Tin nóng trong ngày
Syria không thấy mùa xuân
Dân Việt - Trong khi người dân trên khắp thế giới đang rộn ràng cho một mùa Giáng sinh, Năm mới an lành, người dân Syria vẫn ngụp lặn trong vòng xoáy của bạo lực và bế tắc.
Ngày 22.12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết cuộc nội chiến ở Syria đã rơi vào tình trạng bế tắc và các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm thuyết phục Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức sẽ thất bại. Theo ông Lavrov, sẽ chẳng phe nào ở Syria giành thắng lợi trong cuộc chiến này. Ông Assad sẽ chẳng đi đâu, cho dù ai, kể cả là Nga hay Trung Quốc nói gì đi chăng nữa.
Ông Lavrov cho biết Nga đã bác bỏ đề nghị của nhiều nước trong khu vực về việc gây áp lực buộc ông Assad phải ra đi, đồng thời cảnh báo rằng sự ra đi của ông Assad có thể khiến cho chiến sự bùng phát mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, ông Lavrov cũng cho biết, Nga hoan nghênh tất cả các nước đã đồng ý cho ông Assad tị nạn.
Một cô gái Syria tham gia biểu tình kêu gọi chấm dứt bạo lực. Ảnh Indymedia.
|
Trên thực tế, theo nhận định của giới quan sát, Syria đang phải hứng chịu cơn biến động xấu về chính trị, xã hội và quân sự lớn nhất từ trước đến nay. Trong năm 2012, cuộc khủng hoảng ở Syria - bắt đầu nổ ra hồi tháng 3.2011 - đã phải chứng kiến nhiều thảm kịch như tình trạng bạo lực tăng mạnh, các sáng kiến chính trị bị đổ vỡ, chiến sự vẫn diễn ra ác liệt, trong khi việc tìm kiếm giải pháp cuối cùng cho cuộc khủng hoảng này dường như vẫn khá xa vời.
Ali Mahfoukh, nhà nghiên cứu chính trị bình luận rằng: "nếu nhà chức trách Xyri tuân thủ các nguyên tắc dân chủ, đất nước này hẳn đã không phải đối mặt với tình trạng bạo lực và đổ máu như hiện nay". Đồng thời, ông cũng chỉ trích liên minh đối lập đã chơi trò "hai mặt", một mặt nỗ lực thống nhất các nhóm đối lập vốn bị phân rã, mặt khác lại yêu cầu bên ngoài can thiệp hành động quân sự.
Ủy ban Điều tra của Liên hợp Quốc về Syria cũng cho biết giao tranh tại Syria làm gia tăng lằn ranh giáo phái. Ông Paulo Pinheiro, chủ tịch Ủy ban cho biết “Một số cộng đồng thiểu số, gồm có những người theo Cơ Đốc giáo, người Kurd, người Turkmen, bị kẹt trong các cuộc tranh chấp, và trong một diễn biến mới trong tháng trước, và trong một vài trường hợp, họ bị bắt buộc phải cầm vũ khí để tự bảo vệ hay phải đứng về một bên trong cuộc tranh chấp.”
Liên hợp quốc đã công bố kế hoạch viện trợ nhân đạo trị giá 1,5 tỷ USD nhằm giúp hàng triệu người dân Syria. Theo tổ chức này, 1/4 dân số Syria cần hỗ trợ thực phẩm, y tế, quần áo... sau cuộc xung đột kéo dài đã gần 2 năm qua. Liên hợp quốc cho biết, 525.000 người Syria đã bỏ nhà đi lánh nạn tại các nước láng giềng, và dự đoán hơn 1 triệu người khác sẽ rời khỏi Syria trong vòng 6 tháng tới.
Quang Minh
( Song Phương chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Syria không thấy mùa xuân
Dân Việt - Trong khi người dân trên khắp thế giới đang rộn ràng cho một mùa Giáng sinh, Năm mới an lành, người dân Syria vẫn ngụp lặn trong vòng xoáy của bạo lực và bế tắc.
Ngày 22.12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết cuộc nội chiến ở Syria đã rơi vào tình trạng bế tắc và các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm thuyết phục Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức sẽ thất bại. Theo ông Lavrov, sẽ chẳng phe nào ở Syria giành thắng lợi trong cuộc chiến này. Ông Assad sẽ chẳng đi đâu, cho dù ai, kể cả là Nga hay Trung Quốc nói gì đi chăng nữa.
Ông Lavrov cho biết Nga đã bác bỏ đề nghị của nhiều nước trong khu vực về việc gây áp lực buộc ông Assad phải ra đi, đồng thời cảnh báo rằng sự ra đi của ông Assad có thể khiến cho chiến sự bùng phát mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, ông Lavrov cũng cho biết, Nga hoan nghênh tất cả các nước đã đồng ý cho ông Assad tị nạn.
Một cô gái Syria tham gia biểu tình kêu gọi chấm dứt bạo lực. Ảnh Indymedia.
|
Trên thực tế, theo nhận định của giới quan sát, Syria đang phải hứng chịu cơn biến động xấu về chính trị, xã hội và quân sự lớn nhất từ trước đến nay. Trong năm 2012, cuộc khủng hoảng ở Syria - bắt đầu nổ ra hồi tháng 3.2011 - đã phải chứng kiến nhiều thảm kịch như tình trạng bạo lực tăng mạnh, các sáng kiến chính trị bị đổ vỡ, chiến sự vẫn diễn ra ác liệt, trong khi việc tìm kiếm giải pháp cuối cùng cho cuộc khủng hoảng này dường như vẫn khá xa vời.
Ali Mahfoukh, nhà nghiên cứu chính trị bình luận rằng: "nếu nhà chức trách Xyri tuân thủ các nguyên tắc dân chủ, đất nước này hẳn đã không phải đối mặt với tình trạng bạo lực và đổ máu như hiện nay". Đồng thời, ông cũng chỉ trích liên minh đối lập đã chơi trò "hai mặt", một mặt nỗ lực thống nhất các nhóm đối lập vốn bị phân rã, mặt khác lại yêu cầu bên ngoài can thiệp hành động quân sự.
Ủy ban Điều tra của Liên hợp Quốc về Syria cũng cho biết giao tranh tại Syria làm gia tăng lằn ranh giáo phái. Ông Paulo Pinheiro, chủ tịch Ủy ban cho biết “Một số cộng đồng thiểu số, gồm có những người theo Cơ Đốc giáo, người Kurd, người Turkmen, bị kẹt trong các cuộc tranh chấp, và trong một diễn biến mới trong tháng trước, và trong một vài trường hợp, họ bị bắt buộc phải cầm vũ khí để tự bảo vệ hay phải đứng về một bên trong cuộc tranh chấp.”
Liên hợp quốc đã công bố kế hoạch viện trợ nhân đạo trị giá 1,5 tỷ USD nhằm giúp hàng triệu người dân Syria. Theo tổ chức này, 1/4 dân số Syria cần hỗ trợ thực phẩm, y tế, quần áo... sau cuộc xung đột kéo dài đã gần 2 năm qua. Liên hợp quốc cho biết, 525.000 người Syria đã bỏ nhà đi lánh nạn tại các nước láng giềng, và dự đoán hơn 1 triệu người khác sẽ rời khỏi Syria trong vòng 6 tháng tới.
Quang Minh
( Song Phương chuyển )