thể được thu hồi bất cứ lúc nào”.-
HƯNG VIỆT (Brisbane)
24/02/2014