Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
TÁI CHIẾM PHI TRƯỜNG QUẢN LỢI TẠI MẶT TRẬN AN LỘC, BÌNH LONG
PHẠM PHONG DINH
(Trích từ Thiên Hùng Ca QLVNCH)
Thiếu Tá Chế đã tường thuật lại diễn tiến những khó khăn đẫm máu mà chiến sĩ Sư Đoàn 18 Bộ Binh phải đương đầu để hoàn thành nhiệm vụ trong bài viết TÁI CHIẾM PHI TRƯỜNG QUẢN LỢI TẠI MẶT TRẬN AN LỘC, BÌNH LONG:
Kể từ khi nhảy vào An Lộc thay thế Sư Đoàn 5 Bộ Binh để bảo vệ tỉnh lỵ của Bình Long anh dũng, Sư Đoàn 18 Bộ Binh đã chịu nhiều tổn thất do dàn pháo của cộng quân rót vào không ngừng nghỉ, ngày cũng như đêm. Những người lính tử thủ An Lộc, có người đã chết ba lần ! Những cái chết vội vàng, vội chôn tại chỗ, lại bị pháo địch dội trúng nổ tung, lại chôn, lại bị đạn pháo... Do đó, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Sư Đoàn là chiếm lại những cao điểm chung quanh thị trấn đã lọt vào tay địch từ những ngày đầu của cuộc chiến, như Đồi Gió, Đồi 169, và nới rộng vòng đai an ninh.
Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 43 do Thiếu Tá Nguyễn Văn Thoại chỉ huy và tôi, Đại Úy Nguyễn Hữu Chế, Tiểu Đoàn Phó, vừa chính thức nhận chức được một tháng, cùng Tiểu Đoàn nhảy vào An Lộc hoạt động vùng Xa Cam, cửa ngõ đi vào thị trấn từ hướng Nam trên Quốc Lộ 13. Ngay từ những ngày đầu, những cuộc chạm súng đã diễn ra vô cùng ác liệt. Khi Tiểu Đoàn tiến sâu về hướng Tây lối 5 km, thì bị cộng quân bao vây, khóa chặt. Pháo binh và máy bay từ Hạm Đội 7 ngoai biển thay nhau làm tuyến lửa ngăn chận. Ban đêm thì hai chiếc máy bay từ một căn cứ bên Thái Lan đến bao vùng, sử dụng loại đạn 40 ly có đầu nổ lân tinh bắn chận địch vòng quanh vị trí. Mỗi chiếc hoạt động bốn tiếng đồng hồ cho đến lúc trời sáng. Cộng quân nhiều lần mở đợt xung phong muốn tràn ngập vị trí, nhưng tất cả đều bị đẩy lui trước sức chống trả quyết liệt của tất cả chiến sĩ. Nhưng bất hạnh thay, mới bước qua ngày thứ hai, thì Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng bị tử thương cùng một số binh sĩ trong một đợt tấn công của địch. Tôi liền được đề cử lên thay thế, Đại Úy Lê Văn Vẹn, Khóa 20 Đà Lạt, Đại Đội Trưởng Trinh Sát 43 được cử vào phụ tá. Cuối cùng sau mười ngày bị vây khốn, tôi đã đưa được Tiểu Đoàn 2/43 trở ra Xa Cam an toàn. Cấp chỉ huy của cộng quân dù điên cuồng, nhưng quân sĩ của chúng đã mệt mỏi, mất tinh thần, nên trong những cuộc hành quân sau đó tại vùng trách nhiệm, Tiểu Đoàn đã dễ dàng bứng đi những chốt địch lẻ tẻ. Có lần trong một cuộc chạm súng, Tiểu Đoàn đã tịch thu một số súng lối trên 30 khẩu đủ loại, với mảnh giấy viết vội: “Tặng các anh, chúng tôi về Bắc.”
Rời vùng Xa Cam, Tiểu Đoàn 2/43 vào trấn thủ khu vực phía Tây của thị trấn, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đặt tại Kitô Vua. Khi Sư Đoàn mở cuộc hành quân tái chiếm phi trường Quản Lợi, Tiểu Đoàn 2/43 và Tiểu Đoàn 3/43 của Thiếu Tá Lê Thanh Quang, Khóa 16 Đà Lạt, được giao nhiệm vụ làm nỗ lực chính. Trên đường tiến quân, Tiểu Đoàn đã chạm địch liên miên, nhưng những khẩu hỏa tiễn cá nhân M72 đã được quân ta sử dụng thật hữu hiệu. Việc sử dụng lựu đạn chính xác của chiến sĩ Tiểu Đoàn cũng đã làm Việt cộng kinh hoàng. Có một chốt cấp C, tức đại đội, chỉ sau vài giờ giao tranh, Tiểu Đoàn đã làm chủ dể dàng. Tịch thu tài liệu mới biết rằng C của chúng chỉ còn vỏn vẹn 25 tên. Đến trưa, khi Tiểu Đoàn tiến sát đến ngọn đồi, lập đầu cầu để đi vào phi đạo, địch quân đã chống trả mãnh liệt. Nhưng dưới sự yểm trợ hữu hiệu và chính xác của pháo binh và phi cơ oanh tạc, lần lượt các chốt địch đều bị tiêu diệt. Nhiều tù binh bị bắt sống, đa số còn rất trẻ, và phần lớn đều xin hưởng qui chế chiêu hồi. Có một điều đau lòng là trong một chốt bị diệt, có một tên còn sống và bị thương, chân của anh ta bị xiềng chung với các tên khác bằng dây điện thoại Trung Cộng. Anh y tá Tiểu Đoàn vì lòng nhân đạo, vội nhảy xuống hầm băng bó, tôi chưa kịp ngăn cản, anh đã nhảy xuống. Một trái lựu đạn tung ra, người lính Quân Y giàu lòng nhân ái của tôi đã ngã gục.
Đến 5 giờ chiều cùng ngày, Tiểu Đoàn đã làm chủ hoàn toàn ngọn đồi, lập được đầu cầu tiến vào phi trường Quản Lợi. Giai đoạn một đã hoàn tất, nhưng giai đoạn hai cũng thật là gay go. Từ ngọn đồi vừa mới chiếm được phải qua một thung lũng nhỏ cây cối rậm rạp, rồi một thế đất cao, bằng phẳng trước khi đến phi đạo. Thung lũng nhỏ với rừng cây rậm rạp đó đã là trở ngại rất lớn cho Tiểu Đoàn 2/43 trên đường tiến quân. Thung lũng đó cũng đã cướp đi mất nhiều sinh mạng của nhiều chiến sĩ trong Tiểu Đoàn, nên đã được mệnh danh là “Thung Lũng Tử Thần”. Từ thung lũng đi lên triền dốc cao là cả một hệ thống chốt địch dầy đặc. Đạn pháo và bom đã không làm giảm được chút nào sức chống trả mãnh liệt của chúng. Tiểu Đoàn đành phải tiến hành kế hoạch đánh đêm. Đánh đêm là sở trường của Việt cộng, chúng không ngờ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lại có thể sử dụng chiến thuật quen thuộc của chúng. Tôi đã chọn những chiến binh gan dạ nhất, giàu kinh nghiệm chiến đấu nhất tổ chức thành những tổ 3 người, trang bị nhiều lựu đạn, và đặc biệt một cây gậy dò đường như gậy của người mù. Khi màn đêm buông xuống là lúc những toán biệt kích này bắt đầu hoạt động. Những toán 3 người cứ mò mẫm bò đi trong đêm tối. Khi cây gậy dò đường gặp chỗ trũng là một trái lựu đạn ném vào. Cứ thế, trong một đêm các chốt địch đã bị bứng đi, trong lúc quân bạn hoàn toàn vô sự. Cuối cùng Tiểu Đoàn đã tiến đến được đầu phi đạo. Phi đạo trải dài lối 1 km về hướng Đông. Phía Nam phi đạo là khu nhà dân thưa thớt, phía Bắc là một dãy công sự phòng thủ kiên cố do Lữ Đoàn Không Kỵ Hoa Kỳ để lại. Xa hơn là triền dốc thoai thoãi đến một thung lũng hẹp, sau đó nối tiếp đồi núi trùng trùng điệp điệp. Địa thế đó rất thuận lợi cho Việt cộng phòng thủ và đường rút lui của chúng. Sau một thời gian quan sát trận địa, Tư Lệnh Sư Đoàn, Đại Tá Lê Minh Đảo và Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43, Trung Tá Lê Xuân Hiếu đã hơn một lần vào tận nơi xem xét trận địa.
