Sức khỏe và đời sống
Stress, Nếp Sống và Hệ Thống Đề Kháng
Hệ thống đề kháng, còn gọi là hệ thống miễn nhiễm của cơ thể giúp ta phòng chống bệnh tật, và giải độc. Khi sức đề kháng yếu, cơ thể dễ nhiễm bệnh từ bên ngoài, là điều dễ hiểu. Nhưng, ngược lại, khi hệ thống đề kháng bị kích thích quá độ, cũng sanh ra bệnh tật từ bên trong.
Khái niệm, “khỏe,” hàm chứa yếu tố minh mẫn của trí tuệ, tráng kiện về thể chất, và lạc quan về tinh thần. Mạnh khỏe và không có bệnh tật là điều ai cũng muốn. Khỏe ở đây không nhất thiết là sức mạnh của bắp thịt, hay sự bền bỉ của hệ thống tuần hoàn để chạy đua đường dài. Khỏe, đối với đại đa số, là, có được hệ thống miễn nhiễm tốt, tránh được bệnh tật.
Khuôn mẫu của một sức khỏe tốt, trong thời đại này, bao gồm sự thay đổi về nề nếp sống, ẩm thực, vận động thể dục thể thao, giảm stress, ngủ ngon giấc, chỉ nhắm vào một mục đích: cải thiện hệ thống miễn nhiễm.
Cải thiện nề nếp sống, khởi đầu bằng cách… giải độc! Không phải bằng cách uống nước sinh tố, mà, cai nghiện thuốc lá, nghiện rượu, ma túy, và kể cả… phơi nắng quá độ.
Kế đến, cải thiện chế độ ẩm thực. Ai cũng biết điều cơ bản: ăn nhiều rau trái và ngũ cốc, ăn thức ăn “thực,” không chế biến. Nói chung là ăn đủ màu của cầu vồng trong thực phẩm.
Không nên cầu kỳ về thức ăn, chẳng cần phải phân biệt giữa “organic” (hữu cơ) hay “non-organic.” Giá trị dinh dưỡng của hai bên không khác nhau mấy. Thức ăn “non-organic” thường có nhiều thuốc trừ sâu và dùng phân bón hóa học, nên để ý, rửa sạch cẩn thận trước khi ăn.
Nghiên cứu cho biết, ăn cử, ăn kiêng lung tung xèng đưa đến hậu quả tai hại đến sức khỏe còn tệ hơn là béo phì. Nói chung là nên bớt ăn lại, và không nên ăn những thứ gì không cần thiết.
Thuốc bổ và thuốc phụ supplement, thì nên hạn chế. Càng nhiều nghiên cứu cho thấy chúng chẳng có lợi gì thêm, và có khi còn sinh hại.
Thể dục thể thao cũng làm tăng sức đề kháng tránh bệnh lặt vặt như cảm cúm chẳng hạn. Trung bình chỉ cần 150 phút mỗi tuần và chia nhỏ ra mỗi lần 10, 15 phút là đủ. Đi bộ ngoài trời vẫn là phương pháp vận động tốt nhất. Ngược lại, không cần thiết phải tập thể dục quá độ như cử tạ nặng, hay chạy bộ đường trường. Nếu không quen, có khi lại tạo nên stress cho sức đề kháng, làm viêm sưng, và hư hao thêm mà thôi.
Hãy giảm stress trong cuộc sống quay cuồng của hệ thống đô thị để đạt được sự an bình của tâm hồn, đồng thời, bớt đi sự hao mòn của hệ thống miễn nhiễm. Thiền, Yoga, Tai Chi là phương pháp giảm stress rất tích cực. Thiền, bắt nguồn khoảng 2500 năm trước, khởi đi từ các tôn giáo như Phật Giáo và Lão Giáo. Ngày nay, ai cũng có thể thiền được, không nhất thiết phải là thiền sư, hay đi tu ở chùa, chỉ 15 hay 20 phút yên tĩnh mỗi ngày là đủ.
Đặt nhiều mục tiêu phải gặt hái, và sống vì tương lai thay vì trong hiện tại là tự giam mình vào stress, nhất là khi mục tiêu trở thành kỳ vọng hay ảo vọng sau khi tốn nhiều thời gian chạy lòng vòng. Khi ở tuổi 20, 30, chúng ta phải đặt ra nhiều mục tiêu phải đạt được, tránh tiêu phí thì giờ, là điều tốt, vì ở tuổi ấy sức khoẻ còn tốt, chịu đựng được stress. Ở tuổi 50 trở đi, thay vì chú trọng vào thời lượng của phần thời gian còn lại, hãy chú ý đến chất lượng của những giây phút hiện tại của cuộc sống.
Stress nhiều trong công ăn việc làm cũng dễ đi đến tình trạng “cháy bóng” – burnout. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, burnout lại làm rối loạn nhịp tim, hệ quả là dễ bị suy tim hay đột quỵ tim.
Cuối cùng, đừng quên ngủ ngon. Giấc ngủ bồi dưỡng cơ thể, và giải trừ độc tố trong não. Ở tuổi trẻ, nhiều người cho rằng ngủ là phí phạm thời giờ, nhưng thật ra, bất kỳ ở tuổi nào cũng vậy, giấc ngủ là điều tối quan trọng. Hãy tự tạo ra những thói quen tốt để giấc ngủ đến thật tự nhiên như trẻ nhỏ.
Một khi hệ thống đề kháng bị lệch lạc sẽ làm cơ thể bị suy yếu. Suy miễn nhiễm khiến ta khó chống cự lại bệnh tật. Nhưng, khi hệ miễn nhiễm bị kích hoạt quá độ, chúng sẽ tấn công tất cả những tế bào bình thường của cơ thể, nhất là các tế bào thường xuyên tăng trưởng, thay đổi. Ví dụ, các tế bào gân sụn, khớp xương, có thể bị tấn công, gây ra các bệnh thấp khớp. Hoặc, tế bào máu và mạch máu, có thể bị lở loét và đóng cholesterol vào chỗ bị thương. Một số bệnh về da, tuyến giáp trạng, hay bệnh hoại thần kinh, cũng có thể vì bị hệ miễn nhiễm tự hủy lấy mình.
Bằng cách cân bằng năm yếu tố trên đây: giảm stress, ngủ nhiều, vận động, ăn uống đúng mức và tránh nghiện ngập sẽ giúp ta có được hệ thống đề kháng hữu hiệu, bảo đảm sức khỏe tốt.
BS Hồ Ngọc Minh
Stress, Nếp Sống và Hệ Thống Đề Kháng
Hệ thống đề kháng, còn gọi là hệ thống miễn nhiễm của cơ thể giúp ta phòng chống bệnh tật, và giải độc. Khi sức đề kháng yếu, cơ thể dễ nhiễm bệnh từ bên ngoài, là điều dễ hiểu. Nhưng, ngược lại, khi hệ thống đề kháng bị kích thích quá độ, cũng sanh ra bệnh tật từ bên trong.
Khái niệm, “khỏe,” hàm chứa yếu tố minh mẫn của trí tuệ, tráng kiện về thể chất, và lạc quan về tinh thần. Mạnh khỏe và không có bệnh tật là điều ai cũng muốn. Khỏe ở đây không nhất thiết là sức mạnh của bắp thịt, hay sự bền bỉ của hệ thống tuần hoàn để chạy đua đường dài. Khỏe, đối với đại đa số, là, có được hệ thống miễn nhiễm tốt, tránh được bệnh tật.
Khuôn mẫu của một sức khỏe tốt, trong thời đại này, bao gồm sự thay đổi về nề nếp sống, ẩm thực, vận động thể dục thể thao, giảm stress, ngủ ngon giấc, chỉ nhắm vào một mục đích: cải thiện hệ thống miễn nhiễm.
Cải thiện nề nếp sống, khởi đầu bằng cách… giải độc! Không phải bằng cách uống nước sinh tố, mà, cai nghiện thuốc lá, nghiện rượu, ma túy, và kể cả… phơi nắng quá độ.
Kế đến, cải thiện chế độ ẩm thực. Ai cũng biết điều cơ bản: ăn nhiều rau trái và ngũ cốc, ăn thức ăn “thực,” không chế biến. Nói chung là ăn đủ màu của cầu vồng trong thực phẩm.
Không nên cầu kỳ về thức ăn, chẳng cần phải phân biệt giữa “organic” (hữu cơ) hay “non-organic.” Giá trị dinh dưỡng của hai bên không khác nhau mấy. Thức ăn “non-organic” thường có nhiều thuốc trừ sâu và dùng phân bón hóa học, nên để ý, rửa sạch cẩn thận trước khi ăn.
Nghiên cứu cho biết, ăn cử, ăn kiêng lung tung xèng đưa đến hậu quả tai hại đến sức khỏe còn tệ hơn là béo phì. Nói chung là nên bớt ăn lại, và không nên ăn những thứ gì không cần thiết.
Thuốc bổ và thuốc phụ supplement, thì nên hạn chế. Càng nhiều nghiên cứu cho thấy chúng chẳng có lợi gì thêm, và có khi còn sinh hại.
Thể dục thể thao cũng làm tăng sức đề kháng tránh bệnh lặt vặt như cảm cúm chẳng hạn. Trung bình chỉ cần 150 phút mỗi tuần và chia nhỏ ra mỗi lần 10, 15 phút là đủ. Đi bộ ngoài trời vẫn là phương pháp vận động tốt nhất. Ngược lại, không cần thiết phải tập thể dục quá độ như cử tạ nặng, hay chạy bộ đường trường. Nếu không quen, có khi lại tạo nên stress cho sức đề kháng, làm viêm sưng, và hư hao thêm mà thôi.
Hãy giảm stress trong cuộc sống quay cuồng của hệ thống đô thị để đạt được sự an bình của tâm hồn, đồng thời, bớt đi sự hao mòn của hệ thống miễn nhiễm. Thiền, Yoga, Tai Chi là phương pháp giảm stress rất tích cực. Thiền, bắt nguồn khoảng 2500 năm trước, khởi đi từ các tôn giáo như Phật Giáo và Lão Giáo. Ngày nay, ai cũng có thể thiền được, không nhất thiết phải là thiền sư, hay đi tu ở chùa, chỉ 15 hay 20 phút yên tĩnh mỗi ngày là đủ.
Đặt nhiều mục tiêu phải gặt hái, và sống vì tương lai thay vì trong hiện tại là tự giam mình vào stress, nhất là khi mục tiêu trở thành kỳ vọng hay ảo vọng sau khi tốn nhiều thời gian chạy lòng vòng. Khi ở tuổi 20, 30, chúng ta phải đặt ra nhiều mục tiêu phải đạt được, tránh tiêu phí thì giờ, là điều tốt, vì ở tuổi ấy sức khoẻ còn tốt, chịu đựng được stress. Ở tuổi 50 trở đi, thay vì chú trọng vào thời lượng của phần thời gian còn lại, hãy chú ý đến chất lượng của những giây phút hiện tại của cuộc sống.
Stress nhiều trong công ăn việc làm cũng dễ đi đến tình trạng “cháy bóng” – burnout. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, burnout lại làm rối loạn nhịp tim, hệ quả là dễ bị suy tim hay đột quỵ tim.
Cuối cùng, đừng quên ngủ ngon. Giấc ngủ bồi dưỡng cơ thể, và giải trừ độc tố trong não. Ở tuổi trẻ, nhiều người cho rằng ngủ là phí phạm thời giờ, nhưng thật ra, bất kỳ ở tuổi nào cũng vậy, giấc ngủ là điều tối quan trọng. Hãy tự tạo ra những thói quen tốt để giấc ngủ đến thật tự nhiên như trẻ nhỏ.
Một khi hệ thống đề kháng bị lệch lạc sẽ làm cơ thể bị suy yếu. Suy miễn nhiễm khiến ta khó chống cự lại bệnh tật. Nhưng, khi hệ miễn nhiễm bị kích hoạt quá độ, chúng sẽ tấn công tất cả những tế bào bình thường của cơ thể, nhất là các tế bào thường xuyên tăng trưởng, thay đổi. Ví dụ, các tế bào gân sụn, khớp xương, có thể bị tấn công, gây ra các bệnh thấp khớp. Hoặc, tế bào máu và mạch máu, có thể bị lở loét và đóng cholesterol vào chỗ bị thương. Một số bệnh về da, tuyến giáp trạng, hay bệnh hoại thần kinh, cũng có thể vì bị hệ miễn nhiễm tự hủy lấy mình.
Bằng cách cân bằng năm yếu tố trên đây: giảm stress, ngủ nhiều, vận động, ăn uống đúng mức và tránh nghiện ngập sẽ giúp ta có được hệ thống đề kháng hữu hiệu, bảo đảm sức khỏe tốt.
BS Hồ Ngọc Minh