Văn Học & Nghệ Thuật
Số phận ly kỳ của phim The Great Gatsby
Sự chìm nổi ngoạn mục không chỉ gắn với cuốn tiểu thuyết lừng danh The Great Gatsby mà còn ảnh hưởng đến những tác phẩm điện ảnh chuyển thể cùng tên, gồm cả bộ phim mới toanh của đạo diễn Baz Luhrmann.
Phải ấn tượng đến thế nào thì bộ phim The Great Gatsby của đạo diễn Baz Luhrmann mới được chọn chiếu mở màn Liên hoan phim (LHP) Cannes 2013 vào tối 15-5 mới đây để truyền cảm hứng cho hơn 90 bộ phim khắp thế giới cũng được trình chiếu sau đó tại LHP, bất chấp đây không phải là phim chiếu lần đầu như quy ước ngầm của phim chiếu mở màn tại các kỳ LHP Cannes trước nay.
Nguyên tác bị ruồng rẫy suốt 20 năm
Trong suốt cuộc đời cầm bút lấy ngắn nuôi dài để cung phụng vật chất cho người vợ nghiện ngập và bội bạc của mình, The Great Gatsby là tác phẩm tập trung hết tài năng rực rỡ của văn hào Mỹ Francis S. Fitzgerald.
Thế nhưng trái ngược với sự chăm chút và kỳ vọng của tác giả, độc giả Mỹ thời bấy giờ tỏ ra rất thờ ơ với cuốn sách. Xuất hiện trên báo chí chỉ là những mẩu điểm sách vặt một cách hời hợt của các phóng viên, còn các nhà phê bình tuyệt nhiên không để mắt đến. Đến nỗi năm 1927 - hai năm sau khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản lần đầu, Zelda - vợ của văn hào Fitzgerald, sau khi tới tham dự buổi ra mắt bộ phim được chuyển thể lần đầu tiên từ cuốn tiểu thuyết The Great Gatsby của chồng mình, đã viết thư cho con gái: “Mẹ đã nhìn thấy Gatsby. Thật là thối tha khủng khiếp đến mức mẹ phải chạy ào ra về”. Từ đó cuốn sách dần chìm vào quên lãng. Cho đến khi từ giã đời vào năm 1940, Francis S. Fitzgerald vẫn cho rằng cả cuộc đời ông chỉ là một thất bại lớn.
16 năm sau vai Jack Dawson của Titanic đến Gatsby hôm nay, Leonardo DiCaprio càng chứng tỏ anh là “diễn viên nam đáng xem nhất trong thế hệ của anh”. (Tờ Huffington Post)
Mãi tới năm 1945, người ta mới ý thức và đánh giá một cách đầy đủ giá trị của The Great Gatsby. Cuốn tiểu thuyết nói lên sự tan vỡ của giấc mộng Mỹ này đã được tán thưởng như là một chuẩn mực của tiểu thuyết cổ điển Mỹ. Năm 2007, tạp chí Time bình chọn The Great Gatsby nằm trong danh sách 10 kiệt tác văn chương vĩ đại nhất mọi thời đại.
Đầu tư cho lắm để chuốc lấy tranh cãi
Công bằng mà nói, cuốn tiểu thuyết The Great Gatsby của Francis S. Fitzgerald đã làm mê đắm, đồng thời gây khốn khổ cho giới điện ảnh. Ở cả năm lần chuyển thể thành phim trước đây, chất lượng tác phẩm đều có sự chệch choạc so với nguyên tác, bởi không vượt qua nổi hào quang chói lóa của nguyên tác. Cho đến năm 2011, hãng phim Warner Bros quyết định đầu tư khủng cho phiên bản điện ảnh The Great Gatsby thứ sáu với kinh phí lên đến 107 triệu USD, tập hợp một dàn ngôi sao hạng A, dưới bàn tay đạo diễn tài ba người Úc Baz Luhrmann. Thế nhưng quyết tâm làm nên một phiên bản The Great Gatsby hoàn hảo nhất từ trước đến nay của hãng có vẻ bị phá sản khi bộ phim dấy lên làn sóng tranh cãi mạnh mẽ.
Đạo diễn Baz Luhrmann khiến người xem choáng ngợp trước cảnh quay hoành tráng đầy trau chuốt và diễm lệ của những khuôn viên tiệc tùng như những vườn địa đàng, trong đó những nhân vật chính và phụ đều khoác lên mình những trang phục của các hãng thời trang danh tiếng và những món trang sức quý giá có giá trị hàng triệu đôla. Điều đó đã làm khán giả mất tập trung vào giá trị đích thực của câu chuyện.
Nhà bình luận Kate Muir của tờ Britain Times viết: “Khán giả cần chấp nhận trước khi vào rạp rằng đây không phải là một tác phẩm chuyển thể từ văn học mà chỉ là một siêu phẩm điện ảnh 3D, trong đó Gatsby là nhân vật siêu anh hùng”.
