Đoạn Đường Chiến Binh

Sổ hưu _ Xuân Thọ

Bài thuyết trình của đại tá PGS-TS Trần Đăng Thanh đang là đề tài nóng trên mạng khiến tôi phải vào Ba Sàm để đọc, chứ lâu nay tôi chẳng bao giờ màng đến các bài nói chuyện, các buổi phổ biến nghị quyết kiểu đó.

 

Bài thuyết trình của đại tá PGS-TS Trần Đăng Thanh đang là đề tài nóng trên mạng khiến tôi phải vào Ba Sàm để đọc, chứ lâu nay tôi chẳng bao giờ màng đến các bài nói chuyện, các buổi phổ biến nghị quyết kiểu đó. Về tất cả những điều bỉ ổi kiểu: „Tầu xâm lược nước ta, nhưng ta phải nhớ ơn Tầu“, hay „Ta phải học tập Triều Tiên, tuy để dân chết đói, nhưng đủ sức làm cho các cường quốc mất ăn mất ngủ“ thì tôi không cần phải bàn vì chúng không đáng để nói.

Nhưng việc ông Đăng Thanh lấy chuyện sổ hưu của cán bộ ra để hô hào họ phải „chiến đấu“ để bảo vệ nó, rồi ông lại lôi chuyện Đông Âu ra để dọa họ thì tôi buộc phải nêu vài ví dụ chính tôi chứng kiến để chứng minh là ông đại tá này cố tình bịa đặt, xuyên tạc lịch sử.

 

Tôi có rất nhiều thầy cô giáo cũ ở CHDC Đức (đều từ 70 đến 80 tuổi), đã về hưu từ ngày nước Đức thống nhất, nhưng vẫn có cuộc sống yên lành. Bà Inge L., hồi đầu là giáo viên tiếng Đức của chúng tôi. Sau năm 1971, chúng tôi về Việt Nam làm việc thì được biết bà đã chuyển sang làm công tác đảng SED (như đảng CSVN bây giờ) ở huyện Königs Wusterhausen, gần Berlin. Tuy không phải viên chức nhà nước, nhưng sau ngày thống nhất, chính quyền mới vẫn cho bà lĩnh lương hưu và bà có một cuộc sống thanh đạm, nhưng không thiếu thốn. Hiện nay bà sống cô đơn nên được xếp vào ở nhà xã hội, được bảo hiểm sức khỏe đàng hoàng. Chúng tôi thường xuyên điện thoại thăm hỏi nhau.

Năm 2006 và năm 2011 tôi có mời một số anh chị em bạn học cũ từ Việt Nam sang Đức chơi, (có thể có người đang đọc bài này). Cả hai lần chúng tôi đều kéo nhau về trường cũ, bỏ tiền ra làm một bữa liên hoan, có cả âm nhạc Việt Nam, mời toàn bộ các thầy cô đến dự. Họ rất mừng và nói: „Các học sinh Đức cũ không ai nhớ đến chúng tôi, nhưng người Việt các anh chị quả là rất ơn nghĩa, 40 năm rồi vẫn nhớ đến chúng tôi“.

Nhờ chúng tôi tổ chức họp mặt họ mới có dịp gặp nhau, vì trường cũ đã giải tán và nội bộ của họ có nhiều vấn đề: mất đoàn kết, thù hận nhau, do chính quá khứ của đảng SED để lại, nên họ không bao giờ chủ động gặp nhau.

Trong số phận của các thầy cô, tôi chỉ xin kể 2 sự việc:

1- Bà Magdalena M. vốn là một bà giáo rất đẹp gái, tóc bạch kim, cao ráo, dáng rất sang, dạy kỹ thuật truyền tin. Sau 40 năm gặp lại bà vẫn như vậy và lái xe BMW mui trần đến dự liên hoan. Trước kia tôi không quan tâm đến cuộc sống của bà, nay thấy bà nổi bật lên giữa các vị giáo già nua thanh đạm. Bà bảo: Lương hưu giáo viên của bà thì tạm đủ, nhưng ông chồng bà là đại tá không quân Quân đội Nhân dân Quốc Gia CHDC Đức. Sau khi thống nhất ông được lương hưu tương đương như ông quan ba Tây Đức nên khá lắm! Bà buồn là ông mới mất và nay bà chỉ còn sống bằng lương hưu của bà và 1 phần lương hưu bà góa của ông (Witwenrente).

Bà M. than phiền với tôi là: So với ông đại tá ở phía Tây Đức thì cái tỷ lệ lương hưu để lại cho bà góa có ít hơn.

Tôi không biết điều bà M. nói đúng hay sai, nhưng tôi an ủi bà: Ngày trước ông nhà chỉ lo mỗi việc là tiêu diệt người ta, sau này người ta trả lương hưu hậu như vậy, lúc ổng qua đời, bà còn được lương bà góa của ông nhà thì chắc là sự bất công không bằng đồng bào tôi ở Sài Gòn đã chịu, họ không những không có lương hưu mà còn phải đi cải tạo, có người chết mất cả xác.

Bà M. không phản đối điều tôi nói và trầm ngâm hẳn. Từ đó đến nay, bà vẫn hay gửi email trao đổi chuyện chính trị với tôi.

2- Ông bà Joseph và Gundela GL. là hai người tôi coi như bố mẹ nuôi. Bọn con trai, mấy thằng Erwin, Peter, Michael vẫn chơi bóng đá với đám thanh niên Việt Nam chúng tôi, con bé Martina suốt ngày quấn quít với các bạn gái Việt. Suốt mấy chục năm xa cách tôi vẫn thư từ cho bà. Đùng một cái, từ năm 1990, sau thống nhất đất nước Đức, tôi mất liên lạc với bà. Tôi dò hỏi các thầy cô cũ thì biết cả hai ông bà từng là mật vụ chìm cho STASI (An Ninh CHDC Đức) nên khi chế độ sụp đổ, mọi việc vỡ lở, ông bà xấu hổ quá, đưa cả gia đình đi xa.

Từ khi sang Đức, tôi đã cất công tìm tung tích của ông bà, vì tôi vẫn nhớ đến tình cảm của họ đối với đám thanh niên Việt chúng tôi khi xưa. Là người Việt Nam, tôi thừa hiểu cái bi kich “cá chìm” mà hàng triệu người Đông Đức hồi đó phải gánh chịu, dù là nạn nhân hay là thủ phạm. Đối với tôi tình cảm con người là trên hết.

Nhờ có Internet và hệ thống sổ điện thoại điện tử, tôi đã tìm được gia đình ông bà GL. Ông bà có một căn nhà nhỏ trên đảo Usedom, nằm trên biển Baltic, gần Ba-lan. Ông bà rút vào cuộc sống ẩn dật để tránh mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp cũ. Câu con cả Erwin làm giám đốc trung tâm điều dưỡng trên đảo và vẫn chăm nom ông bà. Ông bà cảm động lắm và nói là họ đã mất hết bạn bè người Đức, nhưng may mà tôi đã đến với họ.

Điều làm ông bà ân hận nhất là cái „sổ hưu“. Vì là nhân viên mật vụ STASI nên ông bà có quyền cao chức trọng hơn các đồng nghiệp khác trong trường, mặc dù họ có trình độ hơn ông bà. Nhờ vậy ngày nay ông bà lĩnh lương hưu cao hơn họ, những nạn nhân của ông bà.

Đó là ở nước Đức, nơi mà một nhà nước pháp quyền phương tây tiếp quản chính quyền từ tay những người cộng sản. Nhưng ở nuớc Tiệp, nơi người dân tự chuyển đổi xã hội của mình từ độc tài sang dân chủ, vấn đề „sổ hưu“ cũng không khác gì.

Cô tôi là một kiều nữ Hà Nội đầu những năm 60, lại nói tiếng Pháp giỏi nên đuợc tuyển đi làm phiên dịch cho đoàn chuyên gia địa chất Tiệp Khắc. Ông Tây Tiệp Vladimir phải lòng cô tôi và họ yêu nhau, như ở mọi nơi trên đời này. Nhưng chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa không cho phép một phụ nữ Việt Nam yêu một đồng chí Tiệp. Cuối năm 1961, Tổng cục Địa chất buộc chú tôi phải chấm dứt công tác, quay về Tiệp, để lại cô tôi bụng mang dạ chửa.

Chú Vladimir về Praha, nhờ bạn bè trong trung ương đảng CS Tiệp Khắc, nhờ cả Thủ tướng Phạm Văn Đồng can thiệp, để rồi năm 1963 cô tôi được ôm con gái xuất ngoại. Chỉ riêng nhưng đau khổ quanh câu chuyện tình này cũng có đủ chất liệu cho một cuốn tiểu thuyết.

Khi sang Tiệp, cô chú tôi đều đi làm cho nhà nuớc Tiệp, chú là kỹ sư địa chất, cô là kế toán. Sau cuộc cách mạng nhung, cô chú tôi đều đuợc chính quyền mới trả lương hưu trí đầy đủ, nghe đâu hơn 20.000 Kcs/tháng.

Mùa hè vừa qua, sang thăm cô chú tôi tại Praha, tôi đem chuyện các thầy cô Đông Đức ra kể. Chú Vladimir bảo, các nhân viên STB cũ (Mật vụ An ninh Tiệp Khắc) nếu không vướng tội hình sự (tra tấn, giết người v.v) thì cũng được lãnh lương hưu. Rồi ông kết luận một câu hiền khô:

- Phải thế chứ, không thì họ sống bằng gì!

Một suy nghĩ cực kỳ nhân bản của một con người bình thường.

Xuân Thọ
20.12.2012 Cologne

( Hồ Công Tâm chuyển )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sổ hưu _ Xuân Thọ

Bài thuyết trình của đại tá PGS-TS Trần Đăng Thanh đang là đề tài nóng trên mạng khiến tôi phải vào Ba Sàm để đọc, chứ lâu nay tôi chẳng bao giờ màng đến các bài nói chuyện, các buổi phổ biến nghị quyết kiểu đó.

 

Bài thuyết trình của đại tá PGS-TS Trần Đăng Thanh đang là đề tài nóng trên mạng khiến tôi phải vào Ba Sàm để đọc, chứ lâu nay tôi chẳng bao giờ màng đến các bài nói chuyện, các buổi phổ biến nghị quyết kiểu đó. Về tất cả những điều bỉ ổi kiểu: „Tầu xâm lược nước ta, nhưng ta phải nhớ ơn Tầu“, hay „Ta phải học tập Triều Tiên, tuy để dân chết đói, nhưng đủ sức làm cho các cường quốc mất ăn mất ngủ“ thì tôi không cần phải bàn vì chúng không đáng để nói.

Nhưng việc ông Đăng Thanh lấy chuyện sổ hưu của cán bộ ra để hô hào họ phải „chiến đấu“ để bảo vệ nó, rồi ông lại lôi chuyện Đông Âu ra để dọa họ thì tôi buộc phải nêu vài ví dụ chính tôi chứng kiến để chứng minh là ông đại tá này cố tình bịa đặt, xuyên tạc lịch sử.

 

Tôi có rất nhiều thầy cô giáo cũ ở CHDC Đức (đều từ 70 đến 80 tuổi), đã về hưu từ ngày nước Đức thống nhất, nhưng vẫn có cuộc sống yên lành. Bà Inge L., hồi đầu là giáo viên tiếng Đức của chúng tôi. Sau năm 1971, chúng tôi về Việt Nam làm việc thì được biết bà đã chuyển sang làm công tác đảng SED (như đảng CSVN bây giờ) ở huyện Königs Wusterhausen, gần Berlin. Tuy không phải viên chức nhà nước, nhưng sau ngày thống nhất, chính quyền mới vẫn cho bà lĩnh lương hưu và bà có một cuộc sống thanh đạm, nhưng không thiếu thốn. Hiện nay bà sống cô đơn nên được xếp vào ở nhà xã hội, được bảo hiểm sức khỏe đàng hoàng. Chúng tôi thường xuyên điện thoại thăm hỏi nhau.

Năm 2006 và năm 2011 tôi có mời một số anh chị em bạn học cũ từ Việt Nam sang Đức chơi, (có thể có người đang đọc bài này). Cả hai lần chúng tôi đều kéo nhau về trường cũ, bỏ tiền ra làm một bữa liên hoan, có cả âm nhạc Việt Nam, mời toàn bộ các thầy cô đến dự. Họ rất mừng và nói: „Các học sinh Đức cũ không ai nhớ đến chúng tôi, nhưng người Việt các anh chị quả là rất ơn nghĩa, 40 năm rồi vẫn nhớ đến chúng tôi“.

Nhờ chúng tôi tổ chức họp mặt họ mới có dịp gặp nhau, vì trường cũ đã giải tán và nội bộ của họ có nhiều vấn đề: mất đoàn kết, thù hận nhau, do chính quá khứ của đảng SED để lại, nên họ không bao giờ chủ động gặp nhau.

Trong số phận của các thầy cô, tôi chỉ xin kể 2 sự việc:

1- Bà Magdalena M. vốn là một bà giáo rất đẹp gái, tóc bạch kim, cao ráo, dáng rất sang, dạy kỹ thuật truyền tin. Sau 40 năm gặp lại bà vẫn như vậy và lái xe BMW mui trần đến dự liên hoan. Trước kia tôi không quan tâm đến cuộc sống của bà, nay thấy bà nổi bật lên giữa các vị giáo già nua thanh đạm. Bà bảo: Lương hưu giáo viên của bà thì tạm đủ, nhưng ông chồng bà là đại tá không quân Quân đội Nhân dân Quốc Gia CHDC Đức. Sau khi thống nhất ông được lương hưu tương đương như ông quan ba Tây Đức nên khá lắm! Bà buồn là ông mới mất và nay bà chỉ còn sống bằng lương hưu của bà và 1 phần lương hưu bà góa của ông (Witwenrente).

Bà M. than phiền với tôi là: So với ông đại tá ở phía Tây Đức thì cái tỷ lệ lương hưu để lại cho bà góa có ít hơn.

Tôi không biết điều bà M. nói đúng hay sai, nhưng tôi an ủi bà: Ngày trước ông nhà chỉ lo mỗi việc là tiêu diệt người ta, sau này người ta trả lương hưu hậu như vậy, lúc ổng qua đời, bà còn được lương bà góa của ông nhà thì chắc là sự bất công không bằng đồng bào tôi ở Sài Gòn đã chịu, họ không những không có lương hưu mà còn phải đi cải tạo, có người chết mất cả xác.

Bà M. không phản đối điều tôi nói và trầm ngâm hẳn. Từ đó đến nay, bà vẫn hay gửi email trao đổi chuyện chính trị với tôi.

2- Ông bà Joseph và Gundela GL. là hai người tôi coi như bố mẹ nuôi. Bọn con trai, mấy thằng Erwin, Peter, Michael vẫn chơi bóng đá với đám thanh niên Việt Nam chúng tôi, con bé Martina suốt ngày quấn quít với các bạn gái Việt. Suốt mấy chục năm xa cách tôi vẫn thư từ cho bà. Đùng một cái, từ năm 1990, sau thống nhất đất nước Đức, tôi mất liên lạc với bà. Tôi dò hỏi các thầy cô cũ thì biết cả hai ông bà từng là mật vụ chìm cho STASI (An Ninh CHDC Đức) nên khi chế độ sụp đổ, mọi việc vỡ lở, ông bà xấu hổ quá, đưa cả gia đình đi xa.

Từ khi sang Đức, tôi đã cất công tìm tung tích của ông bà, vì tôi vẫn nhớ đến tình cảm của họ đối với đám thanh niên Việt chúng tôi khi xưa. Là người Việt Nam, tôi thừa hiểu cái bi kich “cá chìm” mà hàng triệu người Đông Đức hồi đó phải gánh chịu, dù là nạn nhân hay là thủ phạm. Đối với tôi tình cảm con người là trên hết.

Nhờ có Internet và hệ thống sổ điện thoại điện tử, tôi đã tìm được gia đình ông bà GL. Ông bà có một căn nhà nhỏ trên đảo Usedom, nằm trên biển Baltic, gần Ba-lan. Ông bà rút vào cuộc sống ẩn dật để tránh mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp cũ. Câu con cả Erwin làm giám đốc trung tâm điều dưỡng trên đảo và vẫn chăm nom ông bà. Ông bà cảm động lắm và nói là họ đã mất hết bạn bè người Đức, nhưng may mà tôi đã đến với họ.

Điều làm ông bà ân hận nhất là cái „sổ hưu“. Vì là nhân viên mật vụ STASI nên ông bà có quyền cao chức trọng hơn các đồng nghiệp khác trong trường, mặc dù họ có trình độ hơn ông bà. Nhờ vậy ngày nay ông bà lĩnh lương hưu cao hơn họ, những nạn nhân của ông bà.

Đó là ở nước Đức, nơi mà một nhà nước pháp quyền phương tây tiếp quản chính quyền từ tay những người cộng sản. Nhưng ở nuớc Tiệp, nơi người dân tự chuyển đổi xã hội của mình từ độc tài sang dân chủ, vấn đề „sổ hưu“ cũng không khác gì.

Cô tôi là một kiều nữ Hà Nội đầu những năm 60, lại nói tiếng Pháp giỏi nên đuợc tuyển đi làm phiên dịch cho đoàn chuyên gia địa chất Tiệp Khắc. Ông Tây Tiệp Vladimir phải lòng cô tôi và họ yêu nhau, như ở mọi nơi trên đời này. Nhưng chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa không cho phép một phụ nữ Việt Nam yêu một đồng chí Tiệp. Cuối năm 1961, Tổng cục Địa chất buộc chú tôi phải chấm dứt công tác, quay về Tiệp, để lại cô tôi bụng mang dạ chửa.

Chú Vladimir về Praha, nhờ bạn bè trong trung ương đảng CS Tiệp Khắc, nhờ cả Thủ tướng Phạm Văn Đồng can thiệp, để rồi năm 1963 cô tôi được ôm con gái xuất ngoại. Chỉ riêng nhưng đau khổ quanh câu chuyện tình này cũng có đủ chất liệu cho một cuốn tiểu thuyết.

Khi sang Tiệp, cô chú tôi đều đi làm cho nhà nuớc Tiệp, chú là kỹ sư địa chất, cô là kế toán. Sau cuộc cách mạng nhung, cô chú tôi đều đuợc chính quyền mới trả lương hưu trí đầy đủ, nghe đâu hơn 20.000 Kcs/tháng.

Mùa hè vừa qua, sang thăm cô chú tôi tại Praha, tôi đem chuyện các thầy cô Đông Đức ra kể. Chú Vladimir bảo, các nhân viên STB cũ (Mật vụ An ninh Tiệp Khắc) nếu không vướng tội hình sự (tra tấn, giết người v.v) thì cũng được lãnh lương hưu. Rồi ông kết luận một câu hiền khô:

- Phải thế chứ, không thì họ sống bằng gì!

Một suy nghĩ cực kỳ nhân bản của một con người bình thường.

Xuân Thọ
20.12.2012 Cologne

( Hồ Công Tâm chuyển )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm