Nhân Vật

Sự thật về cái chết của thiếu tá Nguyễn Hiệp

Hàng năm, cứ đến khoảng tháng 4, tháng 5, tôi đều nhớ đến những kỷ niệm đau buồn trong cuộc đời đã qua của mình – Ngoài nỗi buồn đau thương nước mất nhà tan, một kỷ niệm buồn nữa đã in sâu trong tiềm thức tôi, mà tôi không bao giờ có thể quên được,

đó là cái chết của con “mãnh hổ đầu đàn” trong thập niên 1960 của TĐ 52/BĐQ, người mà tên tuổi đã gần như gắn liền với danh hiệu “Sấm Sét miền Đông”: Thiếu Tá Nguyễn Hiệp.

            Tôi là người mang nhiều cơ duyên với Thiếu Tá Hiệp – Lần đầu tiên khi ra trường được phục vụ tại TĐ 52, dưới sự chỉ huy của Anh – Và cũng lần cuối cùng chính tôi vuốt mắt tiễn Anh về bên kia thế giới, trong đơn lạnh, nghẹn ngào, tức tưởi tại khám Chí Hoà, sau ngày đen tối nhất của lịch sử Việt Nam, ngày 30-4-1975.

            Anh đã bị một kẻ vô danh tiểu tốt, thiếu ý thức, thiếu giáo dục và căn bản đạo đức, cho nên chỉ vì chút hiềm khích cá nhân, lợi dụng lúc anh đang tắm, xát xà bông đầy người, hắn đã dùng một độc chiêu của võ thuật Judo để hạ anh ngã đập đầu trên nền xi măng, bên miệng giếng, trong sân khám đường Chí Hoà, khoảng tháng 5-1975, khiến anh phải bỏ mạng – Tệ hại hơn nữa là trong khoảng thời gian Anh hấp hối 4, 5 tiếng đồng hồ, bọn cai tù VC, đã không đưa Anh đi cấp cứu, hay chữa trị cho Anh tại chỗ, mà chúng đã bỏ Anh nằm quằn quại, chịu đau đớn và rồi lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng, trong vòng tay của tôi, sự uất ức, căm hờn khiến Anh, dù đã tắt hơi, mà mắt vẫn mở trừng trừng trong ánh sáng mờ nhạt của phòng giam.

            CƠ DUYÊN GẶP GỠ:

            Lần đầu tôi gặp Anh là vào khoảng tháng 6-1968, sau khi mãn khóa 26 Trường Bộ Binh Thủ Đức – Tất cả các tân Sĩ Quan chọn binh chủng LLĐB, trong đó có tôi, đều được tự động đưa qua binh chủng BĐQ, vì LLĐB đã nhận đủ.  Vì yêu màu áo hoa rừng, thích phiêu lưu mạo hiểm, nên tôi đã chấp nhận gia nhập BĐQ – Vậy là khoá tôi gần 100 tân sĩ quan bổ sung cho BĐQ, chúng tôi được xe GMC đón về BCH ở Sàigòn, tại đây chúng tôi bốc thăm về các Liên Đoàn BĐQ trên 4 vùng chiến thuật – Tôi được nằm trong số 20 người về LĐ 3, vùng 3 Chiến Thuật – Vì nhu cầu chiến trường, chúng tôi được đưa ngay về BCH/LĐ3 ở Biên Hoà, lại một lần nữa bốc thăm về các Tiểu Đoàn của LĐ – Tôi và 4 người nữa bốc trúng thăm về TĐ 52/BĐQ, tôi còn nhớ tên các anh Quý, Nhung, Nam  (một người nữa tôi không nhớ vì anh chỉ ở TĐ vài tháng rồi chuyển về Không Quân) – Tiểu Đoàn cũng đang thiếu sĩ quan Trung Đội Trưởng, nên chúng tôi lại được xe Jeep của TĐ đưa ngay về tiền cứ của TĐ ở đồi Tân Phong, cách thị xã Xuân Lộc, Long Khánh khoảng hơn 5 cây số, tại đây, TĐ đang tăng phái cho Sư Đoàn 10/BB (tiền thân SĐ 18/BB) để hành quân trong vùng Rừng Lá. Tại BCH/TĐ, trên đỉnh đồi Tân Phong, trong phòng thuyết trìrnh của BCH/TĐ, chúng tôi hồi hộp ngồi chờ Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng về để phân phối chúng tôi đi các Đại Đội. Trong khi chờ đợi, chúng tôi được tiếp đón bởi một vị Thiếu úy, tự giới thiệu tốt nghiệp khóa 22 Đà Lạt, tên Nguyễn Ngọc Khoan. Anh cũng mới về TĐ độ hơn 3 tháng, hiện là Phụ tá Ban 3. Anh giới thiệu sơ qua cho chúng tôi biết về đơn vị và các cấp chỉ huy của TĐ và ĐĐ như sau:

        – Tiểu Đoàn Trưởng               Thiếu Tá   Nguyễn Hiệp
        – Tiểu Đoàn Phó                     Đại úy       Nguyễn Công Thông
        – Đại Đội Trưởng ĐĐ 1           Đại úy       Nguyễn Văn Niên
        – Đại Đội Trưởng ĐĐ 2           Đại úy       Hồng Khắc Trân
        – Đại Đội Trưởng ĐĐ 3           Đại úy       Nguyễn Ngọc Quang
        – Đại Đội Trưởng ĐĐ 4           Đại úy       Trần Thanh Thuận

            Anh còn cho biết thêm, sau khi hành quân xong, toàn bộ TĐ sẽ trở về đóng quân tại đây và tiền cứ các ĐĐ cũng đóng trên các đồi nhỏ trong đồi này.

            Khoảng xế chiều, Thiếu Tá Hiệp họp trên Sư đoàn trở về. Ông vui vẻ bắt tay chúng tôi với lời chào đón thân tình, nhưng nét mặt ông rất nghiêm nghị, ông chỉ định tôi về ĐĐ 4, Ch/u Nhung về ĐĐ 1, Ch/u Nam về ĐĐ 2, Ch/u Quý về ĐĐ 3, còn một người cao lớn, bự con, ở lại làm việc tại BCH/TĐ, thuộc Ban 2, ngày ngày ngồi xe Kiểm Soát BĐQ, tuần tiễu ngoài thị xã Xuân Lộc, kiểm soát các quân nhân thuộc TĐ, tránh phiền hà cho dân chúng và đơn vị bạn.

Thiếu tá Nguyễn Hiệp

            Tôi được đưa về ĐĐ4 ngay.  Đại úy Thuận chỉ định tôi làm Trung đội trưởng Trung đội 1. Trung đội phó là một Thượng sĩ và 3 Tiểu đội trưởng là ba Trung sĩ, tất cả 4 Hạ sĩ quan này đều lớn tuổi, rất dày dạn gió sương và đầy kinh nghiệm chiến trường. Trung đội khoảng trên dưới 25 người, đa số là lớp lính cũ, thâm niên tác chiến, rất ít tân binh, mới nhất chỉ có tôi là tân trung đội trưởng của họ mà thôi.  Đặc điểm của TĐ này là thuộc cấp không bao giờ gọi cấp bậc Chuẩn úy, mà họ toàn gọi là Thiếu úy. Tôi có thắc mắc, họ giải thích chung chung là Thiếu úy dễ gọi hơn, vả lại họ đã quen từ xưa rồi,

           Thiếu úy? Ráng chịu vậy.

            Chẳng hiểu hên hay xui, tôi về Trung đội 1 là Trung đội cứng nhất của ĐĐ, nên khi hành quân, TĐ luôn đi đầu, nhất là thời gian này, Tiểu đoàn đang tăng phái cho Sư đoàn 10/BB.

           Tiểu đoàn luôn được tung vào hành quân vùng Rừng Lá, Võ Su, Võ Đắc, cánh quân Đại Đội 4 luôn luôn do Trung đội 1 chúng tôi làm mũi nhọn xung kích và thường được ĐĐ cho hành quân đơn lẻ, ở lại phục kích đêm trong vùng hành quân.

            Cứ thế, trong suốt thời gian tăng phái, cả Tiểu đoàn hành quân liên miên, hết hành quân lại ứng chiến 100% ở sân bay, để chờ đổ quân tiếp viện. Tiểu đoàn chúng tôi đã hành quân khắp các địa danh nổi tiếng vùng Long Khánh như núi Chứa Chan, La Ngà, Định Quán, Rừng Lá, Võ Su, Võ Đắc v.. v… Sau khi hành quân vùng La Ngà, hơn nửa Tiểu đoàn bị sốt rét nặng, hàng ngày đều có binh sĩ tử vong vì bịnh sốt rét, nên toàn bộ TĐ được rút về bãi biển Hàm Tân để nghỉ dưỡng quân và trị bệnh sốt rét. Trong số sĩ quan bị sốt rét, có cả tôi, do đó trung đội tôi hoàn toàn được nghỉ ngơi tại bãi biển này một cách thoải mái trong suốt 3 tuần lễ Tiểu đoàn đóng quân tại đây.

            Sau khi dưỡng quân, tái bổ sung và trang bị, toàn thể Tiểu đoàn được bốc bằng trực thăng Chinook đổ vào căn cứ  Sóc Con Trăng thay thế cho Tiểu đoàn 36/BĐQ. Trong khu vực trách nhiệm của ĐĐ 4, Trung đội 1 của tôi đã được Đại Đội Trưởng chiếu cố nhiều nhất, Trung đội đã được tung ra mỗi ngày một xa căn cứ hơn – Mỗi lần chạm địch đều gặt hái kết quả, mà tổn thất về mình không đáng kể, nên tôi được tiếng là không sát quân. Tuy nhiên Thiếu Tá Hiệp là một vị chỉ huy rất kỹ, ông không cho bung quân quá xa mà phải luôn luôn trong tầm kiểm soát, yểm trợ của pháo binh 105 ly và trên trời luôn có L.19 hoặc trực thăng chỉ huy bao vùng, để sẵn sàng yểm trợ khi có chạm địch mạnh.

            Tôi còn nhớ rõ một buổi trưa nắng đẹp, Thiếu Tá Hiệp bay trên trực thăng chỉ huy kiểm soát các ĐĐ trực thuộc. Khoảng cuối tháng 12-1968 – Các ĐĐ tung các Trung đội hành quân lục soát sâu vào trong rừng, quanh căn cứ độ khoảng 1 tới 3 cây số từ sáng sớm và cho đến giờ này, trên vùng căn cứ các Trung đội đã phải tiến chiếm và lục soát các mục tiêu sâu ở trong rừng rồi, do đó khi Tiểu đoàn trưởng trên trực thăng, muốn kiểm soát cánh quân phía dưới, chỉ cần lệnh cho họ ném khói màu là biết các trung đội phía dưới có thi hành đúng lệnh hành quân hay không.

            Sau chuyến bay kiểm soát này, tôi đã được ông khen ngợi là có tinh thần trách nhiệm, thi hành lệnh nghiêm chỉnh, nên đã đạt nhiều thành tích cho ĐĐ. Ngược lại, ông đã phạt nặng Chuẩn úy Nhung của ĐĐ 1, vì anh đã nằm một chỗ mà báo cáo chứ không cho Trung đội tiến lên. Ông đưa anh ra toà án quân sự với tội danh cãi lệnh thượng cấp tại mặt trận, nên anh này đã bị giáng cấp và thuyên chuyển khỏi Tiểu đoàn. Riêng tôi, đây chính là cơ duyên đã đưa tôi đến gần ông hơn, qua chuyến bay kiểm soát hành quân này của ông.

            Đó là do nhu cầu, vì Tiểu đoàn tăng phái cho Lữ đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ, Tiểu đoàn cần một sĩ quan có khả năng thông thạo Anh ngữ. Qua phần lý lịch của tôi, ông đã duyệt qua, tôi đã có bằng Anh ngữ, đã làm cho sở Mỹ 4 năm trước khi nhập ngũ, nên ông ra lệnh rút tôi về nhận nhiệm vụ khác.

            Tôi vào trình diện Thiếu Tá Hiệp ngay chiều hôm đó. Ông vui vẻ, thân thiện bắt tay tôi, nhưng nét mặt rất nghiêm nghị, ông nói: “Moa rất thích những sĩ quan trẻ làm việc có trách nhiệm cao như toa” – Ông lệnh cho tôi làm việc ở Bộ chỉ huy Tiểu đoàn và sáng sớm hôm sau, ông sẽ đưa tôi ra căn cứ Tống Lê Chân bằng trực thăng.  Ở đây, tôi sẽ là sĩ quan chỉ huy tiền trạm của TĐ, vừa là Sĩ quan liên lạc của TĐ bên cạnh tiền cứ của Lữ đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ có trách nhiệm đại diện TĐ nhận lãnh tiếp liệu, nhu yếu phẩm cho TĐ, do Lữ đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ cung cấp.

            Trong thời gian làm việc ở Tống Lê Chân, tôi thi hành nhiệm vụ một cách nghiêm chỉnh và đạt kết quả tốt cho Tiểu đoàn, vì với sự ngoại giao khéo léo của tôi, nguồn tiếp tế cho TĐ luôn được đầy đủ, còn có phần dư thừa để dự trữ cho TĐ – Tôi cũng còn linh động dùng những phần ăn do Quân đội Mỹ cung cấp, đổi lấy thực phẩm tươi cho TĐ, vì thế anh em binh sĩ không cảm thấy khó chịu khi trú đóng lâu dài ở căn cứ trong rừng sâu.

            Sau gần 2 tháng đảm trách nhiệm vụ này, Thiếu Tá Hiệp gọi tôi vào trình diện, ông giao cho tôi nhiệm vụ khác, đó là phụ tá Ban 3, làm việc cùng Đại úy Niên, tân Tiểu đoàn phó, bên BCH nhẹ, còn Đại úy Trân là Trưởng Ban 3 của tôi làm việc bên BCH Tiểu đoàn.

            Kể từ ngày đó, tôi chính thức làm nhiệm vụ của một sĩ quan phụ tá Ban 3, tôi luôn túc trực trong phòng hành quân, để theo dõi diễn tiến của các cánh quân, để cung cấp, yểm trợ phi pháo theo yêu cầu khi cần.

            Qua đầu tháng 1-1969, Tiểu đoàn được điều động về hành quân bảo vệ ven đô Sàigòn, TĐ vẫn hành quân phối hợp với Lữ đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ. Tiểu đoàn được trách nhiệm 2 vùng  – BCH Tiểu đoàn và 2 ĐĐ trách nhiệm vùng xa lộ Biên Hoà – Sàigòn, từ phía Đông xi măng Hà Tiên chạy dài xuống ngã ba Cát Lái, BCH/TĐ đóng tại bên này cầu xa lộ – BCH nhẹ do Đại úy Niên chỉ huy cùng 2 ĐĐ chịu trách nhiệm vùng Bình Triệu, dọc theo đường trong đi Thủ Đức, tới cầu Bình Lợi về hướng Bắc.

            Thời gian này, Thiếu Tá Hiệp được thuyên chuyển về phục vụ ngành Cảnh Sát Quốc Gia. Trước khi rời TĐ, ông cho tôi biết là ông đã đề cử tôi đi học khóa Tác chiến trong rừng bên Mã Lai, vào tháng 10-1969. Tôi còn nhớ rõ câu nói của ông khi gặp tôi: “Moa đề cử toa vì moa tin tưởng với khả năng Anh ngữ của toa, sẽ không làm mất mặt binh chủng BĐQ của mình khi du học bên Mã Lai, vả lại với sự lanh lẹ, tháo vát, cộng với tinh thần trách nhiệm cao, toa rất xứng đáng được moa đề cử đi học khóa này”.

            Câu nói này đã làm tôi nhớ mãi trong đời và cũng chính câu nói tin tưởng khích lệ đó.  Tôi đã không hổ danh là một BĐQ khi đi du học khóa 52 Tác Chiến trong rừng ở Mã Lai, vì chính tôi lại được chọn làm sĩ quan thông dịch trừ bị cho khóa, mỗi khi sĩ quan thông dịch bịnh hay vắng mặt.  Trong khi thi hành toán thực tập hành quân, do tôi làm trưởng toán, chúng tôi đều dẫn đầu lớp về thực tập hành quân. Điều này đã mang lại kết quả vẻ vang, đại diện cho binh chủng du học nước ngoài – BCH/BĐQ Trung Ương đã được thông báo kết quả cụ thể này của Tổng Cục Quân Huấn/Bộ TTM, khi chúng tôi mãn khóa trở về đơn vị.

            Tháng 12-1969, tôi du học Mã Lai trở về trình diện Liên Đoàn thì được Trung Tá Liên Đoàn Trưởng giữ lại làm việc tại BCH/LĐ, với chức vụ phụ tá Ban 3, đặc trách sĩ quan Không trợ Liên đoàn. Trưởng Ban 3 là Thiếu Tá Ngô Văn Mai, Liên đoàn trưởng là Trung Tá Phạm Văn Phúc – Hiện LĐ đang đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, với nhiệm vụ phối hợp hành quân cùng Lữ Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ – Có lẽ vì vậy mà Thiếu Tá Mai rất cần một phụ tá như tôi, mỗi khi giao dịch hay hành quân chung với đơn vị bạn, nên xin với Trung Tá LĐT cho tôi về làm việc với ông chăng. Tôi phục vụ tại BCH/Liên Đoàn với nhiệm vụ một sĩ quan tham mưu hành quân, qua hai thời Liên Đoàn Trưởng là Đại Tá Phạm Văn Phúc và Đại Tá Nguyễn Văn Biết – Tôi đã cùng Liên Đoàn tham dự tất cả các cuộc hành quân lớn nhỏ, trong nội địa, cũng như ngoại biên, cho đến ngày đơn vị hoàn toàn tan rã 30-4-1975, ngày đau thương nhất của Quân Lực VNCH, mà mỗi quân nhân chúng ta không bao giờ quên được .

            TÁI NGỘ TRONG NGHIỆT NGÃ:

            Sau ngày 30-4-1975, miền Nam bị VC chiếm đóng, chúng ra thông báo cho các sĩ quan cấp Tướng, Tá trình diện đi “học tập cải tạo” trong tháng 5, sĩ quan cấp úy trình diện trong tháng 6. Trong khoảng thời gian chờ đợi đi trình diện, tôi thường hay lên thăm anh Biết ở Thủ Đức. Chúng tôi thường đàm luận về tình hình, tiên đoán tương lai, số phận của chính mình và tự hỏi không biết cuộc đời sẽ ra sao, có thể chung sống với bọn họ được hay không – Sẽ được yên lành trong nghèo đói, hay sẽ bị khó dễ đủ điều, thậm chí còn có thể bị thủ tiêu nữa – Chẳng có câu giải đáp nào thoả đáng, buồn quá, chúng tôi chỉ biết uống rượu giải sầu – Nhưng rồi càng uống càng buồn, nhất là anh Biết, thường nhắc với tôi đến những anh em đồng đội, thuộc cấp bị kẹt lại ngoài Phan Rang, mà không biết số phận ra sao như Đại úy Tài, Bác sĩ Đức của BCH/Liên Đoàn, Thiếu Tá Minh, thiếu Tá Tú Tiểu đoàn Trưởng và các Hạ sĩ quan ông từng biết tên, nhớ mặt. Ông nhắc đến từng người với nét mặt lo buồn, thương tiếc.

            Đến ngày sĩ quan cấp Tá đi trình diện, chị Biết có nói với anh Biết nhờ tôi dùng xe Honda của nhà, chở anh về Sàigòn trình diện, xong rồi đem xe về nhà giúp chị, đồng thời cho chị biết tin tức cuả anh luôn thể. Tối đó, tôi ngủ tại nhà anh Biết để sáng hôm sau đưa anh về Sàigòn trình diện như chị dự định – Khi anh Biết trình diện và được họ tiếp nhận, tôi đem xe về Thủ Đức trả lại cho gia đình anh Biết và để thông báo tin tức cho chị – Nhưng khi vừa dừng xe trước nhà anh, thình lình có một toán du kích địa phương, khoảng 10 tên, chỉ huy bởi một tên mặc đồ bộ đội, hắn dùng K.54 chĩa vào đầu tôi, các tên kia cầm AK.47 bao quanh tôi với vẻ mặt rất nghiêm trọng và đầy sát khí. Chúng bắt tôi dắt xe theo chúng, tôi phải dắt xe đi bộ đến quận Thủ Đức, đến nơi, chúng dắt xe đi mất, còn tên mang K.54 bảo tôi theo hắn vào phòng làm việc. Tôi còn nhớ rõ trên đường đi bộ đến quận, lâu lâu liếc lại phía sau, tôi bắt gặp cô Hồng, em vợ anh Biết, đã âm thầm theo dõi xem chúng dẫn tôi đi đâu. Khi tôi đưọc dẫn vào quận Thủ Đức thì không thấy cô nữa, tôi đoán có lẽ cô trở về cho chị Biết hay tin.

            Trong một căn phòng của quận Thủ Đức, tôi bị một tên mặc thường phục, giọng người Nam hỏi cung tôi – Tôi nghĩ tên này là một tên cán bộ nằm vùng ở đây lâu lắm rồi, nay ra mặt để nhận diện và bắt tất cả các sĩ  quan trong vùng chưa kịp đi trình diện.

            Đầu tiên hắn hỏi tôi dồn dập:

            – Là sĩ quan cấp Tá sao anh không đi trình diện để “học tập”? – Anh đưa Đại Tá Biết đi đâu? – Anh đưa anh ta đi dấu ở đâu? – Trở về nhà anh ta làm gì?

            Không hiểu sao lúc này tôi lại bình tĩnh lạ thường và từ tốn trả lời hắn:

            – Tôi là sĩ quan cấp Úy, không phải cấp Tá – Tôi chở anh Biết về Sàigòn trình diện đi “học tập” rồi. Còn tôi đem xe về nhà để trả cho chị ấy, có vậy thôi!

            Hắn không chịu, nhất định kết tội tôi là sĩ quan cấp Tá, trốn trình diện, với lập luận rất ư khôi hài của hắn. Tôi ghi ra đây để quý vị thấy sự tuyên truyền nhồi sọ của bọn lãnh đạo cũng như sự ngu xuẩn của tầng lớp cán bộ Việt cộng:

            – Anh nói là sĩ quan cấp Úy, tôi không tin, vì quân đội “Nguỵ”, sĩ quan cấp Tá không chơi với sĩ quan cấp Úy. Chúng tôi biết anh rất thân thiết với anh Biết, vì từ trước “giải phóng”, đến sau này, chúng tôi đã theo dõi chặt chẽ nhà anh Biết, nên thấy anh thường xuyên ra vào gia đình này . Anh không phải sĩ quan cấp Tá, sao lại ra vào thân thiết, dễ dàng  như vậy?

            Tôi nghĩ ngay, bọn chúng đã để ý theo dõi nhà anh Biết từ lâu và có lẽ chúng cũng biết tôi chỉ là cấp Úy, nhưng cố tình bắt tôi để nuốt chiếc xe Honda của anh chị Biết, vì cho dù tôi có đưa giấy tờ xe ra, thì giấy đó cũng không phải tên tôi. Thời điểm đó không có một chút gì được gọi là luật lệ cả.

            Hắn bắt tôi ký vào biên bản nhận tội – Tôi nhất định không ký. Sau cùng tên thẩm vấn nói:

            – Anh ngoan cố, không nhận tội, tôi tạm giữ anh lại đây để điều tra, để biết rhêm đồng phạm của anh.

            – Tôi đã nói, tôi chỉ là sĩ quan cấp Úy, chưa đến ngày trình diện, sao các anh bắt tôi, hãy thả tôi về, tới ngày trình diện sĩ quan cấp Úy, tôi sẽ đi trình diện.

            – Các anh coi thường chúng tôi quá, “cách mạng” chúng tôi biết hết mọi điều các anh làm. Đoán biết mọi điều các anh đang nghĩ và tính toán, chúng tôi còn biết một số các anh tính trốn “trình diện học tập”, để sau này kết bè, kết đảng chống phá “cách mạng” chứ gì.

             – Các anh có bằng chứng gì cụ thể chứng minh, nếu không, xin anh thả tôi về.

             – Tôi tạm giữ anh lại đây để cấp trên điều tra và sẽ cho anh về khi chúng tôi có bằng chứng cụ thể. Nói xong, hắn bảo mấy tên du kích dẫn tôi về phòng tạm giam.

            Nơi tạm giam là một căn phòng mà cửa sắt bít kín hết, chỉ có một cửa sổ nhỏ bằng lưới độ 2 tấc vuông, trong phòng chỉ có 1 bóng đèn yếu ớt, ánh sáng mờ mờ, mới bị đẩy vào, tôi chưa nhìn được chung quanh và nhận định ra vị trí căn phòng – Buồn chán, tôi ngồi phệt xuống ngay tại chỗ, nhắm mắt lại định thần.

            Suốt chiều đó, chúng dẫn tôi lên hỏi cung mấy lần nữa, nhưng tôi đều cương quyết không nhận tội, sau cùng tên cán bộ tuyên bố:

            – Chúng tôi chính thức bắt giữ anh, tạm giam anh ở đây. Tôi cũng cho anh biết, ngoài anh ra, chúng tôi đã bắt nhiều tên sĩ quan ngoan cố như anh, bọn họ cũng là sĩ quan cấp Tá mà không chịu đi trình diện học tập, các anh đã bỏ mất cơ hội để trở thành công dân chân chính của chế độ mới rồi đó.

            Câu nói của tên cán bộ VC đúng một phần trên, đó là chúng đã bắt giam nhiều người rồi, vì trong căn phòng giam nhỏ xíu này, đã có hơn 40 người, chỉ đủ chỗ ngồi sát vào nhau. Tối hôm đó, chúng tôi nhịn đói nằm trong phòng giam vì tôi hỏi những người chung quanh đều bị bắt vào buổi sáng, mà đến giờ đó chưa có gì ăn cả – Sự lo lắng, mệt mỏi, sợ hãi đã làm mọi người quên cả đói, hoặc có nhớ đến, cũng không dám kêu, vì không biết chúng sẽ đối xử với mình như thế nào!

            Sáng sớm hôm sau, chúng lại dắt tôi ra phòng làm việc, tên cán bộ hỏi cung tôi chiều qua cho biết, hắn sẽ giải tôi lên cấp cao hơn ở Sàigòn giải quyết  Ngoài sân đã đậu sẵn một xe GMC, trên xe có khoảng 10 người, mặt mũi người nào cũng xanh xao, u sầu. Tên du kích gác trên xe kéo tôi lên, tôi vừa ngồi xuống thì chúng dẫn thêm một người nữa ra xe. Tôi nhìn anh, rất đỗi ngạc nhiên, lòng còn đang bàng hoàng, không thể ngờ được lại chính là anh – Vẻ mặt bơ phờ như mất ngủ, dáng đi khập khễnh, khó khăn – Ôi! gặp anh trong tình huống nghiệt ngã này thật bất nhẫn, tôi than “trời” nho nhỏ, rồi lầm thầm gọi tên anh, trong khi tên du kích đang kéo anh lên xe một cách khó khăn, phải có một tên dưới đất đẩy phụ anh mới lên được.

       Phải! người khiến tôi kinh ngạc khi gặp, vừa được đẩy lên xe chính là anh Nguyễn Hiệp, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ52/BĐQ anh dũng ngày nào, vị TĐT đầu tiên của tôi, đã dẫn dắt, chỉ bảo cho tôi từ những ngày đầu tiên khi mới ra trường.

            Tôi e dè vừa nhìn chừng tên du kích, vừa hỏi nhỏ anh, sao anh lại ở đây? – Anh cho biết là anh bị chúng đến nhà bắt đi, với kiểu lừa đảo rất lịch sự là “mời đến cơ quan dể làm việc”, chỉ sau giờ ấn định ngày đầu cho sĩ quan cấp Tá “trình diện học tập”. Tại quận, anh cũng bị chúng khép vào tội sĩ quan cấp Tá không chịu đi Trình diện, chúng giữ anh từ trưa qua, mặc dầu anh đã cho chúng biết anh đã giải ngũ vì bị thương tật, nhưng chúng vẫn không tin, vẫn giữ anh lại đến sáng nay giải về Sàigòn luôn.

            Sau khi nói chuyện với anh xong, chúng tôi quay qua các người khác hỏi thăm, thì được biết, họ cũng là sĩ quan, bị các chốt kiểm soát chặn bắt giải về Thủ Đức và cũng bị khép vào tội như chúng tôi vậy.

            Xe đến Sàigòn và chạy thẳng vào khám Chí Hoà. Chúng tôi bị đưa lên lầu 3, dẫy AH, phòng số 1 với lời tuyên bố là chúng tôi bị tạm giam ở đây, để điều tra lý lịch, tên cán bộ cho chúng tôi vào phòng, khóa cửa lại rồi lặng lẽ bỏ đi, lúc đó độ hơn 10 giờ sáng.

            Phòng giam ở Chí Hoà tương đối thoáng hơn ở Thủ Đức, trong phòng đã có sãn một số người, cộng chung toán chúng tôi nữa là vào khoảng 35 người, hỏi ra được biết gồm đủ mọi thành phần, Quân đội, Hành chánh, Sĩ quan, Hạ sĩ quan v..v.. đủ cả.

            Tới trưa, một tên cán bộ cùng hai tên hộ vệ vào phòng tôi. Tên cán bộ chỉ định tôi làm trưởng phòng, hắn bảo tôi ngày hai bữa ăn, trưa và chiều, cắt cử 3 người cùng tôi đi theo một bộ đội, xuống nhà bếp lãnh cơm và thức ăn về cho phòng. Chúng tôi được phát cà mên, ca uống nước, đũa, muỗng để ăn cơm, đồng thời hắn đưa cho tôi một cây viết, một tờ giấy, bảo tôi lập danh sách, theo thứ tự chỗ chiếu nằm trong phòng của từng người và nộp lại cho hắn khi lãnh cơm. Vì  làm công việc này, tôi mới biết trong phòng có một bác sĩ và một nhà tu, anh này khai  là tuyên úy Phật giáo, còn rất trẻ, đầu không cạo trọc mà chỉ húi cua thôi. Tôi còn nhớ rõ vị bác sĩ tên là Điền, ông là bác sĩ giải phẫu tài danh của bệnh viện dã chiến Cần Thơ, trên đường từ Cần Thơ về Sàigòn thì bị chốt chặn bắt giữ – Sau này, bác sĩ  Điền cũng bị chuyển ra Bắc với tôi và cùng ở chung trại Vĩnh Quang. Riêng với anh thanh niên trẻ, người xưng là tuyên úy Phật giáo, là đồ đệ của thày Thích Tâm Giác, tên anh này tôi đã hoàn toàn quên hẳn. Tôi cố, cố lắm, nhưng không tài nào nhớ nổi, mặc dù nhắc đến cái chết của anh Hiệp. Anh này đúng là thủ phạm, là vai chính trong câu chuyện, đáng lẽ phải vạch rõ tên tuổi anh ta ra mới hợp lý chứ – Vậy mà bao nhiêu lâu nay, tôi vẫn không nhớ ra được!

            Ngày hai lần, tôi được đi lãnh cơm cho anh em, anh Hiệp dặn tôi chịu khó dò la tin tức xem có gì đáng “phấn khởi” không, nhưng hoàn toàn thất vọng, bọn chúng cũng chẳng biết gì. Có lần tôi làm bộ ngây thơ hỏi một tên cán bộ: “không biết chúng tôi đã được cấp trên điều tra cứu xét chưa? chừng nào thả chúng tôi về, để đi “trình diện học tập” – Hắn lạnh lùng trả lời tôi: “Còn cứu xét điều tra gì nữa, các anh ở đây sẽ được đưa đi học tập hết mà, đừng lo – Khi nào học tập tốt xong thì được đảng và nhà nước cho về thôi” – Tôi cho anh Hiệp biết điều này, anh yên tâm chờ mà không nôn nóng nữa, có điều anh phàn nàn: “bọn mình đi mà gia đình không biết thì tội nghiệp cho vợ con mình quá !”

            Thỉnh thoảng tôi cũng đưa về cho anh một vài tin “vui”. Lần thứ nhất tôi gặp anh Hồ Văn Hoà, Tiểu Đoàn Trưởng 35/BĐQ thời Mậu Thân, với những trận đánh oai hùng vùng Chợ Lớn, đẩy lui địch ra khỏi thủ đô Sàigòn. Anh Hoà ở phòng số 3, cùng dãy AH với tôi và anh Hiệp. Lần thứ hai, tôi gặp ở cầu thang, một người lớn tuổi, râu tóc dài lùm xùm, như những người bị lạc vào hoang đảo lâu ngày, tướng đi ông khòm khòm, tay xách sô nước nhỏ, nhưng có vẻ khó khăn, khi đụng mặt, tôi nhận ra ông ngay: Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, vị CHT cuối cùng của BĐQ – Tôi buột miệng gọi ông nho nhỏ: “Thiếu tướng!” Ông chỉ lặng lẽ nhìn tôi, rồi âm thầm đi lên lầu.  Trong phòng tôi có anh Hiệp, phòng anh Hoà có anh Nhiệm, vậy là có 4 sĩ quan BĐQ, hạ sĩ quan BĐQ cả hai phòng có khoảng 5 người, phòng tôi có 1 Trung sĩ nhất và 1 Thượng sĩ mà tôi còn nhớ tên là Xuân, những người này khi gặp lại chúng tôi trong hoàn cảnh tang thương. Tuy không còn gì cả, nhưng họ vẫn giữ lễ, kẻ trên người dưới, lúc nào cũng nể vì chúng tôi, điều này làm anh em chúng tôi cảm thấy an ủi rất nhiều.

            Vào một buổi sáng trời nắng đẹp, tên cai ngục dãy AH vào phòng giam bảo tôi cắt cử 10 người ra nhổ cỏ ngoài sân quanh khám, một lát hắn sẽ tới dắt đi . Tôi cắt 10 người, trong đó có anh thanh niên tuyên úy Phật giáo, thượng sĩ Xuân v?v.. Trước khi tên cai tù đến nhận người độ vài phút, anh Hiệp ngỏ ý với tôi anh muốn đi ra ngoài hít thở cho khoẻ, đồng thời đi lại ngoài trời cho đỡ tù túng, chiều ý anh, tôi nói Bác sĩ  Điền ở lại để anh đi thay .

            Khi tên cai tù lên nhận người dẫn đi, đếm qua đếm lại thấy thiếu 1 người, tôi đang quay qua quay lại để tìm thì anh thanh niên tuyên úy từ trong phòng vệ sinh chạy ra – Kiểm điểm đủ người, tên cai tù dắt họ đi, tôi đứng ở cửa phòng, còn nghe tiếng anh Hiệp lầu bầu chửi đổng: “Đ.M.”gì đó – Đây là câu chửi đổng tôi thường nghe anh phát ra mỗi sáng sớm, lúc đó chưa ai thức giấc, tên thanh niên này đã dậy tập võ, đấm, đá gió, nhẩy thình thịch trong phòng, làm khó chịu mọi người, nhưng không ai nói gì, mà chỉ có anh Hiệp thấy chướng quá, hay chứi đổng nho nhỏ đủ tôi nghe: “Đ.M., mới sáng sớm đã đấm với đá, không cho ai ngủ”. Tôi không ngờ tên thanh niên cũng nghe được và để bụng thù anh, tuy vậy hắn không nói năng gì, mà cứ thản nhiên tập võ, nhảy nhót mỗi sáng sớm. Hắn còn cố tình gây tiếng động, có ý như trêu tức anh Hiệp nữa.

            Khi tên cai tù nhận người dắt đi, hắn bảo tôi khỏi đi, ở lại coi phòng và anh em còn lại, đến 4 giờ chiều hắn sẽ đem người lên trả tại phòng cho tôi. Sau 4 giờ chiều, khi anh em trong cả dãy phòng đang ồn ào, lên xuống xách nước từ dưới lên lầu, thình lình tôi nghe có tiếng la lớn ở dưới sân vọng lên: “có đánh lộn!” – Rồi tiếng anh Hoà đứng ở đầu cầu thang hét vọng lên: “Khuê ơi ! tụi nó đánh thằng Hiệp kìa!” Nghe vậy, tôi tức tốc chạy xuống, đã thấy anh Hoà ẵm anh Hiệp trên hai tay, anh Hiệp lúc này hai mắt nhắm nghiền, tay xuội lơ, máu chảy ra khoé miệng – Đúng lúc đó, tên cai tù dãy tôi cũng chạy xuống – Anh Hoà báo cho hắn biết anh Hiệp bị đánh bất tỉnh, tên cai tù hỏi ai đánh, lúc đó tên thanh niên tuyên úy đang chạy lên, phía sau anh em dưới sân la hét đuổi theo, dẫn đầu là Xuân, Xuân chỉ ngay hắn nói: “Nó đó, nó đánh anh Hiệp đó” – Tên cai tù không nói không rằng, sấn tới chặn tên thanh niên lại, đá hắn một cái thật mạnh, hắn bị mất thăng bằng, lộn té xuống, lăn long lóc theo bậc thang – Cứ thế, tên cai tù đi theo xuống, tiếp tục đá hắn lăn xuống từng trệt, xuống đến đó, ba, bốn tên khác nhảy vào đánh hắn một trận đòn ác liệt, sau đó dẫn hắn đi biệt giam luôn. Sau này, chúng tôi không hề gặp lại hắn ở đâu nữa cả .

            Phần anh Hiệp, tên cai tù trở lên phòng bảo tôi cứ để anh Hiệp nằm trong phòng, chờ tới sáng hôm sau, sẽ có y sĩ lại khám cho anh – Nói xong, hắn bỏ đi, tên cai khác đến bảo tôi cho người đi lãnh cơm – Tôi cắt Xuân và ba người nữa đi, còn tôi ở lại phòng theo dõi tình trạng của anh Hiệp – Anh Hiệp vẫn nằm bất động, mắt nhắm nghiền, hơi thở thoi thóp, bác sĩ Điền bắt  mạch cho anh, nói rằng mạch anh rất yếu, ông lật đầu anh qua lại để khám vì dưới thân thể không thấy có xây xát gì, bác sĩ  Điền nói có lẽ đầu bị đập mạnh xuống sàn xi măng, nên bị bất tỉnh.

            Khi anh Xuân lãnh cơm về, tôi mới được anh kể rõ diễn tiến câu chuyện như sau – Làm cỏ xong, anh em được tập trung đi tắm ở giếng nước giữa sân dưới tầng trệt, trước khi về phòng – Tại giếng nước, Xuân đứng cách anh Hiệp không xa, trong khi mọi người đang chà xà bông từ đầu đến chân, anh Hiệp cũng vậy, mặt mũi đầy xà bông, đang chà rửa, Xuân nghe tên thanh niên tuyên úy đứng sát anh Hiệp hỏi anh một câu mà Xuân cũng nghe: “Đ.M. hoài, rồi bây giờ đánh không?” Hắn vừa nói vừa nhấc bổng anh Hiệp lên, quăng qua đầu hắn theo một thế nhu đạo độc hiểm – Anh Hiệp ngã vật xuống nền xi măng gần giếng nước, rồi nằm bất động từ đó – Khi ấy mọi người đều la lên: “có đánh lộn”, tên thanh niên bỏ chạy, nhưng hắn chạy vòng vòng, đi đâu cũng bị anh em la và rượt đuổi, dẫn đầu là Xuân, nên hắn hoảng hốt chạy thẳng lên lầu 3 – Không ngờ hắn lại gặp tên cai tù đang đi xuống, nên mới bị đá văng xuống và bị đòn hội đồng trước khi bị biệt giam.

            Anh Hiệp vẫn nằm mê man, bất tỉnh nhân sự, trên chiếu bên cạnh tôi, đến hơn 7 giờ tối, tôi thấy máu rỉ ra từ lỗ tai và lỗ mũi của anh, tôi báo cho bác sĩ  Điền đến xem, ông cho biết anh Hiệp bị chấn thương sọ não rồi, máu bị ứ đọng trong đầu, nên đã rỉ ra lỗ tai và lỗ mũi, rất nguy hiểm. Bệnh tình này, nếu đủ phương tiện và thuốc men, ông có thể cứu sống được, chứ như tình hình hiện tại, dù biết anh Hiệp sẽ chết trước mắt, cũng đành bó tay thôi, chuyển đi bệnh viện sớm phút nào, hy vọng tăng theo phút đó, nếu chậm trễ anh Hiệp chắc sẽ chết. Nghe tới đây, tôi và Xuân, không ai bảo ai, cùng đứng lên chạy ra cửa phòng, chĩa miệng ra ngoài hét lớn: “… lầu 3, dãy AH, phòng 1, có người bịnh nặng, cần cấp cứu” – Sở dĩ chúng tôi phải la lớn vì giờ này, bọn cai tù đều tập trung ở dưới tầng trệt để ăn uống và xem TV, không có tên nào ở trên lầu cả, mạng sống của một người tù không quan trọng bằng một buổi xem TV, chiếc máy lạ lùng, từ nhỏ tới lớn ở miền Bắc, chúng chưa hề thấy, chỉ khi vào Nam  chúng mới được mở mắt ra chút đỉnh, dễ gì chúng bỏ qua để đi lo cho người tù.

            Dù biết vậy, chúng tôi vẫn tiếp tục la lớn, nhưng không một tiếng trả lời, hay một chút động tĩnh gì ở bên ngoài cả, chúng tôi vẫn thay phiên nhau la cầu cứu trong tuyệt vọng, sau mỗi tiếng la của chúng tôi, chỉ là một khoảng không gian trống vắng,  im lìm.

            Đến khoảng hơn 8 giờ tối, thình lình tôi nghe anh Hiệp hét lên một tiếng thật lớn, anh vùng bật dậy, vừa chạy một vòng nhỏ trong phòng, vừa hét lớn, sau đó anh ngã vật trở lại nằm trên chiếu của mình, ngửa mặt lên trời, lúc này mắt anh lại mở trừng trừng nhìn lên trần nhà – Tôi ngồi xuống, sau khi chạy theo anh để đỡ, phòng khi anh ngã xuống – Lúc này, tay anh quơ lên như muốn kéo tôi lại gần, cử chỉ của anh như muốn nói với tôi điều gì, tôi thấy miệng anh thì thầm không ra tiếng – Tôi cố cúi sát xuống mặt anh để nghe, nhưng không nghe được gì cả – Anh muốn trăn trối với tôi điều gì, nhưng đã không kịp nói trước khi trút hơi thở cuối cùng – Mắt anh vẫn mở trừng trừng nhìn lên khoảng không mờ nhạt, dưới ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn trong phòng – Bác sĩ  Điền nắm tay anh bắt mạch, khoảnh khắc sau, ông lắc đầu nói: “Anh Hiệp đã đi rồi, anh chết thật rồi !” – Bác sĩ  Điền nói thêm: “Như ngọn đèn dầu sắp cạn, phải loé lên một chút rồi tắt hẳn, anh Hiệp cũng thế, vì uất hận, anh cố thu tàn lực bật dậy, la hét, sau đó ngã xuống và đi luôn” – Tôi vừa nghe, vừa vuốt mắt anh Hiệp, đôi mắt vẫn trợn trừng, biểu lộ biết bao căm hờn, đau đớn, uất ức. Tay tôi vẫn vuốt mắt anh, miệng lầm thầm khấn nguyện: “Xin anh thanh thản ra đi, linh thiêng phò hộ cho chúng tôi sớm được thả về, tôi sẽ báo tin cho chị và các cháu” – Khi thấy cặp mắt anh đã khép, tôi móc trong túi quần sau của anh, lấy cái bóp, trong đó có tấm hình của chị và các con, với ý muốn làm bằng chứng, để sau này có dịp báo tin cho chị và trả lại chị kỷ vật này của anh – Cá nhân tôi, dù đã nhiều lần vào sinh ra tử, cũng như biết khá nhiều về cuộc đời binh nghiệp lẫy lừng của anh, đồng thời đã có nhiều lần xông pha trận mạc, dưới quyền chỉ huy của anh, tôi thật sự bất ngờ, choáng váng, khi chứng kiến tận mắt cái chết của anh, nó đơn giản, tàn bạo, dã man, nó thể hiện rõ ràng tính dã thú, bất nhân, bất nghiã, độc ác, của con người với con người, nhất là ở buổi giao thời giữa hai chế độ .  Tuy không là bà con, máu mủ, nhưng những tháng ngày, cùng với anh phục vụ trong một binh chủng, một đơn vị, không nhiều thì ít, cũng đã có những gắn bó với nhau  – Như thế, có thể nói, tôi là người thân thiết nhất với anh tại đây và bây giờ  – Tôi thật đau lòng, thật xót xa, khi nhìn anh lìa đời trong hoàn cảnh nghiệt ngã này.                                                                                                          

            Sau khi ổn định lại tinh thần, tôi bảo Xuân và một vài anh em khác, cùng nhau hét lớn vọng xuống lầu:”…, lầu 3, phòng 1, dãy AH, có người chết.” Chúng tôi thay nhau la hét như vậy, đến lần thứ 5 mới có tiếng hỏi vọng lên:

            – Chết thật chưa ?

           Tôi đáp: “Chết thật rồi”. Tiếng trả lời vọng lên ngắn ngủi: “Chờ đó đi “. Chúng tôi lại phải chờ. Mãi đến gần 10 giờ đêm chúng mới đến, chúng đặt anh Hiệp lên băng ca, phủ chiếc chiếu lên người anh, rồi khiêng anh đi luôn, có lẽ chúng khiêng anh xuống nhà xác, để báo cho gia đình đến  nhận – Tôi hy vọng được như vậy.

            Sau này, khi được thả về, tôi có lại nhà chị Hiệp, trao lại chị kỷ vật của anh và thuật lại tỉ mỉ câu chuyện cho chị nghe. Chị rất cảm động, không cầm được giòng lệ – Chị cũng rất cảm kích và nghĩ rằng, anh cũng đã được yên ủi phần nào, vì ít ra, anh cũng vĩnh viễn ra đi, trong vòng tay thân ái của tôi, một đàn em của anh và một vài đồng đội. Chị cho biết, hồi đó, họ cũng báo tin cho chị lên nhận xác anh về chôn cất, với lý do “chết do đánh nhau với bạn đồng tù”. Chị cũng tự an ủi là còn may mắn hơn nhiều người khác, vì chị còn được thấy xác chồng, chứ sau này khi bị đưa ra Bắc, biết bao nhiêu người chết mà gia đình không được biết tin tức và cũng chẳng biết chôn ở đâu.

            Ngày hôm sau, khi đi lãnh cơm gặp anh Hoà, tôi định báo tin cho anh, nhưng anh đã nói trước:

            – Tao biết rồi, Hiệp nó chết rồi. Đêm qua tụi bay la như vậy ai mà không nghe. Anh nói tiếp, bắt đầu bằng một câu chửi thề cố hữu của người miền Nam:

            – Đụ mẹ đồ dã man, tụi nó không cho thằng Hiệp đi cấp cứu, chớ chở đi nhà thương ngay, nó đâu có chết đau đớn, tức tưởi như vậy, đúng là tụi hèn.

            Quả thật, câu kết luận của anh Hoà, hoàn toàn đúng, vì sau này, qua những mẩu đối thoại,  chúng tôi biết được chúng cố ý để anh Hiệp như vậy, có lẽ để “dằn mặt” chúng tôi chăng, đôi khi chúng còn tỏ rõ thái độ khiêu khích bằng cách nói chuyện với nhau cho chúng tôi nghe, để chúng tôi bị nhục nhã – Cái chết của anh Hiệp đau đớn như vậy, nhưng chúng rất hả dạ, mặt chúng hớn hở nói cười với nhau, như để chọc tức chúng tôi, nếu chúng tôi có hành động gì, chúng sẽ vin vào đấy trừ khử, tiêu diệt ngay – Chúng tôi cảm nhận được âm mưu đen tối của chúng, nên anh em rỉ tai an ủi tinh thần nhau, khuyến khích nhau cố giữ bình tĩnh, tự kềm chế để đừng lọt bẫy của chúng.

            Hai tháng sau khi anh Hiệp mất, chúng tập họp, giải chúng tôi bằng xe bít bùng xuống tàu ở Tân Cảng, lòng vòng ra đến cửa biển, rồi lại trở lại Tân Cảng, lên xe bít bùng giải đi Suối Máu, Biên Hoà (trại tù phiến cộng). Chúng dở trò bịp thật ấu trĩ, 1 giờ sáng xe chạy từ Tân Cảng mà đến 5 giờ sáng mới tới Biên Hoà – Toán chúng tôi ở Chí Hoà ra, đếm được gần 300 người, gồm đủ mọi thành phần, quân đội có từ binh sĩ đến cấp Tướng, hành chánh từ Phường trưởng, Xã trưởng đến Tỉnh trưởng, y tá, bác sĩ đủ cả, thậm chí có cả những người ăn mày, bụi đời, khùng điên, lang thang ngoài đường chúng cũng bắt hết – đúng với tâm niệm của bọn cộng sản: “bắt lầm hơn bỏ sót�”.

            Kế tiếp là những ngày tháng dài trong lao tù cộng sản, anh em chúng tôi bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, bị khủng bố ban ngày cũng như ban đêm, lúc nào cũng nơm nớp sống trong lo âu, sợ hãi – Những ý đồ thâm hiểm của bọn cộng sản ngày càng lộ rõ, đó là chúng cố tình hạ thấp và bôi nhọ giá trị của quân đội chúng ta. Chúng nhốt chung những sĩ quan Tướng, Tá, Úy, những nhân vật cao cấp trong hành chánh, cùng với những tên du đãng, bụi đời, những kẻ lưu manh, trộm cướp, coi tất cả cùng chung một tên gọi: “Tù”. Biết vậy, nhưng anh em chúng tôi vẫn dửng dưng, vờ như không biết, anh em tự an ủi lẫn nhau: “Thôi ! Mang thân phận kẻ chiến bại, dù có thừa khả năng và dũng khí, nhưng đã bị đồng minh bỏ rơi, lại còn bị thượng cấp gạt gẫm, bị trói tay, trói chân trước kẻ địch, chỉ là con cờ thí trong ván cờ quốc tế, giữa tư bản và cộng sản, mà hai nước siêu cường tiêu biểu cho hai chủ nghĩa này, họ cũng chỉ coi quyền lợi của nước họ là trên hết mà thôi, còn gì mà nói nữa – Hãy cố gắng vượt qua những khó khăn mà sống”

            Gần 30 năm sau cái chết của anh Hiệp, tôi và một số đông anh em cựu tù, được sống ở một nơi văn minh, tự do, sung sướng nhất địa cầu: Hoa Kỳ – Tôi chạnh nhớ và ghi lại những đau đớn, nhục nhã, uất ức của những ngày đầu mất nước, mà nạn nhân là toàn thể dân chúng miền Nam, nhưng nặng nề nhất, có lẽ là những thành phần quân nhân như anh em chúng tôi – Những đau đớn hằn sâu trong tâm hồn tôi, khó lòng phai nhạt, đừng nói chi đến chuyện xoá bỏ – Bao nhiêu gia đình tan nát – Bao nhiêu người vì đi tìm tự do mà phải bỏ thân nơi rừng rậm, nơi biển cả – Bao nhiêu phụ nữ, thiếu nữ, mang nỗi nhục nhã, kinh hoàng, khi thân xác bị những con người, dạ thú dày vò, hành hạ, sống dở, chết dở – Bao nhiêu đồng đội của tôi vùi xác nơi rừng thiêng nước độc, bị bỏ đói, bệnh hoạn không một chút thuốc men trong các trại tù khổ sai – Biết bao nhiêu gia đình tan nát và những di hại của chế độ cộng sản, không biết sẽ còn tàn phá đất nước đến bao giờ – Ôi! nước mất, nhà tan. Câu nói của người xưa thật chí lý.

           Thật sự, tôi cũng không muốn nhớ đến những chuyện này, vì nó đau quá, buồn quá, nhưng mỗi khi nghe đôi ba ông gọi là “chính trị gia”, những ông gọi là nhà văn, nhà báo, những thành phần được coi là học giả, trí thức – Họ nhân danh tự do, dân chủ, nhân danh quốc gia, dân tộc, lên tiếng cổ võ cho việc hoà giải, hoà hợp, xoá bỏ hận thù, quên quá khứ để xây dựng đất nước, tương lai v…v… Tôi tự hỏi, không biết quốc gia, dân tộc của họ là gì, và họ ở đâu mới chui ra mà quên mau quá vậy??? – đầu óc tôi lại quay cuồng, nhớ đến tiếng hét uất hận của anh Hiệp trước lúc lâm chung.

California, vào hè 2004.

Nguyễn Quốc Khuê

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sự thật về cái chết của thiếu tá Nguyễn Hiệp

Hàng năm, cứ đến khoảng tháng 4, tháng 5, tôi đều nhớ đến những kỷ niệm đau buồn trong cuộc đời đã qua của mình – Ngoài nỗi buồn đau thương nước mất nhà tan, một kỷ niệm buồn nữa đã in sâu trong tiềm thức tôi, mà tôi không bao giờ có thể quên được,

đó là cái chết của con “mãnh hổ đầu đàn” trong thập niên 1960 của TĐ 52/BĐQ, người mà tên tuổi đã gần như gắn liền với danh hiệu “Sấm Sét miền Đông”: Thiếu Tá Nguyễn Hiệp.

            Tôi là người mang nhiều cơ duyên với Thiếu Tá Hiệp – Lần đầu tiên khi ra trường được phục vụ tại TĐ 52, dưới sự chỉ huy của Anh – Và cũng lần cuối cùng chính tôi vuốt mắt tiễn Anh về bên kia thế giới, trong đơn lạnh, nghẹn ngào, tức tưởi tại khám Chí Hoà, sau ngày đen tối nhất của lịch sử Việt Nam, ngày 30-4-1975.

            Anh đã bị một kẻ vô danh tiểu tốt, thiếu ý thức, thiếu giáo dục và căn bản đạo đức, cho nên chỉ vì chút hiềm khích cá nhân, lợi dụng lúc anh đang tắm, xát xà bông đầy người, hắn đã dùng một độc chiêu của võ thuật Judo để hạ anh ngã đập đầu trên nền xi măng, bên miệng giếng, trong sân khám đường Chí Hoà, khoảng tháng 5-1975, khiến anh phải bỏ mạng – Tệ hại hơn nữa là trong khoảng thời gian Anh hấp hối 4, 5 tiếng đồng hồ, bọn cai tù VC, đã không đưa Anh đi cấp cứu, hay chữa trị cho Anh tại chỗ, mà chúng đã bỏ Anh nằm quằn quại, chịu đau đớn và rồi lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng, trong vòng tay của tôi, sự uất ức, căm hờn khiến Anh, dù đã tắt hơi, mà mắt vẫn mở trừng trừng trong ánh sáng mờ nhạt của phòng giam.

            CƠ DUYÊN GẶP GỠ:

            Lần đầu tôi gặp Anh là vào khoảng tháng 6-1968, sau khi mãn khóa 26 Trường Bộ Binh Thủ Đức – Tất cả các tân Sĩ Quan chọn binh chủng LLĐB, trong đó có tôi, đều được tự động đưa qua binh chủng BĐQ, vì LLĐB đã nhận đủ.  Vì yêu màu áo hoa rừng, thích phiêu lưu mạo hiểm, nên tôi đã chấp nhận gia nhập BĐQ – Vậy là khoá tôi gần 100 tân sĩ quan bổ sung cho BĐQ, chúng tôi được xe GMC đón về BCH ở Sàigòn, tại đây chúng tôi bốc thăm về các Liên Đoàn BĐQ trên 4 vùng chiến thuật – Tôi được nằm trong số 20 người về LĐ 3, vùng 3 Chiến Thuật – Vì nhu cầu chiến trường, chúng tôi được đưa ngay về BCH/LĐ3 ở Biên Hoà, lại một lần nữa bốc thăm về các Tiểu Đoàn của LĐ – Tôi và 4 người nữa bốc trúng thăm về TĐ 52/BĐQ, tôi còn nhớ tên các anh Quý, Nhung, Nam  (một người nữa tôi không nhớ vì anh chỉ ở TĐ vài tháng rồi chuyển về Không Quân) – Tiểu Đoàn cũng đang thiếu sĩ quan Trung Đội Trưởng, nên chúng tôi lại được xe Jeep của TĐ đưa ngay về tiền cứ của TĐ ở đồi Tân Phong, cách thị xã Xuân Lộc, Long Khánh khoảng hơn 5 cây số, tại đây, TĐ đang tăng phái cho Sư Đoàn 10/BB (tiền thân SĐ 18/BB) để hành quân trong vùng Rừng Lá. Tại BCH/TĐ, trên đỉnh đồi Tân Phong, trong phòng thuyết trìrnh của BCH/TĐ, chúng tôi hồi hộp ngồi chờ Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng về để phân phối chúng tôi đi các Đại Đội. Trong khi chờ đợi, chúng tôi được tiếp đón bởi một vị Thiếu úy, tự giới thiệu tốt nghiệp khóa 22 Đà Lạt, tên Nguyễn Ngọc Khoan. Anh cũng mới về TĐ độ hơn 3 tháng, hiện là Phụ tá Ban 3. Anh giới thiệu sơ qua cho chúng tôi biết về đơn vị và các cấp chỉ huy của TĐ và ĐĐ như sau:

        – Tiểu Đoàn Trưởng               Thiếu Tá   Nguyễn Hiệp
        – Tiểu Đoàn Phó                     Đại úy       Nguyễn Công Thông
        – Đại Đội Trưởng ĐĐ 1           Đại úy       Nguyễn Văn Niên
        – Đại Đội Trưởng ĐĐ 2           Đại úy       Hồng Khắc Trân
        – Đại Đội Trưởng ĐĐ 3           Đại úy       Nguyễn Ngọc Quang
        – Đại Đội Trưởng ĐĐ 4           Đại úy       Trần Thanh Thuận

            Anh còn cho biết thêm, sau khi hành quân xong, toàn bộ TĐ sẽ trở về đóng quân tại đây và tiền cứ các ĐĐ cũng đóng trên các đồi nhỏ trong đồi này.

            Khoảng xế chiều, Thiếu Tá Hiệp họp trên Sư đoàn trở về. Ông vui vẻ bắt tay chúng tôi với lời chào đón thân tình, nhưng nét mặt ông rất nghiêm nghị, ông chỉ định tôi về ĐĐ 4, Ch/u Nhung về ĐĐ 1, Ch/u Nam về ĐĐ 2, Ch/u Quý về ĐĐ 3, còn một người cao lớn, bự con, ở lại làm việc tại BCH/TĐ, thuộc Ban 2, ngày ngày ngồi xe Kiểm Soát BĐQ, tuần tiễu ngoài thị xã Xuân Lộc, kiểm soát các quân nhân thuộc TĐ, tránh phiền hà cho dân chúng và đơn vị bạn.

Thiếu tá Nguyễn Hiệp

            Tôi được đưa về ĐĐ4 ngay.  Đại úy Thuận chỉ định tôi làm Trung đội trưởng Trung đội 1. Trung đội phó là một Thượng sĩ và 3 Tiểu đội trưởng là ba Trung sĩ, tất cả 4 Hạ sĩ quan này đều lớn tuổi, rất dày dạn gió sương và đầy kinh nghiệm chiến trường. Trung đội khoảng trên dưới 25 người, đa số là lớp lính cũ, thâm niên tác chiến, rất ít tân binh, mới nhất chỉ có tôi là tân trung đội trưởng của họ mà thôi.  Đặc điểm của TĐ này là thuộc cấp không bao giờ gọi cấp bậc Chuẩn úy, mà họ toàn gọi là Thiếu úy. Tôi có thắc mắc, họ giải thích chung chung là Thiếu úy dễ gọi hơn, vả lại họ đã quen từ xưa rồi,

           Thiếu úy? Ráng chịu vậy.

            Chẳng hiểu hên hay xui, tôi về Trung đội 1 là Trung đội cứng nhất của ĐĐ, nên khi hành quân, TĐ luôn đi đầu, nhất là thời gian này, Tiểu đoàn đang tăng phái cho Sư đoàn 10/BB.

           Tiểu đoàn luôn được tung vào hành quân vùng Rừng Lá, Võ Su, Võ Đắc, cánh quân Đại Đội 4 luôn luôn do Trung đội 1 chúng tôi làm mũi nhọn xung kích và thường được ĐĐ cho hành quân đơn lẻ, ở lại phục kích đêm trong vùng hành quân.

            Cứ thế, trong suốt thời gian tăng phái, cả Tiểu đoàn hành quân liên miên, hết hành quân lại ứng chiến 100% ở sân bay, để chờ đổ quân tiếp viện. Tiểu đoàn chúng tôi đã hành quân khắp các địa danh nổi tiếng vùng Long Khánh như núi Chứa Chan, La Ngà, Định Quán, Rừng Lá, Võ Su, Võ Đắc v.. v… Sau khi hành quân vùng La Ngà, hơn nửa Tiểu đoàn bị sốt rét nặng, hàng ngày đều có binh sĩ tử vong vì bịnh sốt rét, nên toàn bộ TĐ được rút về bãi biển Hàm Tân để nghỉ dưỡng quân và trị bệnh sốt rét. Trong số sĩ quan bị sốt rét, có cả tôi, do đó trung đội tôi hoàn toàn được nghỉ ngơi tại bãi biển này một cách thoải mái trong suốt 3 tuần lễ Tiểu đoàn đóng quân tại đây.

            Sau khi dưỡng quân, tái bổ sung và trang bị, toàn thể Tiểu đoàn được bốc bằng trực thăng Chinook đổ vào căn cứ  Sóc Con Trăng thay thế cho Tiểu đoàn 36/BĐQ. Trong khu vực trách nhiệm của ĐĐ 4, Trung đội 1 của tôi đã được Đại Đội Trưởng chiếu cố nhiều nhất, Trung đội đã được tung ra mỗi ngày một xa căn cứ hơn – Mỗi lần chạm địch đều gặt hái kết quả, mà tổn thất về mình không đáng kể, nên tôi được tiếng là không sát quân. Tuy nhiên Thiếu Tá Hiệp là một vị chỉ huy rất kỹ, ông không cho bung quân quá xa mà phải luôn luôn trong tầm kiểm soát, yểm trợ của pháo binh 105 ly và trên trời luôn có L.19 hoặc trực thăng chỉ huy bao vùng, để sẵn sàng yểm trợ khi có chạm địch mạnh.

            Tôi còn nhớ rõ một buổi trưa nắng đẹp, Thiếu Tá Hiệp bay trên trực thăng chỉ huy kiểm soát các ĐĐ trực thuộc. Khoảng cuối tháng 12-1968 – Các ĐĐ tung các Trung đội hành quân lục soát sâu vào trong rừng, quanh căn cứ độ khoảng 1 tới 3 cây số từ sáng sớm và cho đến giờ này, trên vùng căn cứ các Trung đội đã phải tiến chiếm và lục soát các mục tiêu sâu ở trong rừng rồi, do đó khi Tiểu đoàn trưởng trên trực thăng, muốn kiểm soát cánh quân phía dưới, chỉ cần lệnh cho họ ném khói màu là biết các trung đội phía dưới có thi hành đúng lệnh hành quân hay không.

            Sau chuyến bay kiểm soát này, tôi đã được ông khen ngợi là có tinh thần trách nhiệm, thi hành lệnh nghiêm chỉnh, nên đã đạt nhiều thành tích cho ĐĐ. Ngược lại, ông đã phạt nặng Chuẩn úy Nhung của ĐĐ 1, vì anh đã nằm một chỗ mà báo cáo chứ không cho Trung đội tiến lên. Ông đưa anh ra toà án quân sự với tội danh cãi lệnh thượng cấp tại mặt trận, nên anh này đã bị giáng cấp và thuyên chuyển khỏi Tiểu đoàn. Riêng tôi, đây chính là cơ duyên đã đưa tôi đến gần ông hơn, qua chuyến bay kiểm soát hành quân này của ông.

            Đó là do nhu cầu, vì Tiểu đoàn tăng phái cho Lữ đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ, Tiểu đoàn cần một sĩ quan có khả năng thông thạo Anh ngữ. Qua phần lý lịch của tôi, ông đã duyệt qua, tôi đã có bằng Anh ngữ, đã làm cho sở Mỹ 4 năm trước khi nhập ngũ, nên ông ra lệnh rút tôi về nhận nhiệm vụ khác.

            Tôi vào trình diện Thiếu Tá Hiệp ngay chiều hôm đó. Ông vui vẻ, thân thiện bắt tay tôi, nhưng nét mặt rất nghiêm nghị, ông nói: “Moa rất thích những sĩ quan trẻ làm việc có trách nhiệm cao như toa” – Ông lệnh cho tôi làm việc ở Bộ chỉ huy Tiểu đoàn và sáng sớm hôm sau, ông sẽ đưa tôi ra căn cứ Tống Lê Chân bằng trực thăng.  Ở đây, tôi sẽ là sĩ quan chỉ huy tiền trạm của TĐ, vừa là Sĩ quan liên lạc của TĐ bên cạnh tiền cứ của Lữ đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ có trách nhiệm đại diện TĐ nhận lãnh tiếp liệu, nhu yếu phẩm cho TĐ, do Lữ đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ cung cấp.

            Trong thời gian làm việc ở Tống Lê Chân, tôi thi hành nhiệm vụ một cách nghiêm chỉnh và đạt kết quả tốt cho Tiểu đoàn, vì với sự ngoại giao khéo léo của tôi, nguồn tiếp tế cho TĐ luôn được đầy đủ, còn có phần dư thừa để dự trữ cho TĐ – Tôi cũng còn linh động dùng những phần ăn do Quân đội Mỹ cung cấp, đổi lấy thực phẩm tươi cho TĐ, vì thế anh em binh sĩ không cảm thấy khó chịu khi trú đóng lâu dài ở căn cứ trong rừng sâu.

            Sau gần 2 tháng đảm trách nhiệm vụ này, Thiếu Tá Hiệp gọi tôi vào trình diện, ông giao cho tôi nhiệm vụ khác, đó là phụ tá Ban 3, làm việc cùng Đại úy Niên, tân Tiểu đoàn phó, bên BCH nhẹ, còn Đại úy Trân là Trưởng Ban 3 của tôi làm việc bên BCH Tiểu đoàn.

            Kể từ ngày đó, tôi chính thức làm nhiệm vụ của một sĩ quan phụ tá Ban 3, tôi luôn túc trực trong phòng hành quân, để theo dõi diễn tiến của các cánh quân, để cung cấp, yểm trợ phi pháo theo yêu cầu khi cần.

            Qua đầu tháng 1-1969, Tiểu đoàn được điều động về hành quân bảo vệ ven đô Sàigòn, TĐ vẫn hành quân phối hợp với Lữ đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ. Tiểu đoàn được trách nhiệm 2 vùng  – BCH Tiểu đoàn và 2 ĐĐ trách nhiệm vùng xa lộ Biên Hoà – Sàigòn, từ phía Đông xi măng Hà Tiên chạy dài xuống ngã ba Cát Lái, BCH/TĐ đóng tại bên này cầu xa lộ – BCH nhẹ do Đại úy Niên chỉ huy cùng 2 ĐĐ chịu trách nhiệm vùng Bình Triệu, dọc theo đường trong đi Thủ Đức, tới cầu Bình Lợi về hướng Bắc.

            Thời gian này, Thiếu Tá Hiệp được thuyên chuyển về phục vụ ngành Cảnh Sát Quốc Gia. Trước khi rời TĐ, ông cho tôi biết là ông đã đề cử tôi đi học khóa Tác chiến trong rừng bên Mã Lai, vào tháng 10-1969. Tôi còn nhớ rõ câu nói của ông khi gặp tôi: “Moa đề cử toa vì moa tin tưởng với khả năng Anh ngữ của toa, sẽ không làm mất mặt binh chủng BĐQ của mình khi du học bên Mã Lai, vả lại với sự lanh lẹ, tháo vát, cộng với tinh thần trách nhiệm cao, toa rất xứng đáng được moa đề cử đi học khóa này”.

            Câu nói này đã làm tôi nhớ mãi trong đời và cũng chính câu nói tin tưởng khích lệ đó.  Tôi đã không hổ danh là một BĐQ khi đi du học khóa 52 Tác Chiến trong rừng ở Mã Lai, vì chính tôi lại được chọn làm sĩ quan thông dịch trừ bị cho khóa, mỗi khi sĩ quan thông dịch bịnh hay vắng mặt.  Trong khi thi hành toán thực tập hành quân, do tôi làm trưởng toán, chúng tôi đều dẫn đầu lớp về thực tập hành quân. Điều này đã mang lại kết quả vẻ vang, đại diện cho binh chủng du học nước ngoài – BCH/BĐQ Trung Ương đã được thông báo kết quả cụ thể này của Tổng Cục Quân Huấn/Bộ TTM, khi chúng tôi mãn khóa trở về đơn vị.

            Tháng 12-1969, tôi du học Mã Lai trở về trình diện Liên Đoàn thì được Trung Tá Liên Đoàn Trưởng giữ lại làm việc tại BCH/LĐ, với chức vụ phụ tá Ban 3, đặc trách sĩ quan Không trợ Liên đoàn. Trưởng Ban 3 là Thiếu Tá Ngô Văn Mai, Liên đoàn trưởng là Trung Tá Phạm Văn Phúc – Hiện LĐ đang đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, với nhiệm vụ phối hợp hành quân cùng Lữ Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ – Có lẽ vì vậy mà Thiếu Tá Mai rất cần một phụ tá như tôi, mỗi khi giao dịch hay hành quân chung với đơn vị bạn, nên xin với Trung Tá LĐT cho tôi về làm việc với ông chăng. Tôi phục vụ tại BCH/Liên Đoàn với nhiệm vụ một sĩ quan tham mưu hành quân, qua hai thời Liên Đoàn Trưởng là Đại Tá Phạm Văn Phúc và Đại Tá Nguyễn Văn Biết – Tôi đã cùng Liên Đoàn tham dự tất cả các cuộc hành quân lớn nhỏ, trong nội địa, cũng như ngoại biên, cho đến ngày đơn vị hoàn toàn tan rã 30-4-1975, ngày đau thương nhất của Quân Lực VNCH, mà mỗi quân nhân chúng ta không bao giờ quên được .

            TÁI NGỘ TRONG NGHIỆT NGÃ:

            Sau ngày 30-4-1975, miền Nam bị VC chiếm đóng, chúng ra thông báo cho các sĩ quan cấp Tướng, Tá trình diện đi “học tập cải tạo” trong tháng 5, sĩ quan cấp úy trình diện trong tháng 6. Trong khoảng thời gian chờ đợi đi trình diện, tôi thường hay lên thăm anh Biết ở Thủ Đức. Chúng tôi thường đàm luận về tình hình, tiên đoán tương lai, số phận của chính mình và tự hỏi không biết cuộc đời sẽ ra sao, có thể chung sống với bọn họ được hay không – Sẽ được yên lành trong nghèo đói, hay sẽ bị khó dễ đủ điều, thậm chí còn có thể bị thủ tiêu nữa – Chẳng có câu giải đáp nào thoả đáng, buồn quá, chúng tôi chỉ biết uống rượu giải sầu – Nhưng rồi càng uống càng buồn, nhất là anh Biết, thường nhắc với tôi đến những anh em đồng đội, thuộc cấp bị kẹt lại ngoài Phan Rang, mà không biết số phận ra sao như Đại úy Tài, Bác sĩ Đức của BCH/Liên Đoàn, Thiếu Tá Minh, thiếu Tá Tú Tiểu đoàn Trưởng và các Hạ sĩ quan ông từng biết tên, nhớ mặt. Ông nhắc đến từng người với nét mặt lo buồn, thương tiếc.

            Đến ngày sĩ quan cấp Tá đi trình diện, chị Biết có nói với anh Biết nhờ tôi dùng xe Honda của nhà, chở anh về Sàigòn trình diện, xong rồi đem xe về nhà giúp chị, đồng thời cho chị biết tin tức cuả anh luôn thể. Tối đó, tôi ngủ tại nhà anh Biết để sáng hôm sau đưa anh về Sàigòn trình diện như chị dự định – Khi anh Biết trình diện và được họ tiếp nhận, tôi đem xe về Thủ Đức trả lại cho gia đình anh Biết và để thông báo tin tức cho chị – Nhưng khi vừa dừng xe trước nhà anh, thình lình có một toán du kích địa phương, khoảng 10 tên, chỉ huy bởi một tên mặc đồ bộ đội, hắn dùng K.54 chĩa vào đầu tôi, các tên kia cầm AK.47 bao quanh tôi với vẻ mặt rất nghiêm trọng và đầy sát khí. Chúng bắt tôi dắt xe theo chúng, tôi phải dắt xe đi bộ đến quận Thủ Đức, đến nơi, chúng dắt xe đi mất, còn tên mang K.54 bảo tôi theo hắn vào phòng làm việc. Tôi còn nhớ rõ trên đường đi bộ đến quận, lâu lâu liếc lại phía sau, tôi bắt gặp cô Hồng, em vợ anh Biết, đã âm thầm theo dõi xem chúng dẫn tôi đi đâu. Khi tôi đưọc dẫn vào quận Thủ Đức thì không thấy cô nữa, tôi đoán có lẽ cô trở về cho chị Biết hay tin.

            Trong một căn phòng của quận Thủ Đức, tôi bị một tên mặc thường phục, giọng người Nam hỏi cung tôi – Tôi nghĩ tên này là một tên cán bộ nằm vùng ở đây lâu lắm rồi, nay ra mặt để nhận diện và bắt tất cả các sĩ  quan trong vùng chưa kịp đi trình diện.

            Đầu tiên hắn hỏi tôi dồn dập:

            – Là sĩ quan cấp Tá sao anh không đi trình diện để “học tập”? – Anh đưa Đại Tá Biết đi đâu? – Anh đưa anh ta đi dấu ở đâu? – Trở về nhà anh ta làm gì?

            Không hiểu sao lúc này tôi lại bình tĩnh lạ thường và từ tốn trả lời hắn:

            – Tôi là sĩ quan cấp Úy, không phải cấp Tá – Tôi chở anh Biết về Sàigòn trình diện đi “học tập” rồi. Còn tôi đem xe về nhà để trả cho chị ấy, có vậy thôi!

            Hắn không chịu, nhất định kết tội tôi là sĩ quan cấp Tá, trốn trình diện, với lập luận rất ư khôi hài của hắn. Tôi ghi ra đây để quý vị thấy sự tuyên truyền nhồi sọ của bọn lãnh đạo cũng như sự ngu xuẩn của tầng lớp cán bộ Việt cộng:

            – Anh nói là sĩ quan cấp Úy, tôi không tin, vì quân đội “Nguỵ”, sĩ quan cấp Tá không chơi với sĩ quan cấp Úy. Chúng tôi biết anh rất thân thiết với anh Biết, vì từ trước “giải phóng”, đến sau này, chúng tôi đã theo dõi chặt chẽ nhà anh Biết, nên thấy anh thường xuyên ra vào gia đình này . Anh không phải sĩ quan cấp Tá, sao lại ra vào thân thiết, dễ dàng  như vậy?

            Tôi nghĩ ngay, bọn chúng đã để ý theo dõi nhà anh Biết từ lâu và có lẽ chúng cũng biết tôi chỉ là cấp Úy, nhưng cố tình bắt tôi để nuốt chiếc xe Honda của anh chị Biết, vì cho dù tôi có đưa giấy tờ xe ra, thì giấy đó cũng không phải tên tôi. Thời điểm đó không có một chút gì được gọi là luật lệ cả.

            Hắn bắt tôi ký vào biên bản nhận tội – Tôi nhất định không ký. Sau cùng tên thẩm vấn nói:

            – Anh ngoan cố, không nhận tội, tôi tạm giữ anh lại đây để điều tra, để biết rhêm đồng phạm của anh.

            – Tôi đã nói, tôi chỉ là sĩ quan cấp Úy, chưa đến ngày trình diện, sao các anh bắt tôi, hãy thả tôi về, tới ngày trình diện sĩ quan cấp Úy, tôi sẽ đi trình diện.

            – Các anh coi thường chúng tôi quá, “cách mạng” chúng tôi biết hết mọi điều các anh làm. Đoán biết mọi điều các anh đang nghĩ và tính toán, chúng tôi còn biết một số các anh tính trốn “trình diện học tập”, để sau này kết bè, kết đảng chống phá “cách mạng” chứ gì.

             – Các anh có bằng chứng gì cụ thể chứng minh, nếu không, xin anh thả tôi về.

             – Tôi tạm giữ anh lại đây để cấp trên điều tra và sẽ cho anh về khi chúng tôi có bằng chứng cụ thể. Nói xong, hắn bảo mấy tên du kích dẫn tôi về phòng tạm giam.

            Nơi tạm giam là một căn phòng mà cửa sắt bít kín hết, chỉ có một cửa sổ nhỏ bằng lưới độ 2 tấc vuông, trong phòng chỉ có 1 bóng đèn yếu ớt, ánh sáng mờ mờ, mới bị đẩy vào, tôi chưa nhìn được chung quanh và nhận định ra vị trí căn phòng – Buồn chán, tôi ngồi phệt xuống ngay tại chỗ, nhắm mắt lại định thần.

            Suốt chiều đó, chúng dẫn tôi lên hỏi cung mấy lần nữa, nhưng tôi đều cương quyết không nhận tội, sau cùng tên cán bộ tuyên bố:

            – Chúng tôi chính thức bắt giữ anh, tạm giam anh ở đây. Tôi cũng cho anh biết, ngoài anh ra, chúng tôi đã bắt nhiều tên sĩ quan ngoan cố như anh, bọn họ cũng là sĩ quan cấp Tá mà không chịu đi trình diện học tập, các anh đã bỏ mất cơ hội để trở thành công dân chân chính của chế độ mới rồi đó.

            Câu nói của tên cán bộ VC đúng một phần trên, đó là chúng đã bắt giam nhiều người rồi, vì trong căn phòng giam nhỏ xíu này, đã có hơn 40 người, chỉ đủ chỗ ngồi sát vào nhau. Tối hôm đó, chúng tôi nhịn đói nằm trong phòng giam vì tôi hỏi những người chung quanh đều bị bắt vào buổi sáng, mà đến giờ đó chưa có gì ăn cả – Sự lo lắng, mệt mỏi, sợ hãi đã làm mọi người quên cả đói, hoặc có nhớ đến, cũng không dám kêu, vì không biết chúng sẽ đối xử với mình như thế nào!

            Sáng sớm hôm sau, chúng lại dắt tôi ra phòng làm việc, tên cán bộ hỏi cung tôi chiều qua cho biết, hắn sẽ giải tôi lên cấp cao hơn ở Sàigòn giải quyết  Ngoài sân đã đậu sẵn một xe GMC, trên xe có khoảng 10 người, mặt mũi người nào cũng xanh xao, u sầu. Tên du kích gác trên xe kéo tôi lên, tôi vừa ngồi xuống thì chúng dẫn thêm một người nữa ra xe. Tôi nhìn anh, rất đỗi ngạc nhiên, lòng còn đang bàng hoàng, không thể ngờ được lại chính là anh – Vẻ mặt bơ phờ như mất ngủ, dáng đi khập khễnh, khó khăn – Ôi! gặp anh trong tình huống nghiệt ngã này thật bất nhẫn, tôi than “trời” nho nhỏ, rồi lầm thầm gọi tên anh, trong khi tên du kích đang kéo anh lên xe một cách khó khăn, phải có một tên dưới đất đẩy phụ anh mới lên được.

       Phải! người khiến tôi kinh ngạc khi gặp, vừa được đẩy lên xe chính là anh Nguyễn Hiệp, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ52/BĐQ anh dũng ngày nào, vị TĐT đầu tiên của tôi, đã dẫn dắt, chỉ bảo cho tôi từ những ngày đầu tiên khi mới ra trường.

            Tôi e dè vừa nhìn chừng tên du kích, vừa hỏi nhỏ anh, sao anh lại ở đây? – Anh cho biết là anh bị chúng đến nhà bắt đi, với kiểu lừa đảo rất lịch sự là “mời đến cơ quan dể làm việc”, chỉ sau giờ ấn định ngày đầu cho sĩ quan cấp Tá “trình diện học tập”. Tại quận, anh cũng bị chúng khép vào tội sĩ quan cấp Tá không chịu đi Trình diện, chúng giữ anh từ trưa qua, mặc dầu anh đã cho chúng biết anh đã giải ngũ vì bị thương tật, nhưng chúng vẫn không tin, vẫn giữ anh lại đến sáng nay giải về Sàigòn luôn.

            Sau khi nói chuyện với anh xong, chúng tôi quay qua các người khác hỏi thăm, thì được biết, họ cũng là sĩ quan, bị các chốt kiểm soát chặn bắt giải về Thủ Đức và cũng bị khép vào tội như chúng tôi vậy.

            Xe đến Sàigòn và chạy thẳng vào khám Chí Hoà. Chúng tôi bị đưa lên lầu 3, dẫy AH, phòng số 1 với lời tuyên bố là chúng tôi bị tạm giam ở đây, để điều tra lý lịch, tên cán bộ cho chúng tôi vào phòng, khóa cửa lại rồi lặng lẽ bỏ đi, lúc đó độ hơn 10 giờ sáng.

            Phòng giam ở Chí Hoà tương đối thoáng hơn ở Thủ Đức, trong phòng đã có sãn một số người, cộng chung toán chúng tôi nữa là vào khoảng 35 người, hỏi ra được biết gồm đủ mọi thành phần, Quân đội, Hành chánh, Sĩ quan, Hạ sĩ quan v..v.. đủ cả.

            Tới trưa, một tên cán bộ cùng hai tên hộ vệ vào phòng tôi. Tên cán bộ chỉ định tôi làm trưởng phòng, hắn bảo tôi ngày hai bữa ăn, trưa và chiều, cắt cử 3 người cùng tôi đi theo một bộ đội, xuống nhà bếp lãnh cơm và thức ăn về cho phòng. Chúng tôi được phát cà mên, ca uống nước, đũa, muỗng để ăn cơm, đồng thời hắn đưa cho tôi một cây viết, một tờ giấy, bảo tôi lập danh sách, theo thứ tự chỗ chiếu nằm trong phòng của từng người và nộp lại cho hắn khi lãnh cơm. Vì  làm công việc này, tôi mới biết trong phòng có một bác sĩ và một nhà tu, anh này khai  là tuyên úy Phật giáo, còn rất trẻ, đầu không cạo trọc mà chỉ húi cua thôi. Tôi còn nhớ rõ vị bác sĩ tên là Điền, ông là bác sĩ giải phẫu tài danh của bệnh viện dã chiến Cần Thơ, trên đường từ Cần Thơ về Sàigòn thì bị chốt chặn bắt giữ – Sau này, bác sĩ  Điền cũng bị chuyển ra Bắc với tôi và cùng ở chung trại Vĩnh Quang. Riêng với anh thanh niên trẻ, người xưng là tuyên úy Phật giáo, là đồ đệ của thày Thích Tâm Giác, tên anh này tôi đã hoàn toàn quên hẳn. Tôi cố, cố lắm, nhưng không tài nào nhớ nổi, mặc dù nhắc đến cái chết của anh Hiệp. Anh này đúng là thủ phạm, là vai chính trong câu chuyện, đáng lẽ phải vạch rõ tên tuổi anh ta ra mới hợp lý chứ – Vậy mà bao nhiêu lâu nay, tôi vẫn không nhớ ra được!

            Ngày hai lần, tôi được đi lãnh cơm cho anh em, anh Hiệp dặn tôi chịu khó dò la tin tức xem có gì đáng “phấn khởi” không, nhưng hoàn toàn thất vọng, bọn chúng cũng chẳng biết gì. Có lần tôi làm bộ ngây thơ hỏi một tên cán bộ: “không biết chúng tôi đã được cấp trên điều tra cứu xét chưa? chừng nào thả chúng tôi về, để đi “trình diện học tập” – Hắn lạnh lùng trả lời tôi: “Còn cứu xét điều tra gì nữa, các anh ở đây sẽ được đưa đi học tập hết mà, đừng lo – Khi nào học tập tốt xong thì được đảng và nhà nước cho về thôi” – Tôi cho anh Hiệp biết điều này, anh yên tâm chờ mà không nôn nóng nữa, có điều anh phàn nàn: “bọn mình đi mà gia đình không biết thì tội nghiệp cho vợ con mình quá !”

            Thỉnh thoảng tôi cũng đưa về cho anh một vài tin “vui”. Lần thứ nhất tôi gặp anh Hồ Văn Hoà, Tiểu Đoàn Trưởng 35/BĐQ thời Mậu Thân, với những trận đánh oai hùng vùng Chợ Lớn, đẩy lui địch ra khỏi thủ đô Sàigòn. Anh Hoà ở phòng số 3, cùng dãy AH với tôi và anh Hiệp. Lần thứ hai, tôi gặp ở cầu thang, một người lớn tuổi, râu tóc dài lùm xùm, như những người bị lạc vào hoang đảo lâu ngày, tướng đi ông khòm khòm, tay xách sô nước nhỏ, nhưng có vẻ khó khăn, khi đụng mặt, tôi nhận ra ông ngay: Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, vị CHT cuối cùng của BĐQ – Tôi buột miệng gọi ông nho nhỏ: “Thiếu tướng!” Ông chỉ lặng lẽ nhìn tôi, rồi âm thầm đi lên lầu.  Trong phòng tôi có anh Hiệp, phòng anh Hoà có anh Nhiệm, vậy là có 4 sĩ quan BĐQ, hạ sĩ quan BĐQ cả hai phòng có khoảng 5 người, phòng tôi có 1 Trung sĩ nhất và 1 Thượng sĩ mà tôi còn nhớ tên là Xuân, những người này khi gặp lại chúng tôi trong hoàn cảnh tang thương. Tuy không còn gì cả, nhưng họ vẫn giữ lễ, kẻ trên người dưới, lúc nào cũng nể vì chúng tôi, điều này làm anh em chúng tôi cảm thấy an ủi rất nhiều.

            Vào một buổi sáng trời nắng đẹp, tên cai ngục dãy AH vào phòng giam bảo tôi cắt cử 10 người ra nhổ cỏ ngoài sân quanh khám, một lát hắn sẽ tới dắt đi . Tôi cắt 10 người, trong đó có anh thanh niên tuyên úy Phật giáo, thượng sĩ Xuân v?v.. Trước khi tên cai tù đến nhận người độ vài phút, anh Hiệp ngỏ ý với tôi anh muốn đi ra ngoài hít thở cho khoẻ, đồng thời đi lại ngoài trời cho đỡ tù túng, chiều ý anh, tôi nói Bác sĩ  Điền ở lại để anh đi thay .

            Khi tên cai tù lên nhận người dẫn đi, đếm qua đếm lại thấy thiếu 1 người, tôi đang quay qua quay lại để tìm thì anh thanh niên tuyên úy từ trong phòng vệ sinh chạy ra – Kiểm điểm đủ người, tên cai tù dắt họ đi, tôi đứng ở cửa phòng, còn nghe tiếng anh Hiệp lầu bầu chửi đổng: “Đ.M.”gì đó – Đây là câu chửi đổng tôi thường nghe anh phát ra mỗi sáng sớm, lúc đó chưa ai thức giấc, tên thanh niên này đã dậy tập võ, đấm, đá gió, nhẩy thình thịch trong phòng, làm khó chịu mọi người, nhưng không ai nói gì, mà chỉ có anh Hiệp thấy chướng quá, hay chứi đổng nho nhỏ đủ tôi nghe: “Đ.M., mới sáng sớm đã đấm với đá, không cho ai ngủ”. Tôi không ngờ tên thanh niên cũng nghe được và để bụng thù anh, tuy vậy hắn không nói năng gì, mà cứ thản nhiên tập võ, nhảy nhót mỗi sáng sớm. Hắn còn cố tình gây tiếng động, có ý như trêu tức anh Hiệp nữa.

            Khi tên cai tù nhận người dắt đi, hắn bảo tôi khỏi đi, ở lại coi phòng và anh em còn lại, đến 4 giờ chiều hắn sẽ đem người lên trả tại phòng cho tôi. Sau 4 giờ chiều, khi anh em trong cả dãy phòng đang ồn ào, lên xuống xách nước từ dưới lên lầu, thình lình tôi nghe có tiếng la lớn ở dưới sân vọng lên: “có đánh lộn!” – Rồi tiếng anh Hoà đứng ở đầu cầu thang hét vọng lên: “Khuê ơi ! tụi nó đánh thằng Hiệp kìa!” Nghe vậy, tôi tức tốc chạy xuống, đã thấy anh Hoà ẵm anh Hiệp trên hai tay, anh Hiệp lúc này hai mắt nhắm nghiền, tay xuội lơ, máu chảy ra khoé miệng – Đúng lúc đó, tên cai tù dãy tôi cũng chạy xuống – Anh Hoà báo cho hắn biết anh Hiệp bị đánh bất tỉnh, tên cai tù hỏi ai đánh, lúc đó tên thanh niên tuyên úy đang chạy lên, phía sau anh em dưới sân la hét đuổi theo, dẫn đầu là Xuân, Xuân chỉ ngay hắn nói: “Nó đó, nó đánh anh Hiệp đó” – Tên cai tù không nói không rằng, sấn tới chặn tên thanh niên lại, đá hắn một cái thật mạnh, hắn bị mất thăng bằng, lộn té xuống, lăn long lóc theo bậc thang – Cứ thế, tên cai tù đi theo xuống, tiếp tục đá hắn lăn xuống từng trệt, xuống đến đó, ba, bốn tên khác nhảy vào đánh hắn một trận đòn ác liệt, sau đó dẫn hắn đi biệt giam luôn. Sau này, chúng tôi không hề gặp lại hắn ở đâu nữa cả .

            Phần anh Hiệp, tên cai tù trở lên phòng bảo tôi cứ để anh Hiệp nằm trong phòng, chờ tới sáng hôm sau, sẽ có y sĩ lại khám cho anh – Nói xong, hắn bỏ đi, tên cai khác đến bảo tôi cho người đi lãnh cơm – Tôi cắt Xuân và ba người nữa đi, còn tôi ở lại phòng theo dõi tình trạng của anh Hiệp – Anh Hiệp vẫn nằm bất động, mắt nhắm nghiền, hơi thở thoi thóp, bác sĩ Điền bắt  mạch cho anh, nói rằng mạch anh rất yếu, ông lật đầu anh qua lại để khám vì dưới thân thể không thấy có xây xát gì, bác sĩ  Điền nói có lẽ đầu bị đập mạnh xuống sàn xi măng, nên bị bất tỉnh.

            Khi anh Xuân lãnh cơm về, tôi mới được anh kể rõ diễn tiến câu chuyện như sau – Làm cỏ xong, anh em được tập trung đi tắm ở giếng nước giữa sân dưới tầng trệt, trước khi về phòng – Tại giếng nước, Xuân đứng cách anh Hiệp không xa, trong khi mọi người đang chà xà bông từ đầu đến chân, anh Hiệp cũng vậy, mặt mũi đầy xà bông, đang chà rửa, Xuân nghe tên thanh niên tuyên úy đứng sát anh Hiệp hỏi anh một câu mà Xuân cũng nghe: “Đ.M. hoài, rồi bây giờ đánh không?” Hắn vừa nói vừa nhấc bổng anh Hiệp lên, quăng qua đầu hắn theo một thế nhu đạo độc hiểm – Anh Hiệp ngã vật xuống nền xi măng gần giếng nước, rồi nằm bất động từ đó – Khi ấy mọi người đều la lên: “có đánh lộn”, tên thanh niên bỏ chạy, nhưng hắn chạy vòng vòng, đi đâu cũng bị anh em la và rượt đuổi, dẫn đầu là Xuân, nên hắn hoảng hốt chạy thẳng lên lầu 3 – Không ngờ hắn lại gặp tên cai tù đang đi xuống, nên mới bị đá văng xuống và bị đòn hội đồng trước khi bị biệt giam.

            Anh Hiệp vẫn nằm mê man, bất tỉnh nhân sự, trên chiếu bên cạnh tôi, đến hơn 7 giờ tối, tôi thấy máu rỉ ra từ lỗ tai và lỗ mũi của anh, tôi báo cho bác sĩ  Điền đến xem, ông cho biết anh Hiệp bị chấn thương sọ não rồi, máu bị ứ đọng trong đầu, nên đã rỉ ra lỗ tai và lỗ mũi, rất nguy hiểm. Bệnh tình này, nếu đủ phương tiện và thuốc men, ông có thể cứu sống được, chứ như tình hình hiện tại, dù biết anh Hiệp sẽ chết trước mắt, cũng đành bó tay thôi, chuyển đi bệnh viện sớm phút nào, hy vọng tăng theo phút đó, nếu chậm trễ anh Hiệp chắc sẽ chết. Nghe tới đây, tôi và Xuân, không ai bảo ai, cùng đứng lên chạy ra cửa phòng, chĩa miệng ra ngoài hét lớn: “… lầu 3, dãy AH, phòng 1, có người bịnh nặng, cần cấp cứu” – Sở dĩ chúng tôi phải la lớn vì giờ này, bọn cai tù đều tập trung ở dưới tầng trệt để ăn uống và xem TV, không có tên nào ở trên lầu cả, mạng sống của một người tù không quan trọng bằng một buổi xem TV, chiếc máy lạ lùng, từ nhỏ tới lớn ở miền Bắc, chúng chưa hề thấy, chỉ khi vào Nam  chúng mới được mở mắt ra chút đỉnh, dễ gì chúng bỏ qua để đi lo cho người tù.

            Dù biết vậy, chúng tôi vẫn tiếp tục la lớn, nhưng không một tiếng trả lời, hay một chút động tĩnh gì ở bên ngoài cả, chúng tôi vẫn thay phiên nhau la cầu cứu trong tuyệt vọng, sau mỗi tiếng la của chúng tôi, chỉ là một khoảng không gian trống vắng,  im lìm.

            Đến khoảng hơn 8 giờ tối, thình lình tôi nghe anh Hiệp hét lên một tiếng thật lớn, anh vùng bật dậy, vừa chạy một vòng nhỏ trong phòng, vừa hét lớn, sau đó anh ngã vật trở lại nằm trên chiếu của mình, ngửa mặt lên trời, lúc này mắt anh lại mở trừng trừng nhìn lên trần nhà – Tôi ngồi xuống, sau khi chạy theo anh để đỡ, phòng khi anh ngã xuống – Lúc này, tay anh quơ lên như muốn kéo tôi lại gần, cử chỉ của anh như muốn nói với tôi điều gì, tôi thấy miệng anh thì thầm không ra tiếng – Tôi cố cúi sát xuống mặt anh để nghe, nhưng không nghe được gì cả – Anh muốn trăn trối với tôi điều gì, nhưng đã không kịp nói trước khi trút hơi thở cuối cùng – Mắt anh vẫn mở trừng trừng nhìn lên khoảng không mờ nhạt, dưới ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn trong phòng – Bác sĩ  Điền nắm tay anh bắt mạch, khoảnh khắc sau, ông lắc đầu nói: “Anh Hiệp đã đi rồi, anh chết thật rồi !” – Bác sĩ  Điền nói thêm: “Như ngọn đèn dầu sắp cạn, phải loé lên một chút rồi tắt hẳn, anh Hiệp cũng thế, vì uất hận, anh cố thu tàn lực bật dậy, la hét, sau đó ngã xuống và đi luôn” – Tôi vừa nghe, vừa vuốt mắt anh Hiệp, đôi mắt vẫn trợn trừng, biểu lộ biết bao căm hờn, đau đớn, uất ức. Tay tôi vẫn vuốt mắt anh, miệng lầm thầm khấn nguyện: “Xin anh thanh thản ra đi, linh thiêng phò hộ cho chúng tôi sớm được thả về, tôi sẽ báo tin cho chị và các cháu” – Khi thấy cặp mắt anh đã khép, tôi móc trong túi quần sau của anh, lấy cái bóp, trong đó có tấm hình của chị và các con, với ý muốn làm bằng chứng, để sau này có dịp báo tin cho chị và trả lại chị kỷ vật này của anh – Cá nhân tôi, dù đã nhiều lần vào sinh ra tử, cũng như biết khá nhiều về cuộc đời binh nghiệp lẫy lừng của anh, đồng thời đã có nhiều lần xông pha trận mạc, dưới quyền chỉ huy của anh, tôi thật sự bất ngờ, choáng váng, khi chứng kiến tận mắt cái chết của anh, nó đơn giản, tàn bạo, dã man, nó thể hiện rõ ràng tính dã thú, bất nhân, bất nghiã, độc ác, của con người với con người, nhất là ở buổi giao thời giữa hai chế độ .  Tuy không là bà con, máu mủ, nhưng những tháng ngày, cùng với anh phục vụ trong một binh chủng, một đơn vị, không nhiều thì ít, cũng đã có những gắn bó với nhau  – Như thế, có thể nói, tôi là người thân thiết nhất với anh tại đây và bây giờ  – Tôi thật đau lòng, thật xót xa, khi nhìn anh lìa đời trong hoàn cảnh nghiệt ngã này.                                                                                                          

            Sau khi ổn định lại tinh thần, tôi bảo Xuân và một vài anh em khác, cùng nhau hét lớn vọng xuống lầu:”…, lầu 3, phòng 1, dãy AH, có người chết.” Chúng tôi thay nhau la hét như vậy, đến lần thứ 5 mới có tiếng hỏi vọng lên:

            – Chết thật chưa ?

           Tôi đáp: “Chết thật rồi”. Tiếng trả lời vọng lên ngắn ngủi: “Chờ đó đi “. Chúng tôi lại phải chờ. Mãi đến gần 10 giờ đêm chúng mới đến, chúng đặt anh Hiệp lên băng ca, phủ chiếc chiếu lên người anh, rồi khiêng anh đi luôn, có lẽ chúng khiêng anh xuống nhà xác, để báo cho gia đình đến  nhận – Tôi hy vọng được như vậy.

            Sau này, khi được thả về, tôi có lại nhà chị Hiệp, trao lại chị kỷ vật của anh và thuật lại tỉ mỉ câu chuyện cho chị nghe. Chị rất cảm động, không cầm được giòng lệ – Chị cũng rất cảm kích và nghĩ rằng, anh cũng đã được yên ủi phần nào, vì ít ra, anh cũng vĩnh viễn ra đi, trong vòng tay thân ái của tôi, một đàn em của anh và một vài đồng đội. Chị cho biết, hồi đó, họ cũng báo tin cho chị lên nhận xác anh về chôn cất, với lý do “chết do đánh nhau với bạn đồng tù”. Chị cũng tự an ủi là còn may mắn hơn nhiều người khác, vì chị còn được thấy xác chồng, chứ sau này khi bị đưa ra Bắc, biết bao nhiêu người chết mà gia đình không được biết tin tức và cũng chẳng biết chôn ở đâu.

            Ngày hôm sau, khi đi lãnh cơm gặp anh Hoà, tôi định báo tin cho anh, nhưng anh đã nói trước:

            – Tao biết rồi, Hiệp nó chết rồi. Đêm qua tụi bay la như vậy ai mà không nghe. Anh nói tiếp, bắt đầu bằng một câu chửi thề cố hữu của người miền Nam:

            – Đụ mẹ đồ dã man, tụi nó không cho thằng Hiệp đi cấp cứu, chớ chở đi nhà thương ngay, nó đâu có chết đau đớn, tức tưởi như vậy, đúng là tụi hèn.

            Quả thật, câu kết luận của anh Hoà, hoàn toàn đúng, vì sau này, qua những mẩu đối thoại,  chúng tôi biết được chúng cố ý để anh Hiệp như vậy, có lẽ để “dằn mặt” chúng tôi chăng, đôi khi chúng còn tỏ rõ thái độ khiêu khích bằng cách nói chuyện với nhau cho chúng tôi nghe, để chúng tôi bị nhục nhã – Cái chết của anh Hiệp đau đớn như vậy, nhưng chúng rất hả dạ, mặt chúng hớn hở nói cười với nhau, như để chọc tức chúng tôi, nếu chúng tôi có hành động gì, chúng sẽ vin vào đấy trừ khử, tiêu diệt ngay – Chúng tôi cảm nhận được âm mưu đen tối của chúng, nên anh em rỉ tai an ủi tinh thần nhau, khuyến khích nhau cố giữ bình tĩnh, tự kềm chế để đừng lọt bẫy của chúng.

            Hai tháng sau khi anh Hiệp mất, chúng tập họp, giải chúng tôi bằng xe bít bùng xuống tàu ở Tân Cảng, lòng vòng ra đến cửa biển, rồi lại trở lại Tân Cảng, lên xe bít bùng giải đi Suối Máu, Biên Hoà (trại tù phiến cộng). Chúng dở trò bịp thật ấu trĩ, 1 giờ sáng xe chạy từ Tân Cảng mà đến 5 giờ sáng mới tới Biên Hoà – Toán chúng tôi ở Chí Hoà ra, đếm được gần 300 người, gồm đủ mọi thành phần, quân đội có từ binh sĩ đến cấp Tướng, hành chánh từ Phường trưởng, Xã trưởng đến Tỉnh trưởng, y tá, bác sĩ đủ cả, thậm chí có cả những người ăn mày, bụi đời, khùng điên, lang thang ngoài đường chúng cũng bắt hết – đúng với tâm niệm của bọn cộng sản: “bắt lầm hơn bỏ sót�”.

            Kế tiếp là những ngày tháng dài trong lao tù cộng sản, anh em chúng tôi bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, bị khủng bố ban ngày cũng như ban đêm, lúc nào cũng nơm nớp sống trong lo âu, sợ hãi – Những ý đồ thâm hiểm của bọn cộng sản ngày càng lộ rõ, đó là chúng cố tình hạ thấp và bôi nhọ giá trị của quân đội chúng ta. Chúng nhốt chung những sĩ quan Tướng, Tá, Úy, những nhân vật cao cấp trong hành chánh, cùng với những tên du đãng, bụi đời, những kẻ lưu manh, trộm cướp, coi tất cả cùng chung một tên gọi: “Tù”. Biết vậy, nhưng anh em chúng tôi vẫn dửng dưng, vờ như không biết, anh em tự an ủi lẫn nhau: “Thôi ! Mang thân phận kẻ chiến bại, dù có thừa khả năng và dũng khí, nhưng đã bị đồng minh bỏ rơi, lại còn bị thượng cấp gạt gẫm, bị trói tay, trói chân trước kẻ địch, chỉ là con cờ thí trong ván cờ quốc tế, giữa tư bản và cộng sản, mà hai nước siêu cường tiêu biểu cho hai chủ nghĩa này, họ cũng chỉ coi quyền lợi của nước họ là trên hết mà thôi, còn gì mà nói nữa – Hãy cố gắng vượt qua những khó khăn mà sống”

            Gần 30 năm sau cái chết của anh Hiệp, tôi và một số đông anh em cựu tù, được sống ở một nơi văn minh, tự do, sung sướng nhất địa cầu: Hoa Kỳ – Tôi chạnh nhớ và ghi lại những đau đớn, nhục nhã, uất ức của những ngày đầu mất nước, mà nạn nhân là toàn thể dân chúng miền Nam, nhưng nặng nề nhất, có lẽ là những thành phần quân nhân như anh em chúng tôi – Những đau đớn hằn sâu trong tâm hồn tôi, khó lòng phai nhạt, đừng nói chi đến chuyện xoá bỏ – Bao nhiêu gia đình tan nát – Bao nhiêu người vì đi tìm tự do mà phải bỏ thân nơi rừng rậm, nơi biển cả – Bao nhiêu phụ nữ, thiếu nữ, mang nỗi nhục nhã, kinh hoàng, khi thân xác bị những con người, dạ thú dày vò, hành hạ, sống dở, chết dở – Bao nhiêu đồng đội của tôi vùi xác nơi rừng thiêng nước độc, bị bỏ đói, bệnh hoạn không một chút thuốc men trong các trại tù khổ sai – Biết bao nhiêu gia đình tan nát và những di hại của chế độ cộng sản, không biết sẽ còn tàn phá đất nước đến bao giờ – Ôi! nước mất, nhà tan. Câu nói của người xưa thật chí lý.

           Thật sự, tôi cũng không muốn nhớ đến những chuyện này, vì nó đau quá, buồn quá, nhưng mỗi khi nghe đôi ba ông gọi là “chính trị gia”, những ông gọi là nhà văn, nhà báo, những thành phần được coi là học giả, trí thức – Họ nhân danh tự do, dân chủ, nhân danh quốc gia, dân tộc, lên tiếng cổ võ cho việc hoà giải, hoà hợp, xoá bỏ hận thù, quên quá khứ để xây dựng đất nước, tương lai v…v… Tôi tự hỏi, không biết quốc gia, dân tộc của họ là gì, và họ ở đâu mới chui ra mà quên mau quá vậy??? – đầu óc tôi lại quay cuồng, nhớ đến tiếng hét uất hận của anh Hiệp trước lúc lâm chung.

California, vào hè 2004.

Nguyễn Quốc Khuê

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm