Di Sản Hồ Chí Minh
THẤY GÌ QUA LÔ CÁ NỤC BỊ NHIỄM ĐỘC Ở QUẢNG TRỊ VÀ PHÁT NGÔN CỦA ÔNG CHU XUÂN PHÀM
Đức Nhân
13-6-2016
Lô cá nục 30 tấn mà Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở Y tế Quảng Trị phát hiện là trong cá có phenol, một chất cực độc. Theo ngư dân, loại này sống cách bờ khoảng 15 km, ở độ sâu khoảng 30 mét. Theo bà Thuộc, chủ thu mua cá nói: số cá này bà thu mua của ngư dân đánh bắt từ vùng biển 30 hải lý trở ra và bà có đưa ra một số giấy tờ do cơ quan chức năng cấp và cho rằng, số cá bà mua đều được chứng nhận đánh bắt ở vùng biển an toàn.
Có thể kết luận rằng:
1. Cá đánh bắt xa bờ trên 30 hải lý trở ra cũng bị nhiễm độc, không phải là cá sạch như quan niệm của nhiều người dân và quan chức hiện nay. Vì vậy, giấy tờ làm bằng chứng cá sạch của bà Thuộc và phát ngôn của ông Võ Văn Hưng – GĐ Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Quảng Trị cho rằng: “Cấp giấy để chứng nhận cá sạch chứ an toàn hay không thì chưa biết” trở nên khôi hài. Đề nghị: các cơ quan chức năng trên địa bàn các tỉnh miền Trung cần kiểm kê, kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm các kho hải sản đông lạnh trên địa bàn để có biện pháp quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Cá đánh bắt xa bờ mà còn nhiễm chất cực độc thì cá gần bờ bị nhiễm chất cực độc gấp nhiều lần dẫn đến chết hàng loạt là đương nhiên, không có gì phải bàn cãi.
3. Chất Phenol là chất cực độc không có trong tự nhiên mà là chất nhân tạo. Là dẫn xuất nhân thơm dùng trong công nghiệp để tẩy uế, sát khuẩn. Điều đó khẳng định do cơ sở công nghiệp lớn đã thải chất độc này ra biển. Không phải do thủy triều đỏ sinh ra và cũng không phải do người dân thải ra biển. Nếu không phải là Formosa thải ra biển thì ai vào đây? Phenol có trong cá không phải là bằng chứng nguyên nhân làm cá chết hay sao?
Không phải vô cớ mà Chu Xuân Phàm lại tự thú: “Hai cái này mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi muốn xây dựng một ngành thép hiện đại?”.
Nguyên nhân cá chết đã được tìm ra, nhà nước không nên câu giờ. Nếu kéo dài thời gian, người dân có quyền đặt câu hỏi: Động cơ gì mà chính phủ phải kéo dài thời gian công bố nguyên nhân cá chết?
____
Mời xem thêm: 30 tấn cá nục nhiễm độc: Chỉ xét nghiệm thêm chứ không có chuyện hủy kết quả (TN). – Hai sở kiểm nghiệm độc lập lô cá nục nhiễm độc phenol (VNE). – Tranh cãi về chuẩn phenol trong vụ cá nục nhiễm độc (TT). – Cá nục nhiễm độc Phenol: Xác minh nguồn gốc thu mua (DNVN).
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
THẤY GÌ QUA LÔ CÁ NỤC BỊ NHIỄM ĐỘC Ở QUẢNG TRỊ VÀ PHÁT NGÔN CỦA ÔNG CHU XUÂN PHÀM
Đức Nhân
13-6-2016
Lô cá nục 30 tấn mà Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở Y tế Quảng Trị phát hiện là trong cá có phenol, một chất cực độc. Theo ngư dân, loại này sống cách bờ khoảng 15 km, ở độ sâu khoảng 30 mét. Theo bà Thuộc, chủ thu mua cá nói: số cá này bà thu mua của ngư dân đánh bắt từ vùng biển 30 hải lý trở ra và bà có đưa ra một số giấy tờ do cơ quan chức năng cấp và cho rằng, số cá bà mua đều được chứng nhận đánh bắt ở vùng biển an toàn.
Có thể kết luận rằng:
1. Cá đánh bắt xa bờ trên 30 hải lý trở ra cũng bị nhiễm độc, không phải là cá sạch như quan niệm của nhiều người dân và quan chức hiện nay. Vì vậy, giấy tờ làm bằng chứng cá sạch của bà Thuộc và phát ngôn của ông Võ Văn Hưng – GĐ Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Quảng Trị cho rằng: “Cấp giấy để chứng nhận cá sạch chứ an toàn hay không thì chưa biết” trở nên khôi hài. Đề nghị: các cơ quan chức năng trên địa bàn các tỉnh miền Trung cần kiểm kê, kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm các kho hải sản đông lạnh trên địa bàn để có biện pháp quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Cá đánh bắt xa bờ mà còn nhiễm chất cực độc thì cá gần bờ bị nhiễm chất cực độc gấp nhiều lần dẫn đến chết hàng loạt là đương nhiên, không có gì phải bàn cãi.
3. Chất Phenol là chất cực độc không có trong tự nhiên mà là chất nhân tạo. Là dẫn xuất nhân thơm dùng trong công nghiệp để tẩy uế, sát khuẩn. Điều đó khẳng định do cơ sở công nghiệp lớn đã thải chất độc này ra biển. Không phải do thủy triều đỏ sinh ra và cũng không phải do người dân thải ra biển. Nếu không phải là Formosa thải ra biển thì ai vào đây? Phenol có trong cá không phải là bằng chứng nguyên nhân làm cá chết hay sao?
Không phải vô cớ mà Chu Xuân Phàm lại tự thú: “Hai cái này mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi muốn xây dựng một ngành thép hiện đại?”.
Nguyên nhân cá chết đã được tìm ra, nhà nước không nên câu giờ. Nếu kéo dài thời gian, người dân có quyền đặt câu hỏi: Động cơ gì mà chính phủ phải kéo dài thời gian công bố nguyên nhân cá chết?
____
Mời xem thêm: 30 tấn cá nục nhiễm độc: Chỉ xét nghiệm thêm chứ không có chuyện hủy kết quả (TN). – Hai sở kiểm nghiệm độc lập lô cá nục nhiễm độc phenol (VNE). – Tranh cãi về chuẩn phenol trong vụ cá nục nhiễm độc (TT). – Cá nục nhiễm độc Phenol: Xác minh nguồn gốc thu mua (DNVN).