Tham Khảo
Syria: Liên Hợp Quốc "mắc kẹt" giữa Nga, Mỹ
Tình hình ở Syria cùng ảnh hưởng của Nga và Mỹ khiến Liên Hợp Quốc (LHQ) lâm vào “thế tiến thoái lưỡng nan” khi công bố kết quả điều tra vụ tấn công hóa học.
Syria: Liên Hợp Quốc "mắc kẹt" giữa Nga, Mỹ
(Soha) - Tình hình ở Syria cùng ảnh hưởng của Nga và Mỹ khiến Liên Hợp Quốc (LHQ) lâm vào “thế tiến thoái lưỡng nan” khi công bố kết quả điều tra vụ tấn công hóa học.
Mỹ cùng Nga đẩy LHQ vào thế khó
Hôm nay, LHQ sẽ công bố báo cáo điều tra về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 21/8 tại Syria. Rõ ràng cả thế giới đang chờ đợi kết quả điều tra được coi là khách quan nhất so với các kết luận do Mỹ hoặc Nga đưa ra. Nhưng dường như thỏa thuận giữa “hai ông lớn” Nga và Mỹ đã đẩy LHQ vào thế "tiến thoái lưỡng nan".
Theo thỏa thuận giữa Nga và Mỹ, nếu Syria chấp nhận bàn giao toàn bộ vũ khí hóa học cho Syria thì Mỹ và liên quân thì sẽ không có bất kỳ hành động quân sự nào ở Syria. Rõ ràng thỏa thuận này là giải pháp tuyệt vời để ngăn chặn một cuộc chiến tranh bùng phát ở Syria.
Nhưng liệu LHQ có cảm thấy hài lòng với thỏa thuận này hay không trong khi kết quả điều tra chưa được công bố. Có nhiều lý do để LHQ không hài lòng.
Trước hết, thỏa thuận này một lần nữa cho thấy vai trò của LHQ trong giải quyết các vấn đề của thế giới ít nhiều bị suy giảm. Thông thường việc đưa ra các giải pháp là công việc của LHQ nhưng trong trường hợp Syria thực chất chỉ là thỏa thuận giữa Nga, Mỹ và chính quyền Syria dưới tác động của Nga.
Vụ tấn công hóa học ở Syria liệu sẽ làm uy tín của LHQ tăng lên hay giảm xuống?
Thứ hai, nếu như thỏa thuận này đã đạt được sự nhất trí của các bên thì giá trị của cuộc điều tra do LHQ tiến hành đến đâu?
Với chức năng của mình, LHQ rõ ràng muốn đưa ra một kết quả điều tra được đánh giá là khách quan, không bị ảnh hưởng từ bất kỳ phía nào. Nhưng mặt khác, LHQ cũng muốn ngăn chặn chiến tranh, trong khi việc chỉ ra thủ phạm có thể gây ra một cuộc nội chiến, thậm chí là một cuộc chiến khu vực kéo dài.
Thủ phạm không bị nêu danh
Các thanh sát viên LHQ được giao nhiệm vụ xác định liệu có việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria hay không, và nếu có thì chất nào đã được sử dụng chứ không phải chỉ đích danh thủ phạm. Tuy nhiên, 2 nhà ngoại giao không tiết lộ danh tính của LHQ cho biết những thông tin mà các thanh sát viên thu thập được ở mẫu đất, máu và nước tiểu, cũng như các cuộc phỏng vấn với các bác sỹ và nhân chứng, có thể cho biết ai chịu trách nhiệm.
Nhân viên phái đoàn của LHQ đang tiến hành điều tra tại Syria
Có rất nhiều lý do khiến báo cáo của LHQ không nói rõ ai đứng sau vụ tấn công. Nhưng hãy thử hình dung theo chiều ngược lại: Nếu tài liệu này nêu ra thủ phạm, chuyện gì sẽ xảy ra?
Nếu thủ phạm là quân nổi dậy thì rõ ràng Mỹ và liên quân buộc phải nhượng bộ Nga. Khi đó chính phủ Syria, với sự viện trợ từ Nga, sẽ nhanh chóng kiểm soát được quân nổi dậy. Trong trường hợp này, điều khiến LHQ không thể nêu đích danh quân nổi dậy là thủ phạm chính là nó sẽ làm mất danh dự và tiếng nói của Mỹ.
Ngay từ đầu cuộc nội chiến, Mỹ đã tuyên truyền chính quyền Tổng thống Assad là thủ phạm và dùng nhiều hình thức ủng hộ quân nổi dậy. Nếu LHQ công bố quân nổi dậy là thủ phạm thì chẳng khác nào cái tát vào danh dự nước Mỹ. Với ảnh hưởng to lớn của mình, Mỹ sẽ không cho phép điều này xảy ra.
Trường hợp thứ hai, chính phủ Assad là thủ phạm. Đây rõ ràng là một kết quả tồi tệ hơn. Nó cho thấy kế hoạch tấn công quân sự Mỹ vào Syria là hợp lý. Ảnh hưởng của Nga và các nước ủng hộ Nga trong vấn đề Syria có thể không đủ lớn để khiến kết luận của LHQ là vô giá trị. Do đó rất có thể Nga sẽ ép Assad phải từ chức để chính phủ khác lên thay thế.
Liệu Assad có chấp nhận phương án này hay không? Rõ ràng rất khó, từ bỏ quyền lực Assad nhất định sẽ bị kết tội và kết cục cuối cùng rất có thể bị tử hình. Do đó Assad sẽ kêu gọi lực lượng trung thành “tử chiến” đến cùng. Bên cạnh đó, quân nổi dậy cũng sẽ chiến đấu với trạng thái kích động.
Thỏa thuận giữa Mỹ, Nga và tình hình Syria buộc LHQ không được phép công bố thủ phạm vụ tấn công hóa học.
Chính vì vậy, mặc dù việc không điều tra và công bố đích danh thủ phạm việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria có thể ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức lớn nhất thế giới nhưng nó sẽ góp phần ngăn chặn một cuộc chiến tranh. Đấy là kết quả nhiều người mong đợi.
NguyenVSau Post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Syria: Liên Hợp Quốc "mắc kẹt" giữa Nga, Mỹ
Tình hình ở Syria cùng ảnh hưởng của Nga và Mỹ khiến Liên Hợp Quốc (LHQ) lâm vào “thế tiến thoái lưỡng nan” khi công bố kết quả điều tra vụ tấn công hóa học.
Syria: Liên Hợp Quốc "mắc kẹt" giữa Nga, Mỹ
(Soha) - Tình hình ở Syria cùng ảnh hưởng của Nga và Mỹ khiến Liên Hợp Quốc (LHQ) lâm vào “thế tiến thoái lưỡng nan” khi công bố kết quả điều tra vụ tấn công hóa học.
Mỹ cùng Nga đẩy LHQ vào thế khó
Hôm nay, LHQ sẽ công bố báo cáo điều tra về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 21/8 tại Syria. Rõ ràng cả thế giới đang chờ đợi kết quả điều tra được coi là khách quan nhất so với các kết luận do Mỹ hoặc Nga đưa ra. Nhưng dường như thỏa thuận giữa “hai ông lớn” Nga và Mỹ đã đẩy LHQ vào thế "tiến thoái lưỡng nan".
Theo thỏa thuận giữa Nga và Mỹ, nếu Syria chấp nhận bàn giao toàn bộ vũ khí hóa học cho Syria thì Mỹ và liên quân thì sẽ không có bất kỳ hành động quân sự nào ở Syria. Rõ ràng thỏa thuận này là giải pháp tuyệt vời để ngăn chặn một cuộc chiến tranh bùng phát ở Syria.
Nhưng liệu LHQ có cảm thấy hài lòng với thỏa thuận này hay không trong khi kết quả điều tra chưa được công bố. Có nhiều lý do để LHQ không hài lòng.
Trước hết, thỏa thuận này một lần nữa cho thấy vai trò của LHQ trong giải quyết các vấn đề của thế giới ít nhiều bị suy giảm. Thông thường việc đưa ra các giải pháp là công việc của LHQ nhưng trong trường hợp Syria thực chất chỉ là thỏa thuận giữa Nga, Mỹ và chính quyền Syria dưới tác động của Nga.
Vụ tấn công hóa học ở Syria liệu sẽ làm uy tín của LHQ tăng lên hay giảm xuống?
Thứ hai, nếu như thỏa thuận này đã đạt được sự nhất trí của các bên thì giá trị của cuộc điều tra do LHQ tiến hành đến đâu?
Với chức năng của mình, LHQ rõ ràng muốn đưa ra một kết quả điều tra được đánh giá là khách quan, không bị ảnh hưởng từ bất kỳ phía nào. Nhưng mặt khác, LHQ cũng muốn ngăn chặn chiến tranh, trong khi việc chỉ ra thủ phạm có thể gây ra một cuộc nội chiến, thậm chí là một cuộc chiến khu vực kéo dài.
Thủ phạm không bị nêu danh
Các thanh sát viên LHQ được giao nhiệm vụ xác định liệu có việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria hay không, và nếu có thì chất nào đã được sử dụng chứ không phải chỉ đích danh thủ phạm. Tuy nhiên, 2 nhà ngoại giao không tiết lộ danh tính của LHQ cho biết những thông tin mà các thanh sát viên thu thập được ở mẫu đất, máu và nước tiểu, cũng như các cuộc phỏng vấn với các bác sỹ và nhân chứng, có thể cho biết ai chịu trách nhiệm.
Nhân viên phái đoàn của LHQ đang tiến hành điều tra tại Syria
Có rất nhiều lý do khiến báo cáo của LHQ không nói rõ ai đứng sau vụ tấn công. Nhưng hãy thử hình dung theo chiều ngược lại: Nếu tài liệu này nêu ra thủ phạm, chuyện gì sẽ xảy ra?
Nếu thủ phạm là quân nổi dậy thì rõ ràng Mỹ và liên quân buộc phải nhượng bộ Nga. Khi đó chính phủ Syria, với sự viện trợ từ Nga, sẽ nhanh chóng kiểm soát được quân nổi dậy. Trong trường hợp này, điều khiến LHQ không thể nêu đích danh quân nổi dậy là thủ phạm chính là nó sẽ làm mất danh dự và tiếng nói của Mỹ.
Ngay từ đầu cuộc nội chiến, Mỹ đã tuyên truyền chính quyền Tổng thống Assad là thủ phạm và dùng nhiều hình thức ủng hộ quân nổi dậy. Nếu LHQ công bố quân nổi dậy là thủ phạm thì chẳng khác nào cái tát vào danh dự nước Mỹ. Với ảnh hưởng to lớn của mình, Mỹ sẽ không cho phép điều này xảy ra.
Trường hợp thứ hai, chính phủ Assad là thủ phạm. Đây rõ ràng là một kết quả tồi tệ hơn. Nó cho thấy kế hoạch tấn công quân sự Mỹ vào Syria là hợp lý. Ảnh hưởng của Nga và các nước ủng hộ Nga trong vấn đề Syria có thể không đủ lớn để khiến kết luận của LHQ là vô giá trị. Do đó rất có thể Nga sẽ ép Assad phải từ chức để chính phủ khác lên thay thế.
Liệu Assad có chấp nhận phương án này hay không? Rõ ràng rất khó, từ bỏ quyền lực Assad nhất định sẽ bị kết tội và kết cục cuối cùng rất có thể bị tử hình. Do đó Assad sẽ kêu gọi lực lượng trung thành “tử chiến” đến cùng. Bên cạnh đó, quân nổi dậy cũng sẽ chiến đấu với trạng thái kích động.
Thỏa thuận giữa Mỹ, Nga và tình hình Syria buộc LHQ không được phép công bố thủ phạm vụ tấn công hóa học.
Chính vì vậy, mặc dù việc không điều tra và công bố đích danh thủ phạm việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria có thể ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức lớn nhất thế giới nhưng nó sẽ góp phần ngăn chặn một cuộc chiến tranh. Đấy là kết quả nhiều người mong đợi.
NguyenVSau Post