Di Sản Hồ Chí Minh
Suy thoái tôn giáo ở Việt Nam
Ban tôn giáo chính phủ nên nghiêm túc xem xét lại có hay không sự thiên lệch trong hỗ trợ tôn giáo tại Việt Nam. Vì nếu có, thì rất nguy hại cho bản thân phật giáo, và cho quần chúng, những người xì xụp
Ban tôn giáo chính phủ nên nghiêm túc xem xét lại có hay không sự
thiên lệch trong hỗ trợ tôn giáo tại Việt Nam. Vì nếu có, thì rất nguy
hại cho bản thân phật giáo, và cho quần chúng, những người xì xụp tưởng
rằng mình đang hướng thiện thật ra là hướng đến những thứ, những người
mông lung đang tha hoá.
Bảo hộ thị trường có thể dẫn tới việc chính cái ngành được bảo hộ đó tha
hoá. Chuyện này trẻ con cũng biết, cứ nhìn ngành sản xuất ô tô trong
nước thì rõ.
Trong quan niệm của các nhà kinh tế học phương tây, thì tôn giáo cũng là
một loại "thị trường". Tất nhiên là hình thức trao đổi hàng hoá có khác
nhau và bản thân hàng hoá (tinh thần) cũng đặc biệt, nhưng nó vẫn mang
nhiều đặc tính của một thị trường.
Tôn giáo càng đa dạng thì người dân càng có nhiều lựa chọn, cứ như là
smartphone, và các nhà cung cấp phải vận động liên tục để thu hút thêm
followers dẫn đến nhiều thứ có lợi, ví dụ như minh bạch là một lợi thế
thị trường rồi.
Được bảo hộ thì tất nhiên không việc gì phải vận động, và sinh ra nguy
cơ suy thoái. Sự minh bạch trong các nhà chùa là điều được xì xầm từ lâu
nhưng không mấy ai dám đặt thẳng ra trước công luận.
Mình sẽ không nói là chính phủ việt nam có bảo hộ thị trường này. Nhưng
có nhiều dấu hiệu cho thấy chính phủ đang dành nhiều ưu đãi cho một nhóm
tôn giáo nhất định, đơn cử như giáo hội Phật giáo Việt Nam, với nhiều
hỗ trợ trực tiếp (bằng ngân sách) và gián tiếp (bằng phương thức quản
lý).
Một suy nghĩ vụn, tỷ lệ nhà thờ được công nhận là di tích cấp quốc gia
thấp hơn rất nhiều so với nhà chùa. Ngân sách tiêu cho việc trùng tu các
chùa, tất nhiên sẽ nhiều hơn với một sự chênh lệch không tưởng. Cơ hội
để tham nhũng trong xây dựng cơ bản ở mảng này cũng vì thế cao hơn, và
càng có lý do để kích động các dự án chi tiêu ngân sách liên quan đến
chùa chiền.
Việc phá dỡ chùa Liên Trì - một ngôi chùa không thuộc giáo hội Phật giáo
Việt Nam mà là "di tích" của giáo hội cũ trước 75 - để xây khu đô thị
mới tại thủ thiêm, đang tạo ra nhiều dư luận xấu.
Sư Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề, người vô tội trong vụ án mua bán trẻ em
diễn ra tại ngôi chùa bà quản lý, vừa lấy bằng tiến sĩ với một nghi án
đạo văn. Cộng thêm phản ứng bênh vực rất nhanh của đại học Khoa học Xã
hội & Nhân văn, khiến nhiều người nghi ngờ tính minh bạch của việc
đào tạo giới tăng lữ thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vụ án mua bán
trẻ em xảy ra ở chùa Bồ Đề chắc chắn là một biểu hiện suy thoái nghiêm
trọng của giáo hội. Để nói về biểu hiện "suy thoái" của phật pháp hiện
nay, kể cả trong giới tăng ni lẫn sự bát nháo của đám con nhang đệ tử,
thì đã có rất nhiều cảnh nhố nhăng xảy ra.
Ban tôn giáo chính phủ nên nghiêm túc xem xét lại có hay không sự thiên
lệch trong hỗ trợ tôn giáo tại Việt Nam. Vì nếu có, thì rất nguy hại cho
bản thân phật giáo, và cho quần chúng, những người xì xụp tưởng rằng
mình đang hướng thiện thật ra là hướng đến những thứ, những người mông
lung đang tha hoá.
Hoàng Đinh Đức
(Kiến Thức Trẻ)
Bàn ra tán vào (1)
SR
Sư,cha thời đại đảng "ta"..........Chân tu co cụm,Juda tung hoành..........Công an khoác áo tu hành.........Quậy cho đời,đạo tanh bành đó đây
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Suy thoái tôn giáo ở Việt Nam
Ban tôn giáo chính phủ nên nghiêm túc xem xét lại có hay không sự thiên lệch trong hỗ trợ tôn giáo tại Việt Nam. Vì nếu có, thì rất nguy hại cho bản thân phật giáo, và cho quần chúng, những người xì xụp
Ban tôn giáo chính phủ nên nghiêm túc xem xét lại có hay không sự
thiên lệch trong hỗ trợ tôn giáo tại Việt Nam. Vì nếu có, thì rất nguy
hại cho bản thân phật giáo, và cho quần chúng, những người xì xụp tưởng
rằng mình đang hướng thiện thật ra là hướng đến những thứ, những người
mông lung đang tha hoá.
Bảo hộ thị trường có thể dẫn tới việc chính cái ngành được bảo hộ đó tha
hoá. Chuyện này trẻ con cũng biết, cứ nhìn ngành sản xuất ô tô trong
nước thì rõ.
Trong quan niệm của các nhà kinh tế học phương tây, thì tôn giáo cũng là
một loại "thị trường". Tất nhiên là hình thức trao đổi hàng hoá có khác
nhau và bản thân hàng hoá (tinh thần) cũng đặc biệt, nhưng nó vẫn mang
nhiều đặc tính của một thị trường.
Tôn giáo càng đa dạng thì người dân càng có nhiều lựa chọn, cứ như là
smartphone, và các nhà cung cấp phải vận động liên tục để thu hút thêm
followers dẫn đến nhiều thứ có lợi, ví dụ như minh bạch là một lợi thế
thị trường rồi.
Được bảo hộ thì tất nhiên không việc gì phải vận động, và sinh ra nguy
cơ suy thoái. Sự minh bạch trong các nhà chùa là điều được xì xầm từ lâu
nhưng không mấy ai dám đặt thẳng ra trước công luận.
Mình sẽ không nói là chính phủ việt nam có bảo hộ thị trường này. Nhưng
có nhiều dấu hiệu cho thấy chính phủ đang dành nhiều ưu đãi cho một nhóm
tôn giáo nhất định, đơn cử như giáo hội Phật giáo Việt Nam, với nhiều
hỗ trợ trực tiếp (bằng ngân sách) và gián tiếp (bằng phương thức quản
lý).
Một suy nghĩ vụn, tỷ lệ nhà thờ được công nhận là di tích cấp quốc gia
thấp hơn rất nhiều so với nhà chùa. Ngân sách tiêu cho việc trùng tu các
chùa, tất nhiên sẽ nhiều hơn với một sự chênh lệch không tưởng. Cơ hội
để tham nhũng trong xây dựng cơ bản ở mảng này cũng vì thế cao hơn, và
càng có lý do để kích động các dự án chi tiêu ngân sách liên quan đến
chùa chiền.
Việc phá dỡ chùa Liên Trì - một ngôi chùa không thuộc giáo hội Phật giáo
Việt Nam mà là "di tích" của giáo hội cũ trước 75 - để xây khu đô thị
mới tại thủ thiêm, đang tạo ra nhiều dư luận xấu.
Sư Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề, người vô tội trong vụ án mua bán trẻ em
diễn ra tại ngôi chùa bà quản lý, vừa lấy bằng tiến sĩ với một nghi án
đạo văn. Cộng thêm phản ứng bênh vực rất nhanh của đại học Khoa học Xã
hội & Nhân văn, khiến nhiều người nghi ngờ tính minh bạch của việc
đào tạo giới tăng lữ thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vụ án mua bán
trẻ em xảy ra ở chùa Bồ Đề chắc chắn là một biểu hiện suy thoái nghiêm
trọng của giáo hội. Để nói về biểu hiện "suy thoái" của phật pháp hiện
nay, kể cả trong giới tăng ni lẫn sự bát nháo của đám con nhang đệ tử,
thì đã có rất nhiều cảnh nhố nhăng xảy ra.
Ban tôn giáo chính phủ nên nghiêm túc xem xét lại có hay không sự thiên
lệch trong hỗ trợ tôn giáo tại Việt Nam. Vì nếu có, thì rất nguy hại cho
bản thân phật giáo, và cho quần chúng, những người xì xụp tưởng rằng
mình đang hướng thiện thật ra là hướng đến những thứ, những người mông
lung đang tha hoá.
Hoàng Đinh Đức
(Kiến Thức Trẻ)