Kinh Đời

Sống và chết - Huy Phương

Ngày 30 Tháng Tư, mỗi năm đều đến và rồi qua, nhưng mỗi lần như thế, vết thương lại như bị xát muối làm cho người ta đau đớn.


Đài Tưởng Niệm các quân nhân VNCH đã chọn cái chết uy dũng ngày 30 Tháng Tư, 1975 (Hình: Thành phố Westminster, California)

Ngày 30 Tháng Tư, mỗi năm đều đến và rồi qua, nhưng mỗi lần như thế, vết thương lại như bị xát muối làm cho người ta đau đớn, mặc dầu là chỉ đau đớn trong hồi tưởng, nhưng sự thật là hôm nay, chúng ta đang còn phải gánh chịu những hậu quả khốc liệt của nó.

Mỗi năm ngày 30 Tháng Tư về, ám ảnh nhiều nhất, tôi thường nghĩ đến những cái chết. Trước hết là cái chết của 5 vị tướng lãnh và hàng trăm người không chịu được nỗi nhục, vì cái phi lý của chuyện thất trận và nhất là việc đầu hàng, từ một sĩ quan đang ở trong văn phòng khi nghe tin thất trận, hay là người lính bị bỏ lại trên một bờ biển nào đó của đất nước.

Mặt khác nhiều binh sĩ đã ra đầu hàng vẫn bị quân thắng trận man rợ mang ra giết như cảnh xử tử ở pháp trường. Dân chúng và cả quân đội thì bị chết trên đường chạy loạn vì bom đạn từ miền Trung vượt đèo Hải Vân vào Nam hay từ cao nguyên đổ xuống miền duyên hải, vì nghĩ biển mênh mông vẫn là sinh lộ.

Sau đó không lâu, lại là những cái chết bi thảm của những người can đảm vào núi để tìm đường phục quốc, chết trong nhà tù hay chết sông, chết biển khi tìm cách vượt thoát chế độ ra đi.

Người lính tôn thờ ba điều tâm niệm cho binh nghiệp của mình và đã chọn cái chết vì “trách nhiệm” không tròn cũng như “danh dự” bị tổn thương. Trong những phút bức bách cuối cùng này, một người chọn cái chết cho mình, là một điều dễ dàng hay khó khăn?

Ai cũng có một mạng sống đáng quý, một gia đình để yêu thương và một đất nước để phụng sự, trong hoàn cảnh này, điều gì được cho là đáng quý hơn hết? Chết hay sống?

Khó khăn khi cần phải cân nhắc, và dễ dàng khi ai đó chỉ cần quyết định trong vài mươi giây, chắc không cần phải ngồi xuống bình tâm suy nghĩ thiệt hơn, để cuối cùng chọn cho mình một giải pháp. Một giải pháp nghe ra có vẻ cần đến thời gian, nhưng chọn cái chết chỉ cần ba giây đồng hồ.

Chúng ta, những người còn sống, không ai có thể nhân danh ai, nhân danh điều gì để thẩm định những chuyện chết và sống, để cho rằng, chết như vậy có đúng không, và cũng trong hoàn cảnh đó, chọn cái sống có sai không?

Hai trong bảy quy tắc đạo đức mà các võ sĩ Samurai Nhật Bản phải tuân theo, phản ánh tinh thần võ sĩ đạo rất sắc nét, mạnh mẽ, chính trực là can đảm và danh dự. Chỉ có quân đội VNCH mới có truyền thống ấy trong ngày miền Nam thất trận.

Trận Okinawa với quân đội Mỹ kéo dài 82 ngày, kết thúc vào Tháng Sáu, 1945, biết không giữ nổi đất đai của tổ quốc, trong những giờ phút cuối cùng ngày 15 Tháng Sáu, Đại Tá Kanayama, Trung Đoàn Trưởng Tr. Đ. 27 BB. đã mổ bụng. Tại Bộ Chỉ Huy Hành Quân Okinawa, Tướng Ushijima và Tướng Cho quỳ gối và tiến hành lễ tự sát. Tướng Cho đưa cổ cho Đại Úy Sakaguchi chém đầu, và Tướng Ushijima lấy gươm tự mổ bụng tự sát cùng với bảy sĩ quan tham mưu trong binh đoàn.

Sau khi Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, sáu ngày sau, 15 Tháng Tám, 1945, Nhật Hoàng, đồng ý đầu hàng, nhiều tướng lĩnh và sĩ quan đã tự sát vì danh dự và không chịu nỗi điều ô nhục đầu hàng, trong đó có Bộ Trưởng Lục Quân Anami, Đại Tướng Cựu Tổng Tham Mưu Trưởng Sugiyama, Đại Tướng Tư Lệnh miền Đông Tanaka…

Nhưng chúng ta cũng cần những người phải sống như Đại Tá Yahara để thế giới có cuốn sách mang tựa đề “Trận Đánh Vì Okinawa,” chúng ta có Phan Nhật Nam, Cao Xuân Huy và Y Sĩ TQLC Đặng Vũ Bằng cùng nhiều nhà văn quân đội khác.

Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, trong nỗi xót xa vì mất mát, tù đày và ly tán, nhiều nguồn dư luận lên án mạnh mẽ những cấp chỉ huy bỏ ngũ trước giờ đầu hàng với danh từ “đào ngũ,” nghe ra xót xa và tủi nhục ngần nào. Nhưng liệu là con người, trong hoàn cảnh ấy, chúng ta nếu khổng thể chọn cái chết trung dũng, chỉ là một người bình thường, chúng ta làm gì hơn như thế?

Người ta kể chuyện một ông Tướng thích đội nón dạ (feutre), khi vào nhà tù Cộng Sản ông cũng mang chiếc nón theo. Chỉ tội là những lúc gặp bọn cai tù Cộng Sản, ông đứng lại, khúm núm giở chiếc nón ra, cúi sâu và cất tiếng chào “cán bộ” rất lễ phép. Có lẽ ông cho đó là chuyện bình thường, nhưng đối với đám sĩ quan trẻ, có thể trong đó có nhiều người đã từng ở dưới quyền ông, thì đó là một điều sỉ nhục và xấu hổ ngay cho họ!

Những vị Tướng Lãnh tự sát giờ đầu hàng, là những vị bản chất anh hùng, trọng danh dự, khí khái, không biết quỵ lụy, khó có thể sống qua những ngày tù tội, đói khát và nhất là luôn luôn bị lăng nhục bởi những kẻ thắng trận từ các hang động trở về.

Chắc chắn trong hoàn cảnh ấy, chọn cái chết là một điều tốt. Chúng tôi, những người lính, thật lòng không muốn trông thấy những vị chỉ huy cao cấp thương mến của chúng tôi phải vật vã giữa bầy tù kiệt sức, nhặt nhạnh từng hạt bắp trong cái lon “gô” hay phấn khởi vì một miếng da trâu trong cái bát rỉ sét vào những ngày Lễ Tết như chúng tôi. Với cấp nhỏ, chúng tôi đành lòng, sau cuộc chiến, bị đối xử, bạc đãi dành cho những người thua trận, nhưng xót xa muôn vàn khi thấy những cấp chỉ huy của mình ngày trước phải chịu những thảm cảnh như vậy.

Một mặt khác, dù không muốn nêu đích danh, quả thật chúng ta cũng thấy đau xót và tởm lợm, khi sau này, thấy những vị Tướng Lãnh, đã từng hưởng “ơn Vua, lộc Nước,” cam tâm làm tôi mọi cho kẻ thù, bước qua dư luận và sống, được kẻ thù gọi xem là loại con cái “nghịch tử, hồi đầu,” vẫn thường huênh hoang tuyên bố những lời mạt sát, như con dao nhọn, đâm vào vết thương đang rỉ máu của chúng ta. Sống như thế, chỉ thêm ô danh.

Nói về chuyện chọn cái chết, ngay sau ngày 30 Tháng Tư, 1975 biết rằng gia đình chúng ta bị tan vỡ, quê hương đày đọa và bản thân chúng ta bị lưu đày đi các trại tù trong rừng thiêng nước độc xa xôi, làm lụng vất vả đến kiệt quệ, chịu đói lạnh, không đủ ăn, bươi móc miếng ăn như những con ma đói, và luôn luôn bị sỉ nhục, trong một thời gian dài, không bản án, người thì bảy, người mười ba, mười bảy năm ròng rã, liệu chúng ta có quyết định chọn cái chết cho mình hay không?

Và làm sao để đành lòng bỏ lại các chiến hữu, những người bạn chiến đấu đã từng sống chết có nhau, trong phút “dầu sôi lửa cháy” để ra đi tìm cái sống cho mình. Vì vậy Đại Tá Nguyễn Hữu Thông đã xuống tàu di tản rồi mà vẫn trở lên bờ với anh em, cuối cùng nằm chung với nhau một huyệt mộ chôn vội trong Quân Y Viện Quy Nhơn. Vì vậy mà Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, trong hoàn cảnh các thương binh, cầm tay ông, sợ ông bỏ đi mà mếu máo “Thiếu tướng đừng bỏ tụi em nghe Thiếu Tướng!”

“Không, qua không bỏ các em đâu. Qua ở lại với các em!”

Đó là trách nhiệm, danh dự và cả lòng nhân ái. Như chúng ta đã biết, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã ở lại và đã chọn cái chết sau cùng!

Nhưng chúng ta cũng biết đến bao nhiêu người, đành buông theo số phận, sống qua cảnh tù đày hay lưu lạc chốn quê người, xót xa câm nín vì không thể làm gì khác hơn trong hoàn cảnh “Bại binh chi tướng bất khả ngôn dũng, vong quốc chi đại phu bất khả ngôn trí!” Chúng ta kính trọng những cái chết nhưng cũng cúi đầu trước những cái sống, vì chúng tôi biết rằng, sống cho ra con người, có lẽ cũng phải chịu muôn vàn khó khăn hơn là chọn cái chết. (Huy Phương)

Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-little-saigon/song-va-chet/TVQ chuyen


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sống và chết - Huy Phương

Ngày 30 Tháng Tư, mỗi năm đều đến và rồi qua, nhưng mỗi lần như thế, vết thương lại như bị xát muối làm cho người ta đau đớn.


Đài Tưởng Niệm các quân nhân VNCH đã chọn cái chết uy dũng ngày 30 Tháng Tư, 1975 (Hình: Thành phố Westminster, California)

Ngày 30 Tháng Tư, mỗi năm đều đến và rồi qua, nhưng mỗi lần như thế, vết thương lại như bị xát muối làm cho người ta đau đớn, mặc dầu là chỉ đau đớn trong hồi tưởng, nhưng sự thật là hôm nay, chúng ta đang còn phải gánh chịu những hậu quả khốc liệt của nó.

Mỗi năm ngày 30 Tháng Tư về, ám ảnh nhiều nhất, tôi thường nghĩ đến những cái chết. Trước hết là cái chết của 5 vị tướng lãnh và hàng trăm người không chịu được nỗi nhục, vì cái phi lý của chuyện thất trận và nhất là việc đầu hàng, từ một sĩ quan đang ở trong văn phòng khi nghe tin thất trận, hay là người lính bị bỏ lại trên một bờ biển nào đó của đất nước.

Mặt khác nhiều binh sĩ đã ra đầu hàng vẫn bị quân thắng trận man rợ mang ra giết như cảnh xử tử ở pháp trường. Dân chúng và cả quân đội thì bị chết trên đường chạy loạn vì bom đạn từ miền Trung vượt đèo Hải Vân vào Nam hay từ cao nguyên đổ xuống miền duyên hải, vì nghĩ biển mênh mông vẫn là sinh lộ.

Sau đó không lâu, lại là những cái chết bi thảm của những người can đảm vào núi để tìm đường phục quốc, chết trong nhà tù hay chết sông, chết biển khi tìm cách vượt thoát chế độ ra đi.

Người lính tôn thờ ba điều tâm niệm cho binh nghiệp của mình và đã chọn cái chết vì “trách nhiệm” không tròn cũng như “danh dự” bị tổn thương. Trong những phút bức bách cuối cùng này, một người chọn cái chết cho mình, là một điều dễ dàng hay khó khăn?

Ai cũng có một mạng sống đáng quý, một gia đình để yêu thương và một đất nước để phụng sự, trong hoàn cảnh này, điều gì được cho là đáng quý hơn hết? Chết hay sống?

Khó khăn khi cần phải cân nhắc, và dễ dàng khi ai đó chỉ cần quyết định trong vài mươi giây, chắc không cần phải ngồi xuống bình tâm suy nghĩ thiệt hơn, để cuối cùng chọn cho mình một giải pháp. Một giải pháp nghe ra có vẻ cần đến thời gian, nhưng chọn cái chết chỉ cần ba giây đồng hồ.

Chúng ta, những người còn sống, không ai có thể nhân danh ai, nhân danh điều gì để thẩm định những chuyện chết và sống, để cho rằng, chết như vậy có đúng không, và cũng trong hoàn cảnh đó, chọn cái sống có sai không?

Hai trong bảy quy tắc đạo đức mà các võ sĩ Samurai Nhật Bản phải tuân theo, phản ánh tinh thần võ sĩ đạo rất sắc nét, mạnh mẽ, chính trực là can đảm và danh dự. Chỉ có quân đội VNCH mới có truyền thống ấy trong ngày miền Nam thất trận.

Trận Okinawa với quân đội Mỹ kéo dài 82 ngày, kết thúc vào Tháng Sáu, 1945, biết không giữ nổi đất đai của tổ quốc, trong những giờ phút cuối cùng ngày 15 Tháng Sáu, Đại Tá Kanayama, Trung Đoàn Trưởng Tr. Đ. 27 BB. đã mổ bụng. Tại Bộ Chỉ Huy Hành Quân Okinawa, Tướng Ushijima và Tướng Cho quỳ gối và tiến hành lễ tự sát. Tướng Cho đưa cổ cho Đại Úy Sakaguchi chém đầu, và Tướng Ushijima lấy gươm tự mổ bụng tự sát cùng với bảy sĩ quan tham mưu trong binh đoàn.

Sau khi Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, sáu ngày sau, 15 Tháng Tám, 1945, Nhật Hoàng, đồng ý đầu hàng, nhiều tướng lĩnh và sĩ quan đã tự sát vì danh dự và không chịu nỗi điều ô nhục đầu hàng, trong đó có Bộ Trưởng Lục Quân Anami, Đại Tướng Cựu Tổng Tham Mưu Trưởng Sugiyama, Đại Tướng Tư Lệnh miền Đông Tanaka…

Nhưng chúng ta cũng cần những người phải sống như Đại Tá Yahara để thế giới có cuốn sách mang tựa đề “Trận Đánh Vì Okinawa,” chúng ta có Phan Nhật Nam, Cao Xuân Huy và Y Sĩ TQLC Đặng Vũ Bằng cùng nhiều nhà văn quân đội khác.

Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, trong nỗi xót xa vì mất mát, tù đày và ly tán, nhiều nguồn dư luận lên án mạnh mẽ những cấp chỉ huy bỏ ngũ trước giờ đầu hàng với danh từ “đào ngũ,” nghe ra xót xa và tủi nhục ngần nào. Nhưng liệu là con người, trong hoàn cảnh ấy, chúng ta nếu khổng thể chọn cái chết trung dũng, chỉ là một người bình thường, chúng ta làm gì hơn như thế?

Người ta kể chuyện một ông Tướng thích đội nón dạ (feutre), khi vào nhà tù Cộng Sản ông cũng mang chiếc nón theo. Chỉ tội là những lúc gặp bọn cai tù Cộng Sản, ông đứng lại, khúm núm giở chiếc nón ra, cúi sâu và cất tiếng chào “cán bộ” rất lễ phép. Có lẽ ông cho đó là chuyện bình thường, nhưng đối với đám sĩ quan trẻ, có thể trong đó có nhiều người đã từng ở dưới quyền ông, thì đó là một điều sỉ nhục và xấu hổ ngay cho họ!

Những vị Tướng Lãnh tự sát giờ đầu hàng, là những vị bản chất anh hùng, trọng danh dự, khí khái, không biết quỵ lụy, khó có thể sống qua những ngày tù tội, đói khát và nhất là luôn luôn bị lăng nhục bởi những kẻ thắng trận từ các hang động trở về.

Chắc chắn trong hoàn cảnh ấy, chọn cái chết là một điều tốt. Chúng tôi, những người lính, thật lòng không muốn trông thấy những vị chỉ huy cao cấp thương mến của chúng tôi phải vật vã giữa bầy tù kiệt sức, nhặt nhạnh từng hạt bắp trong cái lon “gô” hay phấn khởi vì một miếng da trâu trong cái bát rỉ sét vào những ngày Lễ Tết như chúng tôi. Với cấp nhỏ, chúng tôi đành lòng, sau cuộc chiến, bị đối xử, bạc đãi dành cho những người thua trận, nhưng xót xa muôn vàn khi thấy những cấp chỉ huy của mình ngày trước phải chịu những thảm cảnh như vậy.

Một mặt khác, dù không muốn nêu đích danh, quả thật chúng ta cũng thấy đau xót và tởm lợm, khi sau này, thấy những vị Tướng Lãnh, đã từng hưởng “ơn Vua, lộc Nước,” cam tâm làm tôi mọi cho kẻ thù, bước qua dư luận và sống, được kẻ thù gọi xem là loại con cái “nghịch tử, hồi đầu,” vẫn thường huênh hoang tuyên bố những lời mạt sát, như con dao nhọn, đâm vào vết thương đang rỉ máu của chúng ta. Sống như thế, chỉ thêm ô danh.

Nói về chuyện chọn cái chết, ngay sau ngày 30 Tháng Tư, 1975 biết rằng gia đình chúng ta bị tan vỡ, quê hương đày đọa và bản thân chúng ta bị lưu đày đi các trại tù trong rừng thiêng nước độc xa xôi, làm lụng vất vả đến kiệt quệ, chịu đói lạnh, không đủ ăn, bươi móc miếng ăn như những con ma đói, và luôn luôn bị sỉ nhục, trong một thời gian dài, không bản án, người thì bảy, người mười ba, mười bảy năm ròng rã, liệu chúng ta có quyết định chọn cái chết cho mình hay không?

Và làm sao để đành lòng bỏ lại các chiến hữu, những người bạn chiến đấu đã từng sống chết có nhau, trong phút “dầu sôi lửa cháy” để ra đi tìm cái sống cho mình. Vì vậy Đại Tá Nguyễn Hữu Thông đã xuống tàu di tản rồi mà vẫn trở lên bờ với anh em, cuối cùng nằm chung với nhau một huyệt mộ chôn vội trong Quân Y Viện Quy Nhơn. Vì vậy mà Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, trong hoàn cảnh các thương binh, cầm tay ông, sợ ông bỏ đi mà mếu máo “Thiếu tướng đừng bỏ tụi em nghe Thiếu Tướng!”

“Không, qua không bỏ các em đâu. Qua ở lại với các em!”

Đó là trách nhiệm, danh dự và cả lòng nhân ái. Như chúng ta đã biết, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã ở lại và đã chọn cái chết sau cùng!

Nhưng chúng ta cũng biết đến bao nhiêu người, đành buông theo số phận, sống qua cảnh tù đày hay lưu lạc chốn quê người, xót xa câm nín vì không thể làm gì khác hơn trong hoàn cảnh “Bại binh chi tướng bất khả ngôn dũng, vong quốc chi đại phu bất khả ngôn trí!” Chúng ta kính trọng những cái chết nhưng cũng cúi đầu trước những cái sống, vì chúng tôi biết rằng, sống cho ra con người, có lẽ cũng phải chịu muôn vàn khó khăn hơn là chọn cái chết. (Huy Phương)

Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-little-saigon/song-va-chet/TVQ chuyen


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm