Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Sự thật cái chết của kỳ tài thiên văn học thế kỷ 16
Hai năm sau khi thi hài Tycho Brahe được khai quật tại ngôi mộ ở Prague, các phân tích hóa học cho thấy, nhà thiên văn học thế kỷ 16 này không phải chết do ngộ độc thủy ngân hay do bị ám sát như lời đồn, mà có thể tái khẳng định ông bị chết do vỡ bàng quang
Brahe sinh ra tại Đan Mạch vào năm 1546. Ông từng phục vụ các vị vua Đan Mạch với vai trò là nhà thiên văn học trước khi sang định cư tại Prague vào thời Hoàng đế La Mã Rudolph II.
Ông nổi tiếng là người có thể thực hiện các phép đo chính xác nhất về các ngôi sao và các hành tinh mà không có sự trợ giúp của kính viễn vọng, đồng thời ông có thể chứng minh sao chổi là vật thể trong không gian và không có trong bầu khí quyển của của trái đất. Trợ lý cho Brahe là nhà thiên văn học nổi tiếng người Đức Johannes Kepler.
Phân tích râu và răng Brahe cho thấy ông không chết do bị đầu độc thủy ngân (Ảnh: Livescience) |
Cách đây rất lâu người ta đã phát hiện, Brahe chết do nhiễm trùng bàng quang sau khi ông sử dụng phòng tắm hoàng gia vào tháng 10 năm 1601 và bị vỡ bàng quang. Để kỷ niệm 300 năm ngày sinh của Brahe, các nhà khoa học đã mở mộ ông vào năm 1901. Lần này cái chết của Brahe được tuyên bố là do nhiễm độc thủy ngân, làm rộ lên tin đồn nhà thiên văn học kỳ tài này đã bị đầu độc. Thậm chí một số người còn cáo buộc Kepler do ghen tị nên đã xuống tay với Brahe.
Tuy nhiên, các kết quả phân tích mới không thấy có bất kỳ một âm mưu ám sát nào đối với Brahe như vậy. Qua phân tích bước đầu về răng, kiểm tra xương và râu của Brahe nhà nghiên cứu Đan Mạch và Cộng hòa Séc cho biết nồng độ thủy ngân trong cơ thể của ông không đủ cao để làm Brahe tử vong.
Thậm chí qua kiểm tra râu còn tiết lộ hàm lượng thủy ngân còn giảm xuống mức thấp hơn bình thường trong những tuần dẫn đến cái kết của ông. “Trong thực tế, phân tích hóa học xương cho thấy, Tycho Brahe đã không được tiếp xúc với một lượng thủy ngân cao bất thường trong 5-10 năm cuối đời”, nhà nghiên cứu Kaare Lund Rasmussen, một giáo sư hóa học tại Đại học Nam Đan Mạch nói.
Điều đặc biệt, kiểm tra còn tiết lộ mũi giả làm bằng bạc nổi tiếng của Brahe thực sự được làm bằng đồng thau. Bằng chứng là những vết bẩn xanh xung quanh khu vực mũi xác chết của Brahe có chứa dấu vết đồng và kẽm. Qua kiểm tra mẫu xương nhỏ từ mũi cho thấy, mũi giả của Brahe không được làm bằng kim loại quý như trước đây đồn đoán, Jens Vellev, một nhà khảo cổ học tại Đại học Aarhus ở Đan Mạch cho biết. Hiện các nhà khoa học đã chụp CT hài cốt Brahe và hi vọng sẽ phục dựng lại hình ảnh của ông.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Sự thật cái chết của kỳ tài thiên văn học thế kỷ 16
Hai năm sau khi thi hài Tycho Brahe được khai quật tại ngôi mộ ở Prague, các phân tích hóa học cho thấy, nhà thiên văn học thế kỷ 16 này không phải chết do ngộ độc thủy ngân hay do bị ám sát như lời đồn, mà có thể tái khẳng định ông bị chết do vỡ bàng quang
Brahe sinh ra tại Đan Mạch vào năm 1546. Ông từng phục vụ các vị vua Đan Mạch với vai trò là nhà thiên văn học trước khi sang định cư tại Prague vào thời Hoàng đế La Mã Rudolph II.
Ông nổi tiếng là người có thể thực hiện các phép đo chính xác nhất về các ngôi sao và các hành tinh mà không có sự trợ giúp của kính viễn vọng, đồng thời ông có thể chứng minh sao chổi là vật thể trong không gian và không có trong bầu khí quyển của của trái đất. Trợ lý cho Brahe là nhà thiên văn học nổi tiếng người Đức Johannes Kepler.
Phân tích râu và răng Brahe cho thấy ông không chết do bị đầu độc thủy ngân (Ảnh: Livescience) |
Cách đây rất lâu người ta đã phát hiện, Brahe chết do nhiễm trùng bàng quang sau khi ông sử dụng phòng tắm hoàng gia vào tháng 10 năm 1601 và bị vỡ bàng quang. Để kỷ niệm 300 năm ngày sinh của Brahe, các nhà khoa học đã mở mộ ông vào năm 1901. Lần này cái chết của Brahe được tuyên bố là do nhiễm độc thủy ngân, làm rộ lên tin đồn nhà thiên văn học kỳ tài này đã bị đầu độc. Thậm chí một số người còn cáo buộc Kepler do ghen tị nên đã xuống tay với Brahe.
Tuy nhiên, các kết quả phân tích mới không thấy có bất kỳ một âm mưu ám sát nào đối với Brahe như vậy. Qua phân tích bước đầu về răng, kiểm tra xương và râu của Brahe nhà nghiên cứu Đan Mạch và Cộng hòa Séc cho biết nồng độ thủy ngân trong cơ thể của ông không đủ cao để làm Brahe tử vong.
Thậm chí qua kiểm tra râu còn tiết lộ hàm lượng thủy ngân còn giảm xuống mức thấp hơn bình thường trong những tuần dẫn đến cái kết của ông. “Trong thực tế, phân tích hóa học xương cho thấy, Tycho Brahe đã không được tiếp xúc với một lượng thủy ngân cao bất thường trong 5-10 năm cuối đời”, nhà nghiên cứu Kaare Lund Rasmussen, một giáo sư hóa học tại Đại học Nam Đan Mạch nói.
Điều đặc biệt, kiểm tra còn tiết lộ mũi giả làm bằng bạc nổi tiếng của Brahe thực sự được làm bằng đồng thau. Bằng chứng là những vết bẩn xanh xung quanh khu vực mũi xác chết của Brahe có chứa dấu vết đồng và kẽm. Qua kiểm tra mẫu xương nhỏ từ mũi cho thấy, mũi giả của Brahe không được làm bằng kim loại quý như trước đây đồn đoán, Jens Vellev, một nhà khảo cổ học tại Đại học Aarhus ở Đan Mạch cho biết. Hiện các nhà khoa học đã chụp CT hài cốt Brahe và hi vọng sẽ phục dựng lại hình ảnh của ông.