Thân Hữu Tiếp Tay...
THẢO DÂN GÓP Ý DỰ THẢO HIẾN PHÁP
THẢO DÂN GÓP Ý DỰ THẢO HIẾN PHÁP
FB: Thích Thanh Thắng
Tôi nghĩ những nhận định, góp ý của các tổ chức, cá nhân là điều hết sức bình thường khi Dự thảo Hiến pháp được đưa ra để lấy ý kiến nhân dân, không phân biệt đảng phái, tôn giáo. Tuy vậy, tôi không mấy quan tâm vào những “nhận định”, “góp ý” liên quan đến “quyền con người”, “quyền tự do ngôn luận”, “quyền tự do báo chí”, “quyền tự do tôn giáo”…, bởi cả bản Hiến pháp cũ và sửa đổi đã nêu ra khá cơ bản, cũng có tham khảo, học hỏi từ Hiến pháp của một số nước. Quan trọng là có Uỷ ban nào độc lập để giám sát việc thực hiện các quyền ấy như trong Hiến pháp đã ghi hay không, bằng không nó cũng chỉ là những “mỹ từ” được ghi trên giấy.
Điều tôi quan tâm, có lẽ cũng do sự ồn ào của dư luận chung quanh việc bỏ hay giữ Điều 4. Có người nêu ra rằng Trung Quốc cũng đâu có đưa cụm từ “Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” vào Hiến pháp mà Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn giữ vai trò lãnh đạo đó thôi. Bởi thực tế Trung Quốc cũng đã “chấp nhận” một số “Đảng” khác hoạt động, và quan trọng, dù là Đảng Cộng sản nhưng họ muốn nó mang “màu sắc Trung Quốc”, không phải học hỏi gì từ “mẫu hình” Liên Xô cả.
Trong khi Hiếp pháp 1992 ở Việt Nam “buộc” phải đưa cụm từ “Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội” vào, vì thực tế lịch sử thời điểm đó diễn ra quá bất ngờ khi Đảng Cộng sản ở Liên Xô và một số nước Đông Âu “sụp đổ” (mất vai trò lãnh đạo), trong khi đó, Việt Nam vẫn ở tình trạng “cơm không lành canh không ngọt” với Trung Quốc.
Đảng lãnh đạo Nhà nước thì danh chính ngôn thuận, vì sao? Vì Điều 2 khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Đã là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, theo triết học Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đương nhiên phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nhà nước này tồn tại theo mô hình tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp, tư pháp), còn nó phân ở mức nào, cấp nào thì do phương thức, cách thức lãnh đạo Nhà nước mà ra. Nhà nước này còn tồn tại hay không là do nhân dân quyết định. Bao giờ thì họ không muốn nhà nước này tồn tại nữa? Xin mời các nhà tiên tri cứ việc vô tư tính toán…
Còn tôi chú ý nhiều đến câu: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức” được ghi trong điều 2.
Xin thưa “nhân dân” không phải là “công nhân”, “nông dân”, càng không phải là “trí thức”, nhóm nào tự xưng “nhân dân” đều chỉ là tiếm xưng. Với lại Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước tiến tới “không còn giai cấp”, vậy hà cớ gì phải phân chia giai cấp như vậy, trong khi bản thân cái gọi là “giai cấp” và “tầng lớp” này ngày càng khó định nghĩa, bởi chúng luôn dao động, thay đổi (không “rạch ròi” như thời chủ nghĩa thực dân, đế quốc).
Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thì nó phải tương ứng với cơ quan quyền lực cao nhất (của nhà nước) do chính nhân dân bầu ra. Vậy thì nền tảng quyền lực của nhân dân phải là Quốc hội, chứ không phải là những “giai cấp” và “tầng lớp” mơ hồ kia. Do đó, cần phải sửa câu trên thành: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà Quốc hội là cơ quan cao nhất thực hiện tâm tư, nguyện vọng tốt đẹp của nhân dân”.
Với điều 4, nếu còn giữ, tôi cho rằng chỉ cần ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam đại diện cho người dân Việt Nam lãnh đạo đất nước theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, không cần phải thêm cụm từ “Mọi tổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, vì đó là điều đương nhiên, không thể có một tổ chức xã hội có thể hoạt động vô luật. Khi nào nhân dân không muốn Đảng Cộng sản “đại diện” lãnh đạo đất nước nữa, thì phải xem Đảng này điều chỉnh và thay đổi phương thức lãnh đạo như thế nào.
Nhà Phật có câu “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (Cái gì có hình tướng cái đó chỉ là hư vọng), và tôi cũng thích câu thơ của nhà thơ Nguyễn Duy: “Bao triều vua phế đi rồi. Người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ!”.
THẢO DÂN GÓP Ý DỰ THẢO HIẾN PHÁP
THẢO DÂN GÓP Ý DỰ THẢO HIẾN PHÁP
FB: Thích Thanh Thắng
Tôi nghĩ những nhận định, góp ý của các tổ chức, cá nhân là điều hết sức bình thường khi Dự thảo Hiến pháp được đưa ra để lấy ý kiến nhân dân, không phân biệt đảng phái, tôn giáo. Tuy vậy, tôi không mấy quan tâm vào những “nhận định”, “góp ý” liên quan đến “quyền con người”, “quyền tự do ngôn luận”, “quyền tự do báo chí”, “quyền tự do tôn giáo”…, bởi cả bản Hiến pháp cũ và sửa đổi đã nêu ra khá cơ bản, cũng có tham khảo, học hỏi từ Hiến pháp của một số nước. Quan trọng là có Uỷ ban nào độc lập để giám sát việc thực hiện các quyền ấy như trong Hiến pháp đã ghi hay không, bằng không nó cũng chỉ là những “mỹ từ” được ghi trên giấy.
Điều tôi quan tâm, có lẽ cũng do sự ồn ào của dư luận chung quanh việc bỏ hay giữ Điều 4. Có người nêu ra rằng Trung Quốc cũng đâu có đưa cụm từ “Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” vào Hiến pháp mà Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn giữ vai trò lãnh đạo đó thôi. Bởi thực tế Trung Quốc cũng đã “chấp nhận” một số “Đảng” khác hoạt động, và quan trọng, dù là Đảng Cộng sản nhưng họ muốn nó mang “màu sắc Trung Quốc”, không phải học hỏi gì từ “mẫu hình” Liên Xô cả.
Trong khi Hiếp pháp 1992 ở Việt Nam “buộc” phải đưa cụm từ “Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội” vào, vì thực tế lịch sử thời điểm đó diễn ra quá bất ngờ khi Đảng Cộng sản ở Liên Xô và một số nước Đông Âu “sụp đổ” (mất vai trò lãnh đạo), trong khi đó, Việt Nam vẫn ở tình trạng “cơm không lành canh không ngọt” với Trung Quốc.
Đảng lãnh đạo Nhà nước thì danh chính ngôn thuận, vì sao? Vì Điều 2 khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Đã là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, theo triết học Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đương nhiên phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nhà nước này tồn tại theo mô hình tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp, tư pháp), còn nó phân ở mức nào, cấp nào thì do phương thức, cách thức lãnh đạo Nhà nước mà ra. Nhà nước này còn tồn tại hay không là do nhân dân quyết định. Bao giờ thì họ không muốn nhà nước này tồn tại nữa? Xin mời các nhà tiên tri cứ việc vô tư tính toán…
Còn tôi chú ý nhiều đến câu: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức” được ghi trong điều 2.
Xin thưa “nhân dân” không phải là “công nhân”, “nông dân”, càng không phải là “trí thức”, nhóm nào tự xưng “nhân dân” đều chỉ là tiếm xưng. Với lại Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước tiến tới “không còn giai cấp”, vậy hà cớ gì phải phân chia giai cấp như vậy, trong khi bản thân cái gọi là “giai cấp” và “tầng lớp” này ngày càng khó định nghĩa, bởi chúng luôn dao động, thay đổi (không “rạch ròi” như thời chủ nghĩa thực dân, đế quốc).
Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thì nó phải tương ứng với cơ quan quyền lực cao nhất (của nhà nước) do chính nhân dân bầu ra. Vậy thì nền tảng quyền lực của nhân dân phải là Quốc hội, chứ không phải là những “giai cấp” và “tầng lớp” mơ hồ kia. Do đó, cần phải sửa câu trên thành: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà Quốc hội là cơ quan cao nhất thực hiện tâm tư, nguyện vọng tốt đẹp của nhân dân”.
Với điều 4, nếu còn giữ, tôi cho rằng chỉ cần ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam đại diện cho người dân Việt Nam lãnh đạo đất nước theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, không cần phải thêm cụm từ “Mọi tổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, vì đó là điều đương nhiên, không thể có một tổ chức xã hội có thể hoạt động vô luật. Khi nào nhân dân không muốn Đảng Cộng sản “đại diện” lãnh đạo đất nước nữa, thì phải xem Đảng này điều chỉnh và thay đổi phương thức lãnh đạo như thế nào.
Nhà Phật có câu “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (Cái gì có hình tướng cái đó chỉ là hư vọng), và tôi cũng thích câu thơ của nhà thơ Nguyễn Duy: “Bao triều vua phế đi rồi. Người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ!”.