Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
THAAD – hệ thống lá chắn bất khả xâm phạm
Giống như Patriot, THAAD được thiết kế để bắn hạ tên lửa đạn đạo đang trong giai đoạn cuối của hành trình. Tuy nhiên, nó được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu ở tầm cao, tạo cho hệ thống này khả năng phòng thủ lớn hơn.
Mỹ
và Hàn Quốc mới đây vừa thông báo nhất trí triển khai một hệ thống
phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ đặt tại Hàn
Quốc. Sự kiện này đã ngay lập tức vấp phải sự phản ứng của Nga và Trung
Quốc với lý do hệ thống này có thể xác định vị trí tên lửa bên ngoài
lãnh thổ CHDCND Triều Tiên.
Theo Mỹ và Hàn Quốc, trong bối cảnh CHDCND Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo thời gian qua đã gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh và ổn định của Hàn Quốc cũng như toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Do đó, kể từ tháng 10/2015, khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye có chuyến thăm Mỹ, hai nước đã từng đề cập tới việc triển khai một hệ thống THAAD tại Hàn Quốc. Đến tháng 2/2016, sau khi Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa và thử hạt nhân lần thứ tư, các cuộc đàm phán về THAAD giữa Hàn Quốc và Mỹ đã được thúc đẩy nhanh hơn.
Và sau 5 tháng tham vấn, hai nước đã đạt được thỏa thuận về việc triển khai một hệ thống THAAD tại Hàn Quốc (vào ngày 8/7/2016).
THAAD là viết tắt của cụm từ Terminal High Altitude Area Defense (Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối). Đây là hệ thống phòng thủ tên lửa độ chính xác cao, có khả năng chống lại các mối đe dọa trên toàn thế giới với khả năng di động và các đơn vị chiến lược.
Ý tưởng về hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD được đưa ra vào năm 1987, nhưng phải đến tháng 9/1992, quân đội Mỹ mới quyết định chọn Lockheed Martin là nhà thầu chính chịu trách nhiệm nghiên cứu và sản xuất THAAD. Hệ thống tên lửa này được thử nghiệm lần đầu tiên vào 4/1995 và chính thức vào biên chế quân đội Mỹ năm 2008.
Giống như hệ thống chống tên lửa Patriot, THAAD được thiết kế để bắn hạ tên lửa đạn đạo đang trong giai đoạn cuối của hành trình. Tuy nhiên, nó được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu ở tầm cao, tạo cho hệ thống này khả năng phòng thủ lớn hơn.
Theo trang mạng www.lockheedmartin.com, mỗi khẩu đội THAAD bao gồm: 4 xe phóng mang tên lửa (8 ống phóng/xe), radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2 cùng một xe trung tâm điều khiển di động và hai trung tâm hoạt động chiến thuật TOC.
THAAD được trang bị công nghệ đánh chặn truy đuổi - tiêu diệt tương tự như công nghệ được trang bị trên hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Giai đoạn tiếp cận tên lửa địch, THAAD sử dụng module đánh chặn được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại để truy tìm mục tiêu.
Kể từ khi Mỹ bắt đầu chương trình thử nghiệm này vào năm 2005, THADD đã có 12 lần bay thử thành công và cũng có những lần thất bại.
Ngày 5/10/2011, Mỹ thông báo đã đánh chặn thành công hai tên lửa đạn đạo trong một cuộc thử nghiệm hệ thống THAAD ở ngoài khơi Hawaii. Đây là vụ thử nghiệm tác chiến đầu tiên của hệ thống này nhằm đánh chặn tên lửa ở tầm cao trong giai đoạn bay cuối cùng.
Cơ quan phòng thủ tên lửa của Lầu Năm Góc cho biết, cùng với Aegis, Patriot PAC-3, THAAD đã tạo nên hệ thống đánh chặn ba tầng. Trong đó, hệ thống Aegis chống mục tiêu ở tầm cao, THAAD ở tầm trung và PAC-3 ở tầm ngắn. Chúng thiết lập nên “cái ô che chắn” cho Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của đối phương.
Phản ứng của các nước
Sau khi Mỹ và Hàn Quốc đạt được thỏa thuận triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc, tuyên bố chung của hai nước này đã nêu rõ, hệ thống này không nhắm tới bất kỳ nước thứ ba nào và sẽ chỉ được sử dụng để đối phó với mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Tuy nhiên, hệ thống THAAD đã gặp phải những phản ứng trái chiều của các nước.
Trong khi Nhật Bản bày tỏ ủng hộ việc triển khai THAAD thì các nước láng giềng của Hàn Quốc là Trung Quốc và Nga đã bày tỏ quan ngại về hệ thống này.
Nga thì cho rằng việc Mỹ triển khai THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc sẽ gây ra "những hậu quả không thể bù đắp được", bởi THAAD có thể phá hoại an ninh khu vực.
Để phản ứng lại động thái của Mỹ và Hàn Quốc, Ủy ban Vũ trang thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã cảnh báo rằng, các đơn vị tên lửa có khả năng sẽ được triển khai ở miền Đông nước này nhằm đối phó với việc Mỹ triển khai Hệ thống THAAD tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, Nga cũng bày tỏ hy vọng "các đối tác sẽ tránh có bất kỳ hành động nào có thể gây ra những hậu quả không thể bù đắp được".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã ra tuyên bố bày tỏ "hết sức bất bình và kiên quyết phản đối việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc".
Trong khi đó, về phía CHDCND Triều Tiên, ngày 11/7, quân đội nước này lên tiếng cảnh báo sẽ có "hành động vật chất" đối phó với việc Mỹ và Hàn Quốc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc. Đây là phản ứng đầu tiên của Triều Tiên đối với việc Hàn Quốc và Mỹ quyết định triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc, nơi hiện có khoảng 28.500 binh sĩ Mỹ đang đồn trú.
Tuy vấp phải những phản ứng từ các nước liên quan, ngày 13-7-2016, Hàn Quốc và Mỹ vẫn tiếp tục xúc tiến triển khai THAAD. Theo đó, hai bên đã chọn được nơi làm địa điểm triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ. Đó là thị trấn Seongju thuộc vùng núi phía Nam Hàn Quốc. Hàn Quốc và Mỹ dự kiến muộn nhất là đến cuối năm 2017 sẽ triển khai THAAD tại Hàn Quốc nhằm đối phó với các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên.
Trọng Đức
Giống như Patriot, THAAD được thiết kế để bắn hạ tên lửa đạn đạo đang trong giai đoạn cuối của hành trình. Tuy nhiên, nó được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu ở tầm cao, tạo cho hệ thống này khả năng phòng thủ lớn hơn.
Hệ thống tên lửa đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Ảnh: Reuters/ TTXVN |
Theo Mỹ và Hàn Quốc, trong bối cảnh CHDCND Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo thời gian qua đã gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh và ổn định của Hàn Quốc cũng như toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Do đó, kể từ tháng 10/2015, khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye có chuyến thăm Mỹ, hai nước đã từng đề cập tới việc triển khai một hệ thống THAAD tại Hàn Quốc. Đến tháng 2/2016, sau khi Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa và thử hạt nhân lần thứ tư, các cuộc đàm phán về THAAD giữa Hàn Quốc và Mỹ đã được thúc đẩy nhanh hơn.
Và sau 5 tháng tham vấn, hai nước đã đạt được thỏa thuận về việc triển khai một hệ thống THAAD tại Hàn Quốc (vào ngày 8/7/2016).
THAAD là viết tắt của cụm từ Terminal High Altitude Area Defense (Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối). Đây là hệ thống phòng thủ tên lửa độ chính xác cao, có khả năng chống lại các mối đe dọa trên toàn thế giới với khả năng di động và các đơn vị chiến lược.
Ý tưởng về hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD được đưa ra vào năm 1987, nhưng phải đến tháng 9/1992, quân đội Mỹ mới quyết định chọn Lockheed Martin là nhà thầu chính chịu trách nhiệm nghiên cứu và sản xuất THAAD. Hệ thống tên lửa này được thử nghiệm lần đầu tiên vào 4/1995 và chính thức vào biên chế quân đội Mỹ năm 2008.
Giống như hệ thống chống tên lửa Patriot, THAAD được thiết kế để bắn hạ tên lửa đạn đạo đang trong giai đoạn cuối của hành trình. Tuy nhiên, nó được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu ở tầm cao, tạo cho hệ thống này khả năng phòng thủ lớn hơn.
Theo trang mạng www.lockheedmartin.com, mỗi khẩu đội THAAD bao gồm: 4 xe phóng mang tên lửa (8 ống phóng/xe), radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2 cùng một xe trung tâm điều khiển di động và hai trung tâm hoạt động chiến thuật TOC.
THAAD được trang bị công nghệ đánh chặn truy đuổi - tiêu diệt tương tự như công nghệ được trang bị trên hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Giai đoạn tiếp cận tên lửa địch, THAAD sử dụng module đánh chặn được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại để truy tìm mục tiêu.
Kể từ khi Mỹ bắt đầu chương trình thử nghiệm này vào năm 2005, THADD đã có 12 lần bay thử thành công và cũng có những lần thất bại.
Ngày 5/10/2011, Mỹ thông báo đã đánh chặn thành công hai tên lửa đạn đạo trong một cuộc thử nghiệm hệ thống THAAD ở ngoài khơi Hawaii. Đây là vụ thử nghiệm tác chiến đầu tiên của hệ thống này nhằm đánh chặn tên lửa ở tầm cao trong giai đoạn bay cuối cùng.
Cơ quan phòng thủ tên lửa của Lầu Năm Góc cho biết, cùng với Aegis, Patriot PAC-3, THAAD đã tạo nên hệ thống đánh chặn ba tầng. Trong đó, hệ thống Aegis chống mục tiêu ở tầm cao, THAAD ở tầm trung và PAC-3 ở tầm ngắn. Chúng thiết lập nên “cái ô che chắn” cho Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của đối phương.
Phản ứng của các nước
Sau khi Mỹ và Hàn Quốc đạt được thỏa thuận triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc, tuyên bố chung của hai nước này đã nêu rõ, hệ thống này không nhắm tới bất kỳ nước thứ ba nào và sẽ chỉ được sử dụng để đối phó với mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Tuy nhiên, hệ thống THAAD đã gặp phải những phản ứng trái chiều của các nước.
Trong khi Nhật Bản bày tỏ ủng hộ việc triển khai THAAD thì các nước láng giềng của Hàn Quốc là Trung Quốc và Nga đã bày tỏ quan ngại về hệ thống này.
Nga thì cho rằng việc Mỹ triển khai THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc sẽ gây ra "những hậu quả không thể bù đắp được", bởi THAAD có thể phá hoại an ninh khu vực.
Để phản ứng lại động thái của Mỹ và Hàn Quốc, Ủy ban Vũ trang thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã cảnh báo rằng, các đơn vị tên lửa có khả năng sẽ được triển khai ở miền Đông nước này nhằm đối phó với việc Mỹ triển khai Hệ thống THAAD tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, Nga cũng bày tỏ hy vọng "các đối tác sẽ tránh có bất kỳ hành động nào có thể gây ra những hậu quả không thể bù đắp được".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã ra tuyên bố bày tỏ "hết sức bất bình và kiên quyết phản đối việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc".
Trong khi đó, về phía CHDCND Triều Tiên, ngày 11/7, quân đội nước này lên tiếng cảnh báo sẽ có "hành động vật chất" đối phó với việc Mỹ và Hàn Quốc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc. Đây là phản ứng đầu tiên của Triều Tiên đối với việc Hàn Quốc và Mỹ quyết định triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc, nơi hiện có khoảng 28.500 binh sĩ Mỹ đang đồn trú.
Tuy vấp phải những phản ứng từ các nước liên quan, ngày 13-7-2016, Hàn Quốc và Mỹ vẫn tiếp tục xúc tiến triển khai THAAD. Theo đó, hai bên đã chọn được nơi làm địa điểm triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ. Đó là thị trấn Seongju thuộc vùng núi phía Nam Hàn Quốc. Hàn Quốc và Mỹ dự kiến muộn nhất là đến cuối năm 2017 sẽ triển khai THAAD tại Hàn Quốc nhằm đối phó với các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
THAAD – hệ thống lá chắn bất khả xâm phạm
Giống như Patriot, THAAD được thiết kế để bắn hạ tên lửa đạn đạo đang trong giai đoạn cuối của hành trình. Tuy nhiên, nó được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu ở tầm cao, tạo cho hệ thống này khả năng phòng thủ lớn hơn.
Giống như Patriot, THAAD được thiết kế để bắn hạ tên lửa đạn đạo đang trong giai đoạn cuối của hành trình. Tuy nhiên, nó được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu ở tầm cao, tạo cho hệ thống này khả năng phòng thủ lớn hơn.
Hệ thống tên lửa đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Ảnh: Reuters/ TTXVN |
Theo Mỹ và Hàn Quốc, trong bối cảnh CHDCND Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo thời gian qua đã gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh và ổn định của Hàn Quốc cũng như toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Do đó, kể từ tháng 10/2015, khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye có chuyến thăm Mỹ, hai nước đã từng đề cập tới việc triển khai một hệ thống THAAD tại Hàn Quốc. Đến tháng 2/2016, sau khi Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa và thử hạt nhân lần thứ tư, các cuộc đàm phán về THAAD giữa Hàn Quốc và Mỹ đã được thúc đẩy nhanh hơn.
Và sau 5 tháng tham vấn, hai nước đã đạt được thỏa thuận về việc triển khai một hệ thống THAAD tại Hàn Quốc (vào ngày 8/7/2016).
THAAD là viết tắt của cụm từ Terminal High Altitude Area Defense (Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối). Đây là hệ thống phòng thủ tên lửa độ chính xác cao, có khả năng chống lại các mối đe dọa trên toàn thế giới với khả năng di động và các đơn vị chiến lược.
Ý tưởng về hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD được đưa ra vào năm 1987, nhưng phải đến tháng 9/1992, quân đội Mỹ mới quyết định chọn Lockheed Martin là nhà thầu chính chịu trách nhiệm nghiên cứu và sản xuất THAAD. Hệ thống tên lửa này được thử nghiệm lần đầu tiên vào 4/1995 và chính thức vào biên chế quân đội Mỹ năm 2008.
Giống như hệ thống chống tên lửa Patriot, THAAD được thiết kế để bắn hạ tên lửa đạn đạo đang trong giai đoạn cuối của hành trình. Tuy nhiên, nó được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu ở tầm cao, tạo cho hệ thống này khả năng phòng thủ lớn hơn.
Theo trang mạng www.lockheedmartin.com, mỗi khẩu đội THAAD bao gồm: 4 xe phóng mang tên lửa (8 ống phóng/xe), radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2 cùng một xe trung tâm điều khiển di động và hai trung tâm hoạt động chiến thuật TOC.
THAAD được trang bị công nghệ đánh chặn truy đuổi - tiêu diệt tương tự như công nghệ được trang bị trên hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Giai đoạn tiếp cận tên lửa địch, THAAD sử dụng module đánh chặn được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại để truy tìm mục tiêu.
Kể từ khi Mỹ bắt đầu chương trình thử nghiệm này vào năm 2005, THADD đã có 12 lần bay thử thành công và cũng có những lần thất bại.
Ngày 5/10/2011, Mỹ thông báo đã đánh chặn thành công hai tên lửa đạn đạo trong một cuộc thử nghiệm hệ thống THAAD ở ngoài khơi Hawaii. Đây là vụ thử nghiệm tác chiến đầu tiên của hệ thống này nhằm đánh chặn tên lửa ở tầm cao trong giai đoạn bay cuối cùng.
Cơ quan phòng thủ tên lửa của Lầu Năm Góc cho biết, cùng với Aegis, Patriot PAC-3, THAAD đã tạo nên hệ thống đánh chặn ba tầng. Trong đó, hệ thống Aegis chống mục tiêu ở tầm cao, THAAD ở tầm trung và PAC-3 ở tầm ngắn. Chúng thiết lập nên “cái ô che chắn” cho Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của đối phương.
Phản ứng của các nước
Sau khi Mỹ và Hàn Quốc đạt được thỏa thuận triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc, tuyên bố chung của hai nước này đã nêu rõ, hệ thống này không nhắm tới bất kỳ nước thứ ba nào và sẽ chỉ được sử dụng để đối phó với mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Tuy nhiên, hệ thống THAAD đã gặp phải những phản ứng trái chiều của các nước.
Trong khi Nhật Bản bày tỏ ủng hộ việc triển khai THAAD thì các nước láng giềng của Hàn Quốc là Trung Quốc và Nga đã bày tỏ quan ngại về hệ thống này.
Nga thì cho rằng việc Mỹ triển khai THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc sẽ gây ra "những hậu quả không thể bù đắp được", bởi THAAD có thể phá hoại an ninh khu vực.
Để phản ứng lại động thái của Mỹ và Hàn Quốc, Ủy ban Vũ trang thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã cảnh báo rằng, các đơn vị tên lửa có khả năng sẽ được triển khai ở miền Đông nước này nhằm đối phó với việc Mỹ triển khai Hệ thống THAAD tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, Nga cũng bày tỏ hy vọng "các đối tác sẽ tránh có bất kỳ hành động nào có thể gây ra những hậu quả không thể bù đắp được".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã ra tuyên bố bày tỏ "hết sức bất bình và kiên quyết phản đối việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc".
Trong khi đó, về phía CHDCND Triều Tiên, ngày 11/7, quân đội nước này lên tiếng cảnh báo sẽ có "hành động vật chất" đối phó với việc Mỹ và Hàn Quốc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc. Đây là phản ứng đầu tiên của Triều Tiên đối với việc Hàn Quốc và Mỹ quyết định triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc, nơi hiện có khoảng 28.500 binh sĩ Mỹ đang đồn trú.
Tuy vấp phải những phản ứng từ các nước liên quan, ngày 13-7-2016, Hàn Quốc và Mỹ vẫn tiếp tục xúc tiến triển khai THAAD. Theo đó, hai bên đã chọn được nơi làm địa điểm triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ. Đó là thị trấn Seongju thuộc vùng núi phía Nam Hàn Quốc. Hàn Quốc và Mỹ dự kiến muộn nhất là đến cuối năm 2017 sẽ triển khai THAAD tại Hàn Quốc nhằm đối phó với các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên.