Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Siêu dự án thép Cà Ná: Sự thật về công nghệ xử lý nước biển
4-9-2016
“Vùng đó hạn hán khủng khiếp, nhìn con cừu người gầy xác xơ đi ăn cỏ khô như trên sa mạc, lấy nước ở đâu để sản xuất thép?”.
Ông Phạm Chí Cường, chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim VN, hỏi ông Lê Phước Vũ, chủ tịch hội đồng quản trị Hoa Sen Group về dự siêu dự án thép Hoa Sen Cà Ná quy mô 10,6 tỉ USD.
Ông Lê Phước Vũ trả lời sẽ dùng nước biển để sản xuất.
Đến thời điểm này trên thế giới chưa có một dự án nào có thể dùng nước mặn để sản xuất công nghiệp. Toàn bộ đều là nước ngọt. Thế nên, ông Cường cho rằng, dùng nước biển để luyện kim là khoa học viễn tưởng!
Nhưng như vây chẳng khác nào ông Lê Phước Vũ – một người có tâm, có tầm, có tài, có tiền… lại chém gió như mấy thánh câu like?
Nếu ông Vũ có thể dùng nước biển để sản xuất thép, thì công nghệ của nhà máy phải số 1 thế giới. Vậy công nghệ ấy là gì?
Ngày 1-8-2016, Hoa Sen Group gửi văn bản cho UBND tỉnh Ninh Thuận đề cập đến nguồn nước cho siêu dự án thép Cà Ná. Giai đoạn đầu nhà máy cần 33.000 mét khối nước sạch/ngày. Đến khi vận hành tất cả các hạng mục, lượng nước tiêu thụ là 180.000 mét khối/ngày. Hoa Sen Group đề nghị Ninh Thuận chuẩn bị và cung cấp đủ nguồn nước để đáp ứng tiến độ và quy mô của dự án.
Ngày 16-8, UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo Sở Xây dựng chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho Hoa Sen Group, đấu nối từ nguồn nước của Nhà máy nước Phước Nam.
Vậy là đã rõ, loại nước dùng trong dự án là nước ngọt do Ninh Thuận cấp tận nơi, chứ không phải nước biển do Hoa Sen xử lý. Ông Lê Phước Vũ thì hay rồi, tiền nhiều chém gì chẳng được.
Đến đây lại phải quay lại câu hỏi của ông Phạm Chí Cường, vùng đất ấy hạn hán khủng khiếp, lấy đâu nước mà làm gang thép?
Thực tế là, nhà máy nước Phước Nam có công suất chỉ 30.000 mét khối/ngày, không đủ cho nhu cầu ngay trong giai đoạn đầu tiên của Hoa Sen là 33.000 mét khối. Đó là chưa kể nhà máy này đang cung cấp nước cho một khu công nghiệp và các khu dân cư khác.
Năm nay, hạn hán ở Ninh Thuận đã đến mức khốc liệt nhất trong vòng 11 năm trở lại đây. Nhiều hồ chứa nước ngọt cạn trơ đáy. Lượng nước tích trữ chỉ còn 15,6% dung tích thiết kế. Sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại 700 tỉ đồng vì hạn bán trong năm 2015,
Bốn tháng đầu năm nay, có tới 6.000 người dân Ninh Thuận thiếu nước sinh hoạt… Đến giờ, họ vẫn đang đi tìm nước.
Dẫu có như vậy, nguồn nước kia cũng phải chia phần cho Hoa Sen Group. Dự án hàng chục tỉ USD thì phải đủ nước là lẽ đương nhiên.
(Còn tiếp…).
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Siêu dự án thép Cà Ná: Sự thật về công nghệ xử lý nước biển
4-9-2016
“Vùng đó hạn hán khủng khiếp, nhìn con cừu người gầy xác xơ đi ăn cỏ khô như trên sa mạc, lấy nước ở đâu để sản xuất thép?”.
Ông Phạm Chí Cường, chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim VN, hỏi ông Lê Phước Vũ, chủ tịch hội đồng quản trị Hoa Sen Group về dự siêu dự án thép Hoa Sen Cà Ná quy mô 10,6 tỉ USD.
Ông Lê Phước Vũ trả lời sẽ dùng nước biển để sản xuất.
Đến thời điểm này trên thế giới chưa có một dự án nào có thể dùng nước mặn để sản xuất công nghiệp. Toàn bộ đều là nước ngọt. Thế nên, ông Cường cho rằng, dùng nước biển để luyện kim là khoa học viễn tưởng!
Nhưng như vây chẳng khác nào ông Lê Phước Vũ – một người có tâm, có tầm, có tài, có tiền… lại chém gió như mấy thánh câu like?
Nếu ông Vũ có thể dùng nước biển để sản xuất thép, thì công nghệ của nhà máy phải số 1 thế giới. Vậy công nghệ ấy là gì?
Ngày 1-8-2016, Hoa Sen Group gửi văn bản cho UBND tỉnh Ninh Thuận đề cập đến nguồn nước cho siêu dự án thép Cà Ná. Giai đoạn đầu nhà máy cần 33.000 mét khối nước sạch/ngày. Đến khi vận hành tất cả các hạng mục, lượng nước tiêu thụ là 180.000 mét khối/ngày. Hoa Sen Group đề nghị Ninh Thuận chuẩn bị và cung cấp đủ nguồn nước để đáp ứng tiến độ và quy mô của dự án.
Ngày 16-8, UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo Sở Xây dựng chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho Hoa Sen Group, đấu nối từ nguồn nước của Nhà máy nước Phước Nam.
Vậy là đã rõ, loại nước dùng trong dự án là nước ngọt do Ninh Thuận cấp tận nơi, chứ không phải nước biển do Hoa Sen xử lý. Ông Lê Phước Vũ thì hay rồi, tiền nhiều chém gì chẳng được.
Đến đây lại phải quay lại câu hỏi của ông Phạm Chí Cường, vùng đất ấy hạn hán khủng khiếp, lấy đâu nước mà làm gang thép?
Thực tế là, nhà máy nước Phước Nam có công suất chỉ 30.000 mét khối/ngày, không đủ cho nhu cầu ngay trong giai đoạn đầu tiên của Hoa Sen là 33.000 mét khối. Đó là chưa kể nhà máy này đang cung cấp nước cho một khu công nghiệp và các khu dân cư khác.
Năm nay, hạn hán ở Ninh Thuận đã đến mức khốc liệt nhất trong vòng 11 năm trở lại đây. Nhiều hồ chứa nước ngọt cạn trơ đáy. Lượng nước tích trữ chỉ còn 15,6% dung tích thiết kế. Sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại 700 tỉ đồng vì hạn bán trong năm 2015,
Bốn tháng đầu năm nay, có tới 6.000 người dân Ninh Thuận thiếu nước sinh hoạt… Đến giờ, họ vẫn đang đi tìm nước.
Dẫu có như vậy, nguồn nước kia cũng phải chia phần cho Hoa Sen Group. Dự án hàng chục tỉ USD thì phải đủ nước là lẽ đương nhiên.
(Còn tiếp…).