Văn Học & Nghệ Thuật
TẤM BIA LÒNG - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Sau ngày 30-4-1975, bạo quyền Cộng Sản Việt Nam thực hiện những cải cách theo suy nghĩ của họ, trong đó có việc san bằng mộ địa, để thay đổi bộ mặt
( HNPĐ ) Sau ngày 30-4-1975, bạo quyền Cộng Sản Việt Nam thực hiện những cải cách theo suy nghĩ của họ, trong đó có việc san bằng mộ địa, để thay đổi bộ mặt thành phố theo kiểu Xã Hội Chủ Nghĩa chẳng hạn.
Họ thông cáo việc khai quật nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi và hàng loạt các nghĩa trang nhỏ trong thành phố Saigon xưa, để biến thành những công viên, chợ v.v... khiến có lúc người dân cảm thấy sợ, không dám lai vãng tới các địa điểm ma quái đó, thí dụ: công viên Lê Văn Tám ở Quận 3, chợ Mới ở quận Phú Nhuận.
Về sau, thời gian đã làm bàng bạc cảnh trí, và nhu cầu công cộng khiến thiên hạ quên đi dần dần.
Thừa thế, bạo quyền cho phá sập luôn Lăng Cha Cả, vị giáo sĩ từ Châu Âu qua truyền đạo ở Việt Nam thời Pháp thuộc.
Hôm ấy tôi cũng quày quỏ đi từ Nhà thờ Ba Chuông lên Lăng Cha Cả, coi thiên hạ quật mồ ngài, nhưng tất cả chỉ được đứng cách công trường đập phá ấy 50m, mọi người nhao lên:
- Có cây Thánh Giá bằng vàng, nặng tới 4 kí lô, đã được công an chở đi rồi.
Một người hỏi:
- Cây Thánh giá treo ở đâu trong lăng
Người vừa nói, trả lời:
- Cây Thánh giá đặt trên ngực Cha Cả trong quan tài, chứ ở đâu nữa.
- À.
Lăng Cha Cả nơi chôn cất vị giáo sĩ cách đây e đã 2 thế kỷ hơn. Chỉ là một ngôi nhà khá cổ, có những cây cột gỗ to, và mái ngói rêu phong, tọa lạc giữa một tụ điểm 4, 5 ngã đường chạy tới, nay đã trở thành bùng binh lớn, rộng thuộc quận Tân Bình, ven đô, gần phi trường Tân Sơn Nhất.
Nếu xét về mỹ thuật, thì sự kiện trên khó tranh cãi, khi cần thay đổi, mở rộng thành thị vv... Huống chi đó lại là di tích của dĩ vãng, mà chế độ mới không đặt nặng vấn đề Văn Hóa, Lịch Sử.
Song xét về Lịch Sử, Khảo Cổ v.v... thì đó lại là những chứng tích cụ thể, rõ ràng cho hàng thế hệ sau tham cứu tìm hiểu các di tích xã hội đã qua như: nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi, nơi có nhiều tấm bia cao chót vót ghi danh các tướng tá Việt Nam Cộng Hòa bước vào cận đại, tướng Đỗ Cao Trí, tướng Nguyễn Viết Thanh, tướng Trần Thanh Phong, và 2 bia mộ bằng phẳng, không đề tên nhưng vẫn thỉnh thoảng có hương hoa tưởng niệm, khoảnh đất vuông vắn, được rào lại là của nhị vị chí sĩ họ Ngô, tức cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và vị cố vấn ông Ngô Đình Nhu bị thảm sát tháng 11 năm 1963 ở trong xe bọc thép, từ nhà thờ Cha Tam về Tổng Tham Mưu thời Đệ I Cộng Hòa.
Tại nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi này, còn có 6 ngôi mộ lớn nhỏ, của gia đình đại tá Nguyễn Tuấn bị Việt cộng sát hại ngày Tết Mậu Thân ở Gò Vấp.
Vì thế, có thể nào mấy trăm năm nữa, Tượng Đài Thuyền Nhân Việt Nam, hiện đang tọa lạc tại nghĩa trang Peek rộng lớn trên đường Bolsa, đại lộ chính thức nơi "được gọi là thủ đô tị nạn của người Việt lưu vong sau 30-4-1975" có bị di dời hay quên lãng không? Làm sao biết được chuyện phế hưng của những trăm năm tới.
Tượng Đài Thuyền Nhân là công trình tuyệt tác của Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài, là mỗi năm cử hành đại lễ cầu siêu cho hàng ngàn vong linh đã bị chết thảm trên đường đi tìm Tự Do, khi cộng sản tiến chiếm miền Nam.
Tất cả chúng ta sẽ mãi mãi tưởng nhớ những linh hồn siêu thoát hay lẩn khuất là do nếp nghĩ, nỗi ưu tư, niềm thương cảm vv... của mỗi người, sự kiện đó cũng sẽ mài mòn theo từng lớp phế hưng của thời gian và không gian hiện hữu.
Nhưng, chúng ta vẫn phải có, phải thể hiện Tinh Thần đó, tưởng nhớ người đã khuất.
Chẳng phải chỉ những gia đình có thân nhân, bạn hữu xấu số, mới bỏ chút thì giờ đến thăm viếng và dự lễ cầu siêu cho hàng ngàn, hàng vạn người bạc phước thôi đâu, mà quý vị và chúng tôi nghĩ cho cùng, đã và đang hơn hẳn những hoàn cảnh nêu trên, nên tại sao lại không đến một nơi mà những người trang lứa chúng ta bị sớm xếp vào thiên cổ.
Khi tôi viết bài này, trận mưa bão đang tung hoành khủng khiếp trên bầu trời thành phố Hawthorne, tiếng mưa rơi ào ạt kinh hoàng như không gian bị phá vỡ, tôi chạnh nhớ tới những chiếc thuyền mong manh, những con tàu ọp ẹp chứa hàng trăm nhân mạng trôi ngoài biển khơi thủa mấy chục năm về trước.
Những người may mắn tới bến, tới bờ đã đành, những người bị gió dập, mưa vùi, sóng cuốn thảm khốc, thì chao ôi, biển nước mênh mông là nấm mồ chôn tập thể.
Có một chiếc tàu lênh đênh trong bối cảnh vượt biển như vậy, tổng số 113 người mà chỉ còn 7 người sống sót, được biết trong 7 người may mắn đó, có 1 gia đình an toàn. Gia đình ai được Thượng đế ưu ái thế, xin thưa, đó là toàn bộ vợ con của đại tá Trần Công Liễu.
Vào đêm giao thừa năm 1980, đại tá tù nhân cải tạo Trần Công Liễu từ một trại giam miền Bắc, được trở về miền Nam.
Phu nhân của đại tá Thiết giáp Nguyễn Xuân Dung đến kiếm tôi, bảo rằng: chúng ta hãy đến thăm ông đại tá Trần Công Liễu, mới ra trại, để hỏi thăm tin tức của chồng bà, là kị binh đại tá Nguyễn Xuân Dung nguyên thiết đoàn trưởng thiết đoàn 17 ở Quân khu 1 của... tôi.
Chúng tôi đi xe lam tới khu gần cư xá Thanh Đa, để hỏi thăm đại tá Trần Công Liễu, trong đại tộc Kaki, đại tá Liễu có biệt danh Liễu "bớc" vì ông có bớc đỏ ở cổ.
Đại tá Trần Công Liễu nói:
- Hỏi thăm tôi làm gì, các cô có biết là cả cái tàu trên 100 người, chết hết, chỉ có vợ con tôi là sống sót không? Tại sao vậy, tất nhiên là tôi cảm ơn Trời, Phật rồi, nhưng chính tôi cũng khiếp sợ quyền uy Thượng Đế, lẽ tử sinh đã khiến tôi chỉ còn biết Cầu Nguyện.
Mặt khác, trong giới giáo sư và dược sĩ ở Saigon trước 1975, giáo sư Kiều Thế Đức với phu nhân là dược sĩ X, đã bị mất hút mấy cháu nhỏ trên biển khơi. Tình huống tuyệt vọng, khiến giáo sư Kiều Thế Đức mấy năm sau đã khi khóc, khi cười trên đường phố, ông đi xe đạp, đội nón lá cũ, học châm cứu rồi chỉ còn biết niệm Phật là chính.
Mười năm sau, tôi có dịp lên xứ Vạn Hồ, triết học Phật Giáo đã kéo phần nào sự thăng bằng tâm hồn cho ông bà Kiều Thế Đức và cháu gái út ở Minnesota được ít lâu, nay giáo sư cũng đã về cổ xứ, để có dịp gặp lại mấy người con mà niềm thương, nỗi nhớ không sao tan được trước mỗi bữa ăn, mỗi giấc ngủ.
Như vậy, chúng ta chỉ còn biết cầu nguyện, bởi vì Tạo Hóa không cho phép ta đánh giá chuyện tử sinh, chỉ có tình cảm thiêng liêng, Tình Nhân Đạo làm êm dịu tư duy mỗi lần nghĩ tới hoàn cảnh nào.
Do đó, bạn thơ tôi Thái Tú Hạp và phu nhân của anh, ngay khi lênh đênh cùng toàn bộ gia đình, đã cầu nguyện, chắc chắn, còn tâm nguyện một điều, là sẽ cố gắng và làm cho được chút gì tưởng nhớ những nạn nhân trên hành trình tìm Tự Do đầy nước mắt, khi gia đình anh tới được bến bờ. Sau khi thuyền vượt biển bị bão tố đánh vào bờ biển đảo Hải Nam tử nạn 13 người trong số gần 200 người trên thuyền. Theo lời kể của Thái Tú Hạp trong cơn nguy biến bạn đã cầu cứu đến Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát...
Tượng Đài Thuyền Nhân Việt Nam với bao nhiêu công sức vật chất, tình thần của Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân đã hình thành một cách bất vụ lợi, đã mời gọi tất cả những thân nhân nạn nhân vượt biên, vượt biển cung cấp tên, tuổi và ngày ra đi của nạn nhân, để khắc trên 6 ngàn phương danh Thuyền Nhân tử nạn trên biển đông lên những tấm bia đặt chung quanh tượng đài.
Chúng ta hãy đến Tượng Đài Thuyền Nhân để viếng thăm hồn oan linh hiển, hãy đặt trước những tấm bia khắc tên nạn nhân đó, một cành hoa, dù chỉ là hoa dại, vì hoa là thơ của đất, như thi sĩ Quách Tấn nói, nên những lời thơ hoa kia, biểu lộ lòng ca tụng Tình Người và chuyển hóa tâm linh.
Mỗi năm tôi đều nhớ đến, đều ngậm ngùi, thương cảm, xót xa cho thân phận hẩm hiu của rừng người ra đi mà không tới được những phần đất hứa để tạm dung. 30-41975, tấm bia lòng khó phai trong tâm trí chúng ta.
Hawthorne 13-4-2012
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
( HNPĐ ) Sau ngày 30-4-1975, bạo quyền Cộng Sản Việt Nam thực hiện những cải cách theo suy nghĩ của họ, trong đó có việc san bằng mộ địa, để thay đổi bộ mặt thành phố theo kiểu Xã Hội Chủ Nghĩa chẳng hạn.
Họ thông cáo việc khai quật nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi và hàng loạt các nghĩa trang nhỏ trong thành phố Saigon xưa, để biến thành những công viên, chợ v.v... khiến có lúc người dân cảm thấy sợ, không dám lai vãng tới các địa điểm ma quái đó, thí dụ: công viên Lê Văn Tám ở Quận 3, chợ Mới ở quận Phú Nhuận.
Về sau, thời gian đã làm bàng bạc cảnh trí, và nhu cầu công cộng khiến thiên hạ quên đi dần dần.
Thừa thế, bạo quyền cho phá sập luôn Lăng Cha Cả, vị giáo sĩ từ Châu Âu qua truyền đạo ở Việt Nam thời Pháp thuộc.
Hôm ấy tôi cũng quày quỏ đi từ Nhà thờ Ba Chuông lên Lăng Cha Cả, coi thiên hạ quật mồ ngài, nhưng tất cả chỉ được đứng cách công trường đập phá ấy 50m, mọi người nhao lên:
- Có cây Thánh Giá bằng vàng, nặng tới 4 kí lô, đã được công an chở đi rồi.
Một người hỏi:
- Cây Thánh giá treo ở đâu trong lăng
Người vừa nói, trả lời:
- Cây Thánh giá đặt trên ngực Cha Cả trong quan tài, chứ ở đâu nữa.
- À.
Lăng Cha Cả nơi chôn cất vị giáo sĩ cách đây e đã 2 thế kỷ hơn. Chỉ là một ngôi nhà khá cổ, có những cây cột gỗ to, và mái ngói rêu phong, tọa lạc giữa một tụ điểm 4, 5 ngã đường chạy tới, nay đã trở thành bùng binh lớn, rộng thuộc quận Tân Bình, ven đô, gần phi trường Tân Sơn Nhất.
Nếu xét về mỹ thuật, thì sự kiện trên khó tranh cãi, khi cần thay đổi, mở rộng thành thị vv... Huống chi đó lại là di tích của dĩ vãng, mà chế độ mới không đặt nặng vấn đề Văn Hóa, Lịch Sử.
Song xét về Lịch Sử, Khảo Cổ v.v... thì đó lại là những chứng tích cụ thể, rõ ràng cho hàng thế hệ sau tham cứu tìm hiểu các di tích xã hội đã qua như: nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi, nơi có nhiều tấm bia cao chót vót ghi danh các tướng tá Việt Nam Cộng Hòa bước vào cận đại, tướng Đỗ Cao Trí, tướng Nguyễn Viết Thanh, tướng Trần Thanh Phong, và 2 bia mộ bằng phẳng, không đề tên nhưng vẫn thỉnh thoảng có hương hoa tưởng niệm, khoảnh đất vuông vắn, được rào lại là của nhị vị chí sĩ họ Ngô, tức cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và vị cố vấn ông Ngô Đình Nhu bị thảm sát tháng 11 năm 1963 ở trong xe bọc thép, từ nhà thờ Cha Tam về Tổng Tham Mưu thời Đệ I Cộng Hòa.
Tại nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi này, còn có 6 ngôi mộ lớn nhỏ, của gia đình đại tá Nguyễn Tuấn bị Việt cộng sát hại ngày Tết Mậu Thân ở Gò Vấp.
Vì thế, có thể nào mấy trăm năm nữa, Tượng Đài Thuyền Nhân Việt Nam, hiện đang tọa lạc tại nghĩa trang Peek rộng lớn trên đường Bolsa, đại lộ chính thức nơi "được gọi là thủ đô tị nạn của người Việt lưu vong sau 30-4-1975" có bị di dời hay quên lãng không? Làm sao biết được chuyện phế hưng của những trăm năm tới.
Tượng Đài Thuyền Nhân là công trình tuyệt tác của Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài, là mỗi năm cử hành đại lễ cầu siêu cho hàng ngàn vong linh đã bị chết thảm trên đường đi tìm Tự Do, khi cộng sản tiến chiếm miền Nam.
Tất cả chúng ta sẽ mãi mãi tưởng nhớ những linh hồn siêu thoát hay lẩn khuất là do nếp nghĩ, nỗi ưu tư, niềm thương cảm vv... của mỗi người, sự kiện đó cũng sẽ mài mòn theo từng lớp phế hưng của thời gian và không gian hiện hữu.
Nhưng, chúng ta vẫn phải có, phải thể hiện Tinh Thần đó, tưởng nhớ người đã khuất.
Chẳng phải chỉ những gia đình có thân nhân, bạn hữu xấu số, mới bỏ chút thì giờ đến thăm viếng và dự lễ cầu siêu cho hàng ngàn, hàng vạn người bạc phước thôi đâu, mà quý vị và chúng tôi nghĩ cho cùng, đã và đang hơn hẳn những hoàn cảnh nêu trên, nên tại sao lại không đến một nơi mà những người trang lứa chúng ta bị sớm xếp vào thiên cổ.
Khi tôi viết bài này, trận mưa bão đang tung hoành khủng khiếp trên bầu trời thành phố Hawthorne, tiếng mưa rơi ào ạt kinh hoàng như không gian bị phá vỡ, tôi chạnh nhớ tới những chiếc thuyền mong manh, những con tàu ọp ẹp chứa hàng trăm nhân mạng trôi ngoài biển khơi thủa mấy chục năm về trước.
Những người may mắn tới bến, tới bờ đã đành, những người bị gió dập, mưa vùi, sóng cuốn thảm khốc, thì chao ôi, biển nước mênh mông là nấm mồ chôn tập thể.
Có một chiếc tàu lênh đênh trong bối cảnh vượt biển như vậy, tổng số 113 người mà chỉ còn 7 người sống sót, được biết trong 7 người may mắn đó, có 1 gia đình an toàn. Gia đình ai được Thượng đế ưu ái thế, xin thưa, đó là toàn bộ vợ con của đại tá Trần Công Liễu.
Vào đêm giao thừa năm 1980, đại tá tù nhân cải tạo Trần Công Liễu từ một trại giam miền Bắc, được trở về miền Nam.
Phu nhân của đại tá Thiết giáp Nguyễn Xuân Dung đến kiếm tôi, bảo rằng: chúng ta hãy đến thăm ông đại tá Trần Công Liễu, mới ra trại, để hỏi thăm tin tức của chồng bà, là kị binh đại tá Nguyễn Xuân Dung nguyên thiết đoàn trưởng thiết đoàn 17 ở Quân khu 1 của... tôi.
Chúng tôi đi xe lam tới khu gần cư xá Thanh Đa, để hỏi thăm đại tá Trần Công Liễu, trong đại tộc Kaki, đại tá Liễu có biệt danh Liễu "bớc" vì ông có bớc đỏ ở cổ.
Đại tá Trần Công Liễu nói:
- Hỏi thăm tôi làm gì, các cô có biết là cả cái tàu trên 100 người, chết hết, chỉ có vợ con tôi là sống sót không? Tại sao vậy, tất nhiên là tôi cảm ơn Trời, Phật rồi, nhưng chính tôi cũng khiếp sợ quyền uy Thượng Đế, lẽ tử sinh đã khiến tôi chỉ còn biết Cầu Nguyện.
Mặt khác, trong giới giáo sư và dược sĩ ở Saigon trước 1975, giáo sư Kiều Thế Đức với phu nhân là dược sĩ X, đã bị mất hút mấy cháu nhỏ trên biển khơi. Tình huống tuyệt vọng, khiến giáo sư Kiều Thế Đức mấy năm sau đã khi khóc, khi cười trên đường phố, ông đi xe đạp, đội nón lá cũ, học châm cứu rồi chỉ còn biết niệm Phật là chính.
Mười năm sau, tôi có dịp lên xứ Vạn Hồ, triết học Phật Giáo đã kéo phần nào sự thăng bằng tâm hồn cho ông bà Kiều Thế Đức và cháu gái út ở Minnesota được ít lâu, nay giáo sư cũng đã về cổ xứ, để có dịp gặp lại mấy người con mà niềm thương, nỗi nhớ không sao tan được trước mỗi bữa ăn, mỗi giấc ngủ.
Như vậy, chúng ta chỉ còn biết cầu nguyện, bởi vì Tạo Hóa không cho phép ta đánh giá chuyện tử sinh, chỉ có tình cảm thiêng liêng, Tình Nhân Đạo làm êm dịu tư duy mỗi lần nghĩ tới hoàn cảnh nào.
Do đó, bạn thơ tôi Thái Tú Hạp và phu nhân của anh, ngay khi lênh đênh cùng toàn bộ gia đình, đã cầu nguyện, chắc chắn, còn tâm nguyện một điều, là sẽ cố gắng và làm cho được chút gì tưởng nhớ những nạn nhân trên hành trình tìm Tự Do đầy nước mắt, khi gia đình anh tới được bến bờ. Sau khi thuyền vượt biển bị bão tố đánh vào bờ biển đảo Hải Nam tử nạn 13 người trong số gần 200 người trên thuyền. Theo lời kể của Thái Tú Hạp trong cơn nguy biến bạn đã cầu cứu đến Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát...
Tượng Đài Thuyền Nhân Việt Nam với bao nhiêu công sức vật chất, tình thần của Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân đã hình thành một cách bất vụ lợi, đã mời gọi tất cả những thân nhân nạn nhân vượt biên, vượt biển cung cấp tên, tuổi và ngày ra đi của nạn nhân, để khắc trên 6 ngàn phương danh Thuyền Nhân tử nạn trên biển đông lên những tấm bia đặt chung quanh tượng đài.
Chúng ta hãy đến Tượng Đài Thuyền Nhân để viếng thăm hồn oan linh hiển, hãy đặt trước những tấm bia khắc tên nạn nhân đó, một cành hoa, dù chỉ là hoa dại, vì hoa là thơ của đất, như thi sĩ Quách Tấn nói, nên những lời thơ hoa kia, biểu lộ lòng ca tụng Tình Người và chuyển hóa tâm linh.
Mỗi năm tôi đều nhớ đến, đều ngậm ngùi, thương cảm, xót xa cho thân phận hẩm hiu của rừng người ra đi mà không tới được những phần đất hứa để tạm dung. 30-41975, tấm bia lòng khó phai trong tâm trí chúng ta.
Hawthorne 13-4-2012
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
Bàn ra tán vào (0)
TẤM BIA LÒNG - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Sau ngày 30-4-1975, bạo quyền Cộng Sản Việt Nam thực hiện những cải cách theo suy nghĩ của họ, trong đó có việc san bằng mộ địa, để thay đổi bộ mặt
( HNPĐ ) Sau ngày 30-4-1975, bạo quyền Cộng Sản Việt Nam thực hiện những cải cách theo suy nghĩ của họ, trong đó có việc san bằng mộ địa, để thay đổi bộ mặt thành phố theo kiểu Xã Hội Chủ Nghĩa chẳng hạn.
Họ thông cáo việc khai quật nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi và hàng loạt các nghĩa trang nhỏ trong thành phố Saigon xưa, để biến thành những công viên, chợ v.v... khiến có lúc người dân cảm thấy sợ, không dám lai vãng tới các địa điểm ma quái đó, thí dụ: công viên Lê Văn Tám ở Quận 3, chợ Mới ở quận Phú Nhuận.
Về sau, thời gian đã làm bàng bạc cảnh trí, và nhu cầu công cộng khiến thiên hạ quên đi dần dần.
Thừa thế, bạo quyền cho phá sập luôn Lăng Cha Cả, vị giáo sĩ từ Châu Âu qua truyền đạo ở Việt Nam thời Pháp thuộc.
Hôm ấy tôi cũng quày quỏ đi từ Nhà thờ Ba Chuông lên Lăng Cha Cả, coi thiên hạ quật mồ ngài, nhưng tất cả chỉ được đứng cách công trường đập phá ấy 50m, mọi người nhao lên:
- Có cây Thánh Giá bằng vàng, nặng tới 4 kí lô, đã được công an chở đi rồi.
Một người hỏi:
- Cây Thánh giá treo ở đâu trong lăng
Người vừa nói, trả lời:
- Cây Thánh giá đặt trên ngực Cha Cả trong quan tài, chứ ở đâu nữa.
- À.
Lăng Cha Cả nơi chôn cất vị giáo sĩ cách đây e đã 2 thế kỷ hơn. Chỉ là một ngôi nhà khá cổ, có những cây cột gỗ to, và mái ngói rêu phong, tọa lạc giữa một tụ điểm 4, 5 ngã đường chạy tới, nay đã trở thành bùng binh lớn, rộng thuộc quận Tân Bình, ven đô, gần phi trường Tân Sơn Nhất.
Nếu xét về mỹ thuật, thì sự kiện trên khó tranh cãi, khi cần thay đổi, mở rộng thành thị vv... Huống chi đó lại là di tích của dĩ vãng, mà chế độ mới không đặt nặng vấn đề Văn Hóa, Lịch Sử.
Song xét về Lịch Sử, Khảo Cổ v.v... thì đó lại là những chứng tích cụ thể, rõ ràng cho hàng thế hệ sau tham cứu tìm hiểu các di tích xã hội đã qua như: nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi, nơi có nhiều tấm bia cao chót vót ghi danh các tướng tá Việt Nam Cộng Hòa bước vào cận đại, tướng Đỗ Cao Trí, tướng Nguyễn Viết Thanh, tướng Trần Thanh Phong, và 2 bia mộ bằng phẳng, không đề tên nhưng vẫn thỉnh thoảng có hương hoa tưởng niệm, khoảnh đất vuông vắn, được rào lại là của nhị vị chí sĩ họ Ngô, tức cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và vị cố vấn ông Ngô Đình Nhu bị thảm sát tháng 11 năm 1963 ở trong xe bọc thép, từ nhà thờ Cha Tam về Tổng Tham Mưu thời Đệ I Cộng Hòa.
Tại nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi này, còn có 6 ngôi mộ lớn nhỏ, của gia đình đại tá Nguyễn Tuấn bị Việt cộng sát hại ngày Tết Mậu Thân ở Gò Vấp.
Vì thế, có thể nào mấy trăm năm nữa, Tượng Đài Thuyền Nhân Việt Nam, hiện đang tọa lạc tại nghĩa trang Peek rộng lớn trên đường Bolsa, đại lộ chính thức nơi "được gọi là thủ đô tị nạn của người Việt lưu vong sau 30-4-1975" có bị di dời hay quên lãng không? Làm sao biết được chuyện phế hưng của những trăm năm tới.
Tượng Đài Thuyền Nhân là công trình tuyệt tác của Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài, là mỗi năm cử hành đại lễ cầu siêu cho hàng ngàn vong linh đã bị chết thảm trên đường đi tìm Tự Do, khi cộng sản tiến chiếm miền Nam.
Tất cả chúng ta sẽ mãi mãi tưởng nhớ những linh hồn siêu thoát hay lẩn khuất là do nếp nghĩ, nỗi ưu tư, niềm thương cảm vv... của mỗi người, sự kiện đó cũng sẽ mài mòn theo từng lớp phế hưng của thời gian và không gian hiện hữu.
Nhưng, chúng ta vẫn phải có, phải thể hiện Tinh Thần đó, tưởng nhớ người đã khuất.
Chẳng phải chỉ những gia đình có thân nhân, bạn hữu xấu số, mới bỏ chút thì giờ đến thăm viếng và dự lễ cầu siêu cho hàng ngàn, hàng vạn người bạc phước thôi đâu, mà quý vị và chúng tôi nghĩ cho cùng, đã và đang hơn hẳn những hoàn cảnh nêu trên, nên tại sao lại không đến một nơi mà những người trang lứa chúng ta bị sớm xếp vào thiên cổ.
Khi tôi viết bài này, trận mưa bão đang tung hoành khủng khiếp trên bầu trời thành phố Hawthorne, tiếng mưa rơi ào ạt kinh hoàng như không gian bị phá vỡ, tôi chạnh nhớ tới những chiếc thuyền mong manh, những con tàu ọp ẹp chứa hàng trăm nhân mạng trôi ngoài biển khơi thủa mấy chục năm về trước.
Những người may mắn tới bến, tới bờ đã đành, những người bị gió dập, mưa vùi, sóng cuốn thảm khốc, thì chao ôi, biển nước mênh mông là nấm mồ chôn tập thể.
Có một chiếc tàu lênh đênh trong bối cảnh vượt biển như vậy, tổng số 113 người mà chỉ còn 7 người sống sót, được biết trong 7 người may mắn đó, có 1 gia đình an toàn. Gia đình ai được Thượng đế ưu ái thế, xin thưa, đó là toàn bộ vợ con của đại tá Trần Công Liễu.
Vào đêm giao thừa năm 1980, đại tá tù nhân cải tạo Trần Công Liễu từ một trại giam miền Bắc, được trở về miền Nam.
Phu nhân của đại tá Thiết giáp Nguyễn Xuân Dung đến kiếm tôi, bảo rằng: chúng ta hãy đến thăm ông đại tá Trần Công Liễu, mới ra trại, để hỏi thăm tin tức của chồng bà, là kị binh đại tá Nguyễn Xuân Dung nguyên thiết đoàn trưởng thiết đoàn 17 ở Quân khu 1 của... tôi.
Chúng tôi đi xe lam tới khu gần cư xá Thanh Đa, để hỏi thăm đại tá Trần Công Liễu, trong đại tộc Kaki, đại tá Liễu có biệt danh Liễu "bớc" vì ông có bớc đỏ ở cổ.
Đại tá Trần Công Liễu nói:
- Hỏi thăm tôi làm gì, các cô có biết là cả cái tàu trên 100 người, chết hết, chỉ có vợ con tôi là sống sót không? Tại sao vậy, tất nhiên là tôi cảm ơn Trời, Phật rồi, nhưng chính tôi cũng khiếp sợ quyền uy Thượng Đế, lẽ tử sinh đã khiến tôi chỉ còn biết Cầu Nguyện.
Mặt khác, trong giới giáo sư và dược sĩ ở Saigon trước 1975, giáo sư Kiều Thế Đức với phu nhân là dược sĩ X, đã bị mất hút mấy cháu nhỏ trên biển khơi. Tình huống tuyệt vọng, khiến giáo sư Kiều Thế Đức mấy năm sau đã khi khóc, khi cười trên đường phố, ông đi xe đạp, đội nón lá cũ, học châm cứu rồi chỉ còn biết niệm Phật là chính.
Mười năm sau, tôi có dịp lên xứ Vạn Hồ, triết học Phật Giáo đã kéo phần nào sự thăng bằng tâm hồn cho ông bà Kiều Thế Đức và cháu gái út ở Minnesota được ít lâu, nay giáo sư cũng đã về cổ xứ, để có dịp gặp lại mấy người con mà niềm thương, nỗi nhớ không sao tan được trước mỗi bữa ăn, mỗi giấc ngủ.
Như vậy, chúng ta chỉ còn biết cầu nguyện, bởi vì Tạo Hóa không cho phép ta đánh giá chuyện tử sinh, chỉ có tình cảm thiêng liêng, Tình Nhân Đạo làm êm dịu tư duy mỗi lần nghĩ tới hoàn cảnh nào.
Do đó, bạn thơ tôi Thái Tú Hạp và phu nhân của anh, ngay khi lênh đênh cùng toàn bộ gia đình, đã cầu nguyện, chắc chắn, còn tâm nguyện một điều, là sẽ cố gắng và làm cho được chút gì tưởng nhớ những nạn nhân trên hành trình tìm Tự Do đầy nước mắt, khi gia đình anh tới được bến bờ. Sau khi thuyền vượt biển bị bão tố đánh vào bờ biển đảo Hải Nam tử nạn 13 người trong số gần 200 người trên thuyền. Theo lời kể của Thái Tú Hạp trong cơn nguy biến bạn đã cầu cứu đến Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát...
Tượng Đài Thuyền Nhân Việt Nam với bao nhiêu công sức vật chất, tình thần của Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân đã hình thành một cách bất vụ lợi, đã mời gọi tất cả những thân nhân nạn nhân vượt biên, vượt biển cung cấp tên, tuổi và ngày ra đi của nạn nhân, để khắc trên 6 ngàn phương danh Thuyền Nhân tử nạn trên biển đông lên những tấm bia đặt chung quanh tượng đài.
Chúng ta hãy đến Tượng Đài Thuyền Nhân để viếng thăm hồn oan linh hiển, hãy đặt trước những tấm bia khắc tên nạn nhân đó, một cành hoa, dù chỉ là hoa dại, vì hoa là thơ của đất, như thi sĩ Quách Tấn nói, nên những lời thơ hoa kia, biểu lộ lòng ca tụng Tình Người và chuyển hóa tâm linh.
Mỗi năm tôi đều nhớ đến, đều ngậm ngùi, thương cảm, xót xa cho thân phận hẩm hiu của rừng người ra đi mà không tới được những phần đất hứa để tạm dung. 30-41975, tấm bia lòng khó phai trong tâm trí chúng ta.
Hawthorne 13-4-2012
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )