Thân Hữu Tiếp Tay...
Sự thật về câu chuyện ông Ngô Đình Diệm kéo lê máy chém theo luật 10/59. - Mai Tú Ân
( HNPD ) Lâu nay ta hay nghe nói đến một điệp khúc
( HNPD ) Lâu nay ta hay nghe nói đến một điệp khúc :"Chính quyền Ngô Đình Diệm kéo lê máy chém theo bộ luật 10/59 đi khắp nơi để chặt đầu những người yêu nước". Đến bây giờ thì điệu hát quen thuộc trên vẫn còn veo véo cất lên mỗi khi nhắc đến cái tên Ngô Đình Diệm hay Đệ Nhất VNCH.
Vậy chừ nó là cái chi mô, và làm răng mà nên tiếng tăm như rứa ?
Bộ luật 10/59 (Quốc Hội Đệ Nhất VNCH gọi là điều 91) là bộ lụật ANQG của Đệ Nhất VNCH được ban hành năm 1959. Đây không phải bộ luật, hay phần luật riêng đặc biệt nào thay thế cho bộ luật hiện hành của Đệ 1 VNCH, mà luật 10/59 chỉ là :
Đứng trước sự tăng cường của những kẻ phạm trọng tội hay khủng bố vũ trang thì điều luật (bổ sung) 10/59 này nhằm:
- Sự cho phép tăng quyền hạn xử án của các Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt, để biến các Tòa Án QSĐB đó thành các ngọn giáo trừng phạt những kẻ phạm trong tội, những kẻ khủng bố vũ trang.
- Cho phép Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt được xét xử các thường dân phạm trọng tội như khủng bố, phá hoại (Vì điều luật này cũng nhắm vào những người CS vũ trang ) Đây là một bộ luật đặc biệt dành cho thời chiến cho phép các tòa án QSĐB được phép xét xử các tội xâm phạm, phá hoại ANQG, đại loại là những tội tương tự như bọn khủng bố IS ngày nay hay làm. Vì là TA QS xét xử theo thời chiến nên cũng như ở mọi quốc gia trong hoàn cảnh tương tự. Các bản án sẽ là xử án và thi hành án ngay. Không có phúc thẩm..v..v..
Không có gì nghi ngờ về sự cương quyết và thẳng tay của chính quyền ông Ngô Đình Diệm trong bộ luật này để ngăn chặn phong trào CS đang lớn mạnh lúc đó, nhưng thực sư thì đối tượng của bộ luật này chưa hề có. Tình hình an ninh miền Nam tốt dần lên dưới sự lãnh đạo của chính quyền Ngô Đình Diệm, mọi chống đối bị đè bẹp nên không cần ban bố tình trạng khẩn cấp. Cũng như cuộc nội chiến giữa miền Nam và miền Bắc là cuộc chiến không tuyên chiến, tình hình quân sự cũng không bi đát như dưới thời Đệ Nhị VNCH, nên các phiên tòa Quân Sự Đặc Biệt này chưa bao giờ diễn ra. Không có các sự kiện nghiêm trọng kể trên thì không thể kích hoạt được các hoạt động của các tòa án quân sự đặc biệt, cũng như không có các nghị định, hay văn bản dưới Luật được các người có trách ký ban hành thì các tòa án đặc biệt không thể hoạt động được mà chỉ có các tòa án quân sự thông thường và không nằm trong diện đặc biệt của luật 10/59.
Không hề có văn bản nào ghi chép về việc các TAQSĐB này hoạt động và kết án dựa trên luật 10/59 được lưu trữ vì chẳng có gì để lưu trữ. Chẳng có đồng bào, chiến sĩ nào của cả Quốc, cả Cộng bị điều luật trên kết tội, không ai bị án chết và cũng chưa từng có người nào bị chém đầu vì luật này cả bởi đơn giản là không có luật đó cũng như không có cái máy chém nào hoạt động trong thời Đệ Nhất VNCH.
Chính thức thì chưa bao giờ có người nào bị truy tố theo luật 10/59, chưa có phiên tòa nào, và dĩ nhiên là chưa ai bị kết án theo luật này, cũng như không ai bị chém đầu cả. Còn chuyện bị chém đầu theo luật 10/59 là cả một sự bịa đặt trắng trợn mà thôi.
Hãy nhớ là Đệ 1 VNCH thời ông Diệm, cũng như thời Đệ 2 VNCH đều không dùng phương pháp thi hành án tử hình nào khác ngoài việc xử bắn. Chỉ duy nhất là xử bắn và được qui định trong luật rõ ràng. Dùng máy chém, hay bất cứ phương pháp thi hành án tử hình chính thức nào khác ngoài việc xử bắn là phạm luật nghiêm trọng.
Vụ chặt đầu tướng Hòa Hảo Ba Cụt (Lê Quang Vinh) năm 1957 ở CầnThơ có rất nhiều điều không đáng tin. Vì cũng có tin là tướng Ba Cụt bị xử bắn ở Cần Thơ 1957. Tuy nhiên vụ chặt đầu tướng Hòa Hảo Ba Cụt, nếu có thì cũng không liên quan quan đến luật 10/59, vì vụ án tướng Ba Cụt xảy ra trước đó 2 năm rồi.
Còn thông tin ông Hoàng Lệ Kha, tỉnh ủy Tây Ninh bị chặt đầu năm 1960 thì thông tin của chính quyền như sau :
“Theo nhà nước CHXHCN Việt Nam, thì chỉ mới nêu được tên một người duy nhất bị chém bởi luật 10/59 đó là ông Hoàng Lệ Kha, ủy viên thường vụ tỉnh ủy Tây Ninh. Ông bị bắt vào tháng 3/1959 khi chuẩn bị đi công tác thì bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bắt tại nhà ông Hai Thương, sau đó bị đưa về giam ở khám Chí Hòa, Sài Gòn.
Ngày 2/10/1959. Hoàng Lệ Kha bị kết án tử hình tại tòa án quân sự đặc biệt. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 12/3/1960, Hoàng Lệ Kha bị hành quyết bằng máy chém tại Tam Hạp (Trảng Lớn, Châu Thành, Tây Ninh). Khi ấy ông vừa 43 tuổi”.
(Theo Blog Lamtamnhu.blogspot.com.au)
Theo những gì đã trình bày ở trên thì mọi sự sẽ thay đổi khi câu chữ được đổi từ "xử bắn" sang thành "xử chém" thì sẽ thay đổi hoàn toàn. Nhưng cũng trong ngữ nghĩa của đoạn văn trên thì việc bắt, xét xử và chém đầu thì không nhắc gì đến luật 10/59, chủ thể của việc hành quyết bằng chém đầu ông Hoàng Lệ Kha. Cũng xin nói ngay là phía miền Bắc đã "thống kê" rằng luật 10/59 đã chặt đầu 10.000 người yêu nước nhưng cũng chẳng hề có hồ sơ về những người đã bị chặt đó, ngoại trừ hồ sơ ngắn gọn của ông Hoàng Lệ Kha ở trên.
Ta có thể kết luận chẳng có ai bị xử chém cả. Chính quyền Ngô Đình Diệm có đủ sức mạnh, đủ cơ cấu để kết án tử hình và xử bắn công khai những kẻ phạm tội, chứ không phải lén lút xử chém sai luật bất cứ ai cả.
Thêm một chi tiết nhỏ nữa. Theo truyền thông thì ông Hoàng Lệ Kha bị bắt vào tháng 3/1959 có nghĩa là ông bị bắt trước khi bộ luật 10/59 được đưa ra và được Quốc Hội Đệ Nhất VNCH phê chuẩn và có hiệu lực (6/5/1959). Như vậy theo luật Bất Hồi Tố mà tất cả các tòa án cả Quốc, cả Cộng đều tuân theo, thì ông Hoàng Lệ Kha không thể nào được xử án, nhất là án tử hình theo một bộ luật ra đời sau khi ông bị bắt. Điều đó cho thấy những chuyên viên chuyên mông má lịch sử của Đảng có bịa mà cũng bịa không xong, vì chẳng hiểu chi về pháp luật cả.
Nhưng thôi, hãy nên tìm kiếm xem có ông mô tên rứa bị chém như ni không. Chắc chắn là không. Chớ cứ nghe lời Tuyên Ráo về ông Hoàng Lệ Kha bị chặt đầu thì bằng bán thóc giống ra mà ăn.
Thực tình thì MTA cũng không hiểu sao lại gán điều luật 10/59 vô cái máy chém một cách lãng xẹt như rứa. Cứ nói đến luật 10/59 thì lại nói đến cái máy chém. Mà cứ nói đến máy chém thì lại nói đến luật 10/59 mặc dù nếu có hoạt động thì luật 10/59 có cả án tử lẫn án chung thân, có nghĩa là có cả án tù thì đưa cái máy chém chết người vô làm chi. Không tìm thấy văn bản, tài liệu, hình ảnh chi mô đề cập đến máy chém hay vụ chém nào cả. Việc này chắc hẳn do các đồng chí của ta, "oánh bùn sang ao" để chế biến ra bài hát "Ngô Đình Diệm lê máy chém 10/59 đi chém đầu những người kháng chiến cũ" khi nhìn thấy mấy cái máy chém cũ và hư hỏng có từ thời Pháp thuộc đang được trưng bày trước công đường tòa án nên các chuyên viên mông má sử Đảng vội chế ngay thành chính sử. Thế là có ngay bài ca với điệp khúc :"Ngô Đình Diệm kéo lê máy chém theo luật 10/54 đi chặt đầu những người yêu nước".
Bài ca xảo trá này đã cất tiếng hơn 50 năm rồi, cũ xì, bịa đặt và trâng tráo tấn công vào một lãnh tụ quốc gia chống CS nhất nhưng cũng quá nhân từ nhất.
Nhưng bài hát trên vẫn được cất lên một cách không thấy ngượng, không thấy xấu hổ mà cũng chẳng biết mắc cỡ...
Mai Tú Ân ( HNPD )
Mai Tú Ân ( HNPD )
Bàn ra tán vào (1)
Người lính già S.Đ.1
Người dân miền Bắc đã bị lừa gạt và hiểu sai, tưỡng tượng cái máy chém như thế nào :
- Sau tháng 04/1975 ,chúng tôi bị đưa vào tù gọi là cải tạo ,rồi bị đưa ra miền Bắc ,Thanh Hóa. Trong một buổi sinh hoạt bình thường ,anh bạn cùng láng( phòng giam )với tôi ,có mấy tấm hình chụp gia đình mà anh dấu đem theo để nhìn hình cho đở nhớ. Bị cán bộ quản giáo bắt được ,anh bị luận tội là ngoan cố ,không an tâm cải tạo...rồi cán bộ cao giọng :
- Chế độ chúng mày nà dả man ,nê máy chém khắp nơi để chém đầu nhân dân !! Đây lày có chứng cớ đấy nhé chớ cách mạng không lói điêu nhá.
Cán bộ quản giáo bèn cầm 1 tấm hình đưa lên cao cho mọi người nhìn thấy :
- Chúng mày dả man ,con nít nhỏ xíu mà cho ló lằm trước cái máy chém thì nàm sao ló sống !!.
Đó là hình đứa con của anh bạn tôi nằm trên bàn có cái quạt máy ,mà khi xưa nhiều gia đình thường chụp hình con cái như thế.
Cả đám chúng tôi phải nhịn cười đau cả ruột ,họ tưỡng tượng cái quạt máy thành cái máy chém theo luật 10/59.
----------------------------------------------------------------------------------
Sự thật về câu chuyện ông Ngô Đình Diệm kéo lê máy chém theo luật 10/59. - Mai Tú Ân
( HNPD ) Lâu nay ta hay nghe nói đến một điệp khúc
( HNPD ) Lâu nay ta hay nghe nói đến một điệp khúc :"Chính quyền Ngô Đình Diệm kéo lê máy chém theo bộ luật 10/59 đi khắp nơi để chặt đầu những người yêu nước". Đến bây giờ thì điệu hát quen thuộc trên vẫn còn veo véo cất lên mỗi khi nhắc đến cái tên Ngô Đình Diệm hay Đệ Nhất VNCH.
Vậy chừ nó là cái chi mô, và làm răng mà nên tiếng tăm như rứa ?
Bộ luật 10/59 (Quốc Hội Đệ Nhất VNCH gọi là điều 91) là bộ lụật ANQG của Đệ Nhất VNCH được ban hành năm 1959. Đây không phải bộ luật, hay phần luật riêng đặc biệt nào thay thế cho bộ luật hiện hành của Đệ 1 VNCH, mà luật 10/59 chỉ là :
Đứng trước sự tăng cường của những kẻ phạm trọng tội hay khủng bố vũ trang thì điều luật (bổ sung) 10/59 này nhằm:
- Sự cho phép tăng quyền hạn xử án của các Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt, để biến các Tòa Án QSĐB đó thành các ngọn giáo trừng phạt những kẻ phạm trong tội, những kẻ khủng bố vũ trang.
- Cho phép Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt được xét xử các thường dân phạm trọng tội như khủng bố, phá hoại (Vì điều luật này cũng nhắm vào những người CS vũ trang ) Đây là một bộ luật đặc biệt dành cho thời chiến cho phép các tòa án QSĐB được phép xét xử các tội xâm phạm, phá hoại ANQG, đại loại là những tội tương tự như bọn khủng bố IS ngày nay hay làm. Vì là TA QS xét xử theo thời chiến nên cũng như ở mọi quốc gia trong hoàn cảnh tương tự. Các bản án sẽ là xử án và thi hành án ngay. Không có phúc thẩm..v..v..
Không có gì nghi ngờ về sự cương quyết và thẳng tay của chính quyền ông Ngô Đình Diệm trong bộ luật này để ngăn chặn phong trào CS đang lớn mạnh lúc đó, nhưng thực sư thì đối tượng của bộ luật này chưa hề có. Tình hình an ninh miền Nam tốt dần lên dưới sự lãnh đạo của chính quyền Ngô Đình Diệm, mọi chống đối bị đè bẹp nên không cần ban bố tình trạng khẩn cấp. Cũng như cuộc nội chiến giữa miền Nam và miền Bắc là cuộc chiến không tuyên chiến, tình hình quân sự cũng không bi đát như dưới thời Đệ Nhị VNCH, nên các phiên tòa Quân Sự Đặc Biệt này chưa bao giờ diễn ra. Không có các sự kiện nghiêm trọng kể trên thì không thể kích hoạt được các hoạt động của các tòa án quân sự đặc biệt, cũng như không có các nghị định, hay văn bản dưới Luật được các người có trách ký ban hành thì các tòa án đặc biệt không thể hoạt động được mà chỉ có các tòa án quân sự thông thường và không nằm trong diện đặc biệt của luật 10/59.
Không hề có văn bản nào ghi chép về việc các TAQSĐB này hoạt động và kết án dựa trên luật 10/59 được lưu trữ vì chẳng có gì để lưu trữ. Chẳng có đồng bào, chiến sĩ nào của cả Quốc, cả Cộng bị điều luật trên kết tội, không ai bị án chết và cũng chưa từng có người nào bị chém đầu vì luật này cả bởi đơn giản là không có luật đó cũng như không có cái máy chém nào hoạt động trong thời Đệ Nhất VNCH.
Chính thức thì chưa bao giờ có người nào bị truy tố theo luật 10/59, chưa có phiên tòa nào, và dĩ nhiên là chưa ai bị kết án theo luật này, cũng như không ai bị chém đầu cả. Còn chuyện bị chém đầu theo luật 10/59 là cả một sự bịa đặt trắng trợn mà thôi.
Hãy nhớ là Đệ 1 VNCH thời ông Diệm, cũng như thời Đệ 2 VNCH đều không dùng phương pháp thi hành án tử hình nào khác ngoài việc xử bắn. Chỉ duy nhất là xử bắn và được qui định trong luật rõ ràng. Dùng máy chém, hay bất cứ phương pháp thi hành án tử hình chính thức nào khác ngoài việc xử bắn là phạm luật nghiêm trọng.
Vụ chặt đầu tướng Hòa Hảo Ba Cụt (Lê Quang Vinh) năm 1957 ở CầnThơ có rất nhiều điều không đáng tin. Vì cũng có tin là tướng Ba Cụt bị xử bắn ở Cần Thơ 1957. Tuy nhiên vụ chặt đầu tướng Hòa Hảo Ba Cụt, nếu có thì cũng không liên quan quan đến luật 10/59, vì vụ án tướng Ba Cụt xảy ra trước đó 2 năm rồi.
Còn thông tin ông Hoàng Lệ Kha, tỉnh ủy Tây Ninh bị chặt đầu năm 1960 thì thông tin của chính quyền như sau :
“Theo nhà nước CHXHCN Việt Nam, thì chỉ mới nêu được tên một người duy nhất bị chém bởi luật 10/59 đó là ông Hoàng Lệ Kha, ủy viên thường vụ tỉnh ủy Tây Ninh. Ông bị bắt vào tháng 3/1959 khi chuẩn bị đi công tác thì bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bắt tại nhà ông Hai Thương, sau đó bị đưa về giam ở khám Chí Hòa, Sài Gòn.
Ngày 2/10/1959. Hoàng Lệ Kha bị kết án tử hình tại tòa án quân sự đặc biệt. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 12/3/1960, Hoàng Lệ Kha bị hành quyết bằng máy chém tại Tam Hạp (Trảng Lớn, Châu Thành, Tây Ninh). Khi ấy ông vừa 43 tuổi”.
(Theo Blog Lamtamnhu.blogspot.com.au)
Theo những gì đã trình bày ở trên thì mọi sự sẽ thay đổi khi câu chữ được đổi từ "xử bắn" sang thành "xử chém" thì sẽ thay đổi hoàn toàn. Nhưng cũng trong ngữ nghĩa của đoạn văn trên thì việc bắt, xét xử và chém đầu thì không nhắc gì đến luật 10/59, chủ thể của việc hành quyết bằng chém đầu ông Hoàng Lệ Kha. Cũng xin nói ngay là phía miền Bắc đã "thống kê" rằng luật 10/59 đã chặt đầu 10.000 người yêu nước nhưng cũng chẳng hề có hồ sơ về những người đã bị chặt đó, ngoại trừ hồ sơ ngắn gọn của ông Hoàng Lệ Kha ở trên.
Ta có thể kết luận chẳng có ai bị xử chém cả. Chính quyền Ngô Đình Diệm có đủ sức mạnh, đủ cơ cấu để kết án tử hình và xử bắn công khai những kẻ phạm tội, chứ không phải lén lút xử chém sai luật bất cứ ai cả.
Thêm một chi tiết nhỏ nữa. Theo truyền thông thì ông Hoàng Lệ Kha bị bắt vào tháng 3/1959 có nghĩa là ông bị bắt trước khi bộ luật 10/59 được đưa ra và được Quốc Hội Đệ Nhất VNCH phê chuẩn và có hiệu lực (6/5/1959). Như vậy theo luật Bất Hồi Tố mà tất cả các tòa án cả Quốc, cả Cộng đều tuân theo, thì ông Hoàng Lệ Kha không thể nào được xử án, nhất là án tử hình theo một bộ luật ra đời sau khi ông bị bắt. Điều đó cho thấy những chuyên viên chuyên mông má lịch sử của Đảng có bịa mà cũng bịa không xong, vì chẳng hiểu chi về pháp luật cả.
Nhưng thôi, hãy nên tìm kiếm xem có ông mô tên rứa bị chém như ni không. Chắc chắn là không. Chớ cứ nghe lời Tuyên Ráo về ông Hoàng Lệ Kha bị chặt đầu thì bằng bán thóc giống ra mà ăn.
Thực tình thì MTA cũng không hiểu sao lại gán điều luật 10/59 vô cái máy chém một cách lãng xẹt như rứa. Cứ nói đến luật 10/59 thì lại nói đến cái máy chém. Mà cứ nói đến máy chém thì lại nói đến luật 10/59 mặc dù nếu có hoạt động thì luật 10/59 có cả án tử lẫn án chung thân, có nghĩa là có cả án tù thì đưa cái máy chém chết người vô làm chi. Không tìm thấy văn bản, tài liệu, hình ảnh chi mô đề cập đến máy chém hay vụ chém nào cả. Việc này chắc hẳn do các đồng chí của ta, "oánh bùn sang ao" để chế biến ra bài hát "Ngô Đình Diệm lê máy chém 10/59 đi chém đầu những người kháng chiến cũ" khi nhìn thấy mấy cái máy chém cũ và hư hỏng có từ thời Pháp thuộc đang được trưng bày trước công đường tòa án nên các chuyên viên mông má sử Đảng vội chế ngay thành chính sử. Thế là có ngay bài ca với điệp khúc :"Ngô Đình Diệm kéo lê máy chém theo luật 10/54 đi chặt đầu những người yêu nước".
Bài ca xảo trá này đã cất tiếng hơn 50 năm rồi, cũ xì, bịa đặt và trâng tráo tấn công vào một lãnh tụ quốc gia chống CS nhất nhưng cũng quá nhân từ nhất.
Nhưng bài hát trên vẫn được cất lên một cách không thấy ngượng, không thấy xấu hổ mà cũng chẳng biết mắc cỡ...
Mai Tú Ân ( HNPD )
Mai Tú Ân ( HNPD )