Cà Kê Dê Ngỗng
THẦY CÔ GIÁO MỸ TRONG CHIẾC ÁO DÀI VN
Trông mấy cô giáo My mặc áo dài Việt-Nam dễ-thương quá !
Bà Carrie Haskin (hàng trên, bìa trái), hiệu trưởng; cô Audrey Trần (hàng trên, thứ hai từ phải), và các thầy cô giáo Mỹ khoe áo dài Việt. (Hình: Audrey Trần cung cấp)MIDWAY CITY, California (NV) – Năm nay học sinh và thầy cô giáo toàn trường tiểu học Star View, thuộc Học Khu Ocean View ở Midway City, mặc áo dài và dành trọn ngày Thứ Sáu, 8 Tháng Hai cho các sinh hoạt mừng Xuân Kỷ Hợi 2019.“Tính đến nay đã nhiều thập niên, trường Star View có truyền thống mừng Tết Việt Nam. Những năm đầu, tôi chỉ tổ chức cho các em trong lớp một của tôi thôi. Sau đó, các cô giáo cùng đồng lòng mở rộng thành một sinh hoạt nguyên ngày,” cô giáo Audrey (Minh Châu) Trần nói với nhật báo Người Việt.Đặc biệt năm nay, dù đã về hưu sau khoảng 30 năm dạy học, tôi tình nguyện trở lại để giúp trường tổ chức chương trình Tết, như tôi đã từng làm trong nhiều năm trước, khi còn làm việc. Các phụ huynh mừng lắm, vì truyền thống được tiếp tục,” cô nói thêm.Tất cả các thầy cô giáo, nhân viên nhà trường đều mặc áo dài, đủ màu đẹp mắt, khiến khuôn viên nhà trường vui nhộn, đầy không khí Tết.Sân khấu trong hội trường được trang trí với một bức tranh lớn vẽ cảnh làng quê Việt Nam ngày Tết với mai vàng và cành đào khoe sắc, và cảnh dân làng sinh hoạt ngày Tết. Hình một con rồng đỏ được giăng ngang phía trên. Bên trái là một bàn thờ tổ tiên, gồm các lễ vật, và một bình trà.Ở giữa, trên là chữ “Tết – Year of the Pig.” Giữa là bản đồ nước Việt Nam, dưới ghi chữ Tết Nguyên Đán. Hai bên có gắn các phong bao màu đỏ và hai câu chúc Tết “Chúc Mừng Năm Mới” và “An Khang Thịnh Vượng.” Ngoài ra còn thấy trưng các giấy bạc tiền Việt Nam Cộng Hòa.Thêm vào bên trái là cành mai vàng, cùng hình ba cô gái trong y phục áo dài Bắc, Trung, Nam; tay cầm nón lá, e ấp. Trên bàn là ba cái hộp kính, mỗi hộp chứa ba cây đàn cổ truyền, được trưng trên bàn để học sinh biết đến các dụng cụ âm nhạc xưa của Việt Nam.Cô Audrey cho biết chương trình chia làm hai phần.Trong phần đầu, cô thuyết trình ba suất, mỗi suất 30 phút trong hội trường về phong tục ăn Tết của người Việt. Các em được chia ra thành ba nhóm, gồm nhóm lớp 4, lớp 5; nhóm lớp 2, lớp 3; và sau cùng là nhóm lớp mẫu giáo và lớp 1. Các em được thầy cô giáo hướng dẫn vào nghe, ngồi trong hội trường.“Tôi cho các em biết vị trí của nước Việt Nam, và các nước lân cận, như Trung Hoa, Lào, Thái, Mã Lai và các điểm tương đồng và dị biệt. Tôi cho các em xem các trò chơi Tết trong dân gian Việt Nam, như leo cột mỡ, đánh đu, thi nấu cơm ‘bamboo float’ và trò chơi cờ người,” cô kể.“Các em thích thú theo dõi, vì các trò chơi này các em chưa hề được nghe tới bao giờ!” cô nói thêm.Ba em học sinh lớp 1, một em người Mỹ, áo dài xanh, khăn dống, diễn kịch “Sơn Tinh – Thủy Tinh.”Ngoài ra, trong phòng còn có triển lãm nghệ thuật và những bàn trò chơi để các em tham gia, như trò chơi “Chopstick Race” (Các em dùng đôi đũa thi gắp các miếng giấy hình vuông, màu vàng, màu đỏ vào ly trong một phút. Ai gắp được nhiều thì thắng); “Dragon Art” (Tô màu các hình con rồng); chơi Bingo hình thú vật; Vẽ trướng “Cung Chúc Tân Xuân;” Làm thủ công hình các chú heo bằng giấy bìa màu hồng, ngộ nghĩnh; và chơi lắc bầu cua, cá cọp.Sau đó, các em ra bên ngoài sân và tập họp thành hình vuông tại khu ăn trưa để xem trình diễn văn nghệ.Kế đến là phần trình diễn của các học sinh Trung Học Westminster, gồm từng cặp nam, nữ trong điệu múa trẻ trung. Màn múa nón ngoạn mục tiếp theo.Phụ huynh dùng tiền mặt để cho lân, sau khi không còn bao lì xì trong tay, vì đã đưa hết cho con, cháu.“Cô Lan Thi, vợ của một trưởng hướng đạo, năm nào cũng phụ giúp lấy thức ăn về, để các thầy cô giáo và bà hiệu trưởng Carrie Haskin thưởng thức các món ăn ngày Tết Việt Nam!” cô Audrey kể.Cô Audrey Trần sang Mỹ tị nạn năm 1975. Cô cho biết cô tốt nghiệp đại học UCI và có bằng cao học về trình diễn dương cầm, và từng dạy học hai năm ở Học Khu Los Angeles. Cô dạy trường Star View từ năm 1991 cho đến ngày nghỉ hưu. (Linh Nguyễn)
VS chuyen
Bàn ra tán vào (0)
THẦY CÔ GIÁO MỸ TRONG CHIẾC ÁO DÀI VN
Trông mấy cô giáo My mặc áo dài Việt-Nam dễ-thương quá !
Bà Carrie Haskin (hàng trên, bìa trái), hiệu trưởng; cô Audrey Trần (hàng trên, thứ hai từ phải), và các thầy cô giáo Mỹ khoe áo dài Việt. (Hình: Audrey Trần cung cấp)MIDWAY CITY, California (NV) – Năm nay học sinh và thầy cô giáo toàn trường tiểu học Star View, thuộc Học Khu Ocean View ở Midway City, mặc áo dài và dành trọn ngày Thứ Sáu, 8 Tháng Hai cho các sinh hoạt mừng Xuân Kỷ Hợi 2019.“Tính đến nay đã nhiều thập niên, trường Star View có truyền thống mừng Tết Việt Nam. Những năm đầu, tôi chỉ tổ chức cho các em trong lớp một của tôi thôi. Sau đó, các cô giáo cùng đồng lòng mở rộng thành một sinh hoạt nguyên ngày,” cô giáo Audrey (Minh Châu) Trần nói với nhật báo Người Việt.Đặc biệt năm nay, dù đã về hưu sau khoảng 30 năm dạy học, tôi tình nguyện trở lại để giúp trường tổ chức chương trình Tết, như tôi đã từng làm trong nhiều năm trước, khi còn làm việc. Các phụ huynh mừng lắm, vì truyền thống được tiếp tục,” cô nói thêm.Tất cả các thầy cô giáo, nhân viên nhà trường đều mặc áo dài, đủ màu đẹp mắt, khiến khuôn viên nhà trường vui nhộn, đầy không khí Tết.Sân khấu trong hội trường được trang trí với một bức tranh lớn vẽ cảnh làng quê Việt Nam ngày Tết với mai vàng và cành đào khoe sắc, và cảnh dân làng sinh hoạt ngày Tết. Hình một con rồng đỏ được giăng ngang phía trên. Bên trái là một bàn thờ tổ tiên, gồm các lễ vật, và một bình trà.Ở giữa, trên là chữ “Tết – Year of the Pig.” Giữa là bản đồ nước Việt Nam, dưới ghi chữ Tết Nguyên Đán. Hai bên có gắn các phong bao màu đỏ và hai câu chúc Tết “Chúc Mừng Năm Mới” và “An Khang Thịnh Vượng.” Ngoài ra còn thấy trưng các giấy bạc tiền Việt Nam Cộng Hòa.Thêm vào bên trái là cành mai vàng, cùng hình ba cô gái trong y phục áo dài Bắc, Trung, Nam; tay cầm nón lá, e ấp. Trên bàn là ba cái hộp kính, mỗi hộp chứa ba cây đàn cổ truyền, được trưng trên bàn để học sinh biết đến các dụng cụ âm nhạc xưa của Việt Nam.Cô Audrey cho biết chương trình chia làm hai phần.Trong phần đầu, cô thuyết trình ba suất, mỗi suất 30 phút trong hội trường về phong tục ăn Tết của người Việt. Các em được chia ra thành ba nhóm, gồm nhóm lớp 4, lớp 5; nhóm lớp 2, lớp 3; và sau cùng là nhóm lớp mẫu giáo và lớp 1. Các em được thầy cô giáo hướng dẫn vào nghe, ngồi trong hội trường.“Tôi cho các em biết vị trí của nước Việt Nam, và các nước lân cận, như Trung Hoa, Lào, Thái, Mã Lai và các điểm tương đồng và dị biệt. Tôi cho các em xem các trò chơi Tết trong dân gian Việt Nam, như leo cột mỡ, đánh đu, thi nấu cơm ‘bamboo float’ và trò chơi cờ người,” cô kể.“Các em thích thú theo dõi, vì các trò chơi này các em chưa hề được nghe tới bao giờ!” cô nói thêm.Ba em học sinh lớp 1, một em người Mỹ, áo dài xanh, khăn dống, diễn kịch “Sơn Tinh – Thủy Tinh.”Ngoài ra, trong phòng còn có triển lãm nghệ thuật và những bàn trò chơi để các em tham gia, như trò chơi “Chopstick Race” (Các em dùng đôi đũa thi gắp các miếng giấy hình vuông, màu vàng, màu đỏ vào ly trong một phút. Ai gắp được nhiều thì thắng); “Dragon Art” (Tô màu các hình con rồng); chơi Bingo hình thú vật; Vẽ trướng “Cung Chúc Tân Xuân;” Làm thủ công hình các chú heo bằng giấy bìa màu hồng, ngộ nghĩnh; và chơi lắc bầu cua, cá cọp.Sau đó, các em ra bên ngoài sân và tập họp thành hình vuông tại khu ăn trưa để xem trình diễn văn nghệ.Kế đến là phần trình diễn của các học sinh Trung Học Westminster, gồm từng cặp nam, nữ trong điệu múa trẻ trung. Màn múa nón ngoạn mục tiếp theo.Phụ huynh dùng tiền mặt để cho lân, sau khi không còn bao lì xì trong tay, vì đã đưa hết cho con, cháu.“Cô Lan Thi, vợ của một trưởng hướng đạo, năm nào cũng phụ giúp lấy thức ăn về, để các thầy cô giáo và bà hiệu trưởng Carrie Haskin thưởng thức các món ăn ngày Tết Việt Nam!” cô Audrey kể.Cô Audrey Trần sang Mỹ tị nạn năm 1975. Cô cho biết cô tốt nghiệp đại học UCI và có bằng cao học về trình diễn dương cầm, và từng dạy học hai năm ở Học Khu Los Angeles. Cô dạy trường Star View từ năm 1991 cho đến ngày nghỉ hưu. (Linh Nguyễn)
VS chuyen