Đoạn Đường Chiến Binh
Sự hy sinh trong im lặng tuyệt đối của người lính "hạ sĩ quan" cho tổ quốc danh dự và trách nhiệm.
Một thanh niên hay thanh nữ gia nhập quân đội dù tự nguyện hay đến tuổi nhập ngũ đều sẵn sàng chấp nhận những hiểm nguy hơn những người dân thường, và nếu họ chết đã trong những trận chiến
Một thanh niên hay thanh nữ gia nhập quân đội dù tự nguyện hay đến tuổi nhập ngũ đều sẵn sàng chấp nhận những hiểm nguy hơn những người dân thường, và nếu họ chết đã trong những trận chiến, mặc dù mọi người thương xót nhưng đó là những hệ quả không tránh được của chiến tranh. Có những trận chiến những người lính bị chết nhiều không thể tưởng tượng được, như trận chiến mùa hè đỏ lửa ở Kontum năm 1972, mà nhà thơ Lâm Hào Dũng trong bài thơ “Dưới chân đồi Chu Pao” đã phải thốt lên:
Chu Pao ai oán hờn trong gió
Mỗi chiếc khăn tang một tấc đường
Đó là những cái chết trong lúc chiến đấu. Tổ quốc muôn đời ghi ân họ. Họ được thăng cấp, gia đình được hưởng tiền tử sĩ và nếu còn được thân xác thì quan tài sẽ được phủ quốc kỳ. Đó là những cái chết sẽ được nhắc đến trong quân sử của đất nước kể cả cho những người lính chết mà không tìm được thân xác. Để tưởng nhớ và ghi ân những người mất tích này, đã có mộ Người Lính Vô Danh.
Còn những cái chết sau khi cuộc chiến đã tàn, sau khi vị tổng tư lệnh quân đội và người lãnh đạo của cả nước tuyên bố đầu hàng và ngay sau đó cả một quân đội cũng như quân sử đã chính thức không còn hiện diện nữa, thì ai sẽ là người tri ân họ.
Chúng ta đều biết tên và hoàn cảnh cũng như môi trường nhiều vị tướng lãnh trong QLVNCH tự tử chết trong hay sau ngày mà quân lực mà họ phục vụ đã bị mất về tay CSVN. Hàng năm chúng ta tưởng niệm những vị sĩ quan cấp tướng cấp tá tử vì nước này. Đó là điều đáng làm và nên làm. Nhưng có ai làm lễ tưởng nhớ những vị hạ sĩ quan: những thượng sĩ, trung sĩ, binh nhất binh nhì cũng đã tự tử trong những ngày bất hạnh đó?
Sỡ dĩ tôi nghĩ đến điều này vì rất ít khi chúng ta chính thức nói đến tên của họ hay tìm cách kiếm thêm những người hạ sĩ quan này. Họ chắc không cần chúng ta nhắc đến họ, nhưng đó lại là bổn phận của những người lính trong QLVNCH và của toàn dân là tưởng nhớ đến họ với lòng tri ân nếu không bằng thì cũng gần bằng với những vị tướng tá đã tuẫn tiết trong danh dự, trách nhiệm.
Chúng ta không thể biết rõ tâm trạng của những vị tướng tự sát khi có lệnh từ cấp trên là họ phải buông súng đầu hàng CSVN, nhưng nếu dựa trên những kinh nghiệm của người VN xưa, của những vị tướng tự sát của Nhật những ngày sau cùng của thế chiến thứ 2, … chúng ta cũng có thể rút tỉa được những lý do của sự tuẫn tiết như sau, dù đúng nhiều hay ít:
1. Tinh thần tướng chết theo thành hay thuyền trưởng chết theo tầu:
Cái chết này thể hiện một thứ Danh Dự đặc biệt. Cái “danh dự” được quan sát, được ghi nhận và được phán xét của thượng cấp và của những người dưới quyền. Cái “danh dự hệ quả của vinh dự của quyền hành và của quyền lực”. Những vị tướng tá chắc chắn phải nghĩ đến điều đó trước khi tự sát. Họ không muốn mọi người khinh thường mình
2. Thà chết vinh hơn sống nhục
Cái chết này thể hiện lòng tự trọng cao độ. Họ thà chết chứ không để lọt vào tay địch và họ cũng muốn cho kẻ địch biết được điều đó. Chiến tranh thường có kẻ thua người thắng hay nói theo người xưa “được làm vua thua làm giặc” trong trường hợp VNCH thì bị gọi là “ngụy”. Họ tự sát để chứng tỏ cái tinh thần bất khuất và để chứng tỏ cái chính nghĩa rực sáng mà họ đã hy sinh cả cuộc đời để bảo vệ. Còn gì hùng hồn hơn và là dùng cái chết của mình để chứng minh cho cái giá trị mà mình theo đuổi. Họ biết chắc rằng CSVN dù có thù ghét nhưng không thể xem thường họ.
3. Chết vì đã không tròn trách nhiệm
Để được thăng cấp lên đến tá, đến tướng trong mặt trận, những vị này đều biết rằng đã có hàng ngàn sĩ quan, binh lính dưới quyền đã hy sinh mạng sống do quyết định của mình. Những thuộc cấp này đã thi hành quyết định của họ dù đồng ý hay không và dù dẫu biết rằng thi hành mệnh lệnh này sẽ đem lại cái chết cho mình. Với quyền hành quan trọng như thế, những cấp chỉ huy này phải nhận trách nhiệm bảo vệ tối đa mạng sống những người dưới quyền. Khi bị thua và phải buông súng đầu hàng, vì bất cứ lý do nào, những vị chỉ huy cao cấp này đã không nhiều thì ít nhận lãnh một phần trách nhiệm tạo ra sự thất bại đó. Và điều họ có thể làm được để trả ơn cho những hy sinh của thuộc cấp cũng như chứng tỏ cái hình phạt xứng đáng cho cái “thất bại” này là cái chết của chính họ.
Nói cách khác, khi tự sát, những vị chỉ huy cao cấp này vô tình hay cố ý đã để lại cho những người cùng đơn vị ở lại, cho những người cùng chiến tuyến, cho thượng cấp và cho cả kẻ thù, những “thông điệp” về tư cách của họ. Những thông điệp này đã phần nào đem lại danh dự cho chúng ta và đó là một trong những lý do QLVNCH vẫn còn ngửng mặt nhìn thế giới và nhìn kẻ thù. Cái “chính nghĩa” của VNCH đã một phần lớn thể hiện qua sự tự sát này.
Trở lại hành động tự sát của những vị sĩ quan cấp úy hay những hạ sĩ quan, những người không rơi vào 3 trường hợp kể trên:
1. Vì chỉ là cấp nhỏ, chỉ thi hành mệnh lệnh của cấp trên nên những vị này không có lý do gì để tự sát chết theo “thành” hay chết “theo thượng cấp”. Họ đã không bị “mất danh dự” vì họ không trực tiếp góp phần vào sự thất bại của trận chiến.
2. Vì không được hưởng những quyền lợi nhiều như những vị chỉ huy trưởng, chưa bao giờ được hưởng những “vinh quang” khi thắng trận nên họ sẽ không bị “nhục” khi thất bại. Họ cũng không phải áp dụng câu “thà chết vinh hơn sống nhục” vì họ đã có “vinh đủ” đâu mà phải “cảm thấy nhục đến chết”.
3. Vì họ đã không phải ra mệnh lệnh ảnh hưởng đến sự sống còn của người khác, họ sẽ không bị nhận lãnh những trách nhiệm to lớn đến nỗi họ phải tự sát để chứng tỏ sự thất bại của mình hay để nhận lãnh những sự tự phạt mình.
Nếu không rơi vào 3 trường hợp như những thượng cấp, vậy tại sao những người lính cấp dưới này lại tự sát. Chúng ta có bao giờ nghe đến những người lính tốt ngày xưa tự tử chết theo thành chưa? Chắc là chưa rồi. Chúng ta tìm được những ý nghĩa gì trong cái chết yên lặng của họ; chết mà không hy vọng ai nhớ đến, biết mình là ai ngoài người thân mà có thể sẽ nhận diện được; chết mà không màng tổ quốc biến đến để tri ân; chết mà biết chắc rằng thân xác mình chỉ là một trong những xác của người lính VNCH bị chết trong những ngày ấy.
Họ nghĩ gì trước khi “bỏ mình cho tổ quốc” trong khi “tổ quốc chưa hay không đòi hỏi” nữa. Thật khó mà suy diễn tâm tình người quân nhân lúc bấy giờ. Tuy nhiên, có một trường hợp tự sát của một hạ sĩ quan dưới sự chứng kiến của một nhân chứng, cũng là quân nhân, có thể cho chúng ta hiểu được phần nào tâm tư người lính hy sinh này và những người khác. Sau đây là lời kể lại của nhân chứng, cựu quân nhân Quân Cảnh HHH, qua ngòi bút của ký giả Giao Chỉ:
“….. Lệnh Tướng Hạnh là nội bất xuất, ngoại bất nhập tại bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Chúng tôi thì chỉ có nhiệm vụ yểm trợ cho Đại Đội 1 Quân Cảnh mà thôi. Tôi quan sát tại điếm canh cổng số 1 có anh Quân Cảnh làm việc thật tích cực và hiệu quả. Nhìn kỹ ra là anh Minh người cao lớn. Tôi thật tình quên mất họ của Minh là Trần hay Nguyễn. Nhưng có thể là Trần Văn Minh. Minh cùng chung một khóa với tôi ở Trường HSQ Đồng Đế. Đó là khóa 1/71 Đặc Biệt HSQ hiện dịch, lúc đó tướng Linh Quang Viên làm Chỉ Huy Trưởng. Sau đó chúng tôi gặp lại nhau tại Trường Quân Cảnh một hai lần nữa. Giờ đây, rõ ràng là Minh đang ở Đại Đội 1 Quân Cảnh TM. Giơ tay chào nhau, nói vài câu, rồi ai làm việc nấy. Lúc đó tôi ở cổng chánh khoảng 100 mét về hướng tòa nhà chánh.
11 giờ 30 ngày 30 tháng 4-1975:
Lúc 11 giờ 30, từ cổng 1 TTM tôi nghe súng nổ dữ dội ở phía Bệnh Viện Dã Chiến Hoa Kỳ, thì ra các anh em LĐ 81 BCND đang bắn xe tăng Việt cộng. Khi chiếc xe T54 của Việt cộng có treo cờ GPMN hướng về cổng 1 TTM thì tất cả chúng tôi lái xe Jeep rút về văn phòng Đại Đội 1 Quân Cảnh vì xe cộ đồ đạc tất cả đều để đây. Khi xe ngừng, Minh bước xuống và nước mắt đã đầm đìa. Tôi nhìn Minh mà lo cho thân mình nên vội vàng cột ba lô mang súng ống, rồ xe Mobylette phóng chạy. Cái cảnh lúc đó thật là hoảng loạn, mạnh ai nấy lo, giành đường thoát ra.
11 giờ 40 ngày 30 tháng 4-1975:
Sau lưng tôi, Minh khóc và nói một mình "Thôi rồi, mất nước rồi." Nói xong anh Minh bước tới gần cột cờ, nghiêm chỉnh đưa tay lên, chào xong móc khẩu Colt 45 bên hông kê lên màng tang. Một tiếng nổ đơn độc vang lên. Tôi chắc tiếng nổ đó đã hòa tan trong tiếng máy của hàng trăm chiếc xe Honda, Vespa, Suzuki. Minh ngã xuống. Trung sĩ I Trần Văn Minh đã trả xong nợ nước vào giờ thứ hai mươi lăm. Tôi là một người sợ chết nên nhìn Minh một lần chót, nén xúc động và chạy thoát thân với hàng đoàn người kia.
Giờ đây Minh họ Nguyễn hay Trần tôi không biết chắc. Anh đã chết thật hay chỉ bị thương cũng không biết chắc. Có điều Minh đã làm một việc thật là đáng để tôi quỳ xuống mà lạy anh. Tất cả các đoạn trên tôi viết dông dài chỉ nhằm mục đích kể lại đoạn cuối về cái chết của một Quân Cảnh tại Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi là binh chủng lo về quân kỷ của quân đội. Xin các anh em chiến hữu hiểu rằng chúng tôi cũng sống chết với quân đội như anh em. Và trong hàng ngũ hạ sĩ quan chúng tôi cũng có người tự vẫn dưới ngọn cờ Tổng Tham Mưu vào giờ thứ 25 …”
Nếu để ý đoạn văn trên viết về hạ sĩ quan tuẫn tiết gần cột cờ, chúng ta nhận thấy những điều sau:
- Đến giờ phút cuối của VNCN, trong khi nhiều sĩ quan cao cấp tìm cách ra khỏi bộ TTM, anh “vẫn đứng gác” vì đó là nhiệm vụ được giao phó. Không phải anh ngu, hay mặc kệ đến đâu hay đến đó. Đầu óc anh lúc đó chắc cũng trăm mối lo âu, cho gia đình cho bản thân, cho quân đội và đất nước đang cưu mang anh. Nhưng anh vẫn làm nhiệm vụ.
- Đến giờ phút cuối của VNCH, anh “vẫn làm việc tích cực và có hiệu quả”
- Đến giờ phút thua cuộc của VNCH khi xe tăng 54 của CV tiến vào bộ TTM, thì anh thốt lên câu “Thôi rồi! Nước mất rồi!” và sau đó thì hành xử như một dũng tướng, đến gần cột cờ nghiêm chỉnh chào lá cờ rồi giơ súng bắn vào đầu mình. Anh không hoảng hốt nữa vì anh đã đủ lý trí để giơ tay chào vĩnh biệt. Một dũng tướng cũng hành xử đến như thế là cùng.
Anh lính Quân Cảnh của đất Việt! Cách hành xử của anh đã thể hiện được cái DANH DỰ của một quân nhân. Quân phong, quân kỷ anh đều giữ vẹn. Anh không nhận lãnh nhiều ân huệ của quốc gia và của quân đội, anh không nợ đất nước VN nhưng anh đã chứng tỏ cái giá trị của “những điều mà anh chiến đấu để bảo vệ”, qua cái chết.
Anh cũng đã cố làm việc tích cực mặc dù không hoàn toàn máy móc vì anh vẫn để cho những vị sĩ quan hay binh sĩ đi qua cổng vì anh, theo tôi, anh cũng đã biết tình trạng rối loạn của đất nước trưa 30 tháng tư này, và anh cũng thông cảm họ. Anh đã lo tròn TRÁCH NHIỆM của một quân nhân với vai trò của mình.
Anh thốt lên câu “Thôi rồi! Mất nước rồi” vì anh biết là tương lai của anh, của người dân mà anh biết sẽ không còn nữa. Anh biết là anh sẽ mất đi tất cả. Nước, đối với anh, là những điều gì sẽ không thể có được trong thế giới CS. Nước, theo tôi nghĩ, theo anh, đó là TỔ QUỐC mà anh chắc không muốn dùng cái từ to lớn này.
Cũng như những cấp chỉ huy đã tự sát, người hạ sĩ quan này đã tự sát để chứng tỏ tinh thần trách nhiệm, sự bảo vệ danh dự và tình yêu tổ quốc tuy cái mức độ có khác nhau. Người hạ sĩ quan như anh Minh hay những hạ sĩ quan khác khi tuẫn tiết mặc dù không có tiếng vang và được vinh danh hàng năm nhưng đối với riêng tôi, lại đầy sự tự trọng và cao cả đáng khâm phục vì các quân nhân ấy đã không hy vọng một sự biết đến nào từ bất cứ ai.
Các quân nhân ấy chết đi trong sự im lặng tuyệt đối không cần ai biết đến; chính mình đối diện với lương tâm và tri thức của mình, không những với tư cách là một quân nhân, mà còn là một người Việt Nam không chấp nhận cộng sản. Tôi khâm phục những quân nhân như những hạ sĩ quan này. Quý anh đã chứng tỏ cái chính nghĩa của sự tranh đấu để bảo vệ tự do và dân chủ mà đất nước và quân đội giao phó. Thử hỏi, đã có quân nhân cộng sản nào trong cuộc chiến, trước tháng tư 1975, đã tự sát chết vì lý tưởng cộng sản, sau khi bị bắt làm tù binh sau một trận chiến với QLVNCH?
Chỉ còn vài ngày nữa chúng tôi tưởng niệm sự hy sinh của những người Việt chết cho tự do và dân chủ được 36 năm kể từ ngày 30/4/1975 mà các anh là những người mà chúng tôi nghĩ đến nhiều. Cầu nguyện cho các anh được siêu thoát. Nếu tôi được viết thêm, tôi sẽ thêm chữ HY SINH vào TỔ QUỐC, DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM để ghi ơn các anh cũng như ghi ơn những quân nhân đã bỏ mình cho tự do, dân chủ.
Không những các anh, mà dòng dã 36 năm, trong Việt Nam vẫn có những người dân sẵn sàng hy sinh tương lai và mạng sống của họ cho tự do dân chủ, không chỉ cho chính họ, mà còn cho toàn dân đang sống trong sự cai trị độc tài độc đảng. Chúng ta tin những tinh thần bất khuất đó sẽ là những ngọn lửa càng ngày càng lan rộng tuy lúc này không bùng cháy, sẽ đốt dần mòn những cặn bã rác rưởi của đất nước.
Dựa vào những nhận định trên chúng ta một lần nữa có thể kết luận :
Cái lý tưởng mà một cá nhân trong khi không cần thiết mà vẫn hy sinh mạng sống để chứng tỏ cái giá trị của nó là một lý tưởng chắc chắn sẽ hợp với nhân bản và trước sau gì cũng đạt được sự hậu thuẫn của người dân bởi vì nếu cá nhân đó đã hy sinh thân xác, cái quý nhất của mình vì không còn có được cái lý tưởng đó, thì lý tưởng đó phải qúy hơn cái chết. Đó là lý tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng trước pháp luật của mọi người dân mà hiện nay trong nước tuy âm ỉ nhưng bên bỉ, nhiều người dân đã hành xử những sự hy sinh nâỳ bắt đầu bằng sự xem thường tù tội, sự trả thù của giới cầm quyền đối với những sự lên tiếng của họ.
TSL
25/4/2011
Tân Sơn Hòa chuyển
Viết cho ngày thay đổi trong đất nước 30/4/1975
Một thanh niên hay thanh nữ gia nhập quân đội dù tự nguyện hay đến tuổi nhập ngũ đều sẵn sàng chấp nhận những hiểm nguy hơn những người dân thường, và nếu họ chết đã trong những trận chiến, mặc dù mọi người thương xót nhưng đó là những hệ quả không tránh được của chiến tranh. Có những trận chiến những người lính bị chết nhiều không thể tưởng tượng được, như trận chiến mùa hè đỏ lửa ở Kontum năm 1972, mà nhà thơ Lâm Hào Dũng trong bài thơ “Dưới chân đồi Chu Pao” đã phải thốt lên:
Chu Pao ai oán hờn trong gió
Mỗi chiếc khăn tang một tấc đường
Đó là những cái chết trong lúc chiến đấu. Tổ quốc muôn đời ghi ân họ. Họ được thăng cấp, gia đình được hưởng tiền tử sĩ và nếu còn được thân xác thì quan tài sẽ được phủ quốc kỳ. Đó là những cái chết sẽ được nhắc đến trong quân sử của đất nước kể cả cho những người lính chết mà không tìm được thân xác. Để tưởng nhớ và ghi ân những người mất tích này, đã có mộ Người Lính Vô Danh.
Còn những cái chết sau khi cuộc chiến đã tàn, sau khi vị tổng tư lệnh quân đội và người lãnh đạo của cả nước tuyên bố đầu hàng và ngay sau đó cả một quân đội cũng như quân sử đã chính thức không còn hiện diện nữa, thì ai sẽ là người tri ân họ.
Chúng ta đều biết tên và hoàn cảnh cũng như môi trường nhiều vị tướng lãnh trong QLVNCH tự tử chết trong hay sau ngày mà quân lực mà họ phục vụ đã bị mất về tay CSVN. Hàng năm chúng ta tưởng niệm những vị sĩ quan cấp tướng cấp tá tử vì nước này. Đó là điều đáng làm và nên làm. Nhưng có ai làm lễ tưởng nhớ những vị hạ sĩ quan: những thượng sĩ, trung sĩ, binh nhất binh nhì cũng đã tự tử trong những ngày bất hạnh đó?
Sỡ dĩ tôi nghĩ đến điều này vì rất ít khi chúng ta chính thức nói đến tên của họ hay tìm cách kiếm thêm những người hạ sĩ quan này. Họ chắc không cần chúng ta nhắc đến họ, nhưng đó lại là bổn phận của những người lính trong QLVNCH và của toàn dân là tưởng nhớ đến họ với lòng tri ân nếu không bằng thì cũng gần bằng với những vị tướng tá đã tuẫn tiết trong danh dự, trách nhiệm.
Chúng ta không thể biết rõ tâm trạng của những vị tướng tự sát khi có lệnh từ cấp trên là họ phải buông súng đầu hàng CSVN, nhưng nếu dựa trên những kinh nghiệm của người VN xưa, của những vị tướng tự sát của Nhật những ngày sau cùng của thế chiến thứ 2, … chúng ta cũng có thể rút tỉa được những lý do của sự tuẫn tiết như sau, dù đúng nhiều hay ít:
1. Tinh thần tướng chết theo thành hay thuyền trưởng chết theo tầu:
Cái chết này thể hiện một thứ Danh Dự đặc biệt. Cái “danh dự” được quan sát, được ghi nhận và được phán xét của thượng cấp và của những người dưới quyền. Cái “danh dự hệ quả của vinh dự của quyền hành và của quyền lực”. Những vị tướng tá chắc chắn phải nghĩ đến điều đó trước khi tự sát. Họ không muốn mọi người khinh thường mình
2. Thà chết vinh hơn sống nhục
Cái chết này thể hiện lòng tự trọng cao độ. Họ thà chết chứ không để lọt vào tay địch và họ cũng muốn cho kẻ địch biết được điều đó. Chiến tranh thường có kẻ thua người thắng hay nói theo người xưa “được làm vua thua làm giặc” trong trường hợp VNCH thì bị gọi là “ngụy”. Họ tự sát để chứng tỏ cái tinh thần bất khuất và để chứng tỏ cái chính nghĩa rực sáng mà họ đã hy sinh cả cuộc đời để bảo vệ. Còn gì hùng hồn hơn và là dùng cái chết của mình để chứng minh cho cái giá trị mà mình theo đuổi. Họ biết chắc rằng CSVN dù có thù ghét nhưng không thể xem thường họ.
3. Chết vì đã không tròn trách nhiệm
Để được thăng cấp lên đến tá, đến tướng trong mặt trận, những vị này đều biết rằng đã có hàng ngàn sĩ quan, binh lính dưới quyền đã hy sinh mạng sống do quyết định của mình. Những thuộc cấp này đã thi hành quyết định của họ dù đồng ý hay không và dù dẫu biết rằng thi hành mệnh lệnh này sẽ đem lại cái chết cho mình. Với quyền hành quan trọng như thế, những cấp chỉ huy này phải nhận trách nhiệm bảo vệ tối đa mạng sống những người dưới quyền. Khi bị thua và phải buông súng đầu hàng, vì bất cứ lý do nào, những vị chỉ huy cao cấp này đã không nhiều thì ít nhận lãnh một phần trách nhiệm tạo ra sự thất bại đó. Và điều họ có thể làm được để trả ơn cho những hy sinh của thuộc cấp cũng như chứng tỏ cái hình phạt xứng đáng cho cái “thất bại” này là cái chết của chính họ.
Nói cách khác, khi tự sát, những vị chỉ huy cao cấp này vô tình hay cố ý đã để lại cho những người cùng đơn vị ở lại, cho những người cùng chiến tuyến, cho thượng cấp và cho cả kẻ thù, những “thông điệp” về tư cách của họ. Những thông điệp này đã phần nào đem lại danh dự cho chúng ta và đó là một trong những lý do QLVNCH vẫn còn ngửng mặt nhìn thế giới và nhìn kẻ thù. Cái “chính nghĩa” của VNCH đã một phần lớn thể hiện qua sự tự sát này.
Trở lại hành động tự sát của những vị sĩ quan cấp úy hay những hạ sĩ quan, những người không rơi vào 3 trường hợp kể trên:
1. Vì chỉ là cấp nhỏ, chỉ thi hành mệnh lệnh của cấp trên nên những vị này không có lý do gì để tự sát chết theo “thành” hay chết “theo thượng cấp”. Họ đã không bị “mất danh dự” vì họ không trực tiếp góp phần vào sự thất bại của trận chiến.
2. Vì không được hưởng những quyền lợi nhiều như những vị chỉ huy trưởng, chưa bao giờ được hưởng những “vinh quang” khi thắng trận nên họ sẽ không bị “nhục” khi thất bại. Họ cũng không phải áp dụng câu “thà chết vinh hơn sống nhục” vì họ đã có “vinh đủ” đâu mà phải “cảm thấy nhục đến chết”.
3. Vì họ đã không phải ra mệnh lệnh ảnh hưởng đến sự sống còn của người khác, họ sẽ không bị nhận lãnh những trách nhiệm to lớn đến nỗi họ phải tự sát để chứng tỏ sự thất bại của mình hay để nhận lãnh những sự tự phạt mình.
Nếu không rơi vào 3 trường hợp như những thượng cấp, vậy tại sao những người lính cấp dưới này lại tự sát. Chúng ta có bao giờ nghe đến những người lính tốt ngày xưa tự tử chết theo thành chưa? Chắc là chưa rồi. Chúng ta tìm được những ý nghĩa gì trong cái chết yên lặng của họ; chết mà không hy vọng ai nhớ đến, biết mình là ai ngoài người thân mà có thể sẽ nhận diện được; chết mà không màng tổ quốc biến đến để tri ân; chết mà biết chắc rằng thân xác mình chỉ là một trong những xác của người lính VNCH bị chết trong những ngày ấy.
Họ nghĩ gì trước khi “bỏ mình cho tổ quốc” trong khi “tổ quốc chưa hay không đòi hỏi” nữa. Thật khó mà suy diễn tâm tình người quân nhân lúc bấy giờ. Tuy nhiên, có một trường hợp tự sát của một hạ sĩ quan dưới sự chứng kiến của một nhân chứng, cũng là quân nhân, có thể cho chúng ta hiểu được phần nào tâm tư người lính hy sinh này và những người khác. Sau đây là lời kể lại của nhân chứng, cựu quân nhân Quân Cảnh HHH, qua ngòi bút của ký giả Giao Chỉ:
“….. Lệnh Tướng Hạnh là nội bất xuất, ngoại bất nhập tại bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Chúng tôi thì chỉ có nhiệm vụ yểm trợ cho Đại Đội 1 Quân Cảnh mà thôi. Tôi quan sát tại điếm canh cổng số 1 có anh Quân Cảnh làm việc thật tích cực và hiệu quả. Nhìn kỹ ra là anh Minh người cao lớn. Tôi thật tình quên mất họ của Minh là Trần hay Nguyễn. Nhưng có thể là Trần Văn Minh. Minh cùng chung một khóa với tôi ở Trường HSQ Đồng Đế. Đó là khóa 1/71 Đặc Biệt HSQ hiện dịch, lúc đó tướng Linh Quang Viên làm Chỉ Huy Trưởng. Sau đó chúng tôi gặp lại nhau tại Trường Quân Cảnh một hai lần nữa. Giờ đây, rõ ràng là Minh đang ở Đại Đội 1 Quân Cảnh TM. Giơ tay chào nhau, nói vài câu, rồi ai làm việc nấy. Lúc đó tôi ở cổng chánh khoảng 100 mét về hướng tòa nhà chánh.
11 giờ 30 ngày 30 tháng 4-1975:
Lúc 11 giờ 30, từ cổng 1 TTM tôi nghe súng nổ dữ dội ở phía Bệnh Viện Dã Chiến Hoa Kỳ, thì ra các anh em LĐ 81 BCND đang bắn xe tăng Việt cộng. Khi chiếc xe T54 của Việt cộng có treo cờ GPMN hướng về cổng 1 TTM thì tất cả chúng tôi lái xe Jeep rút về văn phòng Đại Đội 1 Quân Cảnh vì xe cộ đồ đạc tất cả đều để đây. Khi xe ngừng, Minh bước xuống và nước mắt đã đầm đìa. Tôi nhìn Minh mà lo cho thân mình nên vội vàng cột ba lô mang súng ống, rồ xe Mobylette phóng chạy. Cái cảnh lúc đó thật là hoảng loạn, mạnh ai nấy lo, giành đường thoát ra.
11 giờ 40 ngày 30 tháng 4-1975:
Sau lưng tôi, Minh khóc và nói một mình "Thôi rồi, mất nước rồi." Nói xong anh Minh bước tới gần cột cờ, nghiêm chỉnh đưa tay lên, chào xong móc khẩu Colt 45 bên hông kê lên màng tang. Một tiếng nổ đơn độc vang lên. Tôi chắc tiếng nổ đó đã hòa tan trong tiếng máy của hàng trăm chiếc xe Honda, Vespa, Suzuki. Minh ngã xuống. Trung sĩ I Trần Văn Minh đã trả xong nợ nước vào giờ thứ hai mươi lăm. Tôi là một người sợ chết nên nhìn Minh một lần chót, nén xúc động và chạy thoát thân với hàng đoàn người kia.
Giờ đây Minh họ Nguyễn hay Trần tôi không biết chắc. Anh đã chết thật hay chỉ bị thương cũng không biết chắc. Có điều Minh đã làm một việc thật là đáng để tôi quỳ xuống mà lạy anh. Tất cả các đoạn trên tôi viết dông dài chỉ nhằm mục đích kể lại đoạn cuối về cái chết của một Quân Cảnh tại Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi là binh chủng lo về quân kỷ của quân đội. Xin các anh em chiến hữu hiểu rằng chúng tôi cũng sống chết với quân đội như anh em. Và trong hàng ngũ hạ sĩ quan chúng tôi cũng có người tự vẫn dưới ngọn cờ Tổng Tham Mưu vào giờ thứ 25 …”
Nếu để ý đoạn văn trên viết về hạ sĩ quan tuẫn tiết gần cột cờ, chúng ta nhận thấy những điều sau:
- Đến giờ phút cuối của VNCN, trong khi nhiều sĩ quan cao cấp tìm cách ra khỏi bộ TTM, anh “vẫn đứng gác” vì đó là nhiệm vụ được giao phó. Không phải anh ngu, hay mặc kệ đến đâu hay đến đó. Đầu óc anh lúc đó chắc cũng trăm mối lo âu, cho gia đình cho bản thân, cho quân đội và đất nước đang cưu mang anh. Nhưng anh vẫn làm nhiệm vụ.
- Đến giờ phút cuối của VNCH, anh “vẫn làm việc tích cực và có hiệu quả”
- Đến giờ phút thua cuộc của VNCH khi xe tăng 54 của CV tiến vào bộ TTM, thì anh thốt lên câu “Thôi rồi! Nước mất rồi!” và sau đó thì hành xử như một dũng tướng, đến gần cột cờ nghiêm chỉnh chào lá cờ rồi giơ súng bắn vào đầu mình. Anh không hoảng hốt nữa vì anh đã đủ lý trí để giơ tay chào vĩnh biệt. Một dũng tướng cũng hành xử đến như thế là cùng.
Anh lính Quân Cảnh của đất Việt! Cách hành xử của anh đã thể hiện được cái DANH DỰ của một quân nhân. Quân phong, quân kỷ anh đều giữ vẹn. Anh không nhận lãnh nhiều ân huệ của quốc gia và của quân đội, anh không nợ đất nước VN nhưng anh đã chứng tỏ cái giá trị của “những điều mà anh chiến đấu để bảo vệ”, qua cái chết.
Anh cũng đã cố làm việc tích cực mặc dù không hoàn toàn máy móc vì anh vẫn để cho những vị sĩ quan hay binh sĩ đi qua cổng vì anh, theo tôi, anh cũng đã biết tình trạng rối loạn của đất nước trưa 30 tháng tư này, và anh cũng thông cảm họ. Anh đã lo tròn TRÁCH NHIỆM của một quân nhân với vai trò của mình.
Anh thốt lên câu “Thôi rồi! Mất nước rồi” vì anh biết là tương lai của anh, của người dân mà anh biết sẽ không còn nữa. Anh biết là anh sẽ mất đi tất cả. Nước, đối với anh, là những điều gì sẽ không thể có được trong thế giới CS. Nước, theo tôi nghĩ, theo anh, đó là TỔ QUỐC mà anh chắc không muốn dùng cái từ to lớn này.
Cũng như những cấp chỉ huy đã tự sát, người hạ sĩ quan này đã tự sát để chứng tỏ tinh thần trách nhiệm, sự bảo vệ danh dự và tình yêu tổ quốc tuy cái mức độ có khác nhau. Người hạ sĩ quan như anh Minh hay những hạ sĩ quan khác khi tuẫn tiết mặc dù không có tiếng vang và được vinh danh hàng năm nhưng đối với riêng tôi, lại đầy sự tự trọng và cao cả đáng khâm phục vì các quân nhân ấy đã không hy vọng một sự biết đến nào từ bất cứ ai.
Các quân nhân ấy chết đi trong sự im lặng tuyệt đối không cần ai biết đến; chính mình đối diện với lương tâm và tri thức của mình, không những với tư cách là một quân nhân, mà còn là một người Việt Nam không chấp nhận cộng sản. Tôi khâm phục những quân nhân như những hạ sĩ quan này. Quý anh đã chứng tỏ cái chính nghĩa của sự tranh đấu để bảo vệ tự do và dân chủ mà đất nước và quân đội giao phó. Thử hỏi, đã có quân nhân cộng sản nào trong cuộc chiến, trước tháng tư 1975, đã tự sát chết vì lý tưởng cộng sản, sau khi bị bắt làm tù binh sau một trận chiến với QLVNCH?
Chỉ còn vài ngày nữa chúng tôi tưởng niệm sự hy sinh của những người Việt chết cho tự do và dân chủ được 36 năm kể từ ngày 30/4/1975 mà các anh là những người mà chúng tôi nghĩ đến nhiều. Cầu nguyện cho các anh được siêu thoát. Nếu tôi được viết thêm, tôi sẽ thêm chữ HY SINH vào TỔ QUỐC, DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM để ghi ơn các anh cũng như ghi ơn những quân nhân đã bỏ mình cho tự do, dân chủ.
Không những các anh, mà dòng dã 36 năm, trong Việt Nam vẫn có những người dân sẵn sàng hy sinh tương lai và mạng sống của họ cho tự do dân chủ, không chỉ cho chính họ, mà còn cho toàn dân đang sống trong sự cai trị độc tài độc đảng. Chúng ta tin những tinh thần bất khuất đó sẽ là những ngọn lửa càng ngày càng lan rộng tuy lúc này không bùng cháy, sẽ đốt dần mòn những cặn bã rác rưởi của đất nước.
Dựa vào những nhận định trên chúng ta một lần nữa có thể kết luận :
Cái lý tưởng mà một cá nhân trong khi không cần thiết mà vẫn hy sinh mạng sống để chứng tỏ cái giá trị của nó là một lý tưởng chắc chắn sẽ hợp với nhân bản và trước sau gì cũng đạt được sự hậu thuẫn của người dân bởi vì nếu cá nhân đó đã hy sinh thân xác, cái quý nhất của mình vì không còn có được cái lý tưởng đó, thì lý tưởng đó phải qúy hơn cái chết. Đó là lý tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng trước pháp luật của mọi người dân mà hiện nay trong nước tuy âm ỉ nhưng bên bỉ, nhiều người dân đã hành xử những sự hy sinh nâỳ bắt đầu bằng sự xem thường tù tội, sự trả thù của giới cầm quyền đối với những sự lên tiếng của họ.
TSL
25/4/2011
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Sự hy sinh trong im lặng tuyệt đối của người lính "hạ sĩ quan" cho tổ quốc danh dự và trách nhiệm.
Một thanh niên hay thanh nữ gia nhập quân đội dù tự nguyện hay đến tuổi nhập ngũ đều sẵn sàng chấp nhận những hiểm nguy hơn những người dân thường, và nếu họ chết đã trong những trận chiến
Viết cho ngày thay đổi trong đất nước 30/4/1975
Một thanh niên hay thanh nữ gia nhập quân đội dù tự nguyện hay đến tuổi nhập ngũ đều sẵn sàng chấp nhận những hiểm nguy hơn những người dân thường, và nếu họ chết đã trong những trận chiến, mặc dù mọi người thương xót nhưng đó là những hệ quả không tránh được của chiến tranh. Có những trận chiến những người lính bị chết nhiều không thể tưởng tượng được, như trận chiến mùa hè đỏ lửa ở Kontum năm 1972, mà nhà thơ Lâm Hào Dũng trong bài thơ “Dưới chân đồi Chu Pao” đã phải thốt lên:
Chu Pao ai oán hờn trong gió
Mỗi chiếc khăn tang một tấc đường
Đó là những cái chết trong lúc chiến đấu. Tổ quốc muôn đời ghi ân họ. Họ được thăng cấp, gia đình được hưởng tiền tử sĩ và nếu còn được thân xác thì quan tài sẽ được phủ quốc kỳ. Đó là những cái chết sẽ được nhắc đến trong quân sử của đất nước kể cả cho những người lính chết mà không tìm được thân xác. Để tưởng nhớ và ghi ân những người mất tích này, đã có mộ Người Lính Vô Danh.
Còn những cái chết sau khi cuộc chiến đã tàn, sau khi vị tổng tư lệnh quân đội và người lãnh đạo của cả nước tuyên bố đầu hàng và ngay sau đó cả một quân đội cũng như quân sử đã chính thức không còn hiện diện nữa, thì ai sẽ là người tri ân họ.
Chúng ta đều biết tên và hoàn cảnh cũng như môi trường nhiều vị tướng lãnh trong QLVNCH tự tử chết trong hay sau ngày mà quân lực mà họ phục vụ đã bị mất về tay CSVN. Hàng năm chúng ta tưởng niệm những vị sĩ quan cấp tướng cấp tá tử vì nước này. Đó là điều đáng làm và nên làm. Nhưng có ai làm lễ tưởng nhớ những vị hạ sĩ quan: những thượng sĩ, trung sĩ, binh nhất binh nhì cũng đã tự tử trong những ngày bất hạnh đó?
Sỡ dĩ tôi nghĩ đến điều này vì rất ít khi chúng ta chính thức nói đến tên của họ hay tìm cách kiếm thêm những người hạ sĩ quan này. Họ chắc không cần chúng ta nhắc đến họ, nhưng đó lại là bổn phận của những người lính trong QLVNCH và của toàn dân là tưởng nhớ đến họ với lòng tri ân nếu không bằng thì cũng gần bằng với những vị tướng tá đã tuẫn tiết trong danh dự, trách nhiệm.
Chúng ta không thể biết rõ tâm trạng của những vị tướng tự sát khi có lệnh từ cấp trên là họ phải buông súng đầu hàng CSVN, nhưng nếu dựa trên những kinh nghiệm của người VN xưa, của những vị tướng tự sát của Nhật những ngày sau cùng của thế chiến thứ 2, … chúng ta cũng có thể rút tỉa được những lý do của sự tuẫn tiết như sau, dù đúng nhiều hay ít:
1. Tinh thần tướng chết theo thành hay thuyền trưởng chết theo tầu:
Cái chết này thể hiện một thứ Danh Dự đặc biệt. Cái “danh dự” được quan sát, được ghi nhận và được phán xét của thượng cấp và của những người dưới quyền. Cái “danh dự hệ quả của vinh dự của quyền hành và của quyền lực”. Những vị tướng tá chắc chắn phải nghĩ đến điều đó trước khi tự sát. Họ không muốn mọi người khinh thường mình
2. Thà chết vinh hơn sống nhục
Cái chết này thể hiện lòng tự trọng cao độ. Họ thà chết chứ không để lọt vào tay địch và họ cũng muốn cho kẻ địch biết được điều đó. Chiến tranh thường có kẻ thua người thắng hay nói theo người xưa “được làm vua thua làm giặc” trong trường hợp VNCH thì bị gọi là “ngụy”. Họ tự sát để chứng tỏ cái tinh thần bất khuất và để chứng tỏ cái chính nghĩa rực sáng mà họ đã hy sinh cả cuộc đời để bảo vệ. Còn gì hùng hồn hơn và là dùng cái chết của mình để chứng minh cho cái giá trị mà mình theo đuổi. Họ biết chắc rằng CSVN dù có thù ghét nhưng không thể xem thường họ.
3. Chết vì đã không tròn trách nhiệm
Để được thăng cấp lên đến tá, đến tướng trong mặt trận, những vị này đều biết rằng đã có hàng ngàn sĩ quan, binh lính dưới quyền đã hy sinh mạng sống do quyết định của mình. Những thuộc cấp này đã thi hành quyết định của họ dù đồng ý hay không và dù dẫu biết rằng thi hành mệnh lệnh này sẽ đem lại cái chết cho mình. Với quyền hành quan trọng như thế, những cấp chỉ huy này phải nhận trách nhiệm bảo vệ tối đa mạng sống những người dưới quyền. Khi bị thua và phải buông súng đầu hàng, vì bất cứ lý do nào, những vị chỉ huy cao cấp này đã không nhiều thì ít nhận lãnh một phần trách nhiệm tạo ra sự thất bại đó. Và điều họ có thể làm được để trả ơn cho những hy sinh của thuộc cấp cũng như chứng tỏ cái hình phạt xứng đáng cho cái “thất bại” này là cái chết của chính họ.
Nói cách khác, khi tự sát, những vị chỉ huy cao cấp này vô tình hay cố ý đã để lại cho những người cùng đơn vị ở lại, cho những người cùng chiến tuyến, cho thượng cấp và cho cả kẻ thù, những “thông điệp” về tư cách của họ. Những thông điệp này đã phần nào đem lại danh dự cho chúng ta và đó là một trong những lý do QLVNCH vẫn còn ngửng mặt nhìn thế giới và nhìn kẻ thù. Cái “chính nghĩa” của VNCH đã một phần lớn thể hiện qua sự tự sát này.
Trở lại hành động tự sát của những vị sĩ quan cấp úy hay những hạ sĩ quan, những người không rơi vào 3 trường hợp kể trên:
1. Vì chỉ là cấp nhỏ, chỉ thi hành mệnh lệnh của cấp trên nên những vị này không có lý do gì để tự sát chết theo “thành” hay chết “theo thượng cấp”. Họ đã không bị “mất danh dự” vì họ không trực tiếp góp phần vào sự thất bại của trận chiến.
2. Vì không được hưởng những quyền lợi nhiều như những vị chỉ huy trưởng, chưa bao giờ được hưởng những “vinh quang” khi thắng trận nên họ sẽ không bị “nhục” khi thất bại. Họ cũng không phải áp dụng câu “thà chết vinh hơn sống nhục” vì họ đã có “vinh đủ” đâu mà phải “cảm thấy nhục đến chết”.
3. Vì họ đã không phải ra mệnh lệnh ảnh hưởng đến sự sống còn của người khác, họ sẽ không bị nhận lãnh những trách nhiệm to lớn đến nỗi họ phải tự sát để chứng tỏ sự thất bại của mình hay để nhận lãnh những sự tự phạt mình.
Nếu không rơi vào 3 trường hợp như những thượng cấp, vậy tại sao những người lính cấp dưới này lại tự sát. Chúng ta có bao giờ nghe đến những người lính tốt ngày xưa tự tử chết theo thành chưa? Chắc là chưa rồi. Chúng ta tìm được những ý nghĩa gì trong cái chết yên lặng của họ; chết mà không hy vọng ai nhớ đến, biết mình là ai ngoài người thân mà có thể sẽ nhận diện được; chết mà không màng tổ quốc biến đến để tri ân; chết mà biết chắc rằng thân xác mình chỉ là một trong những xác của người lính VNCH bị chết trong những ngày ấy.
Họ nghĩ gì trước khi “bỏ mình cho tổ quốc” trong khi “tổ quốc chưa hay không đòi hỏi” nữa. Thật khó mà suy diễn tâm tình người quân nhân lúc bấy giờ. Tuy nhiên, có một trường hợp tự sát của một hạ sĩ quan dưới sự chứng kiến của một nhân chứng, cũng là quân nhân, có thể cho chúng ta hiểu được phần nào tâm tư người lính hy sinh này và những người khác. Sau đây là lời kể lại của nhân chứng, cựu quân nhân Quân Cảnh HHH, qua ngòi bút của ký giả Giao Chỉ:
“….. Lệnh Tướng Hạnh là nội bất xuất, ngoại bất nhập tại bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Chúng tôi thì chỉ có nhiệm vụ yểm trợ cho Đại Đội 1 Quân Cảnh mà thôi. Tôi quan sát tại điếm canh cổng số 1 có anh Quân Cảnh làm việc thật tích cực và hiệu quả. Nhìn kỹ ra là anh Minh người cao lớn. Tôi thật tình quên mất họ của Minh là Trần hay Nguyễn. Nhưng có thể là Trần Văn Minh. Minh cùng chung một khóa với tôi ở Trường HSQ Đồng Đế. Đó là khóa 1/71 Đặc Biệt HSQ hiện dịch, lúc đó tướng Linh Quang Viên làm Chỉ Huy Trưởng. Sau đó chúng tôi gặp lại nhau tại Trường Quân Cảnh một hai lần nữa. Giờ đây, rõ ràng là Minh đang ở Đại Đội 1 Quân Cảnh TM. Giơ tay chào nhau, nói vài câu, rồi ai làm việc nấy. Lúc đó tôi ở cổng chánh khoảng 100 mét về hướng tòa nhà chánh.
11 giờ 30 ngày 30 tháng 4-1975:
Lúc 11 giờ 30, từ cổng 1 TTM tôi nghe súng nổ dữ dội ở phía Bệnh Viện Dã Chiến Hoa Kỳ, thì ra các anh em LĐ 81 BCND đang bắn xe tăng Việt cộng. Khi chiếc xe T54 của Việt cộng có treo cờ GPMN hướng về cổng 1 TTM thì tất cả chúng tôi lái xe Jeep rút về văn phòng Đại Đội 1 Quân Cảnh vì xe cộ đồ đạc tất cả đều để đây. Khi xe ngừng, Minh bước xuống và nước mắt đã đầm đìa. Tôi nhìn Minh mà lo cho thân mình nên vội vàng cột ba lô mang súng ống, rồ xe Mobylette phóng chạy. Cái cảnh lúc đó thật là hoảng loạn, mạnh ai nấy lo, giành đường thoát ra.
11 giờ 40 ngày 30 tháng 4-1975:
Sau lưng tôi, Minh khóc và nói một mình "Thôi rồi, mất nước rồi." Nói xong anh Minh bước tới gần cột cờ, nghiêm chỉnh đưa tay lên, chào xong móc khẩu Colt 45 bên hông kê lên màng tang. Một tiếng nổ đơn độc vang lên. Tôi chắc tiếng nổ đó đã hòa tan trong tiếng máy của hàng trăm chiếc xe Honda, Vespa, Suzuki. Minh ngã xuống. Trung sĩ I Trần Văn Minh đã trả xong nợ nước vào giờ thứ hai mươi lăm. Tôi là một người sợ chết nên nhìn Minh một lần chót, nén xúc động và chạy thoát thân với hàng đoàn người kia.
Giờ đây Minh họ Nguyễn hay Trần tôi không biết chắc. Anh đã chết thật hay chỉ bị thương cũng không biết chắc. Có điều Minh đã làm một việc thật là đáng để tôi quỳ xuống mà lạy anh. Tất cả các đoạn trên tôi viết dông dài chỉ nhằm mục đích kể lại đoạn cuối về cái chết của một Quân Cảnh tại Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi là binh chủng lo về quân kỷ của quân đội. Xin các anh em chiến hữu hiểu rằng chúng tôi cũng sống chết với quân đội như anh em. Và trong hàng ngũ hạ sĩ quan chúng tôi cũng có người tự vẫn dưới ngọn cờ Tổng Tham Mưu vào giờ thứ 25 …”
Nếu để ý đoạn văn trên viết về hạ sĩ quan tuẫn tiết gần cột cờ, chúng ta nhận thấy những điều sau:
- Đến giờ phút cuối của VNCN, trong khi nhiều sĩ quan cao cấp tìm cách ra khỏi bộ TTM, anh “vẫn đứng gác” vì đó là nhiệm vụ được giao phó. Không phải anh ngu, hay mặc kệ đến đâu hay đến đó. Đầu óc anh lúc đó chắc cũng trăm mối lo âu, cho gia đình cho bản thân, cho quân đội và đất nước đang cưu mang anh. Nhưng anh vẫn làm nhiệm vụ.
- Đến giờ phút cuối của VNCH, anh “vẫn làm việc tích cực và có hiệu quả”
- Đến giờ phút thua cuộc của VNCH khi xe tăng 54 của CV tiến vào bộ TTM, thì anh thốt lên câu “Thôi rồi! Nước mất rồi!” và sau đó thì hành xử như một dũng tướng, đến gần cột cờ nghiêm chỉnh chào lá cờ rồi giơ súng bắn vào đầu mình. Anh không hoảng hốt nữa vì anh đã đủ lý trí để giơ tay chào vĩnh biệt. Một dũng tướng cũng hành xử đến như thế là cùng.
Anh lính Quân Cảnh của đất Việt! Cách hành xử của anh đã thể hiện được cái DANH DỰ của một quân nhân. Quân phong, quân kỷ anh đều giữ vẹn. Anh không nhận lãnh nhiều ân huệ của quốc gia và của quân đội, anh không nợ đất nước VN nhưng anh đã chứng tỏ cái giá trị của “những điều mà anh chiến đấu để bảo vệ”, qua cái chết.
Anh cũng đã cố làm việc tích cực mặc dù không hoàn toàn máy móc vì anh vẫn để cho những vị sĩ quan hay binh sĩ đi qua cổng vì anh, theo tôi, anh cũng đã biết tình trạng rối loạn của đất nước trưa 30 tháng tư này, và anh cũng thông cảm họ. Anh đã lo tròn TRÁCH NHIỆM của một quân nhân với vai trò của mình.
Anh thốt lên câu “Thôi rồi! Mất nước rồi” vì anh biết là tương lai của anh, của người dân mà anh biết sẽ không còn nữa. Anh biết là anh sẽ mất đi tất cả. Nước, đối với anh, là những điều gì sẽ không thể có được trong thế giới CS. Nước, theo tôi nghĩ, theo anh, đó là TỔ QUỐC mà anh chắc không muốn dùng cái từ to lớn này.
Cũng như những cấp chỉ huy đã tự sát, người hạ sĩ quan này đã tự sát để chứng tỏ tinh thần trách nhiệm, sự bảo vệ danh dự và tình yêu tổ quốc tuy cái mức độ có khác nhau. Người hạ sĩ quan như anh Minh hay những hạ sĩ quan khác khi tuẫn tiết mặc dù không có tiếng vang và được vinh danh hàng năm nhưng đối với riêng tôi, lại đầy sự tự trọng và cao cả đáng khâm phục vì các quân nhân ấy đã không hy vọng một sự biết đến nào từ bất cứ ai.
Các quân nhân ấy chết đi trong sự im lặng tuyệt đối không cần ai biết đến; chính mình đối diện với lương tâm và tri thức của mình, không những với tư cách là một quân nhân, mà còn là một người Việt Nam không chấp nhận cộng sản. Tôi khâm phục những quân nhân như những hạ sĩ quan này. Quý anh đã chứng tỏ cái chính nghĩa của sự tranh đấu để bảo vệ tự do và dân chủ mà đất nước và quân đội giao phó. Thử hỏi, đã có quân nhân cộng sản nào trong cuộc chiến, trước tháng tư 1975, đã tự sát chết vì lý tưởng cộng sản, sau khi bị bắt làm tù binh sau một trận chiến với QLVNCH?
Chỉ còn vài ngày nữa chúng tôi tưởng niệm sự hy sinh của những người Việt chết cho tự do và dân chủ được 36 năm kể từ ngày 30/4/1975 mà các anh là những người mà chúng tôi nghĩ đến nhiều. Cầu nguyện cho các anh được siêu thoát. Nếu tôi được viết thêm, tôi sẽ thêm chữ HY SINH vào TỔ QUỐC, DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM để ghi ơn các anh cũng như ghi ơn những quân nhân đã bỏ mình cho tự do, dân chủ.
Không những các anh, mà dòng dã 36 năm, trong Việt Nam vẫn có những người dân sẵn sàng hy sinh tương lai và mạng sống của họ cho tự do dân chủ, không chỉ cho chính họ, mà còn cho toàn dân đang sống trong sự cai trị độc tài độc đảng. Chúng ta tin những tinh thần bất khuất đó sẽ là những ngọn lửa càng ngày càng lan rộng tuy lúc này không bùng cháy, sẽ đốt dần mòn những cặn bã rác rưởi của đất nước.
Dựa vào những nhận định trên chúng ta một lần nữa có thể kết luận :
Cái lý tưởng mà một cá nhân trong khi không cần thiết mà vẫn hy sinh mạng sống để chứng tỏ cái giá trị của nó là một lý tưởng chắc chắn sẽ hợp với nhân bản và trước sau gì cũng đạt được sự hậu thuẫn của người dân bởi vì nếu cá nhân đó đã hy sinh thân xác, cái quý nhất của mình vì không còn có được cái lý tưởng đó, thì lý tưởng đó phải qúy hơn cái chết. Đó là lý tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng trước pháp luật của mọi người dân mà hiện nay trong nước tuy âm ỉ nhưng bên bỉ, nhiều người dân đã hành xử những sự hy sinh nâỳ bắt đầu bằng sự xem thường tù tội, sự trả thù của giới cầm quyền đối với những sự lên tiếng của họ.
TSL
25/4/2011
Tân Sơn Hòa chuyển