Đoạn Đường Chiến Binh
Sức quyến rũ của Việt Nam đã mất
Các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu mất lòng tin tại địa điểm nhiều hứa hẹn này giữa lúc cải cách vẫn còn quá chậm chạp và tham nhũng vẫn tiếp tục gia tăng.
Các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu mất lòng tin tại địa điểm nhiều hứa hẹn này giữa lúc cải cách vẫn còn quá chậm chạp và tham nhũng vẫn tiếp tục gia tăng.
Điều gì đó đã bị chệnh hướng tại Việt Nam. Việt Nam không còn là nơi lý tưởng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong ba năm liên tiếp, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại nước này đã không đạt được mục tiêu đề ra và các bộ trưởng tại đây đánh giá rằng chính phủ hiện trong tình trạng rất lo lắng. Nếu tiếp tục sụt giảm, họ sợ rằng việc này sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế, và nếu tăng trưởng kinh tế chao đảo thì các nhà đầu tư có thể trở nên do dự.
Việc này tạo thành một vòng luẩn quẩn, và nếu bị rơi vào tình trạng đó thì Việt Nam không thể đổ lỗi cho ai khác ngoài bản thân họ. Việt Nam nghĩ rằng họ đặc biệt bởi vì quá khứ của họ, và thế giới sẽ ve vãn họ bất chấp chuyện gì xảy ra. Nhưng kinh doanh thì không bao giờ chờ đợi quá lâu, nếu bạn không sẵn sàng thì các nhà đầu tư sẽ tìm những đồng cỏ xanh tươi khác. Đó là chính xác những gì đang xảy ra trong trường hợp của Việt Nam. Trong khi Việt Nam đang kéo đôi chân của mình trong việc thúc đẩy hoặc nâng cấp cải cách thì các đối thủ cạnh tranh cũ của họ cũng đang sửa đổi các hành vi cần thiết để qua mặt và những đối thủ mới đang đến để phân chia cổ phần trên thị trường.
Không phải là các nhà đầu tư nước ngoài không tiếp tục vào Việt Nam nhưng những cam kết mới chắc chắn sẽ chậm lại giữa lúc những dự án cũ vẫn còn đóng băng. Năm ngoái, ngược với mục tiêu 15-17 tỷ USD, cam kết FDI mới đã giảm 13 tỷ USD, ít hơn dự kiến 14,7 tỉ USD so với một năm trước đó. Xa hơn nữa, cam kết này thậm chí còn ít hơn nhiều so với 18,1 tỷ USD trong năm 2010. Theo Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), ngay cả ở giá trị hối đoái hiện nay, dòng vốn FDI đổ vào Miến Điện đã tăng 90% và Cambodia gia tăng 104,3% trong năm ngoái so với năm trước đó. Tất nhiên, cả hai nước này vẫn còn đứng phía sau Việt Nam, nhưng vấn đề chính là tỷ lệ tăng trưởng và sự gia tăng hồi năm ngoái tại Myanmar đã lên đến 100% trong năm 2011.
Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam, cho đến nay đã đăng ký 1.859 dự án với cam kết tổng số tiền đầu tư lên đến 29 tỷ USD. Nhưng hiện nay họ đang quan tâm nhiều hơn trong việc mở rộng đầu tư đến các quốc gia khác như Miến Điện, In-đô-nê-xi-a và Ma-lay-xi-a, bởi vì họ tin rằng, Việt Nam không còn sức cạnh tranh như những nước khác. Nền kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm soát, hệ thống ngân hàng được tổ chức tốt hơn so với trước đây, nhưng những nỗ lực vẫn không “đủ tốt” và tham nhũng đang ngày càng gia tăng. Trong khi đó, có những vấn đề mà làm nhiều nhà đầu tư lo lắng như tăng lương, việc tìm kiếm nguyên liệu, thiếu hụt công nhân lành nghề, thủ tục hải quan phức tạp, và cơ sở hạ tầng không đầy đủ, trong đó điểm chính là chính phủ vẫn không có câu trả lời đáng tin cậy. Việt Nam thậm chí còn thiếu ngay cả các dịch vụ cơ bản như thu hồi đất đai và thanh toán bù trừ các địa điểm thực hiện dự án.
Trường hợp kỳ lạ của Tatas là một ví dụ tốt về những điều sai trái xảy ra tại Việt Nam. Năm năm trước, tháng Năm năm 2008, Tata Steel đã ký thỏa thuận với Tổng công ty Thép Việt Nam để xây dựng một nhà máy trị giá 5 tỷ USD, có công suất 4,5 triệu tấn một năm, nằm trong Khu kinh tế Vũng Áng thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Năm năm sau, dự án vẫn còn đó mà phía Việt Nam không đưa ra được một địa điểm cụ thể nào, trong khi trước đó vị trí cũ đã được giao cho một đối thủ cạnh tranh khác.
Câu chuyện thực sự còn kỳ quái hơn. Tata cần khoảng 4.000 mẫu Anh [khoảng 1.619 hec] để xây nhà máy, trong đó chính quyền tỉnh ước tính sẽ cần khoảng 200 triệu USD để sẵn sàng cho việc xây dựng. Nhưng họ nói rằng họ không có tiền và muốn Tata trả số tiền ấy. Tất nhiên, Tata đã từ chối vì theo quy định pháp luật của Việt Nam thì việc giải phóng mặt bằng là công việc của chính phủ. Tata đã ký một bản ghi nhớ khác với Tổng công ty Thép Việt Nam để thiết lập một nhà máy cán nguội trong cùng một tỉnh. Cả hai dự án đã được phân chia thành giai đoạn cho hơn 10 năm. Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam tiếp tục nói rằng họ muốn dự án đầu tư của Tata nhưng không ai biết những gì đang xảy ra với số phận của dự án này.
Việc sáp nhập và giải phóng mặt bằng các địa điểm là một trong những vấn đề lớn nhất làm chậm lại tốc độ FDI tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, có những câu hỏi lớn về tính minh bạch pháp lý và quyền sở hữu trí tuệ. Các nhà đầu tư muốn làm ăn trong một môi trường kinh doanh minh bạch, luật lệ rõ ràng về cách đối phó với các tình trạng phá sản, và các chính sách quyết định nhanh gọn. Họ còn hoài nghi về khuynh hướng ngày càng tăng của chính phủ đối với đầu tư vào mảng công nghệ cao ngay cả khi những yêu cầu cơ bản vẫn chưa được hoàn toàn đáp ứng. Các phương tiện truyền thông tại Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng về tốc độ lập pháp chậm như sên rùa. Chính phủ không thể lúc nào cũng điều hành bằng các nghị định, và Quốc hội thì thường rất hiếm khi hiểu về ý nghĩa cấp bách của những vấn đề này.
Điều này thật là không may, khi Châu Á vẫn là điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư nước ngoài mặc dù kinh tế toàn cầu vẫn còn trong tình trạng suy thoái. Các con số từ UNCTAD cho thấy có tổng cộng 1,311 nghìn tỷ USD vốn FDI toàn cầu (18,3% thấp hơn so với năm trước), trong đó các nền kinh tế đang phát triển đã thu hút 680 tỷ USD, và châu Á chiếm 399 tỷ USD trong tổng số nước đang phát triển. Quan trọng hơn, phần lớn tổng số vốn ở châu Á được đầu tư tại các nước Đông Á (213.1 tỷ USD, bao gồm 120 tỷ USD riêng tại Trung Quốc) và Đông Nam Á (106.5 tỷ USD). Trong trường hợp này, việc Việt Nam bị kéo chân lại là một điều lạ. Ai đó có thể nghĩ rằng Việt Nam sẽ lo lắng để bảo tồn những thành tích khởi đầu mà họ đạt được và cải thiện chúng trong khi đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác.
Barun Roy, Business Standard
Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© Bản tiếng Việt Tạ chí Phía trước
Bàn ra tán vào (0)
Sức quyến rũ của Việt Nam đã mất
Các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu mất lòng tin tại địa điểm nhiều hứa hẹn này giữa lúc cải cách vẫn còn quá chậm chạp và tham nhũng vẫn tiếp tục gia tăng.
Các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu mất lòng tin tại địa điểm nhiều hứa hẹn này giữa lúc cải cách vẫn còn quá chậm chạp và tham nhũng vẫn tiếp tục gia tăng.
Điều gì đó đã bị chệnh hướng tại Việt Nam. Việt Nam không còn là nơi lý tưởng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong ba năm liên tiếp, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại nước này đã không đạt được mục tiêu đề ra và các bộ trưởng tại đây đánh giá rằng chính phủ hiện trong tình trạng rất lo lắng. Nếu tiếp tục sụt giảm, họ sợ rằng việc này sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế, và nếu tăng trưởng kinh tế chao đảo thì các nhà đầu tư có thể trở nên do dự.
Việc này tạo thành một vòng luẩn quẩn, và nếu bị rơi vào tình trạng đó thì Việt Nam không thể đổ lỗi cho ai khác ngoài bản thân họ. Việt Nam nghĩ rằng họ đặc biệt bởi vì quá khứ của họ, và thế giới sẽ ve vãn họ bất chấp chuyện gì xảy ra. Nhưng kinh doanh thì không bao giờ chờ đợi quá lâu, nếu bạn không sẵn sàng thì các nhà đầu tư sẽ tìm những đồng cỏ xanh tươi khác. Đó là chính xác những gì đang xảy ra trong trường hợp của Việt Nam. Trong khi Việt Nam đang kéo đôi chân của mình trong việc thúc đẩy hoặc nâng cấp cải cách thì các đối thủ cạnh tranh cũ của họ cũng đang sửa đổi các hành vi cần thiết để qua mặt và những đối thủ mới đang đến để phân chia cổ phần trên thị trường.
Không phải là các nhà đầu tư nước ngoài không tiếp tục vào Việt Nam nhưng những cam kết mới chắc chắn sẽ chậm lại giữa lúc những dự án cũ vẫn còn đóng băng. Năm ngoái, ngược với mục tiêu 15-17 tỷ USD, cam kết FDI mới đã giảm 13 tỷ USD, ít hơn dự kiến 14,7 tỉ USD so với một năm trước đó. Xa hơn nữa, cam kết này thậm chí còn ít hơn nhiều so với 18,1 tỷ USD trong năm 2010. Theo Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), ngay cả ở giá trị hối đoái hiện nay, dòng vốn FDI đổ vào Miến Điện đã tăng 90% và Cambodia gia tăng 104,3% trong năm ngoái so với năm trước đó. Tất nhiên, cả hai nước này vẫn còn đứng phía sau Việt Nam, nhưng vấn đề chính là tỷ lệ tăng trưởng và sự gia tăng hồi năm ngoái tại Myanmar đã lên đến 100% trong năm 2011.
Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam, cho đến nay đã đăng ký 1.859 dự án với cam kết tổng số tiền đầu tư lên đến 29 tỷ USD. Nhưng hiện nay họ đang quan tâm nhiều hơn trong việc mở rộng đầu tư đến các quốc gia khác như Miến Điện, In-đô-nê-xi-a và Ma-lay-xi-a, bởi vì họ tin rằng, Việt Nam không còn sức cạnh tranh như những nước khác. Nền kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm soát, hệ thống ngân hàng được tổ chức tốt hơn so với trước đây, nhưng những nỗ lực vẫn không “đủ tốt” và tham nhũng đang ngày càng gia tăng. Trong khi đó, có những vấn đề mà làm nhiều nhà đầu tư lo lắng như tăng lương, việc tìm kiếm nguyên liệu, thiếu hụt công nhân lành nghề, thủ tục hải quan phức tạp, và cơ sở hạ tầng không đầy đủ, trong đó điểm chính là chính phủ vẫn không có câu trả lời đáng tin cậy. Việt Nam thậm chí còn thiếu ngay cả các dịch vụ cơ bản như thu hồi đất đai và thanh toán bù trừ các địa điểm thực hiện dự án.
Trường hợp kỳ lạ của Tatas là một ví dụ tốt về những điều sai trái xảy ra tại Việt Nam. Năm năm trước, tháng Năm năm 2008, Tata Steel đã ký thỏa thuận với Tổng công ty Thép Việt Nam để xây dựng một nhà máy trị giá 5 tỷ USD, có công suất 4,5 triệu tấn một năm, nằm trong Khu kinh tế Vũng Áng thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Năm năm sau, dự án vẫn còn đó mà phía Việt Nam không đưa ra được một địa điểm cụ thể nào, trong khi trước đó vị trí cũ đã được giao cho một đối thủ cạnh tranh khác.
Câu chuyện thực sự còn kỳ quái hơn. Tata cần khoảng 4.000 mẫu Anh [khoảng 1.619 hec] để xây nhà máy, trong đó chính quyền tỉnh ước tính sẽ cần khoảng 200 triệu USD để sẵn sàng cho việc xây dựng. Nhưng họ nói rằng họ không có tiền và muốn Tata trả số tiền ấy. Tất nhiên, Tata đã từ chối vì theo quy định pháp luật của Việt Nam thì việc giải phóng mặt bằng là công việc của chính phủ. Tata đã ký một bản ghi nhớ khác với Tổng công ty Thép Việt Nam để thiết lập một nhà máy cán nguội trong cùng một tỉnh. Cả hai dự án đã được phân chia thành giai đoạn cho hơn 10 năm. Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam tiếp tục nói rằng họ muốn dự án đầu tư của Tata nhưng không ai biết những gì đang xảy ra với số phận của dự án này.
Việc sáp nhập và giải phóng mặt bằng các địa điểm là một trong những vấn đề lớn nhất làm chậm lại tốc độ FDI tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, có những câu hỏi lớn về tính minh bạch pháp lý và quyền sở hữu trí tuệ. Các nhà đầu tư muốn làm ăn trong một môi trường kinh doanh minh bạch, luật lệ rõ ràng về cách đối phó với các tình trạng phá sản, và các chính sách quyết định nhanh gọn. Họ còn hoài nghi về khuynh hướng ngày càng tăng của chính phủ đối với đầu tư vào mảng công nghệ cao ngay cả khi những yêu cầu cơ bản vẫn chưa được hoàn toàn đáp ứng. Các phương tiện truyền thông tại Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng về tốc độ lập pháp chậm như sên rùa. Chính phủ không thể lúc nào cũng điều hành bằng các nghị định, và Quốc hội thì thường rất hiếm khi hiểu về ý nghĩa cấp bách của những vấn đề này.
Điều này thật là không may, khi Châu Á vẫn là điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư nước ngoài mặc dù kinh tế toàn cầu vẫn còn trong tình trạng suy thoái. Các con số từ UNCTAD cho thấy có tổng cộng 1,311 nghìn tỷ USD vốn FDI toàn cầu (18,3% thấp hơn so với năm trước), trong đó các nền kinh tế đang phát triển đã thu hút 680 tỷ USD, và châu Á chiếm 399 tỷ USD trong tổng số nước đang phát triển. Quan trọng hơn, phần lớn tổng số vốn ở châu Á được đầu tư tại các nước Đông Á (213.1 tỷ USD, bao gồm 120 tỷ USD riêng tại Trung Quốc) và Đông Nam Á (106.5 tỷ USD). Trong trường hợp này, việc Việt Nam bị kéo chân lại là một điều lạ. Ai đó có thể nghĩ rằng Việt Nam sẽ lo lắng để bảo tồn những thành tích khởi đầu mà họ đạt được và cải thiện chúng trong khi đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác.
Barun Roy, Business Standard
Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© Bản tiếng Việt Tạ chí Phía trước