Nhân Vật
Sự khác biệt của Donald Trump
Các cuộc điện đàm của ông Donald Trump với các nhà lãnh đạo nước ngoài được thực hiện một cách khác biệt so với các vị tổng thống đắc cử trước đây
Các cuộc điện đàm của ông Donald Trump với các nhà lãnh đạo nước ngoài được thực hiện một cách khác biệt so với các vị tổng thống đắc cử trước đây
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông vì cách ông gọi điện cho các nhà lãnh đạo quốc tế. Theo báo New York Times, các đồng minh của Mỹ “cứ gọi đại vào Tháp Trump” trong những ngày sau bầu cử.
“Dị thường”
Các trợ lý của ông Trump cam đoan với dư luận nước Mỹ rằng “các biện pháp phòng ngừa thích đáng” đang được áp dụng để bảo đảm các cuộc điện đàm giữa tổng thống đắc cử và các vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới khác không bị nghe trộm.
Thế nhưng, các cuộc điện đàm của ông Trump với các nhà lãnh đạo nước ngoài được thực hiện một cách khác biệt so với các vị tổng thống Mỹ đắc cử trước đây. Đơn cử trường hợp “bất thường”, minh họa cho những phương cách trái với thông lệ mà các nhà lãnh đạo quốc tế đã áp dụng: Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull được huyền thoại môn đánh golf Greg Norman cung cấp số điện thoại cầm tay của ông Trump sau khi đại sứ Úc tại Mỹ Joe Hockey liên lạc để tìm kiếm thông tin.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã trò chuyện với 44 vị nguyên thủ quốc gia, tính đến ngày 30-11
Ảnh: AP
Một
sự khác thường khác so với những người tiền nhiệm là ông Trump điện đàm
với Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif. Phóng viên báo Washington Post đưa
tin về cuộc điện đàm giữa ông Trump: Thủ tướng Nawaz Sharif gọi cho ông
Trump và chúc mừng ông thắng cử. Sau khi khen ngợi người đối thoại, ông
Trump tỏ ra thân thiết:
“Khi nói chuyện với ngài thủ tướng, tôi cảm thấy như đang trò chuyện với một người tôi đã quen biết từ lâu”.
Dư luận càng bất ngờ hơn với câu:
“Tôi hiện đã sẵn sàng và mong được đóng bất cứ vai trò nào ngài muốn ở tôi để chú tâm và tìm ra giải pháp cho các vấn đề tồn đọng. Đó là một vinh dự và đích thân tôi sẽ làm điều đó. Ngài hãy cứ gọi cho tôi vào bất cứ lúc nào, ngay cả trước ngày 20-1-2017, khi tôi nhậm chức”.
Theo tạp chí Vanity Fair, Pakistan lâu nay đã chứng tỏ kém hiệu quả trong cuộc chiến chống khủng bố và đang rơi vào cuộc chiến tranh lạnh hàng thập kỷ với Ấn Độ. Báo New York Times đưa tin cuộc điện đàm trên đã được một số người ở Ấn Độ xem là tín hiệu ông Trump muốn cải thiện cuộc tranh chấp biên giới ở Kashmir giữa 2 quốc gia có kho vũ khí hạt nhân này. Người ta đồng thời nhớ lại ông Trump trước đó từng hứa nếu ông được bầu làm tổng thống, Mỹ sẽ là người bạn tốt nhất của Ấn Độ.
Khó hiểu
Nữ hoàng Anh Elizabeth II cũng đã gọi điện chúc mừng Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và cuộc điện đàm này được đánh giá là một trong những cuộc trò chuyện khác thường nhất.
Sau khi nữ hoàng Anh chúc ông Trump may mắn, ông này hỏi có phải ông đang nói chuyện với Helen Mirren thật hay không (đây là nữ diễn viên từng đóng vai nữ hoàng Elizabeth II)...
Với Thủ tướng Anh Theresa May, ông Trump khẳng định:
“Nếu đến Mỹ, bà hãy cho tôi biết”.
Theo báo The Guardian, lời mời thân mật đó khiến giới công chức Anh ngẩn người. Còn tờ Mirror gọi điều đó “kỳ lạ không theo phong cách một tổng thống”.
Theo Reuters, tổng thống Mỹ đắc cử đã mời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đến Nhà Trắng trong một cuộc trò chuyện được trợ lý ông Duterte miêu tả là rất hấp dẫn và sôi nổi. Đáng nói là cuộc điện đàm kéo dài 7 phút này diễn ra giữa lúc căng thẳng dâng cao giữa Mỹ và Philippines, sau khi ông Duterte kêu gọi lính Mỹ rời khỏi nước này và Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama chỉ trích cuộc chiến ma túy đẫm máu của ông Duterte.
Cuộc điện đàm của ông Trump với Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev cũng gây ra sự khó hiểu tương tự, do nước này đã từng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.
“Ông Trump nhấn mạnh rằng dưới sự lãnh đạo của Nursultan Nazarbayev, đất nước chúng tôi đã đạt được những thành công lạ lùng có thể được gọi là “kỳ công” - thông báo của chính phủ Kazakhstan nêu rõ.
Đối với cựu đại sứ Anh ở Mỹ Christopher Meyer, dư luận không nên kinh ngạc trước sự kiện ông Trump đang thể hiện bản thân một cách khác hẳn mọi người.
“Toàn bộ cuộc vận động tranh cử mà ông mới trải qua đều hoàn toàn khác biệt mọi thông lệ. Vấn đề lớn đối với cả người ngoài lẫn người Mỹ lúc này là ông Trump sắp sửa bước vào Phòng Bầu dục” - ông Meyer nhận xét.
Thế nhưng, theo giáo sư Leslie Vinjamuri, Trường ĐH London, sự thay đổi rõ ràng này trong chiến lược liên lạc của tổng thống Mỹ đắc cử hiện là một ngọn lửa cảnh báo. Bà Vinjamuri chia sẻ:
“Cuộc vận động của ông Trump chắc chắn là đã báo trước cho chúng ta biết rằng ông ta sẽ không phải là nhà lãnh đạo tuân thủ quy tắc. Điều này có thể tác động đến lĩnh vực ngoại giao quốc tế, nơi nhiều đối tác của Mỹ đã quen với phong cách làm việc khác hẳn của Tổng thống Barack Obama”.
Khác hẳn Obama
Theo truyền thống, tổng thống Mỹ đắc cử sẽ tìm sự hướng dẫn tường tận từ Bộ Ngoại giao trước khi tiếp nhận hoặc đáp lại những cuộc điện thoại từ các vị nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ các nước. Đó là cách đội ngũ chuyển giao quyền lực đã thực hiện cho ông Obama năm 2008. Còn lần này, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết bộ này chưa được liên lạc thì ông Trump đã trò chuyện với một số nguyên thủ.
Tính đến ngày 30-11, theo website McClatchy, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump đã trò chuyện với 44 vị nguyên thủ quốc gia. Vì văn phòng chuyển giao quyền lực của ông Trump không cung cấp bản ghi tốc ký các cuộc điện đàm của ông với các nhà lãnh đạo nước ngoài nên mọi thông tin tiết lộ ra ngoài đều xuất phát từ các nguồn quốc tế và các chính phủ khác.
Năm 2008, sau khi đắc cử, Tổng thống Barack Obama đã đáp lại 22 cuộc gọi từ các nhà lãnh đạo nước ngoài vào thời điểm đó vốn được miêu tả là những nhân vật ưu tiên ở các quốc gia có tầm quan trọng chiến lược.
Các cuộc điện đàm của ông Donald Trump với các nhà lãnh đạo nước ngoài được thực hiện một cách khác biệt so với các vị tổng thống đắc cử trước đây
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông vì cách ông gọi điện cho các nhà lãnh đạo quốc tế. Theo báo New York Times, các đồng minh của Mỹ “cứ gọi đại vào Tháp Trump” trong những ngày sau bầu cử.
“Dị thường”
Các trợ lý của ông Trump cam đoan với dư luận nước Mỹ rằng “các biện pháp phòng ngừa thích đáng” đang được áp dụng để bảo đảm các cuộc điện đàm giữa tổng thống đắc cử và các vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới khác không bị nghe trộm.
Thế nhưng, các cuộc điện đàm của ông Trump với các nhà lãnh đạo nước ngoài được thực hiện một cách khác biệt so với các vị tổng thống Mỹ đắc cử trước đây. Đơn cử trường hợp “bất thường”, minh họa cho những phương cách trái với thông lệ mà các nhà lãnh đạo quốc tế đã áp dụng: Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull được huyền thoại môn đánh golf Greg Norman cung cấp số điện thoại cầm tay của ông Trump sau khi đại sứ Úc tại Mỹ Joe Hockey liên lạc để tìm kiếm thông tin.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã trò chuyện với 44 vị nguyên thủ quốc gia, tính đến ngày 30-11
Ảnh: AP
“Khi nói chuyện với ngài thủ tướng, tôi cảm thấy như đang trò chuyện với một người tôi đã quen biết từ lâu”.
Dư luận càng bất ngờ hơn với câu:
“Tôi hiện đã sẵn sàng và mong được đóng bất cứ vai trò nào ngài muốn ở tôi để chú tâm và tìm ra giải pháp cho các vấn đề tồn đọng. Đó là một vinh dự và đích thân tôi sẽ làm điều đó. Ngài hãy cứ gọi cho tôi vào bất cứ lúc nào, ngay cả trước ngày 20-1-2017, khi tôi nhậm chức”.
Theo tạp chí Vanity Fair, Pakistan lâu nay đã chứng tỏ kém hiệu quả trong cuộc chiến chống khủng bố và đang rơi vào cuộc chiến tranh lạnh hàng thập kỷ với Ấn Độ. Báo New York Times đưa tin cuộc điện đàm trên đã được một số người ở Ấn Độ xem là tín hiệu ông Trump muốn cải thiện cuộc tranh chấp biên giới ở Kashmir giữa 2 quốc gia có kho vũ khí hạt nhân này. Người ta đồng thời nhớ lại ông Trump trước đó từng hứa nếu ông được bầu làm tổng thống, Mỹ sẽ là người bạn tốt nhất của Ấn Độ.
Khó hiểu
Nữ hoàng Anh Elizabeth II cũng đã gọi điện chúc mừng Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và cuộc điện đàm này được đánh giá là một trong những cuộc trò chuyện khác thường nhất.
Sau khi nữ hoàng Anh chúc ông Trump may mắn, ông này hỏi có phải ông đang nói chuyện với Helen Mirren thật hay không (đây là nữ diễn viên từng đóng vai nữ hoàng Elizabeth II)...
Với Thủ tướng Anh Theresa May, ông Trump khẳng định:
“Nếu đến Mỹ, bà hãy cho tôi biết”.
Theo báo The Guardian, lời mời thân mật đó khiến giới công chức Anh ngẩn người. Còn tờ Mirror gọi điều đó “kỳ lạ không theo phong cách một tổng thống”.
Theo Reuters, tổng thống Mỹ đắc cử đã mời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đến Nhà Trắng trong một cuộc trò chuyện được trợ lý ông Duterte miêu tả là rất hấp dẫn và sôi nổi. Đáng nói là cuộc điện đàm kéo dài 7 phút này diễn ra giữa lúc căng thẳng dâng cao giữa Mỹ và Philippines, sau khi ông Duterte kêu gọi lính Mỹ rời khỏi nước này và Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama chỉ trích cuộc chiến ma túy đẫm máu của ông Duterte.
Cuộc điện đàm của ông Trump với Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev cũng gây ra sự khó hiểu tương tự, do nước này đã từng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.
“Ông Trump nhấn mạnh rằng dưới sự lãnh đạo của Nursultan Nazarbayev, đất nước chúng tôi đã đạt được những thành công lạ lùng có thể được gọi là “kỳ công” - thông báo của chính phủ Kazakhstan nêu rõ.
Đối với cựu đại sứ Anh ở Mỹ Christopher Meyer, dư luận không nên kinh ngạc trước sự kiện ông Trump đang thể hiện bản thân một cách khác hẳn mọi người.
“Toàn bộ cuộc vận động tranh cử mà ông mới trải qua đều hoàn toàn khác biệt mọi thông lệ. Vấn đề lớn đối với cả người ngoài lẫn người Mỹ lúc này là ông Trump sắp sửa bước vào Phòng Bầu dục” - ông Meyer nhận xét.
Thế nhưng, theo giáo sư Leslie Vinjamuri, Trường ĐH London, sự thay đổi rõ ràng này trong chiến lược liên lạc của tổng thống Mỹ đắc cử hiện là một ngọn lửa cảnh báo. Bà Vinjamuri chia sẻ:
“Cuộc vận động của ông Trump chắc chắn là đã báo trước cho chúng ta biết rằng ông ta sẽ không phải là nhà lãnh đạo tuân thủ quy tắc. Điều này có thể tác động đến lĩnh vực ngoại giao quốc tế, nơi nhiều đối tác của Mỹ đã quen với phong cách làm việc khác hẳn của Tổng thống Barack Obama”.
Khác hẳn Obama
Theo truyền thống, tổng thống Mỹ đắc cử sẽ tìm sự hướng dẫn tường tận từ Bộ Ngoại giao trước khi tiếp nhận hoặc đáp lại những cuộc điện thoại từ các vị nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ các nước. Đó là cách đội ngũ chuyển giao quyền lực đã thực hiện cho ông Obama năm 2008. Còn lần này, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết bộ này chưa được liên lạc thì ông Trump đã trò chuyện với một số nguyên thủ.
Tính đến ngày 30-11, theo website McClatchy, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump đã trò chuyện với 44 vị nguyên thủ quốc gia. Vì văn phòng chuyển giao quyền lực của ông Trump không cung cấp bản ghi tốc ký các cuộc điện đàm của ông với các nhà lãnh đạo nước ngoài nên mọi thông tin tiết lộ ra ngoài đều xuất phát từ các nguồn quốc tế và các chính phủ khác.
Năm 2008, sau khi đắc cử, Tổng thống Barack Obama đã đáp lại 22 cuộc gọi từ các nhà lãnh đạo nước ngoài vào thời điểm đó vốn được miêu tả là những nhân vật ưu tiên ở các quốc gia có tầm quan trọng chiến lược.
09/12/2016
nguoilaodong online
nguoilaodong online
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Sự khác biệt của Donald Trump
Các cuộc điện đàm của ông Donald Trump với các nhà lãnh đạo nước ngoài được thực hiện một cách khác biệt so với các vị tổng thống đắc cử trước đây
Các cuộc điện đàm của ông Donald Trump với các nhà lãnh đạo nước ngoài được thực hiện một cách khác biệt so với các vị tổng thống đắc cử trước đây
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông vì cách ông gọi điện cho các nhà lãnh đạo quốc tế. Theo báo New York Times, các đồng minh của Mỹ “cứ gọi đại vào Tháp Trump” trong những ngày sau bầu cử.
“Dị thường”
Các trợ lý của ông Trump cam đoan với dư luận nước Mỹ rằng “các biện pháp phòng ngừa thích đáng” đang được áp dụng để bảo đảm các cuộc điện đàm giữa tổng thống đắc cử và các vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới khác không bị nghe trộm.
Thế nhưng, các cuộc điện đàm của ông Trump với các nhà lãnh đạo nước ngoài được thực hiện một cách khác biệt so với các vị tổng thống Mỹ đắc cử trước đây. Đơn cử trường hợp “bất thường”, minh họa cho những phương cách trái với thông lệ mà các nhà lãnh đạo quốc tế đã áp dụng: Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull được huyền thoại môn đánh golf Greg Norman cung cấp số điện thoại cầm tay của ông Trump sau khi đại sứ Úc tại Mỹ Joe Hockey liên lạc để tìm kiếm thông tin.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã trò chuyện với 44 vị nguyên thủ quốc gia, tính đến ngày 30-11
Ảnh: AP
“Khi nói chuyện với ngài thủ tướng, tôi cảm thấy như đang trò chuyện với một người tôi đã quen biết từ lâu”.
Dư luận càng bất ngờ hơn với câu:
“Tôi hiện đã sẵn sàng và mong được đóng bất cứ vai trò nào ngài muốn ở tôi để chú tâm và tìm ra giải pháp cho các vấn đề tồn đọng. Đó là một vinh dự và đích thân tôi sẽ làm điều đó. Ngài hãy cứ gọi cho tôi vào bất cứ lúc nào, ngay cả trước ngày 20-1-2017, khi tôi nhậm chức”.
Theo tạp chí Vanity Fair, Pakistan lâu nay đã chứng tỏ kém hiệu quả trong cuộc chiến chống khủng bố và đang rơi vào cuộc chiến tranh lạnh hàng thập kỷ với Ấn Độ. Báo New York Times đưa tin cuộc điện đàm trên đã được một số người ở Ấn Độ xem là tín hiệu ông Trump muốn cải thiện cuộc tranh chấp biên giới ở Kashmir giữa 2 quốc gia có kho vũ khí hạt nhân này. Người ta đồng thời nhớ lại ông Trump trước đó từng hứa nếu ông được bầu làm tổng thống, Mỹ sẽ là người bạn tốt nhất của Ấn Độ.
Khó hiểu
Nữ hoàng Anh Elizabeth II cũng đã gọi điện chúc mừng Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và cuộc điện đàm này được đánh giá là một trong những cuộc trò chuyện khác thường nhất.
Sau khi nữ hoàng Anh chúc ông Trump may mắn, ông này hỏi có phải ông đang nói chuyện với Helen Mirren thật hay không (đây là nữ diễn viên từng đóng vai nữ hoàng Elizabeth II)...
Với Thủ tướng Anh Theresa May, ông Trump khẳng định:
“Nếu đến Mỹ, bà hãy cho tôi biết”.
Theo báo The Guardian, lời mời thân mật đó khiến giới công chức Anh ngẩn người. Còn tờ Mirror gọi điều đó “kỳ lạ không theo phong cách một tổng thống”.
Theo Reuters, tổng thống Mỹ đắc cử đã mời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đến Nhà Trắng trong một cuộc trò chuyện được trợ lý ông Duterte miêu tả là rất hấp dẫn và sôi nổi. Đáng nói là cuộc điện đàm kéo dài 7 phút này diễn ra giữa lúc căng thẳng dâng cao giữa Mỹ và Philippines, sau khi ông Duterte kêu gọi lính Mỹ rời khỏi nước này và Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama chỉ trích cuộc chiến ma túy đẫm máu của ông Duterte.
Cuộc điện đàm của ông Trump với Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev cũng gây ra sự khó hiểu tương tự, do nước này đã từng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.
“Ông Trump nhấn mạnh rằng dưới sự lãnh đạo của Nursultan Nazarbayev, đất nước chúng tôi đã đạt được những thành công lạ lùng có thể được gọi là “kỳ công” - thông báo của chính phủ Kazakhstan nêu rõ.
Đối với cựu đại sứ Anh ở Mỹ Christopher Meyer, dư luận không nên kinh ngạc trước sự kiện ông Trump đang thể hiện bản thân một cách khác hẳn mọi người.
“Toàn bộ cuộc vận động tranh cử mà ông mới trải qua đều hoàn toàn khác biệt mọi thông lệ. Vấn đề lớn đối với cả người ngoài lẫn người Mỹ lúc này là ông Trump sắp sửa bước vào Phòng Bầu dục” - ông Meyer nhận xét.
Thế nhưng, theo giáo sư Leslie Vinjamuri, Trường ĐH London, sự thay đổi rõ ràng này trong chiến lược liên lạc của tổng thống Mỹ đắc cử hiện là một ngọn lửa cảnh báo. Bà Vinjamuri chia sẻ:
“Cuộc vận động của ông Trump chắc chắn là đã báo trước cho chúng ta biết rằng ông ta sẽ không phải là nhà lãnh đạo tuân thủ quy tắc. Điều này có thể tác động đến lĩnh vực ngoại giao quốc tế, nơi nhiều đối tác của Mỹ đã quen với phong cách làm việc khác hẳn của Tổng thống Barack Obama”.
Khác hẳn Obama
Theo truyền thống, tổng thống Mỹ đắc cử sẽ tìm sự hướng dẫn tường tận từ Bộ Ngoại giao trước khi tiếp nhận hoặc đáp lại những cuộc điện thoại từ các vị nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ các nước. Đó là cách đội ngũ chuyển giao quyền lực đã thực hiện cho ông Obama năm 2008. Còn lần này, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết bộ này chưa được liên lạc thì ông Trump đã trò chuyện với một số nguyên thủ.
Tính đến ngày 30-11, theo website McClatchy, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump đã trò chuyện với 44 vị nguyên thủ quốc gia. Vì văn phòng chuyển giao quyền lực của ông Trump không cung cấp bản ghi tốc ký các cuộc điện đàm của ông với các nhà lãnh đạo nước ngoài nên mọi thông tin tiết lộ ra ngoài đều xuất phát từ các nguồn quốc tế và các chính phủ khác.
Năm 2008, sau khi đắc cử, Tổng thống Barack Obama đã đáp lại 22 cuộc gọi từ các nhà lãnh đạo nước ngoài vào thời điểm đó vốn được miêu tả là những nhân vật ưu tiên ở các quốc gia có tầm quan trọng chiến lược.
09/12/2016
nguoilaodong online
nguoilaodong online