Di Sản Hồ Chí Minh

Sẽ không có giới trí thức đúng nghĩa ở Việt Nam

Vấn đề vai trò của trí thức thỉnh thoảng được đặt ra. Trước đây, trên talawas có một cuộc bàn luận về người trí thức và vai trò của họ trong xã hội. Mới đây nhất là có người cho rằng cần một tầng lớp trí thức ở Việt Nam.


Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn


Vấn đề vai trò của trí thức thỉnh thoảng được đặt ra. Trước đây, trên talawas có một cuộc bàn luận về người trí thức và vai trò của họ trong xã hội. Mới đây nhất là có người cho rằng cần một tầng lớp trí thức ở Việt Nam. Nhưng tôi lại nghĩ khác, Việt Nam trong môi trường hiện nay sẽ không bao giờ có một giai tầng trí thức thật sự đúng nghĩa với chữ "public intellectual."

Khái niệm public intellectual, hay nôm na hiểu là "trí thức công chúng", rất khó định nghĩa. Học giả lừng danh người gốc Palestine là Edward Said, một trí thức công chúng, cho rằng người trí thức công chúng có sứ mệnh xiển dương tự do và tri thức, và để hoàn thành cái sứ mệnh này, người trí thức thường đứng bên ngoài các thiết chế xã hội nhưng lại quấy động các thiết chế đó. Hiểu theo cách nhìn của Said thì người trí thức là người làm cho xã hội thức tỉnh (chứ không được ... ngủ).

Một định nghĩa khác về người trí thức là một chuyên gia về một lĩnh vực nào đó nhưng lại có tiếng nói trên công luận về các vấn đề lớn hơn. Ví dụ như Albert Einstein, James Watson, E. O. Wilson, Noam Chomsky, v.v. xuất thân là những chuyên gia trong thế giới khoa học, nhưng họ quan tâm đến những vấn đề ngoài khoa học của họ như chính trị, xã hội, tôn giáo, giáo dục, đạo đức, v.v. Họ chính là những người đúng với nghĩa của chữ trí thức công chúng.

Hai cái nhìn trên tuy chưa phải là đầy đủ, nhưng cũng phác hoạ được "chân dung" của người trí thức công chúng. Dĩ nhiên, người trí thức công chúng không nhất thiết phải là người có học thức cao hay có chức danh khoa bảng cao; học vấn chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ của một trí thức. Những điều kiện đủ mà tôi suy nghĩ đến bao gồm (1) sự trăn trở với thời cuộc và thường bất đồng chính kiến với chính quyền; (2) dám nói lên sự thật; và (3) đóng vai trò gìn giữ và gác cổng tri thức. Đó mới là người trí thức công chúng.

Và, khi đã hiểu về người trí thức công chúng như trên, thì chúng ta nhận ra rằng sẽ không bao giờ có một thành phần trí thức đúng nghĩa ở Việt Nam. Tại sao? Tại vì môi trường chính trị - xã hội và các thiết chế xã hội ở Việt Nam không thể nào sản sinh ra một giai tầng trí thức, chứ chưa nói đến nuôi dưỡng trí thức. Môi trường Việt Nam thiếu hai thiết chế cho trí thức: tự do học thuật và tự do báo chí và ngôn luận.

Thiếu tự do học thuật làm cho xã hội bị trói buộc trong một hệ tư tưởng, và công chúng không có cơ hội tiếp cận với các hệ tư tưởng khác. Thiếu tự do học thuật làm cho giới khoa bảng không mở rộng được ranh giới của tri thức và khai thác các ý tưởng mới. Tự do ngôn luận ở đây phải hiểu theo định nghĩa của Tuyên ngôn về Nhân quyền, tức là mọi người có quyền tự do phát biểu ý kiến, tự do tiếp nhận và chuyển tải thông tin và tư tưởng mà không bị đe doạ. Thiếu tự do ngôn luận làm cho người trí thức không có diễn đàn để bàn luận và phản biện.

Tự do học thuật cho phép người trí thức hình thành quan điểm và tư tưởng. Tự do ngôn luận cho phép người trí thức có quyền phát biểu và truyền bá quan điểm và tư tưởng. Một xã hội thiếu tự do học thuật và thiếu tự do ngôn luận thì xã hội đó sẽ không bao giờ tạo ra được một thành phần trí thức công chúng, nhưng có thể cho ra đời những trí thức phò chính quyền.

Việt Nam có những người bất đồng chính kiến và trí thức phò chế độ (chứ không phải trí thức công chúng). Trí thức phò chế độ là những người có học thức, nhưng họ lớn lên và được nuôi dưỡng trong môi trường của thể chế chính trị mà họ hưởng lợi. Do đó, trí thức phò chế độ có xu hướng phát biểu những gì chính quyền muốn nghe. Trong thâm tâm, chưa chắc họ hài lòng với chế độ, nhưng vì họ hưởng quyền lợi của chế độ, nên họ phải hành xử như là những "ngu trung". Sự hiện diện của giai tầng ngu trung rất cần thiết cho chính quyền, vì qua họ mà chính quyền có một vỏ bọc trí thức.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
( Van De )

Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
TAM CÚC TỨ SẮC * Trấn Thành cục bộ Lệnh Hồ Xung Hướng Vấn Thiên An Môn phục tùng Đỗ Cường Minh chứng Tòng Thị Phóng Kim Ngân quan quách họ bọ hung * Hari Won giống thạch sùng Nguyễn Thị Doan Ngọc Trinh trung Y Hoàng Kiều Big sâu Hà Nội vét niêu Điệu ru Bành Lệ Viện chiêu Tập Cận Bình Chế Linh lính Nguyễn Văn Linh Hoài Linh vong tổ Ngô Đình Cẩn Diệm Nhu * Quy ba tam cúc Mút Cu Ba Hái Hoa Thịnh Đốn Tây bán nhà Cát Bà Đảo Mắt Trong Vũng Áng Ngư ông úp máng Formosa * Kê Gà bãi Cứt Hoàng Sa Cây Da Xà xẻo giặc cà Sầm Đức Xương Thăng Long ngạ quỷ vô thường Nguyễn Trường Tô lớn bất lương um lịch chình Tú lơ khơ chắn Bắc Kinh Phùng Quang Thanh phổng Ba Đình tổ tôm cua * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Sẽ không có giới trí thức đúng nghĩa ở Việt Nam

Vấn đề vai trò của trí thức thỉnh thoảng được đặt ra. Trước đây, trên talawas có một cuộc bàn luận về người trí thức và vai trò của họ trong xã hội. Mới đây nhất là có người cho rằng cần một tầng lớp trí thức ở Việt Nam.


Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn


Vấn đề vai trò của trí thức thỉnh thoảng được đặt ra. Trước đây, trên talawas có một cuộc bàn luận về người trí thức và vai trò của họ trong xã hội. Mới đây nhất là có người cho rằng cần một tầng lớp trí thức ở Việt Nam. Nhưng tôi lại nghĩ khác, Việt Nam trong môi trường hiện nay sẽ không bao giờ có một giai tầng trí thức thật sự đúng nghĩa với chữ "public intellectual."

Khái niệm public intellectual, hay nôm na hiểu là "trí thức công chúng", rất khó định nghĩa. Học giả lừng danh người gốc Palestine là Edward Said, một trí thức công chúng, cho rằng người trí thức công chúng có sứ mệnh xiển dương tự do và tri thức, và để hoàn thành cái sứ mệnh này, người trí thức thường đứng bên ngoài các thiết chế xã hội nhưng lại quấy động các thiết chế đó. Hiểu theo cách nhìn của Said thì người trí thức là người làm cho xã hội thức tỉnh (chứ không được ... ngủ).

Một định nghĩa khác về người trí thức là một chuyên gia về một lĩnh vực nào đó nhưng lại có tiếng nói trên công luận về các vấn đề lớn hơn. Ví dụ như Albert Einstein, James Watson, E. O. Wilson, Noam Chomsky, v.v. xuất thân là những chuyên gia trong thế giới khoa học, nhưng họ quan tâm đến những vấn đề ngoài khoa học của họ như chính trị, xã hội, tôn giáo, giáo dục, đạo đức, v.v. Họ chính là những người đúng với nghĩa của chữ trí thức công chúng.

Hai cái nhìn trên tuy chưa phải là đầy đủ, nhưng cũng phác hoạ được "chân dung" của người trí thức công chúng. Dĩ nhiên, người trí thức công chúng không nhất thiết phải là người có học thức cao hay có chức danh khoa bảng cao; học vấn chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ của một trí thức. Những điều kiện đủ mà tôi suy nghĩ đến bao gồm (1) sự trăn trở với thời cuộc và thường bất đồng chính kiến với chính quyền; (2) dám nói lên sự thật; và (3) đóng vai trò gìn giữ và gác cổng tri thức. Đó mới là người trí thức công chúng.

Và, khi đã hiểu về người trí thức công chúng như trên, thì chúng ta nhận ra rằng sẽ không bao giờ có một thành phần trí thức đúng nghĩa ở Việt Nam. Tại sao? Tại vì môi trường chính trị - xã hội và các thiết chế xã hội ở Việt Nam không thể nào sản sinh ra một giai tầng trí thức, chứ chưa nói đến nuôi dưỡng trí thức. Môi trường Việt Nam thiếu hai thiết chế cho trí thức: tự do học thuật và tự do báo chí và ngôn luận.

Thiếu tự do học thuật làm cho xã hội bị trói buộc trong một hệ tư tưởng, và công chúng không có cơ hội tiếp cận với các hệ tư tưởng khác. Thiếu tự do học thuật làm cho giới khoa bảng không mở rộng được ranh giới của tri thức và khai thác các ý tưởng mới. Tự do ngôn luận ở đây phải hiểu theo định nghĩa của Tuyên ngôn về Nhân quyền, tức là mọi người có quyền tự do phát biểu ý kiến, tự do tiếp nhận và chuyển tải thông tin và tư tưởng mà không bị đe doạ. Thiếu tự do ngôn luận làm cho người trí thức không có diễn đàn để bàn luận và phản biện.

Tự do học thuật cho phép người trí thức hình thành quan điểm và tư tưởng. Tự do ngôn luận cho phép người trí thức có quyền phát biểu và truyền bá quan điểm và tư tưởng. Một xã hội thiếu tự do học thuật và thiếu tự do ngôn luận thì xã hội đó sẽ không bao giờ tạo ra được một thành phần trí thức công chúng, nhưng có thể cho ra đời những trí thức phò chính quyền.

Việt Nam có những người bất đồng chính kiến và trí thức phò chế độ (chứ không phải trí thức công chúng). Trí thức phò chế độ là những người có học thức, nhưng họ lớn lên và được nuôi dưỡng trong môi trường của thể chế chính trị mà họ hưởng lợi. Do đó, trí thức phò chế độ có xu hướng phát biểu những gì chính quyền muốn nghe. Trong thâm tâm, chưa chắc họ hài lòng với chế độ, nhưng vì họ hưởng quyền lợi của chế độ, nên họ phải hành xử như là những "ngu trung". Sự hiện diện của giai tầng ngu trung rất cần thiết cho chính quyền, vì qua họ mà chính quyền có một vỏ bọc trí thức.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
( Van De )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm