Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
TẢN MẠN CHUYỆN BÁO - Việt Nhân
(HNPĐ) Chủ nhiệm, hay chủ bút hai chữ đó
đối với mỗ tôi, không cần phải mất công phân tách cái khác biệt của chúng, đều
là chủ tất, vả lại báo giấy nay đâu còn viết cho ai nữa đâu mà phải cần rạch
ròi như lúc trước, khi thì đi gặp chủ bút, lúc lại đến tìm ông chủ nhiệm. Từ
cái quen đã lâu nên chỉ giữ lại mỗi tờ
Đi ra ngoài phố chợ tết về, lỉnh kỉnh bao bị cùng thức ăn, chúng bị xếp hàng thứ mà bị để nằm lăn lóc dưới sàn nhà, cái quí cái trọng vẫn là tờ báo xuân vừa mua trong một tiệm liquor, tôi vẫn quen tánh thế từ khi còn là chú nhóc. Sách báo luôn trên tay, đọc ngấu nghiến như như kẻ đói chữ, ngồi ăn cơm với cuốn sách để trên đùi, chui vào mùng đi ngủ không quên lận theo trong bụng cuốn truyện đang đọc dở, thì nay có tờ báo xuân không thể cấm tôi đọc trước, còn ăn thì lúc nào ăn mà chẳng được. Trang đầu vẫn là lá thư chủ nhiệm, bài kế tiếp là sớ táo quân, ông táo bận áo không bận quần, theo báo nói là táo cỡi cá chép báo cáo chuyện người, chuyện mình, chuyện trong tòa báo, chuyện ngoài ngã tư quốc tế…
Dân làng báo đã từ bao đời trong tập san
xuân của mình vẫn thường không thiếu bài sớ táo quân, còn ai bầy têu thì chịu
thua thôi, không biết được là ai và báo nào viết lần đầu, còn kẻ thích người
chê thì chuyện đời không tránh khỏi. Có một lần trong tù
Nhắc tới trại Gia Trung, xin được trở lại
chuyện báo! Trại khổ sai này, cái khắc nghiệt của nó không chỉ vang
Hôm nay 23 tháng chạp, không khí tết đã lan tỏa khắp nơi, nhưng những sạp báo trong khu phố Saigon nhỏ cái nhộn nhịp như không còn được như xưa, có kẻ nói thời buổi internet, điện báo, cái vi vút lướt mạng, đã đè bẹp cái thú nhâm nhi tách trà xuân với trang báo giấy. Và bạn bè còn giữ lệ gửi bằng bưu điện cho nhau tờ báo xuân ngày càng như ít dần đi, nhớ lúc vàng son báo giấy, anh em mua biếu nhau nhiều quá, có tờ nằm trên bàn đến lúc ném vào thùng recycle chưa được một lần giở ra đọc. Cũng là chữ nghĩa, mà so với lúc xưa để thấy hôm nay sao nó bị xem rẻ, nhớ ngày nào còn bé con ngày tết thích lắm theo mẹ đi chợ tết, lúc về vẫn luôn là mấy tờ báo xuân cho cha, báo xuân những năm ấy, chỉ mỗi cái bìa là in mầu thôi, ruột vẫn là trắng đen.
Những năm trước nơi khu phố Bolsa, trước hàng chè Cali trong khu chợ ABC, một bà cụ già bán báo giấy, bà như thể một người homeless, sạp báo lưu động của bà là chiếc shopping cart với đầy báo ngày, báo tháng , báo tuần… Mỗ tôi là một trong những khách hàng thường xuyên của bà, những đồng tiền tôi đưa bà luôn có dư, và để bà không từ chối mà tôi đùa rằng đó là tôi mời bà ly nước mía, uống lấy sức mà đẩy chữ đi bán… Vẫn luôn để thay cho tiếng cám ơn mà bà nhìn tôi cười, cái cười đôn hậu và bà cũng luôn với cái câu –Cậu lấy thêm báo để coi đi, tôi đi lãnh báo người ta cho tui thêm nhiều lắm... Mỗi lần có dịp đi ngang đấy, thấy bà bán được báo mà lòng nghe vui cho bà, và vui cho cả tôi!
Cũng có lúc ra đến nơi không gặp bà, nhìn những chiếc xe cảnh sát chạy quanh trong khu chợ, mà nghe mắt cay nghĩ đến cảnh thân già chậm chậm, lê bước đẩy chiếc xe cart đầy báo trên hè phố Bolsa. Cô chủ báo đã lâu rồi có lần nói cùng mỗ tôi, “anh không là nhà báo, mà là nhà văn…” - Trật tuốt rồi cô em ơi, nhà báo gì tôi, nhà văn lại càng không dám, nhưng trong tôi không ai biết mình bằng mình, tôi chỉ là kẻ thích viết, mê đọc, mười lần như một ra khu chợ ABC vào tiệm liquor, nhìn những tờ báo nằm im trên quầy, không đến đổi “lá vàng rơi trên giấy, ngoài trời mưa bụi baỵ” nhưng nhìn cảnh mọi người xúm đen xúm đỏ bên quầy lô tô, mà nghe buồn cho những tờ báo giấy nằm im.
Ta đi, ta mang theo quê hương, những ông anh già đã nói thế, khi
thấy trên xứ người những rập khuôn sinh hoạt dân mình, vẫn mang đậm sắc thái
ngày nào bên quê nhà, nhưng nay phố tết liệu nó có đủ hồn khi vắng đi những sạp
báo giấy ngày xuân? Lang thang suốt một buổi chiều, tôi đã hiểu thế nào là cái buồn
của nhà thơ Vũ Đình Liên năm xưa trong ông đồ già, “những người muôn năm cũ, hồn
ở đâu bây giờ…” để mà nhớ bà cụ bán báo năm xưa giữa phố tết đông người qua, để
rồi như nhà thơ hụt hẫng khi thấy hoa đào nay lại nở, nhưng vắng đi người xưa.
Việt
Nhân (HNPĐ)
TẢN MẠN CHUYỆN BÁO - Việt Nhân
(HNPĐ) Chủ nhiệm, hay chủ bút hai chữ đó
đối với mỗ tôi, không cần phải mất công phân tách cái khác biệt của chúng, đều
là chủ tất, vả lại báo giấy nay đâu còn viết cho ai nữa đâu mà phải cần rạch
ròi như lúc trước, khi thì đi gặp chủ bút, lúc lại đến tìm ông chủ nhiệm. Từ
cái quen đã lâu nên chỉ giữ lại mỗi tờ
Đi ra ngoài phố chợ tết về, lỉnh kỉnh bao bị cùng thức ăn, chúng bị xếp hàng thứ mà bị để nằm lăn lóc dưới sàn nhà, cái quí cái trọng vẫn là tờ báo xuân vừa mua trong một tiệm liquor, tôi vẫn quen tánh thế từ khi còn là chú nhóc. Sách báo luôn trên tay, đọc ngấu nghiến như như kẻ đói chữ, ngồi ăn cơm với cuốn sách để trên đùi, chui vào mùng đi ngủ không quên lận theo trong bụng cuốn truyện đang đọc dở, thì nay có tờ báo xuân không thể cấm tôi đọc trước, còn ăn thì lúc nào ăn mà chẳng được. Trang đầu vẫn là lá thư chủ nhiệm, bài kế tiếp là sớ táo quân, ông táo bận áo không bận quần, theo báo nói là táo cỡi cá chép báo cáo chuyện người, chuyện mình, chuyện trong tòa báo, chuyện ngoài ngã tư quốc tế…
Dân làng báo đã từ bao đời trong tập san
xuân của mình vẫn thường không thiếu bài sớ táo quân, còn ai bầy têu thì chịu
thua thôi, không biết được là ai và báo nào viết lần đầu, còn kẻ thích người
chê thì chuyện đời không tránh khỏi. Có một lần trong tù
Nhắc tới trại Gia Trung, xin được trở lại
chuyện báo! Trại khổ sai này, cái khắc nghiệt của nó không chỉ vang
Hôm nay 23 tháng chạp, không khí tết đã lan tỏa khắp nơi, nhưng những sạp báo trong khu phố Saigon nhỏ cái nhộn nhịp như không còn được như xưa, có kẻ nói thời buổi internet, điện báo, cái vi vút lướt mạng, đã đè bẹp cái thú nhâm nhi tách trà xuân với trang báo giấy. Và bạn bè còn giữ lệ gửi bằng bưu điện cho nhau tờ báo xuân ngày càng như ít dần đi, nhớ lúc vàng son báo giấy, anh em mua biếu nhau nhiều quá, có tờ nằm trên bàn đến lúc ném vào thùng recycle chưa được một lần giở ra đọc. Cũng là chữ nghĩa, mà so với lúc xưa để thấy hôm nay sao nó bị xem rẻ, nhớ ngày nào còn bé con ngày tết thích lắm theo mẹ đi chợ tết, lúc về vẫn luôn là mấy tờ báo xuân cho cha, báo xuân những năm ấy, chỉ mỗi cái bìa là in mầu thôi, ruột vẫn là trắng đen.
Những năm trước nơi khu phố Bolsa, trước hàng chè Cali trong khu chợ ABC, một bà cụ già bán báo giấy, bà như thể một người homeless, sạp báo lưu động của bà là chiếc shopping cart với đầy báo ngày, báo tháng , báo tuần… Mỗ tôi là một trong những khách hàng thường xuyên của bà, những đồng tiền tôi đưa bà luôn có dư, và để bà không từ chối mà tôi đùa rằng đó là tôi mời bà ly nước mía, uống lấy sức mà đẩy chữ đi bán… Vẫn luôn để thay cho tiếng cám ơn mà bà nhìn tôi cười, cái cười đôn hậu và bà cũng luôn với cái câu –Cậu lấy thêm báo để coi đi, tôi đi lãnh báo người ta cho tui thêm nhiều lắm... Mỗi lần có dịp đi ngang đấy, thấy bà bán được báo mà lòng nghe vui cho bà, và vui cho cả tôi!
Cũng có lúc ra đến nơi không gặp bà, nhìn những chiếc xe cảnh sát chạy quanh trong khu chợ, mà nghe mắt cay nghĩ đến cảnh thân già chậm chậm, lê bước đẩy chiếc xe cart đầy báo trên hè phố Bolsa. Cô chủ báo đã lâu rồi có lần nói cùng mỗ tôi, “anh không là nhà báo, mà là nhà văn…” - Trật tuốt rồi cô em ơi, nhà báo gì tôi, nhà văn lại càng không dám, nhưng trong tôi không ai biết mình bằng mình, tôi chỉ là kẻ thích viết, mê đọc, mười lần như một ra khu chợ ABC vào tiệm liquor, nhìn những tờ báo nằm im trên quầy, không đến đổi “lá vàng rơi trên giấy, ngoài trời mưa bụi baỵ” nhưng nhìn cảnh mọi người xúm đen xúm đỏ bên quầy lô tô, mà nghe buồn cho những tờ báo giấy nằm im.
Ta đi, ta mang theo quê hương, những ông anh già đã nói thế, khi
thấy trên xứ người những rập khuôn sinh hoạt dân mình, vẫn mang đậm sắc thái
ngày nào bên quê nhà, nhưng nay phố tết liệu nó có đủ hồn khi vắng đi những sạp
báo giấy ngày xuân? Lang thang suốt một buổi chiều, tôi đã hiểu thế nào là cái buồn
của nhà thơ Vũ Đình Liên năm xưa trong ông đồ già, “những người muôn năm cũ, hồn
ở đâu bây giờ…” để mà nhớ bà cụ bán báo năm xưa giữa phố tết đông người qua, để
rồi như nhà thơ hụt hẫng khi thấy hoa đào nay lại nở, nhưng vắng đi người xưa.
Việt
Nhân (HNPĐ)