Nhân Vật
Suy nghĩ của một Đô Đốc về An Ninh Toàn Cầu
Con tàu, chở 17.000 tấn hàng hóa, trong đó có 5.000 tấn hàng cứu trợ cho các nước nghèo ở châu Phi, đang trên đường đến Mombasa, Kenya và là tàu hàng của Mỹ với thủy thủ đoàn gồm 20 người, tính cả thuyền trưởng Richard Phillips.
Thuyền trưởng Phillips trong tay bọn cướp biển [Ảnh: Sony – Columbia Pictures/AP]
Thủy thủ đoàn khôn khéo hơn bọn hải tặc, vốn là những thanh niên trong độ tuổi 17-19. Bằng cách mà sau này họ miêu tả là “vũ lực tàn bạo”, những người Mỹ tìm cách bắt giữ được Abduwali Abdukhadir Muse, thủ lĩnh của bọn cướp, và cố gắng thương lượng với những tên còn lại để đổi lấy thuyền trưởng Phillips. Mọi việc xảy ra không hoàn toàn theo kế hoạch.
Nhà làm phim chuyên thể loại phim tài liệu chuyển sang phim truyện Paul Greengrass (phim United 93) đã tạo nên bộ phim về vụ cướp tàu Maersk cùng câu chuyện sinh tồn của thuyền trưởng Phillips hấp dẫn dài hơn hai tiếng. Phim được chuyển thể từ quyển sách A Captain’s Duty: Somali Pirates, Navy SEALs, and Dangerous Days at Sea của Phillips, được thực hiện bởi cùng đội ngũ làm phim The Social Network và Tom Hanks thủ vai vị thuyền trưởng can đảm.
Phim mở màn với cảnh Phillips (Hanks đóng), một thuyền trưởng trung niên mái tóc muối tiêu đang chào tạm biệt người vợ Andrea (Catherine Keener đóng). Ông lo lắng cho tương lai của con trai. Cuộc đối thoại thật khó đoán (“Con trai chúng ta là một cậu bé tuyệt vời…”) nhưng ngắn gọn. Phillips nhanh chóng biến từ người đàn ông trầm tĩnh của gia đình trở thành thuyền trưởng Phillips, người giám sát chính – hạn chế những lần giải lao của thủy thủ đoàn và chỉ huy những buổi tập huấn tình huống khẩn cấp ngẫu nhiên.
Barkhad Abdi (dẫn đầu) trong vai kẻ cầm đầu nhóm cướp biển
Trên bãi biển ở thành phố cảng Eyl, Somali – vùng đất tuyển mộ cướp biển – già làng Hufan chỉ định một nhóm cướp biển trẻ đi săn tìm những con tàu chở hàng lớn. Hufan chịu áp lực từ lãnh chúa phải dâng lên chiến lợi phẩm dồi dào. Do đó, ông ta chỉ định Muse (Barkhad Abdi đóng) làm thủ lĩnh một thuyền cướp biển nhỏ, và một thanh niên thứ hai chỉ huy một thuyền khác, và giao họ nhiệm vụ đem về tiền triệu. Đây là lý do vì sao Greengrass là nhà làm phim thích hợp nhất cho dự án này. Nhờ vốn kinh nghiệm làm phim tài liệu và viết báo, Greengrass còn cho thấy quan điểm phong phú của những tên hải tặc. Đây không chỉ là chuyện trắng-đen, tốt-xấu, người Mỹ chiến đấu với dân tộc khác, mà còn có nhiều khía cạnh khác, và những tên hải tặc Somali trẻ cũng không phải là những kẻ xấu xa vô danh, không có tính cách, mà là dạng tội phạm bị cưỡng bức, bị buộc phải cống nạp cho lãnh chúa, và xem việc cướp tàu chỉ là một công việc khác thôi. “Chúng tôi là ngư dân,” Muse, thủ lĩnh khôn ngoan của toán cướp biển, lặp lại. “Công việc thôi.”
Hai thuyền cướp biển tiến thẳng về phía tàu Maersk và, sau khi thoát được trò đấu trí của thuyền trưởng Phillips và dùng những chiêu tránh né những thứ như luồng vòi rồng của tàu, bốn tên cướp biển gồm Muse và ba tên khác đã lên được tàu. Sau đó diễn ra trận quyết chiến giữa một bên là thuyền trưởng Phillips và thủy thủ đoàn không được vũ trang, phần lớn bị nhốt trong phòng máy, và bên kia là bọn cướp biển có vũ trang.
Greengrass, chuyên gia dùng kỹ thuật máy quay rung, và nhà biên kịch Billy Ray, cực kỳ chú ý đến chi tiết ở đây. Mỗi một hành động tài tình của thủy thủ tàu Maersk, cũng như từng cấp bậc trong các kênh truyền thông chính thức, từ Cục Hàng hải Hoa Kỳ cho đến lực lượng SEAL thuộc Hải quân, được thể hiện chân thật đến ấn tượng – làm bộ phim khá giống với United 93 của Greengrass (phi hành đoàn chiến đấu với không tặc), cùng tinh thần như phim Zero Dark Thirty của Kathryn Bigelow (chế độ quan liêu/sự can thiệp của quân đội). Và cách quay bằng máy cầm tay của Greengrass rất phù hợp với phim, mang đậm cảm giác phim tài liệu, và làm sự căng thẳng tăng cao cho đến đoạn kết xuất sắc của phim (không quá rung lắc theo kiểu buồn nôn như phim Green Zone).
Đạo diễn Greengrass (giữa) chỉ đạo diễn xuất trên trường quay Captain Phillips
Cùng với Christopher Nolan, Greengrass còn là đạo diễn phim hành động giỏi nhất ở Hollywood. Những cảnh phim đầy căng thẳng nhờ màn trình diễn xuất sắc của cả hai, từ việc chiếc thuyền bé tí của bọn cướp biển Somali di chuyển tránh né những luồng vòi rồng của con tàu khổng lồ cho đến màn truy đuổi thuyền trưởng Phillips của hải quân khi ông bị bắt làm con tin trên thuyền cứu sinh. Đây là phim hành động quy mô lớn giúp đẩy giá trị phim lên rất cao, dù chân thực và có hơi tiêu cực.
“Trong việc chuyển thể những sự kiện có thật, thường có hai kiểu: bạn có thể làm sát hoặc không sát thực tế, và việc ấn định giới hạn thế nào là tùy thuộc vào nhà làm phim,” Greengrass nói trong phần hỏi-đáp sau buổi chiếu. “Với tôi, nếu xét theo bối cảnh, tôi thấy thoải mái hơn nhiều khi làm sát thực tế. Nhưng những chuyện này diễn ra trong 4-5 ngày nên bạn gặp vấn đề với việc rút ngắn – làm sao cô đọng toàn bộ biến cố này nhưng vẫn đúng với những sự việc then chốt. Và tôi nghĩ chúng tôi cũng gặp khó khăn đó.”
Và Hanks, với vai diễn, chưa cho thấy sức mạnh hành động kiểu này kể từ sau phim Cast Away (2000) nói về người sống sót. Anh hoàn toàn thể hiện được mọi mặt của người hùng trong đời thực này – một người đàn ông dễ chịu của gia đình, một thuyền trưởng cương nghị, một tù nhân tinh ranh, và là một người bị tổn thương tình cảm. “Tôi đọc cuốn sách trước khi đọc kịch bản, và có dịp gặp ông ấy hai lần, và giải thích với ông ấy, “Anh biết đấy, tôi sẽ nói những điều anh chưa từng nói và ở những nơi anh chưa từng đến, nhưng nếu chúng ta làm đúng, theo chủ đề, chúng ta sẽ đúng về bản chất và diễn tiến sự việc,’” Hanks nói ở phần hỏi-đáp sau buổi chiếu. Đây là phim chú trọng yếu tố ngoại cảnh, việc quay một phần trên boong một con tàu giống hệt chiếc Alabama trên biển trong phạm vi rất nhỏ, nên nhiệm vụ của chúng tôi là phải chân thực với những động lực thúc đẩy của mọi thành viên tham gia… Về nội dung, đó là những chuyện đã xảy ra.”
Captain Phillips – Cuộc chiến giàu nghèo
Trước khi xem Captain Philips, có 5 sự thật thú vị bạn nên biết.
Đầu tiên, đây là một bộ phim dựa trên cuốn sách 'A Captain’s duty', xuất bản năm 2010 kể câu chuyện có thật về sự sống sót của vị thuyền trưởng Richard Phillips trước sự tấn công của hải tặc Somali lên con tàu Maersk Alabama tháng 4/2009. Chính câu chuyện táo bạo, mang tính thời sự này đã khiến quyển sách cũng như bộ phim có được sự đón nhận nồng nhiệt, khi ai cũng tò mò '4 con người Somali nhỏ bé đã làm thế nào để đánh chiếm được con tàu hàng 17000 tấn?'.
Sự thật thú vị thứ 2 đó là Tom Hanks chưa từng gặp bất kì diễn viên đóng cướp biển Somali nào trước cảnh thuyền trưởng Phillips bị bắt cóc. Đạo diễn Paul Greengrass đã cố ý làm thế để tạo thêm sự kịch tính cho phim, ít nhất là khuôn mặt thật sửng sốt khi chạm trán của cả Tom Hanks và anh chàng Bakhad Abdi – người đóng vai thủ lĩnh cướp biển.
Sự thật thứ 3: Bộ phim không hề diễn ra ở Somali, nó được quay trong 9 tuần ở bờ biển Malta. Còn các anh chàng Somali dễ thương lại được tuyển chọn ở Minneapolis, Minesota. Họ hoàn toàn nghiệp dư, chưa từng đóng phim trước đó, nên họ đóng rất tự nhiên, duyên dáng, rất thật, diễn xuất đỉnh không kém gì Tom Hanks.
Sự thật thứ 4: Các anh chàng Somali Mỹ này không những diễn hay, họ còn lái thuyền rất cừ. Tất cả các cảnh quay trên chiếc thuyền máy nhỏ, mà khán giả còn cảm thấy say sóng khi thấy tốc độ vũ bão cưỡi sóng đại dương đó đều được 4 anh chàng tự thực hiên, một cú ăn luôn.
Sự thật thứ 5: Tàu hàng Maersk Alabama sau năm 2009 đã bị cướp biển tấn công 4 lần nhưng đều không thành. Còn bộ phim thì thành công xuất sắc.
Bộ phim bắt đầu với hình ảnh thuyền trưởng Phillips gánh trọng trách đưa con tàu hàng qua vùng biển Somali quỷ dữ an toàn trong khi không được trang bị bất kì vũ khí nào. Ở đâu đó một làng chài ở Somali, sự áp bức đang diễn ra. Những kẻ lớn bắt kẻ bé phải ra khơi, đi cướp tàu mang về cống nộp. Trước đây, sự tấn công của người dân Somali vào các tàu hàng chỉ để bảo vệ vùng đánh cá của họ.
Sau dần, sự cướp phá, bắt cóc diễn ra mang lại những món tiền lóa mắt, những thế lực hình thành, một xã hội thu nhỏ thiết lập các vị trí và quyền lực. Nhiều người Somali lương thiện bị sự đe dọa tới tính mạng, gia đình mà buộc phải ra đi, trở thành cướp biển. Họ vốn là những người hiền lành đáng thương, hơn đáng giận, giống như anh chàng Elmi – mới 18 đã phải cầm súng. Anh ta bị bắt ép ra trận chiến, giống như người ta bị đẩy vào một cuộc chiến tranh vô nghĩa nhưng phải chiến đấu vì sự sống của chính mình.
Số phận xô người ta từ sai lầm nhỏ tới sai lầm lớn, từ bị buộc cầm súng, tới thích cầm súng, rồi đam mê cầm súng.
Dần dà Elmi hiền lành, dưới những áp bức sẽ sớm thành là kẻ muốn thể hiện mình can đảm, thông minh, đủ dũng khí để làm 1 con sói biển như Muse – tên thủ lĩnh. Hắn lăn xả vào những con sóng chỉ để lập công, cho một cuộc sống được trọng dụng, có vai vế khi trở về.
Họ, người người nghèo khổ, có thể bị người ta ép buộc, có thể tự bị bản thân mình ép buộc, dần dần bị hủy hoại vì tiền. Bốn con người Somali bé nhỏ, gầy giơ xương, nhưng đôi mắt sáng quắc, đầy căm phẫn, gộp lại với nhau, cùng lao đi trên một thuyền máy cảm giác có thể vỡ vụn bất cứ lúc nào, để cướp cho được con thuyền hàng to gấp trăm lần trên đại dương bao la.