Ngược lại, nhà phê bình phim người Mỹ James Franco bênh vực bộ phim ra mặt: “Bất cứ nhà phê bình nào nói bộ phim xa rời tinh thần nguyên tác đều là những kẻ đạo đức giả”. Đầu tư, chăm chút công phu để cuối cùng lại hứng lấy tranh cãi, đó là nghịch lý mà nguyên tác bắt bộ phim phải hứng chịu.
Leonardo DiCaprio nhập vai xuất sắc
Không ai tiếc lời khen ngợi dành cho diễn viên Leonardo DiCaprio. Các nhà phê bình và khán giả Mỹ vừa qua đều nhận thấy Leonardo đã thể hiện xuất sắc một Gatsby đầy tham vọng, hào hoa và quyến rũ nhưng ẩn chứa một tâm trạng u sầu, trống rỗng… Dù là Jack Dawnson của Titanic, Cobb của Inception hay Gatsby lần này, Leonardo luôn có một sự lịch thiệp điển hình qua từng vai diễn. Sau ba lần lỡ hẹn với Oscar, người hâm mộ kỳ vọng vai diễn nặng ký Gatsby sẽ mang đến cho anh tượng vàng đầu tiên trong sự nghiệp vào mùa Oscar năm tới.
Bom tấn The Great Gatsby ra rạp Việt vào ngày 7-6 tới.
Tài năng của Fitzgerald lớn hơn ông tưởng Việc xây dựng cốt truyện The Great Gatsby, từ mô tả các chi tiết đến việc khắc họa chân dung, tính cách từng nhân vật cũng như giọng điệu trần thuật của Francis S. Fitzgerald mang một nét châm biếm độc đáo, vừa hài hước nhẹ nhàng vừa gai góc cao độ, không chỉ thể hiện tài năng của tác giả mà còn có giá trị tố cáo mãnh liệt một thời đại vật chất làm tiêu hủy tình người. Sau ngày Fitzgerald qua đời, một bài viết đăng tải trên tờ New York Times nhận xét: “Tài năng của Fitzgerald lớn hơn ông tưởng. Trên thực tế và về mặt văn học, ông đã sáng tạo ra một thế hệ được gọi là thế hệ nhạc jazz”. |
THANH THẢO
Bàn ra tán vào (0)
Số phận ly kỳ của phim The Great Gatsby
Sự chìm nổi ngoạn mục không chỉ gắn với cuốn tiểu thuyết lừng danh The Great Gatsby mà còn ảnh hưởng đến những tác phẩm điện ảnh chuyển thể cùng tên, gồm cả bộ phim mới toanh của đạo diễn Baz Luhrmann.
Phải ấn tượng đến thế nào thì bộ phim The Great Gatsby của đạo diễn Baz Luhrmann mới được chọn chiếu mở màn Liên hoan phim (LHP) Cannes 2013 vào tối 15-5 mới đây để truyền cảm hứng cho hơn 90 bộ phim khắp thế giới cũng được trình chiếu sau đó tại LHP, bất chấp đây không phải là phim chiếu lần đầu như quy ước ngầm của phim chiếu mở màn tại các kỳ LHP Cannes trước nay.
Nguyên tác bị ruồng rẫy suốt 20 năm
Trong suốt cuộc đời cầm bút lấy ngắn nuôi dài để cung phụng vật chất cho người vợ nghiện ngập và bội bạc của mình, The Great Gatsby là tác phẩm tập trung hết tài năng rực rỡ của văn hào Mỹ Francis S. Fitzgerald.
Thế nhưng trái ngược với sự chăm chút và kỳ vọng của tác giả, độc giả Mỹ thời bấy giờ tỏ ra rất thờ ơ với cuốn sách. Xuất hiện trên báo chí chỉ là những mẩu điểm sách vặt một cách hời hợt của các phóng viên, còn các nhà phê bình tuyệt nhiên không để mắt đến. Đến nỗi năm 1927 - hai năm sau khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản lần đầu, Zelda - vợ của văn hào Fitzgerald, sau khi tới tham dự buổi ra mắt bộ phim được chuyển thể lần đầu tiên từ cuốn tiểu thuyết The Great Gatsby của chồng mình, đã viết thư cho con gái: “Mẹ đã nhìn thấy Gatsby. Thật là thối tha khủng khiếp đến mức mẹ phải chạy ào ra về”. Từ đó cuốn sách dần chìm vào quên lãng. Cho đến khi từ giã đời vào năm 1940, Francis S. Fitzgerald vẫn cho rằng cả cuộc đời ông chỉ là một thất bại lớn.
16 năm sau vai Jack Dawson của Titanic đến Gatsby hôm nay, Leonardo DiCaprio càng chứng tỏ anh là “diễn viên nam đáng xem nhất trong thế hệ của anh”. (Tờ Huffington Post)
Mãi tới năm 1945, người ta mới ý thức và đánh giá một cách đầy đủ giá trị của The Great Gatsby. Cuốn tiểu thuyết nói lên sự tan vỡ của giấc mộng Mỹ này đã được tán thưởng như là một chuẩn mực của tiểu thuyết cổ điển Mỹ. Năm 2007, tạp chí Time bình chọn The Great Gatsby nằm trong danh sách 10 kiệt tác văn chương vĩ đại nhất mọi thời đại.
Đầu tư cho lắm để chuốc lấy tranh cãi
Công bằng mà nói, cuốn tiểu thuyết The Great Gatsby của Francis S. Fitzgerald đã làm mê đắm, đồng thời gây khốn khổ cho giới điện ảnh. Ở cả năm lần chuyển thể thành phim trước đây, chất lượng tác phẩm đều có sự chệch choạc so với nguyên tác, bởi không vượt qua nổi hào quang chói lóa của nguyên tác. Cho đến năm 2011, hãng phim Warner Bros quyết định đầu tư khủng cho phiên bản điện ảnh The Great Gatsby thứ sáu với kinh phí lên đến 107 triệu USD, tập hợp một dàn ngôi sao hạng A, dưới bàn tay đạo diễn tài ba người Úc Baz Luhrmann. Thế nhưng quyết tâm làm nên một phiên bản The Great Gatsby hoàn hảo nhất từ trước đến nay của hãng có vẻ bị phá sản khi bộ phim dấy lên làn sóng tranh cãi mạnh mẽ.
Đạo diễn Baz Luhrmann khiến người xem choáng ngợp trước cảnh quay hoành tráng đầy trau chuốt và diễm lệ của những khuôn viên tiệc tùng như những vườn địa đàng, trong đó những nhân vật chính và phụ đều khoác lên mình những trang phục của các hãng thời trang danh tiếng và những món trang sức quý giá có giá trị hàng triệu đôla. Điều đó đã làm khán giả mất tập trung vào giá trị đích thực của câu chuyện.
Nhà bình luận Kate Muir của tờ Britain Times viết: “Khán giả cần chấp nhận trước khi vào rạp rằng đây không phải là một tác phẩm chuyển thể từ văn học mà chỉ là một siêu phẩm điện ảnh 3D, trong đó Gatsby là nhân vật siêu anh hùng”.
Ngược lại, nhà phê bình phim người Mỹ James Franco bênh vực bộ phim ra mặt: “Bất cứ nhà phê bình nào nói bộ phim xa rời tinh thần nguyên tác đều là những kẻ đạo đức giả”. Đầu tư, chăm chút công phu để cuối cùng lại hứng lấy tranh cãi, đó là nghịch lý mà nguyên tác bắt bộ phim phải hứng chịu.
Leonardo DiCaprio nhập vai xuất sắc
Không ai tiếc lời khen ngợi dành cho diễn viên Leonardo DiCaprio. Các nhà phê bình và khán giả Mỹ vừa qua đều nhận thấy Leonardo đã thể hiện xuất sắc một Gatsby đầy tham vọng, hào hoa và quyến rũ nhưng ẩn chứa một tâm trạng u sầu, trống rỗng… Dù là Jack Dawnson của Titanic, Cobb của Inception hay Gatsby lần này, Leonardo luôn có một sự lịch thiệp điển hình qua từng vai diễn. Sau ba lần lỡ hẹn với Oscar, người hâm mộ kỳ vọng vai diễn nặng ký Gatsby sẽ mang đến cho anh tượng vàng đầu tiên trong sự nghiệp vào mùa Oscar năm tới.
Bom tấn The Great Gatsby ra rạp Việt vào ngày 7-6 tới.
Tài năng của Fitzgerald lớn hơn ông tưởng Việc xây dựng cốt truyện The Great Gatsby, từ mô tả các chi tiết đến việc khắc họa chân dung, tính cách từng nhân vật cũng như giọng điệu trần thuật của Francis S. Fitzgerald mang một nét châm biếm độc đáo, vừa hài hước nhẹ nhàng vừa gai góc cao độ, không chỉ thể hiện tài năng của tác giả mà còn có giá trị tố cáo mãnh liệt một thời đại vật chất làm tiêu hủy tình người. Sau ngày Fitzgerald qua đời, một bài viết đăng tải trên tờ New York Times nhận xét: “Tài năng của Fitzgerald lớn hơn ông tưởng. Trên thực tế và về mặt văn học, ông đã sáng tạo ra một thế hệ được gọi là thế hệ nhạc jazz”. |
THANH THẢO