Kinh Đời
Syria dùng khí độc hóa học từ cách đây 1.700 năm
Nếu tổng thống Syria Bashar al-Asad thực sự tiến hành cuộc tấn công hóa học hôm 21/8 thì đây không phải lần đầu tiên chất độc gây chết người được sử dụng tại quốc gia Trung Đông này.
Syria dùng khí độc hóa học từ cách đây 1.700 năm
Nếu tổng thống Syria Bashar al-Asad thực sự tiến hành cuộc tấn công hóa học hôm 21/8 thì đây không phải lần đầu tiên chất độc gây chết người được sử dụng tại quốc gia Trung Đông này.
Một di tích cổ ở Syria. Ảnh: Flickr |
Khí độc được sử dụng tại Syria cách đây hơn 1.700 năm, khi một pháo đài La Mã cổ tại Dura-Europos bị đế chế Ba Tư Sasanian hùng mạnh vây hãm. Nhà khảo cổ học Simon James đến từ trường đại học Leicester công bố phát hiện của ông năm 2009.
Năm 1930, các nhà khảo cổ khai quật được những bằng chứng xác thực về cuộc chiến. Một trong những đường hầm người Sasanian đào để đột nhập vào thành cổ chứa nhiều thi thể những binh lính La Mã. Họ chết trong tình trạng được trang bị vũ khí và áo giáp đầy đủ, qua đó, các nhà khảo cổ hiểu được mức độ tàn khốc của trận đánh.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những binh lính này chết do mắc kẹt khi đường hầm sập, nhưng theo James, một loại chất chứa nhựa và những tinh thể lưu huỳnh màu vàng được tìm thấy trong chiếc lọ bên cạnh các thi thể cho thấy một thực tế khủng khiếp hơn nhiều.
Theo Discovery, người Sasanian đã đặt những hố chứa chất dễ bắt lửa xuyên suốt đường hầm, và khi binh sĩ La Mã tới phá những đường hầm này, người Sasanian đã ném tinh thể lưu huỳnh và nhựa đường vào để tạo khói, khiến đối phương chết ngạt.
"Định nghĩa về vũ khí hóa học tương đối phức tạp trong thời cổ đại, nhưng những dấu tích khảo cổ mới nhất cũng đã chứng minh được rằng người cổ xưa biết dùng những chất xúc tác hóa học để tạo ra khói độc", Adrienne Mayor, một học giả nghiên cứu cổ điển và lịch sử khoa học tại đại học Stanford, nói.
"Quá trình đốt cháy lưu huỳnh tạo ra khí sulfur dioxide độc hại, những khí này gây chết người nếu hít phải số lượng lớn", Mayor cho biết thêm
Một bằng chứng nữa trong việc sử dụng vũ khí hóa học thời cổ xưa đó là những vật hình tròn nhân tạo bị đốt cháy trong trận chiến cổ tại Gandhara, Pakistan.
"Những vật được tẩm chất bắt cháy được dùng như vũ khí để chống lại đội quân của Alexander Đại đế năm 327 trước Công nguyên. Thành phần của những vũ khí này gồm có lưu huỳnh, barit, nhựa thông.
Từ rất lâu trước chiến tranh thế giới I, đã có 39 loại chất độc được sử dụng rộng rãi, từ hơi cay cho tới khí mù tạt.
Thu Nga
DoDom Post
Bàn ra tán vào (2)
Phan Dong
A dead Comrade is a good Comrade !!!
13 more to go...
----------------------------------------------------------------------------------
Chau Nguyen
Chết thằng nào đỡ thằng đó, mấy thằng chó bộ chính trị chết hết đi cho dân mừng.
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Syria dùng khí độc hóa học từ cách đây 1.700 năm
Nếu tổng thống Syria Bashar al-Asad thực sự tiến hành cuộc tấn công hóa học hôm 21/8 thì đây không phải lần đầu tiên chất độc gây chết người được sử dụng tại quốc gia Trung Đông này.
Syria dùng khí độc hóa học từ cách đây 1.700 năm
Nếu tổng thống Syria Bashar al-Asad thực sự tiến hành cuộc tấn công hóa học hôm 21/8 thì đây không phải lần đầu tiên chất độc gây chết người được sử dụng tại quốc gia Trung Đông này.
Một di tích cổ ở Syria. Ảnh: Flickr |
Khí độc được sử dụng tại Syria cách đây hơn 1.700 năm, khi một pháo đài La Mã cổ tại Dura-Europos bị đế chế Ba Tư Sasanian hùng mạnh vây hãm. Nhà khảo cổ học Simon James đến từ trường đại học Leicester công bố phát hiện của ông năm 2009.
Năm 1930, các nhà khảo cổ khai quật được những bằng chứng xác thực về cuộc chiến. Một trong những đường hầm người Sasanian đào để đột nhập vào thành cổ chứa nhiều thi thể những binh lính La Mã. Họ chết trong tình trạng được trang bị vũ khí và áo giáp đầy đủ, qua đó, các nhà khảo cổ hiểu được mức độ tàn khốc của trận đánh.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những binh lính này chết do mắc kẹt khi đường hầm sập, nhưng theo James, một loại chất chứa nhựa và những tinh thể lưu huỳnh màu vàng được tìm thấy trong chiếc lọ bên cạnh các thi thể cho thấy một thực tế khủng khiếp hơn nhiều.
Theo Discovery, người Sasanian đã đặt những hố chứa chất dễ bắt lửa xuyên suốt đường hầm, và khi binh sĩ La Mã tới phá những đường hầm này, người Sasanian đã ném tinh thể lưu huỳnh và nhựa đường vào để tạo khói, khiến đối phương chết ngạt.
"Định nghĩa về vũ khí hóa học tương đối phức tạp trong thời cổ đại, nhưng những dấu tích khảo cổ mới nhất cũng đã chứng minh được rằng người cổ xưa biết dùng những chất xúc tác hóa học để tạo ra khói độc", Adrienne Mayor, một học giả nghiên cứu cổ điển và lịch sử khoa học tại đại học Stanford, nói.
"Quá trình đốt cháy lưu huỳnh tạo ra khí sulfur dioxide độc hại, những khí này gây chết người nếu hít phải số lượng lớn", Mayor cho biết thêm
Một bằng chứng nữa trong việc sử dụng vũ khí hóa học thời cổ xưa đó là những vật hình tròn nhân tạo bị đốt cháy trong trận chiến cổ tại Gandhara, Pakistan.
"Những vật được tẩm chất bắt cháy được dùng như vũ khí để chống lại đội quân của Alexander Đại đế năm 327 trước Công nguyên. Thành phần của những vũ khí này gồm có lưu huỳnh, barit, nhựa thông.
Từ rất lâu trước chiến tranh thế giới I, đã có 39 loại chất độc được sử dụng rộng rãi, từ hơi cay cho tới khí mù tạt.
Thu Nga
DoDom Post