Tham Khảo
Sự khác biệt trong quan hệ của ông Trump với lãnh đạo Nhật và Hàn Quốc
Ông Trump có mối quan hệ cá nhân khăng khít với ông Abe hơn với ông Moon, do ông và Thủ tướng Nhật có sự tương đồng về phong cách.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Moon Jae-in tại Đức hồi tháng 7. Ảnh: AP. |
Khi đến Tokyo ngày 5/11, ông Trump sẽ ăn trưa với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trước khi hai người chơi golf với nhau. Sau đó, họ sẽ thưởng thức bữa tối riêng có món bít tết - món ăn yêu thích của ông Trump.
Tuy nhiên, khi Tổng thống Mỹ đến Seoul ngày 7/11, ông sẽ chỉ uống trà với Tổng thống Hàn Moon Jae-in trong văn phòng trước khi dự quốc yến.
Lịch trình khác biệt của ông Trump tại Nhật Bản và Hàn Quốc phản ánh sự khác biệt trong quan hệ của ông với hai nhà lãnh đạo đồng minh quan trọng ở châu Á. "Ông ấy có 'bạn thân' ở Nhật nhưng ở Hàn Quốc thì không như vậy", Jonathan Berkshire Miller thuộc Học viện Quốc tế Nhật Bản, đánh giá, theo Washington Post.
Ông Trump dự kiến ở Nhật Bản 48 giờ và ở Hàn Quốc 24 giờ trong chuyến đi 12 ngày tới châu Á. Sự chênh lệch đó "dường như gửi đi một thông điệp", Miller nói.
Ông Trump từng liên tục chỉ trích cả Nhật Bản và Hàn Quốc trong chiến dịch tranh cử, đặt câu hỏi tại sao Mỹ phải trả tiền để bảo vệ hai nước giàu này.
Sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11, ông Abe đã nhanh chóng đến New York để gặp ông Trump, người khi đó chưa chính thức nhậm chức. Thủ tướng Nhật còn tặng ông Trump một gậy đánh golf bằng vàng trị giá 3.755 USD.
"Ông Abe đã có những bước đi dứt khoát để thiết lập mối quan hệ với ông Trump ngay từ sớm, làm rõ cho ông ấy thấy tầm quan trọng của Nhật Bản đối với các lợi ích của Mỹ và xây dựng được mối quan hệ cá nhân với ông Trump", Kristi Govella, chuyên gia về quan hệ Mỹ - Nhật tại Đại học Harvard, nói.
Kể từ cuộc gặp gỡ đầu tiên, hai người đã gặp nhau hơn 7 lần và điện đàm ít nhất 14 lần.
Sau khi Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa và tiến hành vụ thử hạt nhân hồi tháng 9, ông Abe đã hoàn toàn đồng ý với ông Trump về việc có lập trường cứng rắn chống lại Triều Tiên. Tại cuộc họp ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9, ông Trump đã ca ngợi ông Abe "làm việc rất tốt". Họ chỉ có khác biệt lớn trong quan điểm về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, thỏa thuận thương mại mà Mỹ đã rút khỏi ngay sau khi ông Trump lên nắm quyền.
Lịch trình công du châu Á của Tổng thống Trump. Đồ họa: Việt Chung (Click vào ảnh để xem chi tiết). |
Trong khi đó, trong 4 tháng đầu của chính quyền Trump, chính trường Hàn Quốc bị khuyết vị trí lãnh đạo cao nhất vì tổng thống Park Geun-hye bị luận tội. Kết quả là khi Triều Tiên bắn tên lửa và đe doạ, ông Trump thường bỏ qua Hàn Quốc và thay vào đó bàn bạc với Nhật Bản và Trung Quốc.
Kể từ khi đắc cử vào tháng 5, ông Moon đã gặp ông Trump vài lần và Nhà Trắng nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh an ninh với Hàn Quốc. Nhưng hai người không có mối quan hệ thân thiết giống như ông Trump và ông Abe.
