Xe cán chó
Sẽ Xuất Khẩu Cả...Cột Đèn : Khi… hầu đồng xuất ngoại
Nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Pháp - Việt và Năm văn hóa Việt Nam tại Pháp, nhận lời mời của Hội Văn hóa truyền thống Pháp, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam
Theo giới nghiên cứu văn hóa tâm linh của Cộng hòa Pháp, nghi lễ thờ Mẫu của Việt Nam thuộc về tín ngưỡng nguyên thủy của nhân loại: Shamanism (Shaman giáo). Shaman là tín ngưỡng rất phổ biến, tồn tại khắp các châu lục và là tín ngưỡng thuộc loại rất cổ, có sức sống mạnh mẽ cho đến thời hiện đại.
Nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Pháp - Việt và Năm văn hóa Việt
Nam tại Pháp, nhận lời mời của Hội Văn hóa truyền thống Pháp, Trung tâm
Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam (thuộc Hội Di sản Văn
hóa) đã cử đoàn Thanh đồng - cung văn sang dự Liên hoan văn hóa dân tộc
thế giới lần thứ 41 tổ chức tại thành phố Gannat, nước Cộng hòa Pháp,
diễn ra từ ngày 16 đến 28-7-2014. Nghi lễ Chầu văn - hầu đồng vừa được
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia và tháng 3-2014 vừa qua Việt Nam đã chính thức gửi hồ sơ đề
nghị UNESCO công nhận nghi lễ Chầu văn - hầu đồng là di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại.
Lên đồng sang Tây
Tham gia Festival Gannat - 2014 có 16 nước và vùng lãnh thổ, đến từ châu
Âu (Nga, xứ Basque, Irlande Hungarie, Serbie, Bỉ, Pháp…), châu Á (Việt
Nam, Nhật Bản), châu Phi (Kenya), châu Mỹ (Argentine, Mỹ, Colombie…)…
Chủ đề của Festival lần này là bảo vệ hòa bình. Trong buổi khai mạc, GS
Ngô Đức Thịnh - Trưởng đoàn Việt Nam đã gửi lời thông điệp về bảo vệ hòa
bình: “54 dân tộc Việt Nam chúng tôi nguyện cùng các dân tộc trên toàn
thế giới bảo về hòa bình và gìn giữ phát huy giá trị di sản văn hóa các
dân tộc chúng ta”.
Đoàn
nghi lễ Chầu văn - hầu đồng tham dự liên hoan với 13 thành viên (6
thanh đồng, 2 cung văn, 2 hầu dâng và 3 cán bộ Trung tâm nghiên cứu và
Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam) do giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc
Trung tâm làm trưởng đoàn. Chi hội CLB Bảo tồn Văn hóa Đạo Mẫu Hải Phòng
vinh dự có 2 thành viên tham gia là nghệ nhân dân gian Hoàng Gia Bổn và
hầu dâng Hoàng Đình Chung. Diễn xướng Chầu văn - hầu đồng lần này xuất
ngoại không phải là lần đầu mà vào các năm 2011, 2013 đã tham dự Liên
hoan văn hóa phi vật thể khu vực châu Á - Thái Nghệ nhân - thanh đồng
Hoàng Gia Bổn, thủ nhang đền Long Sơn (tức đền Cô Chín Suối Rồng) ở Đồ
Sơn, thành viên của đoàn cho biết: Trước khi đến Gannat tham gia liên
hoan, đoàn đến trình diễn ở làng Noyant và làng Escurolles, cách thủ phủ
Gannat 50km, nơi có nhiều người gốc Việt sinh sống.
Các thành viên trong đoàn cùng ăn uống, sinh hoạt với các gia đình thợ
mỏ người gốc Việt. Theo thanh đồng Hoàng Gia Bổn, hai ngày trình diễn ở
làng Noyant và làng Escurolles, đoàn Việt Nam được sống trong sự đùm bọc
đầy tình nghĩa đồng bào của bà con gốc Việt cũng như người dân Pháp sở
tại. Nhiều bà con người Việt ở đây chỉ biết quê gốc của mình ở tỉnh Sơn
Tây, Hải Dương và mọi người đều ước ao được một lần về thăm quê cha, đất
tổ. Bà con kiều bào cảm thấy rất tự hào về nghệ thuật diễn xướng hát
văn - lên đồng của quê hương xứ sở.
Song song với việc trình diễn các giá Chầu Lục, Hoàng Mười, Cô Bơ (nghệ
nhân Hoàng Gia Bổn); Chầu Bát Ngàn, ông Hoàng Bẩy, Cô Đôi Thượng (thanh
đồng Dương Thị Đông); Chúa Đệ Nhị Đông Cuông, Quan lớn Tam phủ (thanh
đồng Nguyễn Kim Thanh); Chúa Nguyệt Hồ, Chầu Bé, Quan lớn Tuần Tranh
(thanh đồng Vũ Văn Quyết)…, khán giả ở Nhà văn hóa Ganat còn được nghe
hai nhà khoa học Pháp thuyết trình và trình chiếu bộ phim khoa học về
Lên đồng của người Việt định cư ở Pháp từ thập niên 70 của thế kỷ trước.
Theo giới nghiên cứu văn hóa tâm linh của Cộng hòa Pháp, nghi lễ thờ Mẫu của Việt Nam thuộc về tín ngưỡng nguyên thủy của nhân loại: Shamanism (Shaman giáo). Shaman là tín ngưỡng rất phổ biến, tồn tại khắp các châu lục và là tín ngưỡng thuộc loại rất cổ, có sức sống mạnh mẽ cho đến thời hiện đại.
Bắc chiếc cầu hữu nghị
Đoàn diễn xướng Chầu văn - hầu đồng Việt Nam tham gia hầu hết các
chương trình liên hoan Gannat như: diễu hành đường phố (cả ngày khai mạc
và kết thúc liên hoan); 5 chương trình toàn thể tại hội trường lớn (mỗi
đoàn được phép trình diễn từ 5-10 phút)... Riêng đoàn diễn xướng Chầu
văn - hầu đồng Việt Nam được Ban tổ chức ưu ái dành riêng cho hai buổi
để trình diễn Lên đồng, giao lưu, chia sẻ với công chúng.
Mọi người rất tò mò thích thú bởi không khí linh thiêng, trang phục lộng
lẫy của Chầu Lục, vị thánh là tướng đánh giặc Liễu Thăng, cai quản miền
rừng núi Hữu Lũng - Lạng Sơn, mặc áo xanh chàm; của ông Hoàng Mười, vị
thánh là tướng tài, giỏi văn trấn giữ vùng Hà Tĩnh, mặc áo vàng, thêu
hoa văn, đội khăn xếp; của ông Hoàng Bẩy, vị thánh là quan trấn giữ vùng
đất biên ải Bảo Hà - Lào Cai, mặc áo lam, thêu hoa văn, đội khăn xếp;
của Cô Bơ Thoải là thiếu nữ hóa thánh giúp dân tại miền sông nước Thác
Hàn (Thanh Hóa), mặc áo trắng, tay cầm mái chèo…
Đặc biệt, âm nhạc Chầu văn rộn rã, lời ca mượt mà, điệu múa uyển chuyển
của các thanh đồng đã chinh phục thị hiếu của công chúng Pháp và du
khách quốc tế. Đoàn diễn xướng Chầu văn – hầu đồng Việt Nam còn được
phân về các làng, các địa phương trong vùng như Vichy, Clermont Ferrand,
các làng quanh khu vực núi lửa chết…
Thậm chí, đoàn còn được bố trí đến các gia đình, sinh hoạt chung với
người dân Pháp, giao lưu tình cảm, tạo nên mối quan hệ đồng cảm. Theo
nghệ nhân - thanh đồng Hoàng Gia Bổn, có rất nhiều câu chuyện tình cảm
đã nảy sinh giữa đoàn diễn xướng Chầu văn - hầu đồng và người dân địa
phương mặc dù hai bên không thông hiểu ngôn ngữ của nhau. Trước lúc rời
Gannat, người dân đã đến tiễn đưa đoàn với những tình cảm trìu mến và cả
những giọt nước mắt lưu luyến, có người hứa sẽ bố trí về lễ hội chọi
trâu Đồ Sơn và thăm đền Cô Chín Suối Rồng của nghệ nhân - thanh đồng
Hoàng Gia Bổn…
Trước
sự chứng kiến của đông đảo các nhà khoa học, cán bộ Đại sứ quán Việt
Nam tại Cộng hòa Pháp đến từ Paris, các nghiên cứu, học giả đến từ các
địa phương của cộng hòa Pháp và nghệ nhân, nghệ sĩ các nước tham dự liên
hoan, giáo sư Ngô Đức Thịnh còn có buổi thuyết trình về Đạo Mẫu và Lên
đồng, về tín ngưỡng Việt Nam với sự minh họa của nghệ nhân thanh đồng,
cung văn. Theo GS Ngô Đức Thịnh, ở Việt Nam, hiện tượng Đạo Mẫu và nghi
lễ Chầu văn – hầu đồng vốn sản sinh và là sản phẩm của xã hội nông thôn
và nông nghiệp, ở đó những tàn dư của xã hội mẫu hệ, vai trò của người
phụ nữ trong xã hội được phản ánh trên bình diện đời sống tâm linh, tín
ngưỡng tôn giáo.
Tuy nhiên, trong lòng xã hội nông nghiệp, các hoạt động thương nghiệp
kiểu chợ quê hay tiểu thương đô thị phát triển, nhất là từ thế kỷ
XVI-XVII thì dần có sự chuyển hóa thành hình thức tín ngưỡng nhuốm màu
thương nghiệp, gắn bó với tầng lớp tiểu thương, đạo Mẫu hoạt động mở
rộng trong môi trường đô thị.
Đây cũng là thời kỳ thứ Đạo Mẫu nguyên thủy tiếp nhận những ảnh hưởng
của Đạo giáo Trung Hoa, nhất là sự xuất hiện của vị thần chủ Thánh Mẫu
Liễu Hạnh… đã biến thứ tín ngưỡng thờ Nữ thần, Mẫu thần nguyên thủy
thành Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ gắn liền với các khát vọng sức khỏe, tài
lộc của con người ở cõi trần gian.
Bước vào thời kỳ đổi mới, trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường,
cùng với sự thay đổi nhận thức về văn hóa truyền thống, về tôn giáo tín
ngưỡng nên đời sống tôn giáo tín ngưỡng có sự khởi sắc rõ rệt, nhiều cơ
sở thờ tự như đình, chùa, điện, phủ, miếu được trùng tu, xây mới, các
sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo sôi động. Trong bối cảnh đó, Đạo Mẫu và
nghi lễ Chầu văn vốn xưa kia bị cấm đoán nay có hồi phục hồi và phát
triển. Hiện tượng lễ hội Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, lễ hội Phủ Dày ở Nam
Định, lễ hội Bà Chúa Xứ ở An Giang… là các hiện tượng tiêu biểu của sự
đổi mới của đời sống tín ngưỡng Việt Nam.
Đạo Mẫu chứa đựng những giá trị lịch sử truyền thống, giá trị đạo đức và
giá trị văn hóa sâu sắc. Đó là tâm thức “uống nước nhớ nguồn”, “hướng
về cội nguồn”, tôn vinh những người có công với dân, với nước. Đạo Mẫu
trở thành biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, mà trong đó người
Mẹ - Mẫu là nhân vật trung tâm. Đạo Mẫu và các hình thức lên đồng ẩn
chứa những giá trị văn hóa phong phú. Đó là kho tàng truyền thuyết, thần
tích, huyền thoại về các thần linh, các hình thức diễn xướng với âm
nhạc, ca hát, nhảy múa, các hình thức trang trí, kiến trúc… Chỉ riêng
nghi lễ Chầu văn của Đạo Mẫu đã sản sinh ra loại hình âm nhạc - hát văn
tiêu biểu của người Việt đóng góp vào kho tàng âm nhạc của thế giới.
Dự lễ hội về văn hóa thế giới lần thứ 41 tại Gannat Cộng hòa Pháp, đoàn
Chầu văn - hầu đồng Việt Nam không chỉ mang giới thiệu một di sản văn
hóa phi vật thể độc đáo của dân tộc, mà còn góp phần bắc chiếc cầu hữu
nghị với nhân dân Pháp và các nghệ sỹ đến từ nhiều nước trên thế giới.
Trần Phương
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Sẽ Xuất Khẩu Cả...Cột Đèn : Khi… hầu đồng xuất ngoại
Nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Pháp - Việt và Năm văn hóa Việt Nam tại Pháp, nhận lời mời của Hội Văn hóa truyền thống Pháp, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam
Nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Pháp - Việt và Năm văn hóa Việt
Nam tại Pháp, nhận lời mời của Hội Văn hóa truyền thống Pháp, Trung tâm
Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam (thuộc Hội Di sản Văn
hóa) đã cử đoàn Thanh đồng - cung văn sang dự Liên hoan văn hóa dân tộc
thế giới lần thứ 41 tổ chức tại thành phố Gannat, nước Cộng hòa Pháp,
diễn ra từ ngày 16 đến 28-7-2014. Nghi lễ Chầu văn - hầu đồng vừa được
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia và tháng 3-2014 vừa qua Việt Nam đã chính thức gửi hồ sơ đề
nghị UNESCO công nhận nghi lễ Chầu văn - hầu đồng là di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại.
Lên đồng sang Tây
Tham gia Festival Gannat - 2014 có 16 nước và vùng lãnh thổ, đến từ châu
Âu (Nga, xứ Basque, Irlande Hungarie, Serbie, Bỉ, Pháp…), châu Á (Việt
Nam, Nhật Bản), châu Phi (Kenya), châu Mỹ (Argentine, Mỹ, Colombie…)…
Chủ đề của Festival lần này là bảo vệ hòa bình. Trong buổi khai mạc, GS
Ngô Đức Thịnh - Trưởng đoàn Việt Nam đã gửi lời thông điệp về bảo vệ hòa
bình: “54 dân tộc Việt Nam chúng tôi nguyện cùng các dân tộc trên toàn
thế giới bảo về hòa bình và gìn giữ phát huy giá trị di sản văn hóa các
dân tộc chúng ta”.
Đoàn
nghi lễ Chầu văn - hầu đồng tham dự liên hoan với 13 thành viên (6
thanh đồng, 2 cung văn, 2 hầu dâng và 3 cán bộ Trung tâm nghiên cứu và
Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam) do giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc
Trung tâm làm trưởng đoàn. Chi hội CLB Bảo tồn Văn hóa Đạo Mẫu Hải Phòng
vinh dự có 2 thành viên tham gia là nghệ nhân dân gian Hoàng Gia Bổn và
hầu dâng Hoàng Đình Chung. Diễn xướng Chầu văn - hầu đồng lần này xuất
ngoại không phải là lần đầu mà vào các năm 2011, 2013 đã tham dự Liên
hoan văn hóa phi vật thể khu vực châu Á - Thái Nghệ nhân - thanh đồng
Hoàng Gia Bổn, thủ nhang đền Long Sơn (tức đền Cô Chín Suối Rồng) ở Đồ
Sơn, thành viên của đoàn cho biết: Trước khi đến Gannat tham gia liên
hoan, đoàn đến trình diễn ở làng Noyant và làng Escurolles, cách thủ phủ
Gannat 50km, nơi có nhiều người gốc Việt sinh sống.
Các thành viên trong đoàn cùng ăn uống, sinh hoạt với các gia đình thợ
mỏ người gốc Việt. Theo thanh đồng Hoàng Gia Bổn, hai ngày trình diễn ở
làng Noyant và làng Escurolles, đoàn Việt Nam được sống trong sự đùm bọc
đầy tình nghĩa đồng bào của bà con gốc Việt cũng như người dân Pháp sở
tại. Nhiều bà con người Việt ở đây chỉ biết quê gốc của mình ở tỉnh Sơn
Tây, Hải Dương và mọi người đều ước ao được một lần về thăm quê cha, đất
tổ. Bà con kiều bào cảm thấy rất tự hào về nghệ thuật diễn xướng hát
văn - lên đồng của quê hương xứ sở.
