Xe cán chó
Sẽ Có Hậu Như VNCH: Hoa Kỳ - Việt Nam, từ kẻ thù không đội trời chung trở thành bè bạn
Theo lời Đại sứ Phạm Quang Vinh, những ai nghi ngờ câu châm ngôn "kẻ thù không đội trời chung có thể trở thành bè bạn" hãy nhìn vào Mỹ và Việt Nam.
Theo lời Đại sứ Phạm Quang Vinh, những ai nghi ngờ câu châm ngôn "kẻ thù không đội trời chung có thể trở thành bè bạn" hãy nhìn vào Mỹ và Việt Nam.
Tờ The Diplomat hôm 24.3 đăng tải bài bài viết của tân Đại sứ Việt Nam tại Washington Phạm Quang Vinh về mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả nội dung lược dịch bài viết của Đại sứ.
Theo lời Đại sứ Phạm Quang Vinh, những ai nghi ngờ câu châm ngôn "kẻ thù không đội trời chung có thể trở thành bè bạn" hãy nhìn vào Mỹ và Việt Nam.
Đại sứ Phạm Quang Vinh và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Ảnh VOV
Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, trong những năm 1987-1990, khi là một trong các đại diện của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, ông tìm thấy ở người Mỹ sự cởi mở nồng ấm. Nhưng kể từ năm 1995 sau khi Mỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao và trở thành Đại sứ tại Washington, ông lại thấy thêm triển vọng hợp tác chung giữa hai nước từ việc tạo ra thêm công ăn việc làm thông qua các hợp tác thương mại lẫn xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau thông qua giáo dục.
Việt Nam - đất nước có lực lượng lao động trẻ dưới 30 tuổi rất dồi dào - luôn hướng về phía tương lai. Bằng chứng cho điều này, theo Đại sứ Vinh, đã từng được chứng minh qua sự kiện khi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam hiện nay Ted Osius thực hiện hành trình xuyên Việt bằng xe đạp trong những năm 1990, ông đã rất lo sợ gặp phải sự thù địch. Nhưng thay vào đó, ông đã nhận được những sự chào đón nồng nhiệt của người dân địa phương và được một phụ nữ Việt Nam trấn an rằng: "Giờ chúng ta là bạn bè".
Sau nhiều thập kỷ nỗ lực, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khởi động sáng kiến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Mỹ-Việt Nam hồi tháng 7/2013 để định hướng chuyển đổi liên tục mối quan hệ giữa hai nước.
Hợp tác này không chỉ phản ánh sự hòa giải giữa hai quốc gia mà còn nhận được sự hỗ trợ của nhiều cựu chiến binh Mỹ từng tham gia Chiến tranh Việt Nam có tầm nhìn xa trông rộng và ảnh hưởng tại chính trường Mỹ như Ngoại trưởng John Kerry và Thượng nghị sĩ John McCain.
Mỹ và Việt Nam đang vươn lên trên những di sản chiến tranh để hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Sau 20 bình thường hóa quan hệ, Mỹ và Việt Nam đang tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn mối quan hệ, sự tin tưởng và hợp tác. Thông qua quan hệ đối tác toàn diện, hai nước có thể vạch ra đường lối cho thập kỷ tới và mở rộng hợp tác trong một loạt các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, an ninh, quốc phòng, y tế và hỗ trợ nhân đạo, giáo dục và môi trường, loại bỏ những trở ngại đã lỗi thời chẳng hạn như các lệnh cấm vận vũ khí.
Sau ba thập kỷ đổi mới, cải cách, nền kinh tế Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu, đem lại sự thịnh vượng cho nhân dân, giúp hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. Từ năm 2000-2004, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần, từ 400 đến gần 2.000 USD.
Với nhu cầu thương mại ngày càng tăng, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 26 của Mỹ với tổng khối lượng giao dịch hai chiều lên tới 36 tỷ USD trong năm 2014, tăng gấp 4 lần so với năm 2006 - một năm trước khi Mỹ khôi phục tình trạng bình thường hóa thương mại vĩnh viễn với Việt Nam và tăng gấp 70 lần so với năm 1995.
Tiềm năng hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam còn rất lớn. Bằng chứng là gần đây, GE đã ký hợp đồng cung cấp động cơ trị giá 1,7 tỷ USD cho Vietnam Airlines, hợp động khác trị giá 800 triệu USD cho VietJet Air. Tăng xuất khẩu sang Việt Nam không chỉ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp và việc làm ở Mỹ mà còn giúp Việt Nam cải thiện nền kinh tế và mức sống.
Bên cạnh đó, nếu hiệp định TPP được ký kết, nó sẽ giúp thị trường Việt Nam cải cách hơn nữa và mang lại sức sống mới cho nền kinh tế của Việt Nam.
Ngoài thương mại, Việt Nam và Mỹ còn thúc đẩy nhiều chương trình hợp tác khác trên lĩnh vực giáo dục và công nghệ, giải quyết các di sản chiến tranh, các vấn đề biến đổi khí hậu và thiên tai.
Hai nước cũng thành lập 11 cơ chế đối thoại, trong đó có đối thoại quốc phòng thường niên, đối thoại chính trị-quốc phòng-an ninh song phương nhằm mở rộng hợp tác về an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, không phổ biến hạt nhân và gìn giữ hòa bình.
Vượt lên trên những di sản chiến tranh, Việt Nam và Mỹ hiện đang làm việc với nhau bằng tinh thần và mục đích chung. Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, sau 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Mỹ và Việt Nam đã tạo ra một mô hình cho một thế giới đã mệt mỏi vì chiến tranh về một sự hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Nguyễn Hưởng
(Giáo Dục)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Sẽ Có Hậu Như VNCH: Hoa Kỳ - Việt Nam, từ kẻ thù không đội trời chung trở thành bè bạn
Theo lời Đại sứ Phạm Quang Vinh, những ai nghi ngờ câu châm ngôn "kẻ thù không đội trời chung có thể trở thành bè bạn" hãy nhìn vào Mỹ và Việt Nam.
Theo lời Đại sứ Phạm Quang Vinh, những ai nghi ngờ câu châm ngôn "kẻ thù không đội trời chung có thể trở thành bè bạn" hãy nhìn vào Mỹ và Việt Nam.
Tờ The Diplomat hôm 24.3 đăng tải bài bài viết của tân Đại sứ Việt Nam tại Washington Phạm Quang Vinh về mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả nội dung lược dịch bài viết của Đại sứ.
Theo lời Đại sứ Phạm Quang Vinh, những ai nghi ngờ câu châm ngôn "kẻ thù không đội trời chung có thể trở thành bè bạn" hãy nhìn vào Mỹ và Việt Nam.
Đại sứ Phạm Quang Vinh và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Ảnh VOV
Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, trong những năm 1987-1990, khi là một trong các đại diện của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, ông tìm thấy ở người Mỹ sự cởi mở nồng ấm. Nhưng kể từ năm 1995 sau khi Mỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao và trở thành Đại sứ tại Washington, ông lại thấy thêm triển vọng hợp tác chung giữa hai nước từ việc tạo ra thêm công ăn việc làm thông qua các hợp tác thương mại lẫn xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau thông qua giáo dục.
Việt Nam - đất nước có lực lượng lao động trẻ dưới 30 tuổi rất dồi dào - luôn hướng về phía tương lai. Bằng chứng cho điều này, theo Đại sứ Vinh, đã từng được chứng minh qua sự kiện khi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam hiện nay Ted Osius thực hiện hành trình xuyên Việt bằng xe đạp trong những năm 1990, ông đã rất lo sợ gặp phải sự thù địch. Nhưng thay vào đó, ông đã nhận được những sự chào đón nồng nhiệt của người dân địa phương và được một phụ nữ Việt Nam trấn an rằng: "Giờ chúng ta là bạn bè".
Sau nhiều thập kỷ nỗ lực, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khởi động sáng kiến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Mỹ-Việt Nam hồi tháng 7/2013 để định hướng chuyển đổi liên tục mối quan hệ giữa hai nước.
Hợp tác này không chỉ phản ánh sự hòa giải giữa hai quốc gia mà còn nhận được sự hỗ trợ của nhiều cựu chiến binh Mỹ từng tham gia Chiến tranh Việt Nam có tầm nhìn xa trông rộng và ảnh hưởng tại chính trường Mỹ như Ngoại trưởng John Kerry và Thượng nghị sĩ John McCain.
Mỹ và Việt Nam đang vươn lên trên những di sản chiến tranh để hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Sau 20 bình thường hóa quan hệ, Mỹ và Việt Nam đang tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn mối quan hệ, sự tin tưởng và hợp tác. Thông qua quan hệ đối tác toàn diện, hai nước có thể vạch ra đường lối cho thập kỷ tới và mở rộng hợp tác trong một loạt các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, an ninh, quốc phòng, y tế và hỗ trợ nhân đạo, giáo dục và môi trường, loại bỏ những trở ngại đã lỗi thời chẳng hạn như các lệnh cấm vận vũ khí.
Sau ba thập kỷ đổi mới, cải cách, nền kinh tế Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu, đem lại sự thịnh vượng cho nhân dân, giúp hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. Từ năm 2000-2004, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần, từ 400 đến gần 2.000 USD.
Với nhu cầu thương mại ngày càng tăng, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 26 của Mỹ với tổng khối lượng giao dịch hai chiều lên tới 36 tỷ USD trong năm 2014, tăng gấp 4 lần so với năm 2006 - một năm trước khi Mỹ khôi phục tình trạng bình thường hóa thương mại vĩnh viễn với Việt Nam và tăng gấp 70 lần so với năm 1995.
Tiềm năng hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam còn rất lớn. Bằng chứng là gần đây, GE đã ký hợp đồng cung cấp động cơ trị giá 1,7 tỷ USD cho Vietnam Airlines, hợp động khác trị giá 800 triệu USD cho VietJet Air. Tăng xuất khẩu sang Việt Nam không chỉ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp và việc làm ở Mỹ mà còn giúp Việt Nam cải thiện nền kinh tế và mức sống.
Bên cạnh đó, nếu hiệp định TPP được ký kết, nó sẽ giúp thị trường Việt Nam cải cách hơn nữa và mang lại sức sống mới cho nền kinh tế của Việt Nam.
Ngoài thương mại, Việt Nam và Mỹ còn thúc đẩy nhiều chương trình hợp tác khác trên lĩnh vực giáo dục và công nghệ, giải quyết các di sản chiến tranh, các vấn đề biến đổi khí hậu và thiên tai.
Hai nước cũng thành lập 11 cơ chế đối thoại, trong đó có đối thoại quốc phòng thường niên, đối thoại chính trị-quốc phòng-an ninh song phương nhằm mở rộng hợp tác về an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, không phổ biến hạt nhân và gìn giữ hòa bình.
Vượt lên trên những di sản chiến tranh, Việt Nam và Mỹ hiện đang làm việc với nhau bằng tinh thần và mục đích chung. Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, sau 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Mỹ và Việt Nam đã tạo ra một mô hình cho một thế giới đã mệt mỏi vì chiến tranh về một sự hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Nguyễn Hưởng
(Giáo Dục)