Ngày N., pháo binh tác xạ và phi cơ oanh kích mục tiêu suốt ngày. Đến chiều, trước khi mở cuộc xung phong, pháo binh đã tạo một màn khói dầy đặc. Hai đại đội đã được tung ra mở cuộc tấn công. Đại Đội Trinh Sát 43 của Đại Úy Nguyễn Tấn Chí tăng phái tấn công trực diện, nhưng những khẩu súng cộng đồng của cộng quân gồm 12 ly 7, đại liên, trung liên, súng cối 61 ly, 82 ly đồng loạt nổ. Chúng đã chống cự mãnh liệt. Tiểu Đoàn đã chịu một sự thiệt hại đáng kể. Cuộc tấn công phải tạm ngừng. Tôi lượng gía tình hình và báo cáo lên trên. Đêm đó là một đêm dài không ngủ. Cảm động nhất là trong chuyến tiếp tế đêm đó, Trung Tá Hiếu đã gửi cho tôi mấy lon bia và một ít đồ nhắm. Tôi cho đệ tử bò ra tuyến đầu trao cho Đại Úy Chí một ít. Ngày hôm sau, Sư Đoàn cho một Trung Đội Hỏa Tiễn TOW của Chuẩn Úy Phương vào tăng phái. Đại Tá Tư Lệnh cho tôi bảy trái, nghe nói mỗi trái trị giá là 3 triệu đồng theo thời giá lúc đó (tương đương 2,500 đô la). Nhưng để đạt được mục tiêu mà tiết kiệm được xương máu của quân sĩ, Tư Lệnh Sư Đoàn đã cho tôi sủ dụng không đúng chức năng của nó, nghĩa là mục tiêu không phải là xe tăng địch đang di động. Viên đạn khi bắn ra, từ nòng súng kéo theo một sợi dây điều khiển bằng kim tuyến dài lối 3 km, có thể luồn lách để tiến đến mục tiêu. Hai viên đạn vừa bắn ra, cùng những trái hỏa tiễn cá nhân loại bốn nòng có tên là XM202, đã tạo nên sức nóng trên 3,000oC. Cộng quân như đàn ong vỡ tổ chạy ra tán loạn lao xuống thung lũng, bỏ lại đồng đội thương vong và vũ khí cộng đồng. Lợi dụng tình hình thuận lợi, Tiểu Đoàn dàn hàng ngang tiến lên. Mục tiêu đã bị thanh toán dễ dàng. Một số lượng lớn vũ khí bị tịch thu, trong đó có một khẩu 12 ly 7, hai khẩu 61 ly và nhiều thương binh, tử thương nằm la liệt.
Phi trường Quản Lợi đã được tái chiếm, quân ta đã hoàn toàn làm chủ một khu vực rộng lớn kể từ khi cuộc chiến xảy ra. Áp lực của cộng quân giảm dần. Chiến sĩ hữu công được tưởng thưởng, riêng tôi được ân thưởng Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu và một Bronze Star With “V” Device do vị Tướng cố vấn Quân Đoàn III gắn tại An Lộc.
http://www.sudoan18bobinh.com/#/tai-chiem-quan-loi/4518141885
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
TÁI CHIẾM PHI TRƯỜNG QUẢN LỢI TẠI MẶT TRẬN AN LỘC, BÌNH LONG
PHẠM PHONG DINH
(Trích từ Thiên Hùng Ca QLVNCH)
Thiếu Tá Chế đã tường thuật lại diễn tiến những khó khăn đẫm máu mà chiến sĩ Sư Đoàn 18 Bộ Binh phải đương đầu để hoàn thành nhiệm vụ trong bài viết TÁI CHIẾM PHI TRƯỜNG QUẢN LỢI TẠI MẶT TRẬN AN LỘC, BÌNH LONG:
Kể từ khi nhảy vào An Lộc thay thế Sư Đoàn 5 Bộ Binh để bảo vệ tỉnh lỵ của Bình Long anh dũng, Sư Đoàn 18 Bộ Binh đã chịu nhiều tổn thất do dàn pháo của cộng quân rót vào không ngừng nghỉ, ngày cũng như đêm. Những người lính tử thủ An Lộc, có người đã chết ba lần ! Những cái chết vội vàng, vội chôn tại chỗ, lại bị pháo địch dội trúng nổ tung, lại chôn, lại bị đạn pháo... Do đó, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Sư Đoàn là chiếm lại những cao điểm chung quanh thị trấn đã lọt vào tay địch từ những ngày đầu của cuộc chiến, như Đồi Gió, Đồi 169, và nới rộng vòng đai an ninh.
Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 43 do Thiếu Tá Nguyễn Văn Thoại chỉ huy và tôi, Đại Úy Nguyễn Hữu Chế, Tiểu Đoàn Phó, vừa chính thức nhận chức được một tháng, cùng Tiểu Đoàn nhảy vào An Lộc hoạt động vùng Xa Cam, cửa ngõ đi vào thị trấn từ hướng Nam trên Quốc Lộ 13. Ngay từ những ngày đầu, những cuộc chạm súng đã diễn ra vô cùng ác liệt. Khi Tiểu Đoàn tiến sâu về hướng Tây lối 5 km, thì bị cộng quân bao vây, khóa chặt. Pháo binh và máy bay từ Hạm Đội 7 ngoai biển thay nhau làm tuyến lửa ngăn chận. Ban đêm thì hai chiếc máy bay từ một căn cứ bên Thái Lan đến bao vùng, sử dụng loại đạn 40 ly có đầu nổ lân tinh bắn chận địch vòng quanh vị trí. Mỗi chiếc hoạt động bốn tiếng đồng hồ cho đến lúc trời sáng. Cộng quân nhiều lần mở đợt xung phong muốn tràn ngập vị trí, nhưng tất cả đều bị đẩy lui trước sức chống trả quyết liệt của tất cả chiến sĩ. Nhưng bất hạnh thay, mới bước qua ngày thứ hai, thì Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng bị tử thương cùng một số binh sĩ trong một đợt tấn công của địch. Tôi liền được đề cử lên thay thế, Đại Úy Lê Văn Vẹn, Khóa 20 Đà Lạt, Đại Đội Trưởng Trinh Sát 43 được cử vào phụ tá. Cuối cùng sau mười ngày bị vây khốn, tôi đã đưa được Tiểu Đoàn 2/43 trở ra Xa Cam an toàn. Cấp chỉ huy của cộng quân dù điên cuồng, nhưng quân sĩ của chúng đã mệt mỏi, mất tinh thần, nên trong những cuộc hành quân sau đó tại vùng trách nhiệm, Tiểu Đoàn đã dễ dàng bứng đi những chốt địch lẻ tẻ. Có lần trong một cuộc chạm súng, Tiểu Đoàn đã tịch thu một số súng lối trên 30 khẩu đủ loại, với mảnh giấy viết vội: “Tặng các anh, chúng tôi về Bắc.”
Rời vùng Xa Cam, Tiểu Đoàn 2/43 vào trấn thủ khu vực phía Tây của thị trấn, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đặt tại Kitô Vua. Khi Sư Đoàn mở cuộc hành quân tái chiếm phi trường Quản Lợi, Tiểu Đoàn 2/43 và Tiểu Đoàn 3/43 của Thiếu Tá Lê Thanh Quang, Khóa 16 Đà Lạt, được giao nhiệm vụ làm nỗ lực chính. Trên đường tiến quân, Tiểu Đoàn đã chạm địch liên miên, nhưng những khẩu hỏa tiễn cá nhân M72 đã được quân ta sử dụng thật hữu hiệu. Việc sử dụng lựu đạn chính xác của chiến sĩ Tiểu Đoàn cũng đã làm Việt cộng kinh hoàng. Có một chốt cấp C, tức đại đội, chỉ sau vài giờ giao tranh, Tiểu Đoàn đã làm chủ dể dàng. Tịch thu tài liệu mới biết rằng C của chúng chỉ còn vỏn vẹn 25 tên. Đến trưa, khi Tiểu Đoàn tiến sát đến ngọn đồi, lập đầu cầu để đi vào phi đạo, địch quân đã chống trả mãnh liệt. Nhưng dưới sự yểm trợ hữu hiệu và chính xác của pháo binh và phi cơ oanh tạc, lần lượt các chốt địch đều bị tiêu diệt. Nhiều tù binh bị bắt sống, đa số còn rất trẻ, và phần lớn đều xin hưởng qui chế chiêu hồi. Có một điều đau lòng là trong một chốt bị diệt, có một tên còn sống và bị thương, chân của anh ta bị xiềng chung với các tên khác bằng dây điện thoại Trung Cộng. Anh y tá Tiểu Đoàn vì lòng nhân đạo, vội nhảy xuống hầm băng bó, tôi chưa kịp ngăn cản, anh đã nhảy xuống. Một trái lựu đạn tung ra, người lính Quân Y giàu lòng nhân ái của tôi đã ngã gục.
Đến 5 giờ chiều cùng ngày, Tiểu Đoàn đã làm chủ hoàn toàn ngọn đồi, lập được đầu cầu tiến vào phi trường Quản Lợi. Giai đoạn một đã hoàn tất, nhưng giai đoạn hai cũng thật là gay go. Từ ngọn đồi vừa mới chiếm được phải qua một thung lũng nhỏ cây cối rậm rạp, rồi một thế đất cao, bằng phẳng trước khi đến phi đạo. Thung lũng nhỏ với rừng cây rậm rạp đó đã là trở ngại rất lớn cho Tiểu Đoàn 2/43 trên đường tiến quân. Thung lũng đó cũng đã cướp đi mất nhiều sinh mạng của nhiều chiến sĩ trong Tiểu Đoàn, nên đã được mệnh danh là “Thung Lũng Tử Thần”. Từ thung lũng đi lên triền dốc cao là cả một hệ thống chốt địch dầy đặc. Đạn pháo và bom đã không làm giảm được chút nào sức chống trả mãnh liệt của chúng. Tiểu Đoàn đành phải tiến hành kế hoạch đánh đêm. Đánh đêm là sở trường của Việt cộng, chúng không ngờ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lại có thể sử dụng chiến thuật quen thuộc của chúng. Tôi đã chọn những chiến binh gan dạ nhất, giàu kinh nghiệm chiến đấu nhất tổ chức thành những tổ 3 người, trang bị nhiều lựu đạn, và đặc biệt một cây gậy dò đường như gậy của người mù. Khi màn đêm buông xuống là lúc những toán biệt kích này bắt đầu hoạt động. Những toán 3 người cứ mò mẫm bò đi trong đêm tối. Khi cây gậy dò đường gặp chỗ trũng là một trái lựu đạn ném vào. Cứ thế, trong một đêm các chốt địch đã bị bứng đi, trong lúc quân bạn hoàn toàn vô sự. Cuối cùng Tiểu Đoàn đã tiến đến được đầu phi đạo. Phi đạo trải dài lối 1 km về hướng Đông. Phía Nam phi đạo là khu nhà dân thưa thớt, phía Bắc là một dãy công sự phòng thủ kiên cố do Lữ Đoàn Không Kỵ Hoa Kỳ để lại. Xa hơn là triền dốc thoai thoãi đến một thung lũng hẹp, sau đó nối tiếp đồi núi trùng trùng điệp điệp. Địa thế đó rất thuận lợi cho Việt cộng phòng thủ và đường rút lui của chúng. Sau một thời gian quan sát trận địa, Tư Lệnh Sư Đoàn, Đại Tá Lê Minh Đảo và Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43, Trung Tá Lê Xuân Hiếu đã hơn một lần vào tận nơi xem xét trận địa.
Ngày N., pháo binh tác xạ và phi cơ oanh kích mục tiêu suốt ngày. Đến chiều, trước khi mở cuộc xung phong, pháo binh đã tạo một màn khói dầy đặc. Hai đại đội đã được tung ra mở cuộc tấn công. Đại Đội Trinh Sát 43 của Đại Úy Nguyễn Tấn Chí tăng phái tấn công trực diện, nhưng những khẩu súng cộng đồng của cộng quân gồm 12 ly 7, đại liên, trung liên, súng cối 61 ly, 82 ly đồng loạt nổ. Chúng đã chống cự mãnh liệt. Tiểu Đoàn đã chịu một sự thiệt hại đáng kể. Cuộc tấn công phải tạm ngừng. Tôi lượng gía tình hình và báo cáo lên trên. Đêm đó là một đêm dài không ngủ. Cảm động nhất là trong chuyến tiếp tế đêm đó, Trung Tá Hiếu đã gửi cho tôi mấy lon bia và một ít đồ nhắm. Tôi cho đệ tử bò ra tuyến đầu trao cho Đại Úy Chí một ít. Ngày hôm sau, Sư Đoàn cho một Trung Đội Hỏa Tiễn TOW của Chuẩn Úy Phương vào tăng phái. Đại Tá Tư Lệnh cho tôi bảy trái, nghe nói mỗi trái trị giá là 3 triệu đồng theo thời giá lúc đó (tương đương 2,500 đô la). Nhưng để đạt được mục tiêu mà tiết kiệm được xương máu của quân sĩ, Tư Lệnh Sư Đoàn đã cho tôi sủ dụng không đúng chức năng của nó, nghĩa là mục tiêu không phải là xe tăng địch đang di động. Viên đạn khi bắn ra, từ nòng súng kéo theo một sợi dây điều khiển bằng kim tuyến dài lối 3 km, có thể luồn lách để tiến đến mục tiêu. Hai viên đạn vừa bắn ra, cùng những trái hỏa tiễn cá nhân loại bốn nòng có tên là XM202, đã tạo nên sức nóng trên 3,000oC. Cộng quân như đàn ong vỡ tổ chạy ra tán loạn lao xuống thung lũng, bỏ lại đồng đội thương vong và vũ khí cộng đồng. Lợi dụng tình hình thuận lợi, Tiểu Đoàn dàn hàng ngang tiến lên. Mục tiêu đã bị thanh toán dễ dàng. Một số lượng lớn vũ khí bị tịch thu, trong đó có một khẩu 12 ly 7, hai khẩu 61 ly và nhiều thương binh, tử thương nằm la liệt.
Phi trường Quản Lợi đã được tái chiếm, quân ta đã hoàn toàn làm chủ một khu vực rộng lớn kể từ khi cuộc chiến xảy ra. Áp lực của cộng quân giảm dần. Chiến sĩ hữu công được tưởng thưởng, riêng tôi được ân thưởng Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu và một Bronze Star With “V” Device do vị Tướng cố vấn Quân Đoàn III gắn tại An Lộc.
http://www.sudoan18bobinh.com/#/tai-chiem-quan-loi/4518141885
Sinh Tồn chuyển