Tin nóng trong ngày
Sinh viên Mỹ được thả đã chết, Trump lên án Bình Nhưỡng tàn bạo
Sinh viên Otto Warmbier bị đưa ra tòa ở Bình Nhưỡng ngày 16/03/2016. |
(AFP 19 /06/2017) Sinh viên Mỹ 22 tuổi Otto Warmbier, vừa được thả trở về Hoa Kỳ ngày 13/6 trong tình trạng hôn mê với các tổn thương não nặng nề sau khi bị giam giữ tại Bắc Triều Tiên, đã qua đời hôm thứ Hai 19/06/2017, theo như thông báo của gia đình. Tổng thống Donald Trump tố cáo « chế độ tàn bạo » của Bình Nhưỡng.
Gia đình nạn nhân viết : « Chúng tôi đau buồn loan báo con trai chúng tôi, Otto Warmbier, đã kết thúc chuyến du hành trên trái đất. Trong vòng tay những người thân yêu, Otto đã qua đời hôm nay vào lúc 14 giờ 20 (18 giờ 20 GMT) tại Cincinnati, tiểu bang Ohio ».
Khi người thanh niên trở về nhà, anh « không thể nói được, không nhìn thấy và không phản ứng được, có vẻ rất khó ở, hầu như là khủng hoảng ».
Cha mẹ anh, ông Fred và bà Cindy cho biết : « Cho dù chúng tôi sẽ không bao giờ còn nghe được giọng nói của con, chỉ trong vòng một ngày khuôn mặt cháu đã thay đổi – đã an nghỉ. Cháu đang ở nhà mình và chúng tôi nghĩ rằng cháu cảm thấy điều đó (…) Việc đối xử tàn tệ, man rợ của Bắc Triều Tiên mà con trai chúng tôi đã phải chịu đựng chứng tỏ không còn lối thoát nào khác ».
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu đã nhận định tình trạng sức khỏe của người thanh niên là « thực sự khủng khiếp ».
Otto Warmbier bị tổn thương não rất nặng sau hơn một năm trời bị Bình Nhưỡng cầm tù. Hôm nay sau khi tin anh qua đời, ông Trump tuyên bố : « Đó là một chế độ tàn bạo ».
Chiến lược con tin
Cái chết của Otto Warmbier xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên về chương trình vũ khí nguyên tử của Bình Nhưỡng.
Hiện còn ba người Mỹ gốc Triều Tiên bị giam tại nước này, gồm hai giảng viên một trường đại học ở Bình Nhưỡng do các nhóm Thiên Chúa giáo nước ngoài tài trợ, và một mục sư bị cáo buộc là làm gián điệp cho Hàn Quốc.
Các cựu tù nhân như Kenneth Bae kể lại những ngày dài lao động, các vấn đề thuốc men và tra tấn tinh thần ; nhưng một số khác nói rằng các điều kiện nhà tù tạm được. Vấn đề bây giờ là liệu cái chết của sinh viên Otto Warmbier có là một đòn đánh vào chiến lược dùng con tin để yêu sách về ngoại giao của Bình Nhưỡng hay không.
Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Sinh viên Mỹ được thả đã chết, Trump lên án Bình Nhưỡng tàn bạo
Sinh viên Otto Warmbier bị đưa ra tòa ở Bình Nhưỡng ngày 16/03/2016. |
(AFP 19 /06/2017) Sinh viên Mỹ 22 tuổi Otto Warmbier, vừa được thả trở về Hoa Kỳ ngày 13/6 trong tình trạng hôn mê với các tổn thương não nặng nề sau khi bị giam giữ tại Bắc Triều Tiên, đã qua đời hôm thứ Hai 19/06/2017, theo như thông báo của gia đình. Tổng thống Donald Trump tố cáo « chế độ tàn bạo » của Bình Nhưỡng.
Gia đình nạn nhân viết : « Chúng tôi đau buồn loan báo con trai chúng tôi, Otto Warmbier, đã kết thúc chuyến du hành trên trái đất. Trong vòng tay những người thân yêu, Otto đã qua đời hôm nay vào lúc 14 giờ 20 (18 giờ 20 GMT) tại Cincinnati, tiểu bang Ohio ».
Khi người thanh niên trở về nhà, anh « không thể nói được, không nhìn thấy và không phản ứng được, có vẻ rất khó ở, hầu như là khủng hoảng ».
Cha mẹ anh, ông Fred và bà Cindy cho biết : « Cho dù chúng tôi sẽ không bao giờ còn nghe được giọng nói của con, chỉ trong vòng một ngày khuôn mặt cháu đã thay đổi – đã an nghỉ. Cháu đang ở nhà mình và chúng tôi nghĩ rằng cháu cảm thấy điều đó (…) Việc đối xử tàn tệ, man rợ của Bắc Triều Tiên mà con trai chúng tôi đã phải chịu đựng chứng tỏ không còn lối thoát nào khác ».
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu đã nhận định tình trạng sức khỏe của người thanh niên là « thực sự khủng khiếp ».
Otto Warmbier bị tổn thương não rất nặng sau hơn một năm trời bị Bình Nhưỡng cầm tù. Hôm nay sau khi tin anh qua đời, ông Trump tuyên bố : « Đó là một chế độ tàn bạo ».
Chiến lược con tin
Cái chết của Otto Warmbier xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên về chương trình vũ khí nguyên tử của Bình Nhưỡng.
Hiện còn ba người Mỹ gốc Triều Tiên bị giam tại nước này, gồm hai giảng viên một trường đại học ở Bình Nhưỡng do các nhóm Thiên Chúa giáo nước ngoài tài trợ, và một mục sư bị cáo buộc là làm gián điệp cho Hàn Quốc.
Các cựu tù nhân như Kenneth Bae kể lại những ngày dài lao động, các vấn đề thuốc men và tra tấn tinh thần ; nhưng một số khác nói rằng các điều kiện nhà tù tạm được. Vấn đề bây giờ là liệu cái chết của sinh viên Otto Warmbier có là một đòn đánh vào chiến lược dùng con tin để yêu sách về ngoại giao của Bình Nhưỡng hay không.