Cảnh chiếc thuyền máy lao đi làm người ta vừa lo vừa sợ. Họ sợ tàu của thuyền trưởng Phillips sẽ bị đánh chiếm bởi cái quyết tâm hừng hực của những kẻ khát tiền. Họ lại lo rằng cái thuyền máy nhỏ bé kia có thể chìm nghỉm trong những lớp sóng dồn dập. Với kĩ năng hơn người, 4 kẻ Somali đã thâm nhập thành công, dù cho thuyền trường Phillips đã thực hiện những ngón đòn lão luyện: thay đổi vận tốc, thay đổi hành trình, hay phun vòi rồng.
Phải công nhận rằng, sự xâm chiếm chóng vánh ấy đã đẩy cao trào phim hơn lúc nào hết. Cuộc đấu trí giữa Phillips già đời và Muse quyết tâm như cuốn lấy người xem.Sau loạt phim về Bourne, đạo diễn Paul Greengrass đã thành công khi mang tới những thước phim dồn dập và nghẹt thở tới thế.
Sự thông minh của thuyền trưởng Phillips khi ra các báo hiệu cho thủy thủ thiết lập bẫy khắp nơi:rải mảnh vụn kính làm bị thương hải tặc Somali hay tắt điện phòng máy để bao vây thủ lĩnh Muse. Các kế hoạch thành công mĩ mãn, thủy thủ nắm cơ trên, vụ thương thuyết thành công khi hải tặc chấp nhận lấy 30000 đô cùng tàu cứu hộ.
Khi mọi việc tưởng như kết thúc thì tai nạn bất ngờ xảy ra. Thuyền trưởng Phillips bị Muse lôi vào cùng con tàu cứu hộ. Tàu bị thả trôi xuống biển, một người bị bắt cóc. Hy vọng về tiền dấy lên cho những con người nghèo khổ, trong khi thủy thủ đoàn và người xem lo lắng cho số phận của vị thuyền trưởng quả cảm.
Cuộc giải cứu thuyền trưởng diễn ra căng thẳng như trong Dark Thirty Zero. Nhưng thứ đọng lại trong khán giả không phải ở những pha cân súng, cân não, mà ở sự đồng cảm con người.
Những giờ phút sống chung với hải tặc làm Phillips thương hơn những con người này. Ông hiểu rằng tiền chuộc ông chỉ là một món tiền bé nhỏ của công ty bảo hiểm, nhưng mang lại sự sống cho rất nhiều người khác. Khán giả thấy lạ là sao ông không đầu hàng? Hãy cứ để những người Somali có được món tiền họ muốn, còn ông bình an về với gia đình. Tại sao Phillips cố chấp cứ tìm cách trốn thoát?
Ông không có lợi gì ngoài việc bảo vệ thanh danh và quy tắc sống của mình. Ông đã thành công, để rồi phải khóc khi nhìn thấy máu của kẻ thù trên khuôn mặt mình.
Khi Philips rơi những giọt nước mắt khó nhọc, người ta hiểu rằng giữa người và người luôn tồn tại thứ tình cảm khăng khít dù họ không quen nhau, dù họ có thể là kẻ thù của nhau. Thật dễ dàng để khóc trước một cái chết mình nhìn thấy. Philips khóc thương cho cậu bé Elmi tội nghiệp, khóc Bilal nóng tính, khóc cho những con người nghèo khó ở Somali. Họ không xấu, nhưng họ không có tự do để chọn con đường mình muốn sống.
Định mệnh nghiệt ngã khiến con người đi trên những con đường khác nhau. Nếu Phillips, Muse, Bilal, Elmi, Najee cùng sinh ra ở một đất nước yên bình, có thể họ sẽ là đồng nghiệp của nhau, có thể họ là bạn bè của nhau, hoặc có thể chỉ là những người qua đường nhoẻn miệng cười chào nhau. Họ sẽ không phải chạm mặt nhau trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Nhưng cuộc đấu tranh giữa giàu và nghèo có bao giờ là kết thúc?
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Suy nghĩ của một Đô Đốc về An Ninh Toàn Cầu
Con tàu, chở 17.000 tấn hàng hóa, trong đó có 5.000 tấn hàng cứu trợ cho các nước nghèo ở châu Phi, đang trên đường đến Mombasa, Kenya và là tàu hàng của Mỹ với thủy thủ đoàn gồm 20 người, tính cả thuyền trưởng Richard Phillips.
Thuyền trưởng Phillips trong tay bọn cướp biển [Ảnh: Sony – Columbia Pictures/AP]
Thủy thủ đoàn khôn khéo hơn bọn hải tặc, vốn là những thanh niên trong độ tuổi 17-19. Bằng cách mà sau này họ miêu tả là “vũ lực tàn bạo”, những người Mỹ tìm cách bắt giữ được Abduwali Abdukhadir Muse, thủ lĩnh của bọn cướp, và cố gắng thương lượng với những tên còn lại để đổi lấy thuyền trưởng Phillips. Mọi việc xảy ra không hoàn toàn theo kế hoạch.
Nhà làm phim chuyên thể loại phim tài liệu chuyển sang phim truyện Paul Greengrass (phim United 93) đã tạo nên bộ phim về vụ cướp tàu Maersk cùng câu chuyện sinh tồn của thuyền trưởng Phillips hấp dẫn dài hơn hai tiếng. Phim được chuyển thể từ quyển sách A Captain’s Duty: Somali Pirates, Navy SEALs, and Dangerous Days at Sea của Phillips, được thực hiện bởi cùng đội ngũ làm phim The Social Network và Tom Hanks thủ vai vị thuyền trưởng can đảm.
Phim mở màn với cảnh Phillips (Hanks đóng), một thuyền trưởng trung niên mái tóc muối tiêu đang chào tạm biệt người vợ Andrea (Catherine Keener đóng). Ông lo lắng cho tương lai của con trai. Cuộc đối thoại thật khó đoán (“Con trai chúng ta là một cậu bé tuyệt vời…”) nhưng ngắn gọn. Phillips nhanh chóng biến từ người đàn ông trầm tĩnh của gia đình trở thành thuyền trưởng Phillips, người giám sát chính – hạn chế những lần giải lao của thủy thủ đoàn và chỉ huy những buổi tập huấn tình huống khẩn cấp ngẫu nhiên.
Barkhad Abdi (dẫn đầu) trong vai kẻ cầm đầu nhóm cướp biển
Trên bãi biển ở thành phố cảng Eyl, Somali – vùng đất tuyển mộ cướp biển – già làng Hufan chỉ định một nhóm cướp biển trẻ đi săn tìm những con tàu chở hàng lớn. Hufan chịu áp lực từ lãnh chúa phải dâng lên chiến lợi phẩm dồi dào. Do đó, ông ta chỉ định Muse (Barkhad Abdi đóng) làm thủ lĩnh một thuyền cướp biển nhỏ, và một thanh niên thứ hai chỉ huy một thuyền khác, và giao họ nhiệm vụ đem về tiền triệu. Đây là lý do vì sao Greengrass là nhà làm phim thích hợp nhất cho dự án này. Nhờ vốn kinh nghiệm làm phim tài liệu và viết báo, Greengrass còn cho thấy quan điểm phong phú của những tên hải tặc. Đây không chỉ là chuyện trắng-đen, tốt-xấu, người Mỹ chiến đấu với dân tộc khác, mà còn có nhiều khía cạnh khác, và những tên hải tặc Somali trẻ cũng không phải là những kẻ xấu xa vô danh, không có tính cách, mà là dạng tội phạm bị cưỡng bức, bị buộc phải cống nạp cho lãnh chúa, và xem việc cướp tàu chỉ là một công việc khác thôi. “Chúng tôi là ngư dân,” Muse, thủ lĩnh khôn ngoan của toán cướp biển, lặp lại. “Công việc thôi.”
Hai thuyền cướp biển tiến thẳng về phía tàu Maersk và, sau khi thoát được trò đấu trí của thuyền trưởng Phillips và dùng những chiêu tránh né những thứ như luồng vòi rồng của tàu, bốn tên cướp biển gồm Muse và ba tên khác đã lên được tàu. Sau đó diễn ra trận quyết chiến giữa một bên là thuyền trưởng Phillips và thủy thủ đoàn không được vũ trang, phần lớn bị nhốt trong phòng máy, và bên kia là bọn cướp biển có vũ trang.
Greengrass, chuyên gia dùng kỹ thuật máy quay rung, và nhà biên kịch Billy Ray, cực kỳ chú ý đến chi tiết ở đây. Mỗi một hành động tài tình của thủy thủ tàu Maersk, cũng như từng cấp bậc trong các kênh truyền thông chính thức, từ Cục Hàng hải Hoa Kỳ cho đến lực lượng SEAL thuộc Hải quân, được thể hiện chân thật đến ấn tượng – làm bộ phim khá giống với United 93 của Greengrass (phi hành đoàn chiến đấu với không tặc), cùng tinh thần như phim Zero Dark Thirty của Kathryn Bigelow (chế độ quan liêu/sự can thiệp của quân đội). Và cách quay bằng máy cầm tay của Greengrass rất phù hợp với phim, mang đậm cảm giác phim tài liệu, và làm sự căng thẳng tăng cao cho đến đoạn kết xuất sắc của phim (không quá rung lắc theo kiểu buồn nôn như phim Green Zone).
Đạo diễn Greengrass (giữa) chỉ đạo diễn xuất trên trường quay Captain Phillips
Cùng với Christopher Nolan, Greengrass còn là đạo diễn phim hành động giỏi nhất ở Hollywood. Những cảnh phim đầy căng thẳng nhờ màn trình diễn xuất sắc của cả hai, từ việc chiếc thuyền bé tí của bọn cướp biển Somali di chuyển tránh né những luồng vòi rồng của con tàu khổng lồ cho đến màn truy đuổi thuyền trưởng Phillips của hải quân khi ông bị bắt làm con tin trên thuyền cứu sinh. Đây là phim hành động quy mô lớn giúp đẩy giá trị phim lên rất cao, dù chân thực và có hơi tiêu cực.
“Trong việc chuyển thể những sự kiện có thật, thường có hai kiểu: bạn có thể làm sát hoặc không sát thực tế, và việc ấn định giới hạn thế nào là tùy thuộc vào nhà làm phim,” Greengrass nói trong phần hỏi-đáp sau buổi chiếu. “Với tôi, nếu xét theo bối cảnh, tôi thấy thoải mái hơn nhiều khi làm sát thực tế. Nhưng những chuyện này diễn ra trong 4-5 ngày nên bạn gặp vấn đề với việc rút ngắn – làm sao cô đọng toàn bộ biến cố này nhưng vẫn đúng với những sự việc then chốt. Và tôi nghĩ chúng tôi cũng gặp khó khăn đó.”
Và Hanks, với vai diễn, chưa cho thấy sức mạnh hành động kiểu này kể từ sau phim Cast Away (2000) nói về người sống sót. Anh hoàn toàn thể hiện được mọi mặt của người hùng trong đời thực này – một người đàn ông dễ chịu của gia đình, một thuyền trưởng cương nghị, một tù nhân tinh ranh, và là một người bị tổn thương tình cảm. “Tôi đọc cuốn sách trước khi đọc kịch bản, và có dịp gặp ông ấy hai lần, và giải thích với ông ấy, “Anh biết đấy, tôi sẽ nói những điều anh chưa từng nói và ở những nơi anh chưa từng đến, nhưng nếu chúng ta làm đúng, theo chủ đề, chúng ta sẽ đúng về bản chất và diễn tiến sự việc,’” Hanks nói ở phần hỏi-đáp sau buổi chiếu. Đây là phim chú trọng yếu tố ngoại cảnh, việc quay một phần trên boong một con tàu giống hệt chiếc Alabama trên biển trong phạm vi rất nhỏ, nên nhiệm vụ của chúng tôi là phải chân thực với những động lực thúc đẩy của mọi thành viên tham gia… Về nội dung, đó là những chuyện đã xảy ra.”
Captain Phillips – Cuộc chiến giàu nghèo
Trước khi xem Captain Philips, có 5 sự thật thú vị bạn nên biết.
Đầu tiên, đây là một bộ phim dựa trên cuốn sách 'A Captain’s duty', xuất bản năm 2010 kể câu chuyện có thật về sự sống sót của vị thuyền trưởng Richard Phillips trước sự tấn công của hải tặc Somali lên con tàu Maersk Alabama tháng 4/2009. Chính câu chuyện táo bạo, mang tính thời sự này đã khiến quyển sách cũng như bộ phim có được sự đón nhận nồng nhiệt, khi ai cũng tò mò '4 con người Somali nhỏ bé đã làm thế nào để đánh chiếm được con tàu hàng 17000 tấn?'.
Sự thật thú vị thứ 2 đó là Tom Hanks chưa từng gặp bất kì diễn viên đóng cướp biển Somali nào trước cảnh thuyền trưởng Phillips bị bắt cóc. Đạo diễn Paul Greengrass đã cố ý làm thế để tạo thêm sự kịch tính cho phim, ít nhất là khuôn mặt thật sửng sốt khi chạm trán của cả Tom Hanks và anh chàng Bakhad Abdi – người đóng vai thủ lĩnh cướp biển.
Sự thật thứ 3: Bộ phim không hề diễn ra ở Somali, nó được quay trong 9 tuần ở bờ biển Malta. Còn các anh chàng Somali dễ thương lại được tuyển chọn ở Minneapolis, Minesota. Họ hoàn toàn nghiệp dư, chưa từng đóng phim trước đó, nên họ đóng rất tự nhiên, duyên dáng, rất thật, diễn xuất đỉnh không kém gì Tom Hanks.
Sự thật thứ 4: Các anh chàng Somali Mỹ này không những diễn hay, họ còn lái thuyền rất cừ. Tất cả các cảnh quay trên chiếc thuyền máy nhỏ, mà khán giả còn cảm thấy say sóng khi thấy tốc độ vũ bão cưỡi sóng đại dương đó đều được 4 anh chàng tự thực hiên, một cú ăn luôn.
Sự thật thứ 5: Tàu hàng Maersk Alabama sau năm 2009 đã bị cướp biển tấn công 4 lần nhưng đều không thành. Còn bộ phim thì thành công xuất sắc.
Bộ phim bắt đầu với hình ảnh thuyền trưởng Phillips gánh trọng trách đưa con tàu hàng qua vùng biển Somali quỷ dữ an toàn trong khi không được trang bị bất kì vũ khí nào. Ở đâu đó một làng chài ở Somali, sự áp bức đang diễn ra. Những kẻ lớn bắt kẻ bé phải ra khơi, đi cướp tàu mang về cống nộp. Trước đây, sự tấn công của người dân Somali vào các tàu hàng chỉ để bảo vệ vùng đánh cá của họ.
Sau dần, sự cướp phá, bắt cóc diễn ra mang lại những món tiền lóa mắt, những thế lực hình thành, một xã hội thu nhỏ thiết lập các vị trí và quyền lực. Nhiều người Somali lương thiện bị sự đe dọa tới tính mạng, gia đình mà buộc phải ra đi, trở thành cướp biển. Họ vốn là những người hiền lành đáng thương, hơn đáng giận, giống như anh chàng Elmi – mới 18 đã phải cầm súng. Anh ta bị bắt ép ra trận chiến, giống như người ta bị đẩy vào một cuộc chiến tranh vô nghĩa nhưng phải chiến đấu vì sự sống của chính mình.
Số phận xô người ta từ sai lầm nhỏ tới sai lầm lớn, từ bị buộc cầm súng, tới thích cầm súng, rồi đam mê cầm súng.
Dần dà Elmi hiền lành, dưới những áp bức sẽ sớm thành là kẻ muốn thể hiện mình can đảm, thông minh, đủ dũng khí để làm 1 con sói biển như Muse – tên thủ lĩnh. Hắn lăn xả vào những con sóng chỉ để lập công, cho một cuộc sống được trọng dụng, có vai vế khi trở về.
Họ, người người nghèo khổ, có thể bị người ta ép buộc, có thể tự bị bản thân mình ép buộc, dần dần bị hủy hoại vì tiền. Bốn con người Somali bé nhỏ, gầy giơ xương, nhưng đôi mắt sáng quắc, đầy căm phẫn, gộp lại với nhau, cùng lao đi trên một thuyền máy cảm giác có thể vỡ vụn bất cứ lúc nào, để cướp cho được con thuyền hàng to gấp trăm lần trên đại dương bao la.
Cảnh chiếc thuyền máy lao đi làm người ta vừa lo vừa sợ. Họ sợ tàu của thuyền trưởng Phillips sẽ bị đánh chiếm bởi cái quyết tâm hừng hực của những kẻ khát tiền. Họ lại lo rằng cái thuyền máy nhỏ bé kia có thể chìm nghỉm trong những lớp sóng dồn dập. Với kĩ năng hơn người, 4 kẻ Somali đã thâm nhập thành công, dù cho thuyền trường Phillips đã thực hiện những ngón đòn lão luyện: thay đổi vận tốc, thay đổi hành trình, hay phun vòi rồng.
Phải công nhận rằng, sự xâm chiếm chóng vánh ấy đã đẩy cao trào phim hơn lúc nào hết. Cuộc đấu trí giữa Phillips già đời và Muse quyết tâm như cuốn lấy người xem.Sau loạt phim về Bourne, đạo diễn Paul Greengrass đã thành công khi mang tới những thước phim dồn dập và nghẹt thở tới thế.
Sự thông minh của thuyền trưởng Phillips khi ra các báo hiệu cho thủy thủ thiết lập bẫy khắp nơi:rải mảnh vụn kính làm bị thương hải tặc Somali hay tắt điện phòng máy để bao vây thủ lĩnh Muse. Các kế hoạch thành công mĩ mãn, thủy thủ nắm cơ trên, vụ thương thuyết thành công khi hải tặc chấp nhận lấy 30000 đô cùng tàu cứu hộ.
Khi mọi việc tưởng như kết thúc thì tai nạn bất ngờ xảy ra. Thuyền trưởng Phillips bị Muse lôi vào cùng con tàu cứu hộ. Tàu bị thả trôi xuống biển, một người bị bắt cóc. Hy vọng về tiền dấy lên cho những con người nghèo khổ, trong khi thủy thủ đoàn và người xem lo lắng cho số phận của vị thuyền trưởng quả cảm.
Cuộc giải cứu thuyền trưởng diễn ra căng thẳng như trong Dark Thirty Zero. Nhưng thứ đọng lại trong khán giả không phải ở những pha cân súng, cân não, mà ở sự đồng cảm con người.
Những giờ phút sống chung với hải tặc làm Phillips thương hơn những con người này. Ông hiểu rằng tiền chuộc ông chỉ là một món tiền bé nhỏ của công ty bảo hiểm, nhưng mang lại sự sống cho rất nhiều người khác. Khán giả thấy lạ là sao ông không đầu hàng? Hãy cứ để những người Somali có được món tiền họ muốn, còn ông bình an về với gia đình. Tại sao Phillips cố chấp cứ tìm cách trốn thoát?
Ông không có lợi gì ngoài việc bảo vệ thanh danh và quy tắc sống của mình. Ông đã thành công, để rồi phải khóc khi nhìn thấy máu của kẻ thù trên khuôn mặt mình.
Khi Philips rơi những giọt nước mắt khó nhọc, người ta hiểu rằng giữa người và người luôn tồn tại thứ tình cảm khăng khít dù họ không quen nhau, dù họ có thể là kẻ thù của nhau. Thật dễ dàng để khóc trước một cái chết mình nhìn thấy. Philips khóc thương cho cậu bé Elmi tội nghiệp, khóc Bilal nóng tính, khóc cho những con người nghèo khó ở Somali. Họ không xấu, nhưng họ không có tự do để chọn con đường mình muốn sống.
Định mệnh nghiệt ngã khiến con người đi trên những con đường khác nhau. Nếu Phillips, Muse, Bilal, Elmi, Najee cùng sinh ra ở một đất nước yên bình, có thể họ sẽ là đồng nghiệp của nhau, có thể họ là bạn bè của nhau, hoặc có thể chỉ là những người qua đường nhoẻn miệng cười chào nhau. Họ sẽ không phải chạm mặt nhau trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Nhưng cuộc đấu tranh giữa giàu và nghèo có bao giờ là kết thúc?