Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
TẢN MẠN NGÀY THANKSGIVING _ Việt Nhân
(HNPĐ) Lính tráng không thích khách sáo - Nhưng đây là đất Mỹ nhập gia phải tùy tục, phải biết mở miệng nói tiếng cám ơn, dù là người trong nhà cũng thế... Câu lính tráng không thích khách sáo là của mỗ tôi, còn một dọc các câu sau là của cô chủ nhiệm một tờ báo mà mỗ tôi vẫn đều đặn gửi bài cho cô, cứ có cái gì mỗ tôi làm cho cô thì luôn là cô có hai tiếng cám ơn, gửi ngược lại mỗ tôi bằng mail hay bằng phôn, có lần tôi nói như thế là khách sáo, chắc không vừa tai cô nên mới có những câu cô đáp lại như trên. Cả cái đời mỗ tôi, toàn là gặp chuyện không vừa ý mà đâm ra ít mở mồm, nhưng khi mở mồm thì cứ như là lựu đạn, rút chốt chỉ nghe ầm ì chát tai!
Đêm qua lại một đêm nhớ nhà mà không ngủ được, nằm chong mắt nhìn trần nhà, trên ti vi người ta nói chuyện con gà tây, người ta nói đến mùa lễ Thanksgiving, những gì trong đời lại lũ lượt kéo về, trong những cái đó đâu phải không có cái tốt đem đến cho mình đâu? Vậy phải cám ơn chứ! Vả văn hóa dân ta bốn ngàn năm văn hiến có thừa, văn hóa biết ơn nào thiếu, còn ăn nói lối phang ngang bửa củi như mỗ tôi là sai, nói lời cám ơn đâu phải là khách sáo, mà là thể hiện cái tình đối với nhau. Đôi lúc chỉ một câu nói đã làm bao muộn phiền tiêu tan, môt lời chúc sức khỏe làm ta ấm lòng, thì những tiếng cám ơn được ta nói ra, đã thể hiện cái văn hóa tốt đẹp, vừa để cho thấy rằng ta nào phải kẻ vô ơn.
Vậy là mỗ tôi đã sai hoàn toàn, phải biết ơn! Nhớ ngày trong tù đói khát, tiêu chuẩn trại làm sao đủ sức cho một ngày lao động phá rừng, đã có những thằng tù vì anh em đi trộm sắn cho nhau đỡ lòng, nếu không may bị chèo bắt được thì tấm thân tù lại thâm tím vì những cái đấm cái đá. Thân phận mỗ tôi suốt bao nhiêu năm tù là bấy năm làm thân tù “cô mô”, và đã được nuôi sống nhờ những miếng sắn do anh em “bay”, vậy thử hỏi tiếng cám ơn nào xứng cho hành động hy sinh vì anh em đó. Anh Niên, một chuyên viên bay sắn gặp lại nhau anh nói –Tao biết chớ, thân ròm của tao thì chỉ một cái vung tay của thằng trực trại Tư Búa là quay cu lơ thôi, nhưng thấy anh em mình khổ quá mà đành nhắm mắt làm liều!
Nhưng có lẽ không công bằng khi chúng ta chỉ tạ ơn nhau, mà quên mất tạ ơn người, người đây là anh bạn Mỹ đồng minh ngày nào, tuy nói hôm nay chúng ta tha hương, nhưng phải nghĩ bản thân mình cùng đám con cháu lóc nhóc sẽ ra sao, nếu họ không đưa cánh tay ra cho chúng ta vịn. Cả một đời bầm dập, có thể chúng ta không mấy thiết tha, những gì đời sống dư giả bên đây đưa đến cho mình, nhưng ta không thể phủ nhận những tương lai, cơ hội, cùng điều kiện sống tốt đẹp nơi quê hương thứ hai này, mà mấy đứa cháu nội cháu ngoại chúng ta được hưởng - Xin đừng vô ơn như loài cộng sản. Suốt thời gian đi tù cả lúc ra ngoài xã hội, bản thân mỗ tôi chưa từng nghe một anh cộng sản nào nói được hai tiếng cám ơn!
Hai mươi mùa lễ Thanksgiving trên đất Mỹ, mỗ tôi chưa một lần có một ngày lễ với con gà tây trên bàn, cái lý do thứ nhứt là không dễ hội nhập cái phong tục lạ vào cái tuổi đã cao, cái thứ hai thịt gà tây ăn chán quá, và các món ăn truyền thống trong ngày lễ này mỗ tôi không khoái. Nhưng mỗi lần lễ Thanksgiving đến thì mỗ tôi lại nhớ một kỷ niệm nơi quê nhà về hai tiếng cám ơn hằn sâu mãi trong trí mỗ tôi, lúc đó đời sống những anh em vừa ra tù thật khổ, hầu hết kiếm sống bằng sức lao động chân tay. Mấy thằng Ngụy đùm bọc dẫn nhau đi kiếm cơm, một dọc bốn năm chiếc xe đạp thồ chúng nương nhau sống, phải nói là chúng cám ơn cái tình huynh đệ chi binh, đến lúc bể nát không còn lấy mảnh vụn mà vẫn còn tiếp tục bên nhau.
Chúng tôi đi thồ than từ Long Khánh về thành phố, một hôm xe than bị “pan” không có hàng anh em đạp xe về không, bèn rủ nhau vào Nghĩa Trang Quân Đội thăm những thằng bạn đã nằm xuống ở đây. Khung cảnh không còn như xưa, tất cả đã tan hoang cả bọn định bỏ về, thì một ông lão gọi chúng tôi vào căn chòi của ông, ông đãi chúng tôi bằng những quả chuối ông trồng, ông nói rằng ông đã nhận ra chúng tôi từ đầu khi cả bọn vẹt đám cây cùng cỏ dại tìm mộ bia. Ông biết chúng tôi là ai, chỉ tiếc ông nghèo quá và nhà không còn gì ngoài chuối ông tự trồng, không còn có cả gạo thổi cơm, không còn thức gì thêm để đãi chúng tôi, cái băn khoăn hiện rõ nơi ông, chúng tôi cho ông biết mình không đói, vả anh em có mang theo khoai sắn cho bữa riêng mình.
Chia tay tiếng cám ơn người nói ra trước tiên, không phải chúng tôi những người khách, mà lại là nơi ông lão, ông nói chúng tôi nhận lời cám ơn của ông, giùm cho những người bạn chúng tôi đang nằm đằng kia. Ông nói ông đã có được một khoản đời sống êm đềm trước kia, nhờ sự hy sinh của những người lính đó, ông muốn nói lên tiếng nói của người mang ơn. Cái văn hóa mang ơn của người Việt mình là những gì chúng ta tự hào, chả thế mà dân gian vẫn chê cười cái xấu vô ơn của kẻ ăn cháo đá bát. Và ở hải ngoại hàng năm những tiếng nói cám ơn gởi về trong nước cùng những món quà nhỏ đến tay những anh TPB đang còn kẹt lại bên quê nhà, đó có phải là tuy lưu lạc xứ người mà bản sắc dân tộc vẫn không đổi thay.
Xin được tạ ơn người! Đất nước Hoa Kỳ cưu mang những người Việt Quốc Gia – Còn phe ta! Xin cám ơn quí đàn anh đàn em, những người còn hay đã mất cho một Việt Nam thân yêu, cám ơn những đắng cay trải qua trong quá khứ lửa đạn cùng ngục tù. Thôi kệ! Cũng cám ơn luôn Vẹm và những ai là cỏ đuôi chó, những tên phản thùng theo Vẹm, nhờ có chúng mà dân Việt đã biết đâu là chính nghĩa, và lại càng thương Ngụy hơn - Còn gì sung sướng bằng ta mang nỗi tự hào, bị gọi là Ngụy nhưng sống trong lòng dân yêu thương như thế thật hãnh diện biết bao!
Việt Nhân (HNPĐ)
TẢN MẠN NGÀY THANKSGIVING _ Việt Nhân
(HNPĐ) Lính tráng không thích khách sáo - Nhưng đây là đất Mỹ nhập gia phải tùy tục, phải biết mở miệng nói tiếng cám ơn, dù là người trong nhà cũng thế... Câu lính tráng không thích khách sáo là của mỗ tôi, còn một dọc các câu sau là của cô chủ nhiệm một tờ báo mà mỗ tôi vẫn đều đặn gửi bài cho cô, cứ có cái gì mỗ tôi làm cho cô thì luôn là cô có hai tiếng cám ơn, gửi ngược lại mỗ tôi bằng mail hay bằng phôn, có lần tôi nói như thế là khách sáo, chắc không vừa tai cô nên mới có những câu cô đáp lại như trên. Cả cái đời mỗ tôi, toàn là gặp chuyện không vừa ý mà đâm ra ít mở mồm, nhưng khi mở mồm thì cứ như là lựu đạn, rút chốt chỉ nghe ầm ì chát tai!
Đêm qua lại một đêm nhớ nhà mà không ngủ được, nằm chong mắt nhìn trần nhà, trên ti vi người ta nói chuyện con gà tây, người ta nói đến mùa lễ Thanksgiving, những gì trong đời lại lũ lượt kéo về, trong những cái đó đâu phải không có cái tốt đem đến cho mình đâu? Vậy phải cám ơn chứ! Vả văn hóa dân ta bốn ngàn năm văn hiến có thừa, văn hóa biết ơn nào thiếu, còn ăn nói lối phang ngang bửa củi như mỗ tôi là sai, nói lời cám ơn đâu phải là khách sáo, mà là thể hiện cái tình đối với nhau. Đôi lúc chỉ một câu nói đã làm bao muộn phiền tiêu tan, môt lời chúc sức khỏe làm ta ấm lòng, thì những tiếng cám ơn được ta nói ra, đã thể hiện cái văn hóa tốt đẹp, vừa để cho thấy rằng ta nào phải kẻ vô ơn.
Vậy là mỗ tôi đã sai hoàn toàn, phải biết ơn! Nhớ ngày trong tù đói khát, tiêu chuẩn trại làm sao đủ sức cho một ngày lao động phá rừng, đã có những thằng tù vì anh em đi trộm sắn cho nhau đỡ lòng, nếu không may bị chèo bắt được thì tấm thân tù lại thâm tím vì những cái đấm cái đá. Thân phận mỗ tôi suốt bao nhiêu năm tù là bấy năm làm thân tù “cô mô”, và đã được nuôi sống nhờ những miếng sắn do anh em “bay”, vậy thử hỏi tiếng cám ơn nào xứng cho hành động hy sinh vì anh em đó. Anh Niên, một chuyên viên bay sắn gặp lại nhau anh nói –Tao biết chớ, thân ròm của tao thì chỉ một cái vung tay của thằng trực trại Tư Búa là quay cu lơ thôi, nhưng thấy anh em mình khổ quá mà đành nhắm mắt làm liều!
Nhưng có lẽ không công bằng khi chúng ta chỉ tạ ơn nhau, mà quên mất tạ ơn người, người đây là anh bạn Mỹ đồng minh ngày nào, tuy nói hôm nay chúng ta tha hương, nhưng phải nghĩ bản thân mình cùng đám con cháu lóc nhóc sẽ ra sao, nếu họ không đưa cánh tay ra cho chúng ta vịn. Cả một đời bầm dập, có thể chúng ta không mấy thiết tha, những gì đời sống dư giả bên đây đưa đến cho mình, nhưng ta không thể phủ nhận những tương lai, cơ hội, cùng điều kiện sống tốt đẹp nơi quê hương thứ hai này, mà mấy đứa cháu nội cháu ngoại chúng ta được hưởng - Xin đừng vô ơn như loài cộng sản. Suốt thời gian đi tù cả lúc ra ngoài xã hội, bản thân mỗ tôi chưa từng nghe một anh cộng sản nào nói được hai tiếng cám ơn!
Hai mươi mùa lễ Thanksgiving trên đất Mỹ, mỗ tôi chưa một lần có một ngày lễ với con gà tây trên bàn, cái lý do thứ nhứt là không dễ hội nhập cái phong tục lạ vào cái tuổi đã cao, cái thứ hai thịt gà tây ăn chán quá, và các món ăn truyền thống trong ngày lễ này mỗ tôi không khoái. Nhưng mỗi lần lễ Thanksgiving đến thì mỗ tôi lại nhớ một kỷ niệm nơi quê nhà về hai tiếng cám ơn hằn sâu mãi trong trí mỗ tôi, lúc đó đời sống những anh em vừa ra tù thật khổ, hầu hết kiếm sống bằng sức lao động chân tay. Mấy thằng Ngụy đùm bọc dẫn nhau đi kiếm cơm, một dọc bốn năm chiếc xe đạp thồ chúng nương nhau sống, phải nói là chúng cám ơn cái tình huynh đệ chi binh, đến lúc bể nát không còn lấy mảnh vụn mà vẫn còn tiếp tục bên nhau.
Chúng tôi đi thồ than từ Long Khánh về thành phố, một hôm xe than bị “pan” không có hàng anh em đạp xe về không, bèn rủ nhau vào Nghĩa Trang Quân Đội thăm những thằng bạn đã nằm xuống ở đây. Khung cảnh không còn như xưa, tất cả đã tan hoang cả bọn định bỏ về, thì một ông lão gọi chúng tôi vào căn chòi của ông, ông đãi chúng tôi bằng những quả chuối ông trồng, ông nói rằng ông đã nhận ra chúng tôi từ đầu khi cả bọn vẹt đám cây cùng cỏ dại tìm mộ bia. Ông biết chúng tôi là ai, chỉ tiếc ông nghèo quá và nhà không còn gì ngoài chuối ông tự trồng, không còn có cả gạo thổi cơm, không còn thức gì thêm để đãi chúng tôi, cái băn khoăn hiện rõ nơi ông, chúng tôi cho ông biết mình không đói, vả anh em có mang theo khoai sắn cho bữa riêng mình.
Chia tay tiếng cám ơn người nói ra trước tiên, không phải chúng tôi những người khách, mà lại là nơi ông lão, ông nói chúng tôi nhận lời cám ơn của ông, giùm cho những người bạn chúng tôi đang nằm đằng kia. Ông nói ông đã có được một khoản đời sống êm đềm trước kia, nhờ sự hy sinh của những người lính đó, ông muốn nói lên tiếng nói của người mang ơn. Cái văn hóa mang ơn của người Việt mình là những gì chúng ta tự hào, chả thế mà dân gian vẫn chê cười cái xấu vô ơn của kẻ ăn cháo đá bát. Và ở hải ngoại hàng năm những tiếng nói cám ơn gởi về trong nước cùng những món quà nhỏ đến tay những anh TPB đang còn kẹt lại bên quê nhà, đó có phải là tuy lưu lạc xứ người mà bản sắc dân tộc vẫn không đổi thay.
Xin được tạ ơn người! Đất nước Hoa Kỳ cưu mang những người Việt Quốc Gia – Còn phe ta! Xin cám ơn quí đàn anh đàn em, những người còn hay đã mất cho một Việt Nam thân yêu, cám ơn những đắng cay trải qua trong quá khứ lửa đạn cùng ngục tù. Thôi kệ! Cũng cám ơn luôn Vẹm và những ai là cỏ đuôi chó, những tên phản thùng theo Vẹm, nhờ có chúng mà dân Việt đã biết đâu là chính nghĩa, và lại càng thương Ngụy hơn - Còn gì sung sướng bằng ta mang nỗi tự hào, bị gọi là Ngụy nhưng sống trong lòng dân yêu thương như thế thật hãnh diện biết bao!
Việt Nhân (HNPĐ)