Lãnh đạo Mỹ và Nhật là những người bảo thủ có lập trường cứng rắn về Triều Tiên, trong khi ông Moon là người theo quan điểm tự do, muốn đàm phán với Bình Nhưỡng và từng phản đối việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Hàn Quốc. Hồi tháng 9, ông Trump đã chỉ trích lập trường của Hàn Quốc trên Twitter, cho rằng nước này đang quá nhượng bộ.
"Phong cách lãnh đạo của ông Moon khá khác so với ông Trump", Govella nói: "Sự khác biệt trong mối quan hệ cá nhân dường như tương quan với sự khác biệt trong quan hệ ngoại giao".
Tổng thống Mỹ đã dọa sẽ xóa bỏ thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc, trong khi Nhật Bản không có thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ. Ahn Cheol-soo, người từng là đối thủ của ông Moon trong kỳ bầu cử cho rằng sự khác biệt về thời gian ông Trump ở Hàn Quốc so với Nhật là sự "mất mặt" cho Seoul.
Tuy nhiên, một số người nhấn mạnh đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên đến Hàn Quốc của một tổng thống Mỹ trong 25 năm. Ông Trump sẽ tham dự quốc yến ở Hàn Quốc chứ không phải tiệc chiêu đãi thông thường như ở Nhật. Ông sẽ thăm trại Humphreys, phía nam Seoul, căn cứ quân sự lớn nhất nước ở nước ngoài của Mỹ, nơi Hàn Quốc đóng góp hơn một nửa chi phí.
"Đây là chuyến thăm cấp nhà nước và chính phủ Hàn Quốc sẽ chỉ ra rằng Seoul là một đồng minh quan trọng", ông Cho Byung Jae, cựu cố vấn của ông Moon, nhận định.
Ông Trump cũng sẽ trở thành tổng thống đầu tiên của Mỹ trong 25 năm phát biểu tại quốc hội Hàn Quốc. Nhưng một số quan chức Hàn Quốc lo lắng về điều ông có thể nói.
"Thông thường, khi một tổng thống Mỹ đến phát biểu, họ sẽ trao đổi nội dung diễn thuyết với chính phủ Hàn Quốc", Lee Seong-hyon, một nhà nghiên cứu tại Học viện Sejong nói. "Người viết diễn văn cho ông Trump có thể đưa ra lời khuyên, nhưng ông Trump có thể sẽ không phát biểu giống như nội dung đã định".
Một số cuộc biểu tình phản đối ông Trump dự kiến diễn ra tại Seoul vì ông liên tục đe dọa có hành động quân sự chống lại Triều Tiên.
"Thành thực mà nói, ông Trump không được yêu thích ở Hàn Quốc", Han Jae-ho, một sinh viên Hàn 20 tuổi, nói. "Nhưng tôi hy vọng ông ấy sẽ thể hiện một mặt mới ở Hàn Quốc và tích cực thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp hơn với chúng tôi".
David Straub, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng các cuộc biểu tình lớn có thể gây trở ngại cho chính quyền ông Moon.
"Tôi nghĩ rằng các lãnh đạo Hàn Quốc hy vọng rất nhiều rằng sau khi kết thúc chuyến thăm, ông Trump sẽ cảm thấy Hàn Quốc là một đồng minh tốt và ông ấy phải thận trọng trong việc đe dọa chiến tranh chống lại Triều Tiên", Straub nhận xét. "Họ không muốn những điều như các cuộc biểu tình khiến ông ấy phật lòng".
Nhưng liệu sự khác biệt trong quan hệ cá nhân của ông Trump với lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc có tác động đến liên minh an ninh của Mỹ với họ hay không?
Chuyên gia Govella cho rằng rất khó để nói chính xác. "Trong chính phủ Mỹ, có sự nhất trí mạnh mẽ về tầm quan trọng của cả hai đồng minh đối với lợi ích chiến lược của Mỹ ở châu Á. Trong bối cảnh ông Trump đang tập trung vào vấn đề Triều Tiên, sự hợp tác của cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều rất cần thiết cho bất kỳ mục tiêu nào ông ấy hy vọng đạt được".
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Sự khác biệt trong quan hệ của ông Trump với lãnh đạo Nhật và Hàn Quốc
Ông Trump có mối quan hệ cá nhân khăng khít với ông Abe hơn với ông Moon, do ông và Thủ tướng Nhật có sự tương đồng về phong cách.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Moon Jae-in tại Đức hồi tháng 7. Ảnh: AP. |
Khi đến Tokyo ngày 5/11, ông Trump sẽ ăn trưa với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trước khi hai người chơi golf với nhau. Sau đó, họ sẽ thưởng thức bữa tối riêng có món bít tết - món ăn yêu thích của ông Trump.
Tuy nhiên, khi Tổng thống Mỹ đến Seoul ngày 7/11, ông sẽ chỉ uống trà với Tổng thống Hàn Moon Jae-in trong văn phòng trước khi dự quốc yến.
Lịch trình khác biệt của ông Trump tại Nhật Bản và Hàn Quốc phản ánh sự khác biệt trong quan hệ của ông với hai nhà lãnh đạo đồng minh quan trọng ở châu Á. "Ông ấy có 'bạn thân' ở Nhật nhưng ở Hàn Quốc thì không như vậy", Jonathan Berkshire Miller thuộc Học viện Quốc tế Nhật Bản, đánh giá, theo Washington Post.
Ông Trump dự kiến ở Nhật Bản 48 giờ và ở Hàn Quốc 24 giờ trong chuyến đi 12 ngày tới châu Á. Sự chênh lệch đó "dường như gửi đi một thông điệp", Miller nói.
Ông Trump từng liên tục chỉ trích cả Nhật Bản và Hàn Quốc trong chiến dịch tranh cử, đặt câu hỏi tại sao Mỹ phải trả tiền để bảo vệ hai nước giàu này.
Sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11, ông Abe đã nhanh chóng đến New York để gặp ông Trump, người khi đó chưa chính thức nhậm chức. Thủ tướng Nhật còn tặng ông Trump một gậy đánh golf bằng vàng trị giá 3.755 USD.
"Ông Abe đã có những bước đi dứt khoát để thiết lập mối quan hệ với ông Trump ngay từ sớm, làm rõ cho ông ấy thấy tầm quan trọng của Nhật Bản đối với các lợi ích của Mỹ và xây dựng được mối quan hệ cá nhân với ông Trump", Kristi Govella, chuyên gia về quan hệ Mỹ - Nhật tại Đại học Harvard, nói.
Kể từ cuộc gặp gỡ đầu tiên, hai người đã gặp nhau hơn 7 lần và điện đàm ít nhất 14 lần.
Sau khi Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa và tiến hành vụ thử hạt nhân hồi tháng 9, ông Abe đã hoàn toàn đồng ý với ông Trump về việc có lập trường cứng rắn chống lại Triều Tiên. Tại cuộc họp ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9, ông Trump đã ca ngợi ông Abe "làm việc rất tốt". Họ chỉ có khác biệt lớn trong quan điểm về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, thỏa thuận thương mại mà Mỹ đã rút khỏi ngay sau khi ông Trump lên nắm quyền.
Lịch trình công du châu Á của Tổng thống Trump. Đồ họa: Việt Chung (Click vào ảnh để xem chi tiết). |
Trong khi đó, trong 4 tháng đầu của chính quyền Trump, chính trường Hàn Quốc bị khuyết vị trí lãnh đạo cao nhất vì tổng thống Park Geun-hye bị luận tội. Kết quả là khi Triều Tiên bắn tên lửa và đe doạ, ông Trump thường bỏ qua Hàn Quốc và thay vào đó bàn bạc với Nhật Bản và Trung Quốc.
Kể từ khi đắc cử vào tháng 5, ông Moon đã gặp ông Trump vài lần và Nhà Trắng nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh an ninh với Hàn Quốc. Nhưng hai người không có mối quan hệ thân thiết giống như ông Trump và ông Abe.
Lãnh đạo Mỹ và Nhật là những người bảo thủ có lập trường cứng rắn về Triều Tiên, trong khi ông Moon là người theo quan điểm tự do, muốn đàm phán với Bình Nhưỡng và từng phản đối việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Hàn Quốc. Hồi tháng 9, ông Trump đã chỉ trích lập trường của Hàn Quốc trên Twitter, cho rằng nước này đang quá nhượng bộ.
"Phong cách lãnh đạo của ông Moon khá khác so với ông Trump", Govella nói: "Sự khác biệt trong mối quan hệ cá nhân dường như tương quan với sự khác biệt trong quan hệ ngoại giao".
Tổng thống Mỹ đã dọa sẽ xóa bỏ thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc, trong khi Nhật Bản không có thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ. Ahn Cheol-soo, người từng là đối thủ của ông Moon trong kỳ bầu cử cho rằng sự khác biệt về thời gian ông Trump ở Hàn Quốc so với Nhật là sự "mất mặt" cho Seoul.
Tuy nhiên, một số người nhấn mạnh đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên đến Hàn Quốc của một tổng thống Mỹ trong 25 năm. Ông Trump sẽ tham dự quốc yến ở Hàn Quốc chứ không phải tiệc chiêu đãi thông thường như ở Nhật. Ông sẽ thăm trại Humphreys, phía nam Seoul, căn cứ quân sự lớn nhất nước ở nước ngoài của Mỹ, nơi Hàn Quốc đóng góp hơn một nửa chi phí.
"Đây là chuyến thăm cấp nhà nước và chính phủ Hàn Quốc sẽ chỉ ra rằng Seoul là một đồng minh quan trọng", ông Cho Byung Jae, cựu cố vấn của ông Moon, nhận định.
Ông Trump cũng sẽ trở thành tổng thống đầu tiên của Mỹ trong 25 năm phát biểu tại quốc hội Hàn Quốc. Nhưng một số quan chức Hàn Quốc lo lắng về điều ông có thể nói.
"Thông thường, khi một tổng thống Mỹ đến phát biểu, họ sẽ trao đổi nội dung diễn thuyết với chính phủ Hàn Quốc", Lee Seong-hyon, một nhà nghiên cứu tại Học viện Sejong nói. "Người viết diễn văn cho ông Trump có thể đưa ra lời khuyên, nhưng ông Trump có thể sẽ không phát biểu giống như nội dung đã định".
Một số cuộc biểu tình phản đối ông Trump dự kiến diễn ra tại Seoul vì ông liên tục đe dọa có hành động quân sự chống lại Triều Tiên.
"Thành thực mà nói, ông Trump không được yêu thích ở Hàn Quốc", Han Jae-ho, một sinh viên Hàn 20 tuổi, nói. "Nhưng tôi hy vọng ông ấy sẽ thể hiện một mặt mới ở Hàn Quốc và tích cực thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp hơn với chúng tôi".
David Straub, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng các cuộc biểu tình lớn có thể gây trở ngại cho chính quyền ông Moon.
"Tôi nghĩ rằng các lãnh đạo Hàn Quốc hy vọng rất nhiều rằng sau khi kết thúc chuyến thăm, ông Trump sẽ cảm thấy Hàn Quốc là một đồng minh tốt và ông ấy phải thận trọng trong việc đe dọa chiến tranh chống lại Triều Tiên", Straub nhận xét. "Họ không muốn những điều như các cuộc biểu tình khiến ông ấy phật lòng".
Nhưng liệu sự khác biệt trong quan hệ cá nhân của ông Trump với lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc có tác động đến liên minh an ninh của Mỹ với họ hay không?
Chuyên gia Govella cho rằng rất khó để nói chính xác. "Trong chính phủ Mỹ, có sự nhất trí mạnh mẽ về tầm quan trọng của cả hai đồng minh đối với lợi ích chiến lược của Mỹ ở châu Á. Trong bối cảnh ông Trump đang tập trung vào vấn đề Triều Tiên, sự hợp tác của cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều rất cần thiết cho bất kỳ mục tiêu nào ông ấy hy vọng đạt được".