Văn Học & Nghệ Thuật
TÀU NGỰA VẮNG - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ )Người lính chiến Việt Nam đấu tranh cho Đồng Tháp, Cà Mau được hòa bình, là bởi vì Đồng Tháp Mười, Cà Mau với rừng U Minh là những ổ Việt Cộng chưa rút hết khỏi miền Nam
( HNPĐ ) Cụ Lam Phương nhạc sĩ, thì nhất định ở lứa tuổi ông anh tôi, đại tá Cao Văn Ủy, một thời làm chỉ huy trưởng trường Hạ Sĩ Quan Dục Mỹ Nha Trang, bởi vì cung cách sống và thái độ xử thế rất thời đại thủa đó, vào những năm đầu cuộc di cư vĩ đại từ Bắc vô Nam 1954, nhạc sĩ đã luôn luôn viết nhạc, làm nền cho các cuốn phim...dân gian của ban Dân Nam, tôi thích nhất là những câu ca thật chan chứa màu sắc hòa bình như:
-Khi người lính chiến đã đấu tranh hiến hòa bình cho Đồng Tháp, Cà Mau...
-Ta cùng chen vai chung sức xây cho đẹp mùa măng cầu...
Mới nghe thì dân giã vô cùng, nhưng hiểu ra lại thấy thấm thía, thực tế, thẳng thắn nhận định về xã hội miền Nam thời đệ I Cộng Hòa, mà ít năm nay quý vị và chúng tôi cứ nghe nhắc lại về những đóng góp thiết tha của vị Tổng Thống họ Ngô xa xưa.
Người lính chiến Việt Nam đấu tranh cho Đồng Tháp, Cà Mau được hòa bình, là bởi vì Đồng Tháp Mười, Cà Mau với rừng U Minh là những ổ Việt Cộng chưa rút hết khỏi miền Nam để tập kết ra Bắc theo Cộng Sản Bắc Việt như hiệp định Geneve ký kết ngày 20-7-1954. Chúng ta thầm hỏi tại sao không đấu tranh hòa bình cho Bình Dương Biên Hòa, mà cứ phải Đồng Tháp, Cà Mau là vậy.
Ông anh tôi đại tá Cao Văn Ủy, động viên hay là tình nguyện nhập ngũ khóa 1 Nam Định, sau mấy năm đầu cuộc chiến bình định các miền còn xôi đậu như liên khu 5 Việt Cộng (Q. Ngãi, Bình Định) được Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho về miền Nam nắng ấm, đã đưa xe hoa tới rước người yêu của anh về...dinh, chỉ là nhà cưới Hoa Xuân, vì đời lính chưa ổn định, nhưng nghi lễ vẫn đầy đủ từ A tới Z, mà đáng kể nhất là...nhị vị nhạc sỹ tên tuổi bấy giờ, vốn bạn thân của anh làm phụ rể: nhạc sĩ Nguyễn Hiền và Nhật Bằng, gốc Hà Nội chính tông chắc cùng học...Bưởi, Chu Văn An danh tiếng với anh điều này tôi không, nhớ rõ lắm.
Như vậy, cái lứa tuổi của ông anh tôi, được đếm trên đầu ngón tay, nếu ở đại tộc KaKi thì những vị đồng khóa đã lên Tướng, kể cả tướng râu kẽm Tư Lệnh Không Quân, sau làm tới thủ tướng, phó Tổng Thống VNCH, cho tới khi mạt vận, cùng một vị tướng lừng danh "từ thủa đi học" ở Hà Nội ông đã từng tổ chức đồng môn 2 bên oánh nhau tơi tả để thử sức, nhưng ông Nguyễn không cầm vũ khí, gậy gộc, hay quyền cước giản đơn mà ông đứng chỉ huy thôi. Hiện ông đang nghỉ hưu trí, "hưu chiến" ở thủ đô tị nạn Bolsa, tướng ba sao Nguyễn X. có lẽ cũng đã được chiến hữu thông báo anh tôi, đại tá Cao Văn Ủy mệnh chung ở Úc cách đây cả chục năm, sau 17 năm giở lịch treo trong các trại tù Nam, Bắc Việt Nam Cộng Sản. Anh tôi thủa bị gian truân, lao lý, ông đang giữ chức Liên đoàn trưởng Liên Đoàn 2 Biệt Động Quân, bị bắt ở Phan Rang 4-1975.