Song song với việc trình diễn các giá Chầu Lục, Hoàng Mười, Cô Bơ (nghệ
nhân Hoàng Gia Bổn); Chầu Bát Ngàn, ông Hoàng Bẩy, Cô Đôi Thượng (thanh
đồng Dương Thị Đông); Chúa Đệ Nhị Đông Cuông, Quan lớn Tam phủ (thanh
đồng Nguyễn Kim Thanh); Chúa Nguyệt Hồ, Chầu Bé, Quan lớn Tuần Tranh
(thanh đồng Vũ Văn Quyết)…, khán giả ở Nhà văn hóa Ganat còn được nghe
hai nhà khoa học Pháp thuyết trình và trình chiếu bộ phim khoa học về
Lên đồng của người Việt định cư ở Pháp từ thập niên 70 của thế kỷ trước.
Theo giới nghiên cứu văn hóa tâm linh của Cộng hòa Pháp, nghi lễ thờ Mẫu của Việt Nam thuộc về tín ngưỡng nguyên thủy của nhân loại: Shamanism (Shaman giáo). Shaman là tín ngưỡng rất phổ biến, tồn tại khắp các châu lục và là tín ngưỡng thuộc loại rất cổ, có sức sống mạnh mẽ cho đến thời hiện đại.
Bắc chiếc cầu hữu nghị
Đoàn diễn xướng Chầu văn - hầu đồng Việt Nam tham gia hầu hết các
chương trình liên hoan Gannat như: diễu hành đường phố (cả ngày khai mạc
và kết thúc liên hoan); 5 chương trình toàn thể tại hội trường lớn (mỗi
đoàn được phép trình diễn từ 5-10 phút)... Riêng đoàn diễn xướng Chầu
văn - hầu đồng Việt Nam được Ban tổ chức ưu ái dành riêng cho hai buổi
để trình diễn Lên đồng, giao lưu, chia sẻ với công chúng.
Mọi người rất tò mò thích thú bởi không khí linh thiêng, trang phục lộng
lẫy của Chầu Lục, vị thánh là tướng đánh giặc Liễu Thăng, cai quản miền
rừng núi Hữu Lũng - Lạng Sơn, mặc áo xanh chàm; của ông Hoàng Mười, vị
thánh là tướng tài, giỏi văn trấn giữ vùng Hà Tĩnh, mặc áo vàng, thêu
hoa văn, đội khăn xếp; của ông Hoàng Bẩy, vị thánh là quan trấn giữ vùng
đất biên ải Bảo Hà - Lào Cai, mặc áo lam, thêu hoa văn, đội khăn xếp;
của Cô Bơ Thoải là thiếu nữ hóa thánh giúp dân tại miền sông nước Thác
Hàn (Thanh Hóa), mặc áo trắng, tay cầm mái chèo…
Đặc biệt, âm nhạc Chầu văn rộn rã, lời ca mượt mà, điệu múa uyển chuyển
của các thanh đồng đã chinh phục thị hiếu của công chúng Pháp và du
khách quốc tế. Đoàn diễn xướng Chầu văn – hầu đồng Việt Nam còn được
phân về các làng, các địa phương trong vùng như Vichy, Clermont Ferrand,
các làng quanh khu vực núi lửa chết…
Thậm chí, đoàn còn được bố trí đến các gia đình, sinh hoạt chung với
người dân Pháp, giao lưu tình cảm, tạo nên mối quan hệ đồng cảm. Theo
nghệ nhân - thanh đồng Hoàng Gia Bổn, có rất nhiều câu chuyện tình cảm
đã nảy sinh giữa đoàn diễn xướng Chầu văn - hầu đồng và người dân địa
phương mặc dù hai bên không thông hiểu ngôn ngữ của nhau. Trước lúc rời
Gannat, người dân đã đến tiễn đưa đoàn với những tình cảm trìu mến và cả
những giọt nước mắt lưu luyến, có người hứa sẽ bố trí về lễ hội chọi
trâu Đồ Sơn và thăm đền Cô Chín Suối Rồng của nghệ nhân - thanh đồng
Hoàng Gia Bổn…
Trước
sự chứng kiến của đông đảo các nhà khoa học, cán bộ Đại sứ quán Việt
Nam tại Cộng hòa Pháp đến từ Paris, các nghiên cứu, học giả đến từ các
địa phương của cộng hòa Pháp và nghệ nhân, nghệ sĩ các nước tham dự liên
hoan, giáo sư Ngô Đức Thịnh còn có buổi thuyết trình về Đạo Mẫu và Lên
đồng, về tín ngưỡng Việt Nam với sự minh họa của nghệ nhân thanh đồng,
cung văn. Theo GS Ngô Đức Thịnh, ở Việt Nam, hiện tượng Đạo Mẫu và nghi
lễ Chầu văn – hầu đồng vốn sản sinh và là sản phẩm của xã hội nông thôn
và nông nghiệp, ở đó những tàn dư của xã hội mẫu hệ, vai trò của người
phụ nữ trong xã hội được phản ánh trên bình diện đời sống tâm linh, tín
ngưỡng tôn giáo.
Tuy nhiên, trong lòng xã hội nông nghiệp, các hoạt động thương nghiệp
kiểu chợ quê hay tiểu thương đô thị phát triển, nhất là từ thế kỷ
XVI-XVII thì dần có sự chuyển hóa thành hình thức tín ngưỡng nhuốm màu
thương nghiệp, gắn bó với tầng lớp tiểu thương, đạo Mẫu hoạt động mở
rộng trong môi trường đô thị.
Đây cũng là thời kỳ thứ Đạo Mẫu nguyên thủy tiếp nhận những ảnh hưởng
của Đạo giáo Trung Hoa, nhất là sự xuất hiện của vị thần chủ Thánh Mẫu
Liễu Hạnh… đã biến thứ tín ngưỡng thờ Nữ thần, Mẫu thần nguyên thủy
thành Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ gắn liền với các khát vọng sức khỏe, tài
lộc của con người ở cõi trần gian.
Bước vào thời kỳ đổi mới, trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường,
cùng với sự thay đổi nhận thức về văn hóa truyền thống, về tôn giáo tín
ngưỡng nên đời sống tôn giáo tín ngưỡng có sự khởi sắc rõ rệt, nhiều cơ
sở thờ tự như đình, chùa, điện, phủ, miếu được trùng tu, xây mới, các
sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo sôi động. Trong bối cảnh đó, Đạo Mẫu và
nghi lễ Chầu văn vốn xưa kia bị cấm đoán nay có hồi phục hồi và phát
triển. Hiện tượng lễ hội Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, lễ hội Phủ Dày ở Nam
Định, lễ hội Bà Chúa Xứ ở An Giang… là các hiện tượng tiêu biểu của sự
đổi mới của đời sống tín ngưỡng Việt Nam.
Đạo Mẫu chứa đựng những giá trị lịch sử truyền thống, giá trị đạo đức và
giá trị văn hóa sâu sắc. Đó là tâm thức “uống nước nhớ nguồn”, “hướng
về cội nguồn”, tôn vinh những người có công với dân, với nước. Đạo Mẫu
trở thành biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, mà trong đó người
Mẹ - Mẫu là nhân vật trung tâm. Đạo Mẫu và các hình thức lên đồng ẩn
chứa những giá trị văn hóa phong phú. Đó là kho tàng truyền thuyết, thần
tích, huyền thoại về các thần linh, các hình thức diễn xướng với âm
nhạc, ca hát, nhảy múa, các hình thức trang trí, kiến trúc… Chỉ riêng
nghi lễ Chầu văn của Đạo Mẫu đã sản sinh ra loại hình âm nhạc - hát văn
tiêu biểu của người Việt đóng góp vào kho tàng âm nhạc của thế giới.
Dự lễ hội về văn hóa thế giới lần thứ 41 tại Gannat Cộng hòa Pháp, đoàn
Chầu văn - hầu đồng Việt Nam không chỉ mang giới thiệu một di sản văn
hóa phi vật thể độc đáo của dân tộc, mà còn góp phần bắc chiếc cầu hữu
nghị với nhân dân Pháp và các nghệ sỹ đến từ nhiều nước trên thế giới.
Trần Phương