Những người trai tang bồng, hiệp sĩ, chinh chiến sau lưng, lửa hoa trước mặt, sống hằng ngày với bom rơi, đạn nổ, thủa đó và sau này nữa, nếu không đem tài hoa cống hiến lý tưởng binh đao thì cũng là những trang anh hùng nhân cách ở các lãnh vực văn hóa, xã hội, kể cả văn chương nghệ thuật, mà nếu tôi đan cử ra, thì quý vị biết hết, vì họ là những tên tuổi gần gũi, chúng ta, quý vị và tôi trong dĩ vãng, giờ thì cứ mai một, dần dần bước vào thiên cổ xứ.
Cứ kể ra, anh tôi, đại tá, Biệt Động Quân Cao Văn Ủy nếu đi theo diện tị nạn HO, đến Hoa Kỳ như quý vị và chúng tôi kể từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước, thì ông đã quá dư điều kiện, nào là tù binh tại trận, nào là sĩ quan cải tạo có giấy Ra Trại, bởi vì có một số sĩ quan không có giấy ra trại nên thủ tục hành chánh bị phức tạp, nào là 17 năm tù thì còn...chi nữa để nói.
Nhưng vì trước đó, phu nhân ông và mấy cháu lại đã ổn định ở Úc nên cứ xem ông là một HO tách hàng, đi đoàn tụ với gia đình ở một chân trời khác. Trước khi nhắm mắt suôi tay, ông còn có dịp qua Hoa Kỳ năm 1999 để nối lại vòng tay với các chiến hữu Biệt Động Quân mà đôi khi vòng tay này bị buông lỏng khiến người đội mũ nâu có tâm hồn đã buồn phiền nhớù thương chiến hữu một thời oanh liệt ngày xưa.
Thiếu tướng Lê Minh Đảo cũng gốc, Nam Kỳ như nhạc sĩ Lam Phương, lại cũng có tâm hồn thơ nhạc như các văn nghệ sĩ Dân Chính, không phải Quân Sự, mới viết bản nhạc về Mẹ được tốp nam ca sĩ trẻ như Lê Tâm, Gia Huy trình bày, ông đã qua Úc theo tiếng gọi của hoài bão Toàn Quân thủa mới hình thành ở Hoa Kỳ, khi trở về lại USA, đã vô tình một dịp nào đó, gặp tôi, Lê Thiếu Tướng bùi ngùi thốt:
-Té ra Cao Mỵ Nhân là em của bạn tôi, Cao Văn Ủy, định cư bên Úc, lâu nay, tôi, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, hay đọc các bài Chốn Bụi Hồng của cô, bên Úc cũng có báo đăng lại bài viết về làng quê VN ngoài Bắc, ông Ủy cứ cười bò ra:
-"Em tôi, Mỵ nó biết gì về cái làng sở Thượng chứ, nó có ở làng bao giờ đâu, nó rời làng từ béù cơ mà"...có phải làng đó là quê hương anh em cô không, Ủy bảo vậy.
Thưa đúng, làng Sở Thượng, huyện Thành Trì, tỉnh Hà Đông, ngoại thành Hà Nội, chính là quê nội chúng tôi.
Người ta thường chỉ diễn tả về Quê Ngoại, bởi lẽ quê ngoại, cũng như hình ảnh người Mẹ Việt Nam, gần gũi với tâm tư tình cảm mỗi người chúng ta, còn quê nội, năm thì mười họa mới được văn nhân, thi sĩ v.v..đề cập tới.
Ông anh, tôi, đại tá Biệt Động Quân Cao Văn Ủy, người đã từng giữ chức vô địch súng trường trong quân lực VNCH, cũng như các bạn phù rể của ông, đều đang rong chơi ở chín suối.
Bây giờ câu hát trữ tình cũng...dân giã xưa "bây giờ anh ở đâu, Bến Hải hay Cà Mau" đã không còn...thực tế, vì thực tại còn ai mất ai, thì hình ảnh cũng trôi vào quá khứ.
Chúng ta cứ tiết nuối, than thở với nhau là: "chao ôi, sao thời gian qua mau chóng thế!", nhưng lại không trân trọng giây phút còn đang có thể hội ngộ, tái hồi sinh hoạt bạn bè, chiến hữu vv...
Giừ này nhắc tới Bến Hải, Cà Mau...thì xa quá, xa cả về địa lý, lẫn tư duy, sao chúng ta không thầm hỏi, giờ này quý chiến hữu các cấp xưa, có biết tin tức của nhau không, hỡi quý vị lính già, lính mới cao niên, và các...chàng sĩ quan Đà Lạt, Thủ Đức, ngày tan hàng quý vị còn mang dấu alfa trên vai áo, hay quý vị thiếu úy gọi là "măng tơ" của đại tộc KaKi, ngày lạc đàn, tan đôi mới chưa đầy một năm...quân vụ, nhưng có vị còn bị tù gấp 3, 4, 5 lần thời gian binh nghiệp nữa.
Thôi thì, có còn hơn không, chúng ta hãy giữ lại những kỷ niệm vui buồn, đời lính bởi vì mỗi thế hệ một phong cách, mỗi niềm tin hay lý giải những vấn đề không thuộc...lứa tuổi mình, phương vị mình.
Hỡi ông anh đáng kính của gia đình họ Cao tôi, và của đại tộc Kaki vô cùng quý giá, lúc nào tôi cũng hãnh diện và tiếc thương anh, vị niên trưởng khả kính.
Hawthrone
17-11-2013
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )
( HNPĐ ) Cụ Lam Phương nhạc sĩ, thì nhất định ở lứa tuổi ông anh tôi, đại tá Cao Văn Ủy, một thời làm chỉ huy trưởng trường Hạ Sĩ Quan Dục Mỹ Nha Trang, bởi vì cung cách sống và thái độ xử thế rất thời đại thủa đó, vào những năm đầu cuộc di cư vĩ đại từ Bắc vô Nam 1954, nhạc sĩ đã luôn luôn viết nhạc, làm nền cho các cuốn phim...dân gian của ban Dân Nam, tôi thích nhất là những câu ca thật chan chứa màu sắc hòa bình như:
-Khi người lính chiến đã đấu tranh hiến hòa bình cho Đồng Tháp, Cà Mau...
-Ta cùng chen vai chung sức xây cho đẹp mùa măng cầu...
Mới nghe thì dân giã vô cùng, nhưng hiểu ra lại thấy thấm thía, thực tế, thẳng thắn nhận định về xã hội miền Nam thời đệ I Cộng Hòa, mà ít năm nay quý vị và chúng tôi cứ nghe nhắc lại về những đóng góp thiết tha của vị Tổng Thống họ Ngô xa xưa.
Người lính chiến Việt Nam đấu tranh cho Đồng Tháp, Cà Mau được hòa bình, là bởi vì Đồng Tháp Mười, Cà Mau với rừng U Minh là những ổ Việt Cộng chưa rút hết khỏi miền Nam để tập kết ra Bắc theo Cộng Sản Bắc Việt như hiệp định Geneve ký kết ngày 20-7-1954. Chúng ta thầm hỏi tại sao không đấu tranh hòa bình cho Bình Dương Biên Hòa, mà cứ phải Đồng Tháp, Cà Mau là vậy.
Ông anh tôi đại tá Cao Văn Ủy, động viên hay là tình nguyện nhập ngũ khóa 1 Nam Định, sau mấy năm đầu cuộc chiến bình định các miền còn xôi đậu như liên khu 5 Việt Cộng (Q. Ngãi, Bình Định) được Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho về miền Nam nắng ấm, đã đưa xe hoa tới rước người yêu của anh về...dinh, chỉ là nhà cưới Hoa Xuân, vì đời lính chưa ổn định, nhưng nghi lễ vẫn đầy đủ từ A tới Z, mà đáng kể nhất là...nhị vị nhạc sỹ tên tuổi bấy giờ, vốn bạn thân của anh làm phụ rể: nhạc sĩ Nguyễn Hiền và Nhật Bằng, gốc Hà Nội chính tông chắc cùng học...Bưởi, Chu Văn An danh tiếng với anh điều này tôi không, nhớ rõ lắm.
Như vậy, cái lứa tuổi của ông anh tôi, được đếm trên đầu ngón tay, nếu ở đại tộc KaKi thì những vị đồng khóa đã lên Tướng, kể cả tướng râu kẽm Tư Lệnh Không Quân, sau làm tới thủ tướng, phó Tổng Thống VNCH, cho tới khi mạt vận, cùng một vị tướng lừng danh "từ thủa đi học" ở Hà Nội ông đã từng tổ chức đồng môn 2 bên oánh nhau tơi tả để thử sức, nhưng ông Nguyễn không cầm vũ khí, gậy gộc, hay quyền cước giản đơn mà ông đứng chỉ huy thôi. Hiện ông đang nghỉ hưu trí, "hưu chiến" ở thủ đô tị nạn Bolsa, tướng ba sao Nguyễn X. có lẽ cũng đã được chiến hữu thông báo anh tôi, đại tá Cao Văn Ủy mệnh chung ở Úc cách đây cả chục năm, sau 17 năm giở lịch treo trong các trại tù Nam, Bắc Việt Nam Cộng Sản. Anh tôi thủa bị gian truân, lao lý, ông đang giữ chức Liên đoàn trưởng Liên Đoàn 2 Biệt Động Quân, bị bắt ở Phan Rang 4-1975.
Những người trai tang bồng, hiệp sĩ, chinh chiến sau lưng, lửa hoa trước mặt, sống hằng ngày với bom rơi, đạn nổ, thủa đó và sau này nữa, nếu không đem tài hoa cống hiến lý tưởng binh đao thì cũng là những trang anh hùng nhân cách ở các lãnh vực văn hóa, xã hội, kể cả văn chương nghệ thuật, mà nếu tôi đan cử ra, thì quý vị biết hết, vì họ là những tên tuổi gần gũi, chúng ta, quý vị và tôi trong dĩ vãng, giờ thì cứ mai một, dần dần bước vào thiên cổ xứ.
Cứ kể ra, anh tôi, đại tá, Biệt Động Quân Cao Văn Ủy nếu đi theo diện tị nạn HO, đến Hoa Kỳ như quý vị và chúng tôi kể từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước, thì ông đã quá dư điều kiện, nào là tù binh tại trận, nào là sĩ quan cải tạo có giấy Ra Trại, bởi vì có một số sĩ quan không có giấy ra trại nên thủ tục hành chánh bị phức tạp, nào là 17 năm tù thì còn...chi nữa để nói.
Nhưng vì trước đó, phu nhân ông và mấy cháu lại đã ổn định ở Úc nên cứ xem ông là một HO tách hàng, đi đoàn tụ với gia đình ở một chân trời khác. Trước khi nhắm mắt suôi tay, ông còn có dịp qua Hoa Kỳ năm 1999 để nối lại vòng tay với các chiến hữu Biệt Động Quân mà đôi khi vòng tay này bị buông lỏng khiến người đội mũ nâu có tâm hồn đã buồn phiền nhớù thương chiến hữu một thời oanh liệt ngày xưa.
Thiếu tướng Lê Minh Đảo cũng gốc, Nam Kỳ như nhạc sĩ Lam Phương, lại cũng có tâm hồn thơ nhạc như các văn nghệ sĩ Dân Chính, không phải Quân Sự, mới viết bản nhạc về Mẹ được tốp nam ca sĩ trẻ như Lê Tâm, Gia Huy trình bày, ông đã qua Úc theo tiếng gọi của hoài bão Toàn Quân thủa mới hình thành ở Hoa Kỳ, khi trở về lại USA, đã vô tình một dịp nào đó, gặp tôi, Lê Thiếu Tướng bùi ngùi thốt:
-Té ra Cao Mỵ Nhân là em của bạn tôi, Cao Văn Ủy, định cư bên Úc, lâu nay, tôi, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, hay đọc các bài Chốn Bụi Hồng của cô, bên Úc cũng có báo đăng lại bài viết về làng quê VN ngoài Bắc, ông Ủy cứ cười bò ra:
-"Em tôi, Mỵ nó biết gì về cái làng sở Thượng chứ, nó có ở làng bao giờ đâu, nó rời làng từ béù cơ mà"...có phải làng đó là quê hương anh em cô không, Ủy bảo vậy.
Thưa đúng, làng Sở Thượng, huyện Thành Trì, tỉnh Hà Đông, ngoại thành Hà Nội, chính là quê nội chúng tôi.
Người ta thường chỉ diễn tả về Quê Ngoại, bởi lẽ quê ngoại, cũng như hình ảnh người Mẹ Việt Nam, gần gũi với tâm tư tình cảm mỗi người chúng ta, còn quê nội, năm thì mười họa mới được văn nhân, thi sĩ v.v..đề cập tới.
Ông anh, tôi, đại tá Biệt Động Quân Cao Văn Ủy, người đã từng giữ chức vô địch súng trường trong quân lực VNCH, cũng như các bạn phù rể của ông, đều đang rong chơi ở chín suối.
Bây giờ câu hát trữ tình cũng...dân giã xưa "bây giờ anh ở đâu, Bến Hải hay Cà Mau" đã không còn...thực tế, vì thực tại còn ai mất ai, thì hình ảnh cũng trôi vào quá khứ.
Chúng ta cứ tiết nuối, than thở với nhau là: "chao ôi, sao thời gian qua mau chóng thế!", nhưng lại không trân trọng giây phút còn đang có thể hội ngộ, tái hồi sinh hoạt bạn bè, chiến hữu vv...
Giừ này nhắc tới Bến Hải, Cà Mau...thì xa quá, xa cả về địa lý, lẫn tư duy, sao chúng ta không thầm hỏi, giờ này quý chiến hữu các cấp xưa, có biết tin tức của nhau không, hỡi quý vị lính già, lính mới cao niên, và các...chàng sĩ quan Đà Lạt, Thủ Đức, ngày tan hàng quý vị còn mang dấu alfa trên vai áo, hay quý vị thiếu úy gọi là "măng tơ" của đại tộc KaKi, ngày lạc đàn, tan đôi mới chưa đầy một năm...quân vụ, nhưng có vị còn bị tù gấp 3, 4, 5 lần thời gian binh nghiệp nữa.
Thôi thì, có còn hơn không, chúng ta hãy giữ lại những kỷ niệm vui buồn, đời lính bởi vì mỗi thế hệ một phong cách, mỗi niềm tin hay lý giải những vấn đề không thuộc...lứa tuổi mình, phương vị mình.
Hỡi ông anh đáng kính của gia đình họ Cao tôi, và của đại tộc Kaki vô cùng quý giá, lúc nào tôi cũng hãnh diện và tiếc thương anh, vị niên trưởng khả kính.
Hawthrone
17-11-2013
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )
Bàn ra tán vào (0)
TÀU NGỰA VẮNG - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ )Người lính chiến Việt Nam đấu tranh cho Đồng Tháp, Cà Mau được hòa bình, là bởi vì Đồng Tháp Mười, Cà Mau với rừng U Minh là những ổ Việt Cộng chưa rút hết khỏi miền Nam
( HNPĐ ) Cụ Lam Phương nhạc sĩ, thì nhất định ở lứa tuổi ông anh tôi, đại tá Cao Văn Ủy, một thời làm chỉ huy trưởng trường Hạ Sĩ Quan Dục Mỹ Nha Trang, bởi vì cung cách sống và thái độ xử thế rất thời đại thủa đó, vào những năm đầu cuộc di cư vĩ đại từ Bắc vô Nam 1954, nhạc sĩ đã luôn luôn viết nhạc, làm nền cho các cuốn phim...dân gian của ban Dân Nam, tôi thích nhất là những câu ca thật chan chứa màu sắc hòa bình như:
-Khi người lính chiến đã đấu tranh hiến hòa bình cho Đồng Tháp, Cà Mau...
-Ta cùng chen vai chung sức xây cho đẹp mùa măng cầu...
Mới nghe thì dân giã vô cùng, nhưng hiểu ra lại thấy thấm thía, thực tế, thẳng thắn nhận định về xã hội miền Nam thời đệ I Cộng Hòa, mà ít năm nay quý vị và chúng tôi cứ nghe nhắc lại về những đóng góp thiết tha của vị Tổng Thống họ Ngô xa xưa.
Người lính chiến Việt Nam đấu tranh cho Đồng Tháp, Cà Mau được hòa bình, là bởi vì Đồng Tháp Mười, Cà Mau với rừng U Minh là những ổ Việt Cộng chưa rút hết khỏi miền Nam để tập kết ra Bắc theo Cộng Sản Bắc Việt như hiệp định Geneve ký kết ngày 20-7-1954. Chúng ta thầm hỏi tại sao không đấu tranh hòa bình cho Bình Dương Biên Hòa, mà cứ phải Đồng Tháp, Cà Mau là vậy.
Ông anh tôi đại tá Cao Văn Ủy, động viên hay là tình nguyện nhập ngũ khóa 1 Nam Định, sau mấy năm đầu cuộc chiến bình định các miền còn xôi đậu như liên khu 5 Việt Cộng (Q. Ngãi, Bình Định) được Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho về miền Nam nắng ấm, đã đưa xe hoa tới rước người yêu của anh về...dinh, chỉ là nhà cưới Hoa Xuân, vì đời lính chưa ổn định, nhưng nghi lễ vẫn đầy đủ từ A tới Z, mà đáng kể nhất là...nhị vị nhạc sỹ tên tuổi bấy giờ, vốn bạn thân của anh làm phụ rể: nhạc sĩ Nguyễn Hiền và Nhật Bằng, gốc Hà Nội chính tông chắc cùng học...Bưởi, Chu Văn An danh tiếng với anh điều này tôi không, nhớ rõ lắm.
Như vậy, cái lứa tuổi của ông anh tôi, được đếm trên đầu ngón tay, nếu ở đại tộc KaKi thì những vị đồng khóa đã lên Tướng, kể cả tướng râu kẽm Tư Lệnh Không Quân, sau làm tới thủ tướng, phó Tổng Thống VNCH, cho tới khi mạt vận, cùng một vị tướng lừng danh "từ thủa đi học" ở Hà Nội ông đã từng tổ chức đồng môn 2 bên oánh nhau tơi tả để thử sức, nhưng ông Nguyễn không cầm vũ khí, gậy gộc, hay quyền cước giản đơn mà ông đứng chỉ huy thôi. Hiện ông đang nghỉ hưu trí, "hưu chiến" ở thủ đô tị nạn Bolsa, tướng ba sao Nguyễn X. có lẽ cũng đã được chiến hữu thông báo anh tôi, đại tá Cao Văn Ủy mệnh chung ở Úc cách đây cả chục năm, sau 17 năm giở lịch treo trong các trại tù Nam, Bắc Việt Nam Cộng Sản. Anh tôi thủa bị gian truân, lao lý, ông đang giữ chức Liên đoàn trưởng Liên Đoàn 2 Biệt Động Quân, bị bắt ở Phan Rang 4-1975.
Những người trai tang bồng, hiệp sĩ, chinh chiến sau lưng, lửa hoa trước mặt, sống hằng ngày với bom rơi, đạn nổ, thủa đó và sau này nữa, nếu không đem tài hoa cống hiến lý tưởng binh đao thì cũng là những trang anh hùng nhân cách ở các lãnh vực văn hóa, xã hội, kể cả văn chương nghệ thuật, mà nếu tôi đan cử ra, thì quý vị biết hết, vì họ là những tên tuổi gần gũi, chúng ta, quý vị và tôi trong dĩ vãng, giờ thì cứ mai một, dần dần bước vào thiên cổ xứ.
Cứ kể ra, anh tôi, đại tá, Biệt Động Quân Cao Văn Ủy nếu đi theo diện tị nạn HO, đến Hoa Kỳ như quý vị và chúng tôi kể từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước, thì ông đã quá dư điều kiện, nào là tù binh tại trận, nào là sĩ quan cải tạo có giấy Ra Trại, bởi vì có một số sĩ quan không có giấy ra trại nên thủ tục hành chánh bị phức tạp, nào là 17 năm tù thì còn...chi nữa để nói.
Nhưng vì trước đó, phu nhân ông và mấy cháu lại đã ổn định ở Úc nên cứ xem ông là một HO tách hàng, đi đoàn tụ với gia đình ở một chân trời khác. Trước khi nhắm mắt suôi tay, ông còn có dịp qua Hoa Kỳ năm 1999 để nối lại vòng tay với các chiến hữu Biệt Động Quân mà đôi khi vòng tay này bị buông lỏng khiến người đội mũ nâu có tâm hồn đã buồn phiền nhớù thương chiến hữu một thời oanh liệt ngày xưa.
Thiếu tướng Lê Minh Đảo cũng gốc, Nam Kỳ như nhạc sĩ Lam Phương, lại cũng có tâm hồn thơ nhạc như các văn nghệ sĩ Dân Chính, không phải Quân Sự, mới viết bản nhạc về Mẹ được tốp nam ca sĩ trẻ như Lê Tâm, Gia Huy trình bày, ông đã qua Úc theo tiếng gọi của hoài bão Toàn Quân thủa mới hình thành ở Hoa Kỳ, khi trở về lại USA, đã vô tình một dịp nào đó, gặp tôi, Lê Thiếu Tướng bùi ngùi thốt:
-Té ra Cao Mỵ Nhân là em của bạn tôi, Cao Văn Ủy, định cư bên Úc, lâu nay, tôi, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, hay đọc các bài Chốn Bụi Hồng của cô, bên Úc cũng có báo đăng lại bài viết về làng quê VN ngoài Bắc, ông Ủy cứ cười bò ra:
-"Em tôi, Mỵ nó biết gì về cái làng sở Thượng chứ, nó có ở làng bao giờ đâu, nó rời làng từ béù cơ mà"...có phải làng đó là quê hương anh em cô không, Ủy bảo vậy.
Thưa đúng, làng Sở Thượng, huyện Thành Trì, tỉnh Hà Đông, ngoại thành Hà Nội, chính là quê nội chúng tôi.
Người ta thường chỉ diễn tả về Quê Ngoại, bởi lẽ quê ngoại, cũng như hình ảnh người Mẹ Việt Nam, gần gũi với tâm tư tình cảm mỗi người chúng ta, còn quê nội, năm thì mười họa mới được văn nhân, thi sĩ v.v..đề cập tới.
Ông anh, tôi, đại tá Biệt Động Quân Cao Văn Ủy, người đã từng giữ chức vô địch súng trường trong quân lực VNCH, cũng như các bạn phù rể của ông, đều đang rong chơi ở chín suối.
Bây giờ câu hát trữ tình cũng...dân giã xưa "bây giờ anh ở đâu, Bến Hải hay Cà Mau" đã không còn...thực tế, vì thực tại còn ai mất ai, thì hình ảnh cũng trôi vào quá khứ.
Chúng ta cứ tiết nuối, than thở với nhau là: "chao ôi, sao thời gian qua mau chóng thế!", nhưng lại không trân trọng giây phút còn đang có thể hội ngộ, tái hồi sinh hoạt bạn bè, chiến hữu vv...
Giừ này nhắc tới Bến Hải, Cà Mau...thì xa quá, xa cả về địa lý, lẫn tư duy, sao chúng ta không thầm hỏi, giờ này quý chiến hữu các cấp xưa, có biết tin tức của nhau không, hỡi quý vị lính già, lính mới cao niên, và các...chàng sĩ quan Đà Lạt, Thủ Đức, ngày tan hàng quý vị còn mang dấu alfa trên vai áo, hay quý vị thiếu úy gọi là "măng tơ" của đại tộc KaKi, ngày lạc đàn, tan đôi mới chưa đầy một năm...quân vụ, nhưng có vị còn bị tù gấp 3, 4, 5 lần thời gian binh nghiệp nữa.
Thôi thì, có còn hơn không, chúng ta hãy giữ lại những kỷ niệm vui buồn, đời lính bởi vì mỗi thế hệ một phong cách, mỗi niềm tin hay lý giải những vấn đề không thuộc...lứa tuổi mình, phương vị mình.
Hỡi ông anh đáng kính của gia đình họ Cao tôi, và của đại tộc Kaki vô cùng quý giá, lúc nào tôi cũng hãnh diện và tiếc thương anh, vị niên trưởng khả kính.
Hawthrone
17-11-2013
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )