Văn Học & Nghệ Thuật

THẾ GIỚI THI CA TƯ TƯỞNG BÙI GIÁNG

Tạp chí Tư Tưởng do viện trưởng Thích Minh Châu làm chủ nhiệm là cơ quan luận thuyết là tiếng nói của viện Đại học Vạn Hạnh, thường xuyên đăng tải bài viết


Tạp chí Tư Tưởng do viện trưởng Thích Minh Châu làm chủ nhiệm là cơ quan luận thuyết là tiếng nói của viện Đại học Vạn Hạnh, thường xuyên đăng tải bài viết của các bậc cao thủ này. Những tác phẩm thi ca, tư tưởng, triết lý, đạo lý của họ vô cùng thâm thúy, có giá trị mãi cho đến ngày hôm nay.

Lúc bấy giờ có nhà xuất bản An Tiêm do Thanh Tuệ làm giám đốc, vì một cơ duyên hy hữu nào đó đã dốc toàn tâm toàn lực ra để lo cho công việc in ấn riêng biệt đến hàng trăm tác phẩm thơ văn, biên khảo, dịch thuật của Bùi Giáng. Sức sáng tạo của ông vào thời gian này, từ năm 1962 đến năm 1975 rất mãnh liệt, như ngọn lửa sáng bừng rực rỡ khắp trời thơ đất mộng u huyền, khiến cho nhà xuất bản An Tiêm in ấn không kịp.

Đó là một điều không ai hiểu nổi vì suốt ngày thâu đêm, người ta chỉ thấy một Bùi Giáng lang thang rong chơi, nhảy múa ngoài đường. Thường uống rượu lu bù với mọi giới bình dân đây đó, bạ đâu ngủ đấy ngay ngoài vĩa hè xó chợ, rong rêu lêu lổng khắp đầu phường cuối phố, ngao du trào lộng giữa ta bà. Ông sống không nhà  cửa, không vợ con, không tài sản, không sự nghiệp, không danh lợi, không là gì cả ngoài một bầu rượu túi thơ và một bộ quần áo xốc xếch cũ mèm, rách nát tả tơi. Trông giống như một Tế Điên, một gã ăn mày quái dị lạ lùng. Thế mà sức sáng tạo, sáng tác của ông quá đỗi rạt rào như thác đổ trào tuôn, thật là vô tiền khoáng hậu. Ông viết như thần nhập, như nhảy tung vào cõi mật ngôn ẩn ngữ làm bay dậy xiết bao rực cháy gây nên một nguồn cảm hứng tưng bừng say sưa túy lúy.

Thi sĩ Bùi Giáng quả nhiên là một hiện tượng kỳ lạ mà cho đến ngày nay, chưa một ai có thể hiểu thấu đáo về cõi tâm hồn hoằng đại, cõi tư tưởng hoằng viễn thâm hậu vô song của ông.

Có người hỏi Bùi Giáng về tiểu sử thì ông bảo : “Thi sĩ sinh ra như mọi người giữa cỏ cây ly kỳ và sẽ chết đi giữa cỏ cây ly kỳ gay cấn.” Hỏi về sự sáng tác phi thường thì ông cười đáp : “Con chim thì ta biết nó bay, con cá thì ta biết nó lội, thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ nhưng thơ là gì, thì đó là điều ta không biết.”

Về sở học của ông quả thật là quảng bác vô cùng. Ông làu thông nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức, Hán. Không biết ông tự học từ lúc nào mà trở thành một bậc thượng trí, hầu như vô sư tự ngộ. Ông chỉ do đọc sách  mà phát minh tâm địa như trường hợp thiền sư Huyền Giác đọc kinh Duy Ma Cật mà hoát nhiên triệt ngộ chân lý diệu thường. Từ đó, trọn suốt cuộc đời thi sĩ cứ phiêu nhiên trên con đường sáng tạo ngôn ngữ thi ca tỏa rợp trời bát ngát phiêu diêu.

Nhiều người nói Bùi Giáng là một gã cuồng sĩ điên rồ hay một đại thi hào, một Bồ Tát nghệ sĩ gì gì đó cũng được. Chỉ là những danh từ, khái niệm mà thôi. Điều cần thiết phải làm là chúng ta hãy đi vào bên trong tâm hồn phong phú, thể hiện qua tác phẩm, may ra có khám phá được điều gì mới mẻ trong cõi tư tưởng của nhà thơ tài hoa này hay không ?

Tư tưởng trong thơ Bùi Giáng là gì ? Nhưng tư tưởng là chi ? Theo Tuệ Sỹ thì : “ Tư tưởng là Con Đường, là Đạo, là Tiếng Gọi mời ta lên đường. Chính bằng và trên Con Đường ấy, chúng ta mới có thể bắt gặp được bóng dáng của con người.”*

Vâng, tư tưởng là con đường mời gọi chúng ta hành động và do vậy, do bởi hành vi tư tưởng cho nên hành động mới mang một ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ mới lạ. Tư tưởng thi ca Bùi Giáng khởi phát rạt rào từ suối nguồn sâu thẳm tâm linh, từ cõi ban sơ tịch mịch khôn dò. Đó là cõi bờ âm thanh vi diệu ngữ của trời trăng mây nước, chim bướm cỏ hoa và ánh sáng rạng rỡ huyền hòa, là bước đi đã đạt tới cảnh giới thượng thừa thi sĩ. Chỉ có thể cảm nhận chứ không thể suy nghĩ luận bàn.

Đi vào cõi thơ Bùi Giáng, chúng ta cần phải buông xuống cái biên kiến, chấp thủ và chỉ khi nào cái bản ngã hạn hẹp của mình được chuyển hóa thì lúc ấy chúng ta mới lãnh hội, tương ứng với ngôn ngữ chân thực nghĩa tân kỳ của thi ca.

Đọc thơ Bùi Giáng, nên đọc như Phạm Công Thiện nói : “Đọc thơ cũng giống như đọc kinh. Phải thọ, trì, đọc, tụng. Đọc không phải để hiểu mà để biết. Biết cái thâm mật của một giây phút thoáng qua nhanh chóng hơn ánh sáng và biết cái thâm mật của tam thiên đại thiên thế giới, của vô số hằng hà tỉ tỉ thiên hà trong lòng ta và ngoài kia không gian phiêu dật. Mà lòng ta là tất cà không gian phiêu dật.

Tại sao Nguyễn Du thường sử dụng chữ biết trong thơ và ít khi dùng chữ hiểu ? Đây là một sự việc quảng mật cần nên biết trong tương lai của văn hóa Việt Nam. Thơ là cái gì mà chỉ nên biết chứ không thể hiểu. May ra thì chúng ta có thể biết được cái thâm mật, cái quảng mật và cái thâm quảng mật, có thể biết được sơ sơ qua loa, chứ không thể nào hiểu được. Đó là diệu nghĩa vô lượng của tam mật, tam muội trong thơ văn của những thiên tài vĩ đại trên thế giới.”**

Bùi Giáng đương nhiên là một thi sĩ thiên tài, siêu quần bạt tụy rồi. Tư tưởng của ông bao trùm khắp thiên hạ và thấu đạt hết ý nghĩa sâu xa thâm trầm của đạo học Đông phương cũng như triết lý Tây phương. Hầu hết các bậc đạo sư, thiền sư, văn nghệ sĩ phương Đông như Đức Phật, Duy Ma Cật, Long Thọ, Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Năng, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Lý Bạch, Tô Đông Pha, Tô Mạn Thù, Nguyễn Du đến các triết gia, văn hào, thi sĩ vĩ đại của phương Tây như Martin Heidegger, Nietzsche, Hoelderlin, Wart Whitman, Shakespeare, Gerard Nerval, Kierkegaard, Malraux, Karl Jaspers, Albert Camus, Saint Exepery, Andre Gide… đều được ông nói đến một cách rốt ráo cặn kẽ, tận sâu vào mạch ngầm tư tưởng uyên nguyên, uyên áo.

Vào miền cõi thơ Bùi Giáng là tha hồ tự do lang thang, rong rêu, phiêu lãng ngàn phương mọi chốn trên rừng dưới biển đầy kỳ hoa dị thảo, dạo chơi giữa ngả ba, ngả bốn đường mây rồi bất ngờ mở ra một phương trời xanh biếc Nguyên Xuân, đồng thanh tương ứng, tương giao theo điệu chào sơ ngộ xưa sau :

Hỏi rằng : Người ở quê đâu
Thưa rằng : Tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng : Từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng : Nói nữa là sai
Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng : Đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng : Ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân

Nguyên Xuân là mùa xuân rực rỡ sơ nguyên trong lòng người, là Diệu Tâm trầm ẩn của chúng ta. Từ cõi quê lòng thanh tịnh đó, thi sĩ bước ra hòa điệu cùng cát bụi phù hoa phố thị, ngao du ngày tháng ta bà qua biết bao heo hút dặm dài, giáp mặt với sơn cùng thủy tận của mộng đời hư huyễn phù du. Nhà thơ chứng kiến cõi người ta cứ lo tranh đấu, tranh cãi đúng sai, phải trái, hơn thua giành giật nhau mãi, ai ai cũng phát huy cái bản ngã to bự của mình bằng cách chạy theo danh lợi, địa vị, cho nên dấy khởi hoài tham lam, sân hận, si mê...  để vô tình quên đi mất cái bản lai diện mục, cái mặt mũi xưa nay, cái cõi miền Tâm Xuân huyền diệu giữa lòng mình. Ông chạnh lòng trắc ẩn, thương xót, vì thấy cảnh đời quá nhiều thống khổ điêu linh, bởi con người cứ mãi đắm chìm trong vô minh, vọng tưởng rã rời :

Gặp nhau lần cuối cùng đời
Nhìn nhau như một mình tôi nhìn mình
Mình từng dị hợm vô minh
Em từng vô tận tâm tình mất đâu ?

Vì thế thi sĩ phát đại bi tâm, nguyện yêu thương hết cả trần gian, yêu muôn loài vạn vật cả thập loại chúng sinh giữa ba đời sáu cõi :

Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi
Trần gian ôi cánh bướm cánh chuồn chuồn
Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn

Tình yêu, tình thương ấy tràn ngập khắp các tác phẩm thơ văn Bùi Giáng. Cũng như Nguyễn Du, ông tự nguyện gánh vác lên vai vô số khổ lụy đoạn trường của Thúy Kiều hay như Đạo Cô Tam Hợp âm thầm nhiếp dẫn cứu nhân độ thế. Chính vì dâu bể vô thường trong cõi đời máu lệ trăm năm mà Diệu Pháp Liên Hoa kinh đi về thể hiện tinh thần ‘khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến’, chỉ ra cái thấy biết tuyệt vời tối thượng :

Từ bi ? Vô tận đoạn trường
Đạo Cô Tam Hợp ? Hoa Hương Bốn Mùa
Trăm năm dâu bể thiệt thua
Cũng là Diệu Pháp thượng thừa Liên Hoa

Từ cõi Diệu Pháp bất khả tư nghì ấy bước ra nên hành động của thi sĩ không giống như cõi hệ lụy ta bà đầy đa đoan chấp ngã này, thành thử ông tự nhận mình là thằng điên cho khỏe nhẹ để khỏi còn ai thắc mắc phân vân :

Thần Tiên Thánh Phật uy quyền
Giúp đời vô tận thằng điên quý gì ?
Điên từ muôn một liên miên
Mà ra vạn thuở nối liền Liên Hoa
Ấy từ Diệu Pháp mà ra
Đất đồng mộc mạc nở hoa lẫy lừng

Đó là thể điệu cuồng điên uyên mặc của thần tiên du hý, dậy lừng cung bậc Lăng Nghiêm trầm hùng cùng tuyệt :

Tam bành tứ trướng cuồng điên
Thần thông du hý thiên tiên dự phần
Lăng Nghiêm tam muội dậy lừng
Vượt non băng núi qua trùng điệp truông
Rồi thi nhân chợt trầm tư tự trách móc, mắng nhiếc mình theo thể lệ tùy nghi :
Bỏ đi dẹp mặt mày đi
Làm thằng thi sĩ như mi dơ tuồng
Mi say rượu mi điên cuồng
Mi không ý thức vui buồn thế gian

Nói thì nói thế nhưng trái tim ông luôn rực hồng ngọn lửa tình yêu thương vô lượng vô biên đối với cuộc đời đang sống trong túy sinh mộng tử này. Ông đau nỗi

đau của con người, sầu nỗi sầu thiên cổ của kiếp nhân sinh. Tình yêu của ông lai láng như trường giang đại hải mênh mông. Cứ tự nhiên trôi chảy, thường hướng đến những tầng lớp nghèo khổ trong xã hội như anh đạp xích lô, cô quét rác hay cô mua bán ve chai. Niềm thương cảm của ông có cái gì đó thật độc đáo kỳ lạ :
Kính thưa đồng chí đại ca
Xích lô vô lượng kể đà bao phen
Từng phen lay lất ưu phiền
Niềm vui vô tận thường hằng đeo đai
Các em quét rác mỗi ngày
Mỗi năm mỗi tháng kéo dài muôn năm
Ve chai giày dép cũ càng
Em mua giúp hết dịu dàng em mua
Tơ trời thêu dệt bốn mùa
Đổi thay thời tiết nắng mưa luống từng
Dạn dày cho rõ phong sương
Âm thầm ý nghĩa muôn phương mây vàng

Từ cô thôn nữ ở đồng quê chân lấm tay bùn đến cô em mọi nhỏ ở trên rừng truông

rú thẳm hoang lương, thi nhân cũng chia sẻ tỏ bày ân cần trìu mến :
Cày sâu cuốc bẫm cấy bền
Tháng ngày thanh thản êm đềm buồn vui
Thương em ngày tháng ngậm ngùi
Nhớ em ngày tháng sụt sùi giữa đêm

Kể từ vô tận tiêu tao
Yêu em mọi nhỏ chốn nào đầu non
Thấy em như thấy vuông tròn
Thành thân thiên hạ biển non dịu dàng

Nguồn thơ xanh ngát lại mênh mang chảy tràn qua cổng chùa tu viện, vào thăm viếng thùy mị ni cô. Trước những tâm hồn thanh thản đoan trang, chàng thi sĩ lóng cóng theo cách điệu bông đùa cà rỡn quý ni cô thuần phác, thuần hậu nhu mì :

Đi tu em nhớ một lời
Đừng bao giờ trở lại đời làm giai nhân
Đừng đẹp đẽ đến vô ngần
Chỉ cần chút đỉnh đẹp tần ngần tu ( đi )

Còn gì đẹp hơn là buông bỏ hết những phiền não, vọng mê để lên đường xuất gia, đi tu một trận ly kỳ, hy hữu giữa ảo mộng tồn sinh ? ‘Tu là cội phúc tình là dây oan’ Nguyễn Du đã nói như thế, còn Bùi Giáng thì :

Tu là cội phúc phôi pha
Tình là oan nghiệt chiết ma đoạn trường

Đó là thứ tình dính mắc, ràng buộc, chiếm hữu nên luôn luôn giận hờn ghen ghét, gây nên bao tan nát đoạn trường. Vượt qua thứ tình yêu nô lệ đó là tự do cất bước
thong dong với chiếc áo nâu sồng mộc mạc, thoát khỏi mọi nỗi khổ niềm đau :

Nâu sồng đã bén muối dưa
Còn tình đâu nữa dây dưa tâm tình ?
Sự đời tắt lửa tồn sinh
Hồng quần quên mất rằng mình đã quên
Ni cô ? Thánh mẫu nhu mì
Thành thân vô tận thuận tùy đầu tiên
Ni cô ? Thục nữ thuyền quyên
Tìm đâu thấy được Nguyên Tuyền Ni Cô ?

Đặc biệt thi sĩ dành một tình yêu thương thanh thoát đối với sư cô Trí Hải ở Đại học Vạn Hạnh cũ. Người đã dịch Câu Chuyện Dòng Sông của Herman Hesse. Ông
cũng thường gọi sư cô là mẫu thân Phùng Khánh một cách tân kỳ sáng tạo :

Lúc về thờ phượng ni cô
Mẫu thân Phùng Khánh điểm tô đạo trời
Thần lên tiếng thánh đổi lời
Niềm riêng Vạn Hạnh mọc mời cô đơn

U hoài đầu mộng hôm qua
Mẫu thân Phùng Khánh thật là u u
Chân đi từng bước hư phù
Mộng đi từng bước tuyệt trù ống chân
Mẹ về đứng giữa đầu sân
Cuối cùng mẹ bước vô ngần mẹ đi

Với một suối nguồn thương yêu vô điều kiện, yêu thương vô phân biệt, nhà thơ Bùi Giáng cũng rộn ràng trang trải cùng các cô gái đứng đường, xem các cô kỹ nữ như là tiên nương, thánh nữ giáng trần và tâm sự cùng các cô chan chứa nỗi niềm :

Bất ngờ tôi bắt gặp em
Vu vơ đi đứng một đêm giữa đường
Đến gần bất chợt tình thương
Bất ngờ tâm sự phi thường gần xa

Tâm hồn của gái giang hồ
Các em vô tận kể từ đâu ra ?
Tình yêu vô tận tự lòng
Tình không yêu cũng tùy tòng vô biên
Lỡ làng chút phận thuyền quyên
Chưa là thánh nữ cũng tiên nương rồi

Chỉ có cái nhìn vô phân biệt trí mới thấy được như thế. Dễ có mấy ai trên đời này xem các kỹ nữ lầu xanh là tiên nương thánh nữ ? Chỉ duy nhất thi sĩ Bùi Giáng mới có cái nhãn quan đại từ đại bi, đại hỷ đại xả như thế và từ cái nhìn thấu thị nhân sinh đó, ông ngợi ca, tán thán hết lời và gọi chung tất cả thục nữ mười phương là nàng thơ, nàng tiên diễm tuyệt vô ngần. Các nàng thơ của ông cứ đi về kề cận gần gũi, thân thiết miên man, bàng bạc ở khắp mọi nơi khắp chốn, từ phồn hoa đô hội đến lâm tuyền huyễn ngạn, ngoài bến gió bờ sương ngút ngàn quyến rũ mộng mị chiêm bao, dạt dào xao xuyến, xiết bao tâm tình du dương tha thiết :

Các em vô tận thuyền quyên
Từ thiên cổ tới đầu tiên bây giờ
Các em không thể nào ngờ
Rằng đầu tiên đã bài thơ luống từng
Toàn nhiên vạn vật êm đềm
Chào em vạn vật dịu mềm nàng tiên
Em vui vô tận diện tiền
Em buồn vô tận từ miền cõi đâu
Riêng em có lẽ thật là
Thiên thu một thuở muôn nhà một nơi
Cùng em vô tận rong chơi
Khắp trùng dương dội sóng đời đời dâng

Ngân nga vang vọng sóng đời từ cuộc lữ đến cuộc chơi, từ cuộc tình đến cuộc mộng rồi từ cuộc mộng đến cuộc thơ, mở ra  dậy lừng những làn gió hương màu phất phới, những phảng phất rung động trầm sâu mầu nhiệm bồi hồi :

Lối đi bình lặng nhiệm mầu
Lối về phấp phới hương màu đầu tiên
Lối đi nhìn ngửa ngó nghiêng
Lối về phảng phất nợ duyên khôn bì

Chập chùng những cuộc đi cuộc về trên con đường mây trắng phiêu du, lãng đãng phiêu bồng. Không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu nên thi nhân dấn mình nhập cuộc vào tồn lưu trôi chảy và đột ngột, thốt nhiên bỗng thấy trần gian đẹp đẽ vô cùng. Đẹp kinh hồn đến độ choáng váng mặt mày, ngập tràn cơn say chuếnh choáng, ngây ngất yêu đời vô tận nên nghêu ngao dạo khúc xênh xang.

Trạng thái xuất thần nhập diệu ấy càng ngày càng đến với nhà thơ thường xuyên hơn trong cuộc sống thường nhật. Ông phiêu diêu trong cảnh giới tiêu dao vô ngại đó nhiều đến nỗi phải khiêu vũ nhảy múa, đùa chơi tiếu ngạo, ngâm nga la hét giữa phố thị ồn ào tấp nập người qua kẻ lại, khiến thiên hạ cứ tưởng ông điên. Kỳ thực đó là những phút giây bay bổng, khinh an, hoan lạc, nhập hoan hỷ địa xuất cốt diệu thường. Dường như nhờ đọc sách mà thi nhân bất ngờ trực ngộ, thấy ra tận tường cái bản tâm thanh tịnh an lành :

Thượng thừa hồi phục tâm thanh
Thốt nhiên đốn ngộ ngọn ngành cảo thơm
Gặp nhau một cõi mười miền
Trăm vùng lai láng sơn xuyên khắp trời
Mây theo gió xuống trần chơi
Trần gian theo gió lên trời với mây
Bước vào nào thấy chút chi
Bước ra bỗng thấy cái mì nhu em
Toàn nhiên đại ngộ hoát nhiên
Hoát nhiên đốn ngộ thần tiên thượng thừa

Giữa đỉnh cao và hố thẳm, giữa vô hình và hữu hình, giữa phù du và vĩnh cửu với điệu cười sinh tử như không, thi sĩ thấy ra cảnh giới Hoa Nghiêm trùng trùng duyên khởi nên hòa chung cung bậc đất trời rộng mở, thở cùng không khí phóng khoáng, hý lộng giữa đôi bờ mộng thực, tỉnh điên một cách lai rai thoải mái :

Cái điên cái tỉnh ở đời
Nào ai dám chắc thế thời ra sao ?
Kéo dài rất mực chiêm bao
Cuộc chơi kỳ vĩ tiêu tao điên cuồng
Cuộc chơi kỳ vĩ thập thành
Các em kỳ bí hơn anh quá nhiều
Tử sinh giữa cuộc giấn liều
Tử sinh liều giữa diễm kiều cuộc chơi

Chuyện sinh tử đối với phần đông phàm phu tục tử chúng ta là rất đỗi trầm trọng, khủng khiếp, thảm thương nhưng với thi sĩ thì thấy nhẹ như lông hồng, cho nên  cứ tiếp tục cuộc rỡn đùa chơi, vì ông đã thấu triệt được lẽ bất sinh bất diệt, chết rồi cũng chẳng mất đi đâu mà chuyển qua hình thức khác, chuyển biến theo luân hồi giữa ba đời sáu cõi, tái sinh theo nghiệp báo của riêng mình đấy thôi :

Em về choáng váng tê mê
Em về từ tử diệt về tái sinh ?
Em về vô tận bình minh
Từ em tử diệt tái sinh mừng chào

Chào mừng cuộc sống vô lượng vô biên giữa biển đời trùng trùng sóng phong quang Bát Nhã, sóng lai láng tràn vào từng trang cổ lục cảo thơm, giúp cho người ta thấy lại vẽ đẹp huy hoàng tráng lệ của trí tuệ muôn đời tung bay phất phới :

Thình lình vô tận biển khơi
Sóng triều Bát Nhã đẩy chơi vào bờ
Thượng thừa trí tuệ thẩn thơ
Chép tờ cổ lục cho tờ cảo thơm

Trí tuệ Bát Nhã ấy chẳng ở đâu xa mà nó ở ngay giữa tâm hồn chúng ta đây thôi. Em hãy quay nhìn lại chính mình thì sẽ thấy ngay lập tức cái lòng trong trẻo nguyên sơ hiển hiện ra khắp muôn chiều diệu dụng :

Em đi vô tận trùng trùng
Em về vô lượng tự lòng mà ra

Thi hào Nguyễn Du cũng đã từng nói : ‘Cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra’ giống như Hoa Nghiêm kinh :  ‘Tất cả do tâm tạo’. Thì ra, cả sơn hà đại điạ, tất cả ba nghìn thế giới này cũng đều do tâm mình tạo ra cả mà thôi. Người thi sĩ hốt nhiên‘ồ lên một tiếng’ và mỉm cười rỗng rang sảng khoái :

Cõi bờ con mắt Hoa Nghiêm
Tường vôi lá cỏ lim dim vô cùng

Cảnh giới Hoa Nghiêm đang thị hiện diễn bày chung quanh khắp mặt đất trần gian cát bụi, từ vô lượng kiếp đến một phút giây của từng sát na vĩnh cửu.
Một hôm lang thang lêu lổng, bỗng thi sĩ kỳ ngộ trùng phùng đức Thế Tôn khiến ông rúng động cả thần hồn, vội quỳ xuống đãnh lễ thành tâm :

Thập thành đãnh lễ bước chân
Như Lai hộ niệm phù vân điệu chào
Quan Âm bồ tát chốn nào
Cũng cho nghĩ nghị lối vào trung niên

Trung Niên thi sĩ bàng hoàng, choáng ngợp trước ánh hào quang tuệ giác siêu việt, trực kiến vô ngần Chân Không Diệu Hữu, không biết nói gì hơn là làm thơ tán thán

ca hát chan hòa :
Ca về tuế nguyệt thiên thu
Về ca khoảnh khắc sơ đầu sát na
Chân Không Diệu Hữu là ca
Không chân hữu diệu lưu sa hằng hằng

Chân Không mà Diệu Hữu nên mới có chuyện nói đi nói lại, nói mãi suốt từ thiên cổ xưa nay. Nói từ ngày Đức Phật chứng đạo dưới gốc cây Bồ Đề đến bây giờ cũng bấy nhiêu chuyện mà thiên kinh vạn quyển, trùng trùng vô tận vẫn nói không hết lời. Cho nên thi sĩ cũng hòa theo chiếu cố, ngưỡng mộ trước phong cách trầm hùng bất động của Như Lai :

Phật ngồi dưới gốc Bồ Đề
Tiên nương dừng bước tóc thề chấm vai
Thưa rằng Phật thật là tài
Thấy mà như chẳng từ ngoài vào trong

“Thấy mà như chẳng từ ngoài vào trong.” Chỉ cần một câu thơ đó thôi, Bùi Giáng đã lột tả hết được tinh túy của đạo lý Đông Phương  suốt từ mấy ngàn năm rồi. Khổng Tử, Long Thọ hay Cưu Ma La Thập thì cũng muốn nói quanh nói quẩn cái Chân Không Diệu Hữu ấy mà thôi :
Lời thô tục ? Ý u tồn ?
Ý nào u tục thô ngôn là lời ?
Giả danh chân đế cũng rồi
Giả danh tục đế đún đẩy lời cũng qua ?
Trăm năm trong cõi người ta
Lọ là Long Thọ lọ là Khổng Khâu ?

Bão giông hằng thể bi thanh
Liên Hoa Diệu Pháp lịch hành Thệ Đa
Thập thành sử hiện ra hoa
Thập Ma La Thập lời Hoa Nghiêm rằng

Rằng thì là... Tất cả cảnh giới thánh phàm, thế gian và xuất thế gian đều nằm gọn trong tâm của chúng ta. Tâm như hư không, vốn là rỗng lặng thanh tịnh, chẳng có hình dáng, không sinh không diệt, nhưng rất sinh động, tuy bất biến mà tùy duyên. Cái tâm sinh động ấy ứng vào lòng thi sĩ Bùi Giáng nên thơ ông bay bổng lồng lộng giữa trời đất phong quang bát ngát mông mênh. Bên ngoài thì nhảy múa hát  ca nhưng bên trong vẫn niệm Phật như thường :

Huyền hoa đứng ở giữa đường
Người đi rốt cuộc phi thường vẫn đi
Nam mô Đà Phật A Di
Lan mùa nam diện lai quy phục hồi

Con đường hân hoan sáng tạo bước đi đã quá đổi dập dìu, phiêu lãng hoan say. Khiến cho thánh hiền cũng lắc đầu chịu thua, chỉ có những bậc Bồ Tát mới độ lượng mỉm cười tương ứng cùng thi sĩ sâu xa :

Bây giờ huyền diệu sát na
Bước về gọi mộng sơn hà trung niên
Là thằng thi sĩ diện tiền
Làm thơ lố bịch thánh hiền chịu thua
Chỉ duy Bồ Tát vui đùa
Niêm hoa vi tiếu là vừa lòng thôi

Bồ Tát là người có tâm hồn rộng mở, bao dung, chấp nhận tất cả thuận nghịch tỉnh táo hay điên rồ của thế gian. Ơi chao ! Người thi sĩ tài hoa như muốn nhắn gởi điều chi bí mật cho người em chí cốt cuộc đời :

Gởi em chút đỉnh mùi hương
Tình yêu xa vắng như dường như không
Gởi em mật pháp phiêu bồng
Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng quy lai

Sau bao nhiêu trận trận tang bồng, phiêu dật, nhà thơ đã truyền âm nhập mật pháp môn gì đó ? Chỉ có nàng thơ mới có thể nghe và hiểu ra mật pháp đó mà thôi. Chúng ta đừng có tò mò mà luận bàn đủ thứ. Thi sĩ hẹn hò nàng thơ cùng gặp nhau ở phương trời cố quận cuối nẻo heo hút chân mây :

Mây theo gió thổi về mau
Bây giờ tiễn biệt mai sau trùng phùng
Cùng em cố quận sẽ cùng
Xiết bao tâm sự điệp trùng tái sinh

Bởi vì cũng từ nàng thơ huyền mộng, từ ngày em xuất hiện trên mặt đất sa mạc hoang vu này đã khiến cho thi sĩ bừng ngộ ra một điều chi kỳ bí lặng im :

Em muôn vạn xứ êm đềm
Cho em rất mực muôn nghìn mà ra
Anh từ đó ngộ thiết tha
Em là vô tận em là em ơi !

Nàng thơ thỏ thẻ hỏi chàng thi sĩ đã ngộ điều chi ly kỳ gay cấn như rứa thì chàng nhẹ lắc đầu chỉ đáp :

Anh chỉ biết mỗi một điều là như thế
Như thế nào ? Anh nói rõ em nghe ?
Là thế đó muôn đời là như thế
Nói làm gì ? Em nghe nữa làm chi !Phải chăng đó là thể lệ vô ngôn, vì ngôn từ bất lực không thể diễn tả được cái trực ngộ kia ? Thôi đành lặng lẽ lắng nghe điều huyền diệu đang dần dần lan tỏa quanh gót ngọc em về dưới nắng sớm chiều mưa :
Em đi bất chợt thượng thừa
Thoảng trong phút chốc còn lưa muôn đời
Em từ viễn tượng xa xôi
Về từ thiên thượng tuyệt vời tố nga
Tình yêu có lẽ chăng là
Tình thương vô tận tặng quà vô tâm

Té ra là như rứa. Tất cả muôn sự muôn việc triền miên xảy ra từ xưa đến nay cũng chỉ là vô tâm, vô niệm như không, chẳng là gì gì hết cả :
Như không là ấy ruột rà
Như không vô tận từ ta tặng người

Tặng người em gái quê, gái phố, gái núi, gái rừng, gái biển, gái thuyền quyên thục nữ mười phương một bài thơ bất tuyệt miên trường :

Chiều nay bỗng thấy tình thương
Chảy tràn ngập khắp du dương cõi bờ
Chân tình anh hỏi nàng thơ.
Chẳng thà như rứa chớ bơ vơ - ồ !

Ồ ồ chuyện chi ? Thưa rằng không biết nữa. Chỉ hay rằng, đặc biệt, nhà thơ Bùi Giáng có một niềm tương ứng đậm đà, thâm sâu đến độ tâm đắc cùng lục bát Nguyễn Du qua tác phẩm Truyện Kiều. Hình ảnh Nguyễn Du luôn luôn xuất hiện, đi về trên khắp hàng ngàn trang thơ văn và ngay cả các bản dịch thuật các văn hào, triết gia trên thế giới :

Một vùng cỏ mọc nước ngâm
Nghìn năm nhớ mãi cung cầm Nguyễn Du
Các con không gặp Nguyễn Du
Chính ông cũng chẳng gặp Du bao giờ
Nhưng bài thơ ấy còn trơ
Bên nguồn vĩnh phúc bất ngờ tỏa ra
Những là ánh sáng chói lòa
Việt Nam văn hiến băng qua dặm nghìn

Đã hơn bốn nghìn năm văn hiến trôi qua, thi sĩ đi về cố xứ và âm thầm nhập diệu vào cõi miền vĩnh cửu uyên tư :

Về bên cố quận tuyệt trù
Vượt biên giới nhập thiên thu vô lường

Thiên thu vĩnh cửu nằm ngay trong giây phút bây giờ và ở đây. Không còn biên giới phân biệt nhị nguyên đúng sai, phải trái, hết rồi những có không, mộng thực giữa chốn tồn sinh. Người thi sĩ hồn nhiên như trẻ thơ, thở nhẹ nhàng từng điệu thở hài nhi nhẹ vời với tiếng cười nhẹ nhõm reo vui :

Chưa biết nói đã biết cười
Cười như thượng thặng vẹn mười Như Lai
Hồn như Di Lặc dẻo dai
Cười không biết chán chường ai ai người

Trên con đường miên man sáng tạo, trên ngõ về vô sở trú thênh thang, thi sĩ Bùi Giáng trỗi nhịp cung đàn hoan hỷ địa, hòa âm cung bậc Bất Nhị như thị như nhiên. Với tinh thần vô sở cầu, vô sở chấp và vô sở đắc, thi sĩ lặng lẽ buông bỏ, cho và cho hết những gì mà thiên hạ đang đấu tranh, giành giật, chiếm hữu lẫn nhau như danh lợi, địa vị, chức tước. Ông tự nguyện sống nghèo nàn hàn sĩ, làm kẻ ăn mày, hay một tên cuồng sĩ lang thang suốt đời hát bản độc hành ca qua những cuộc phiêu bồng trên thông lộ thênh thang hoằng viễn. 

Văn hào Mỹ vĩ đại Henry Miller nói : “Từ chút ít sách vở tôi đã đọc, tôi nghiệm ra rằng, những người lặn lội sâu nhất trong cuộc đời, những người nhồi nặn cuộc đời,

những người chính là cuộc đời đều ăn ít, ngủ ít, sở hữu ít hay không có gì cả. Họ không có bất kỳ một ảo tưởng nào về bổn phận, hoặc nối dõi tông đường hay duy trì quốc gia. Họ chỉ quan tâm tới chân lý và chân lý mà thôi. Họ chỉ chấp nhận một hình thức hoạt động là sáng tạo. Không một người nào có thể chỉ huy công việc họ, bởi vì họ tự nguyện cho tất cả. Họ cho không, bởi vì đó là cách duy nhất để cho.”***

Nhận định trên của Henry Miller rất đúng với trường hợp Bùi Giáng biết bao. Một thi nhân đã tận hiến cho cuộc sống bằng tất cả tinh thành chân thiết nhất, bằng con đường nghệ thuật thi ca.

Nhà thơ Bùi Giáng đã sống trọn vẹn một cuộc đời hạnh phúc viên mãn theo ý nghĩa đạo Phật. Suốt bình sinh cuộc sống, ông là hình ảnh quá cùng đẹp trong cái nhìn của thiên hạ mọi người, nhất là giới tăng sĩ Phật giáo và giới văn nghệ sĩ, ai ai cũng nhìn ông với niềm ưu ái, quý mến đầy ngưỡng mộ. Ngưỡng mộ sự tự do tự tại, thung dung thoát tục, không dính bụi trần mà “hòa cùng ánh sáng, trộn cùng cát bụi ” của ông.  Bồng tênh tiêu sái, rong chơi suốt một đời thơ giữa phố thị phù hoa như một hài nhi tóc bạc thơ ngây, nhảy múa hồn nhiên hát ca vi vu vi vút.

Cuộc đời Bùi Giáng vô cùng thi vị. Một cuộc đời hoàn toàn sống vì nghệ thuật, dâng hiến tất cả cho nghệ thuật. Ông đích thực là một nhà thơ đích thực thuần túy, chỉ biết sống hết mình cho thi ca.

Tư tưởng trong thơ Bùi Giáng mang một ý nghĩa bùng vỡ khai phóng.. Tư tưởng nhập cuộc chịu chơi vào tồn lưu mà vẫn thong dong, không dính mắc, không ràng buộc, không chấp chặt của thi nhân thật chẳng khác gì thái độ vô tâm, vô niệm, vô sự của những bậc thiền sư. Nhà thơ thõng tay vào chợ, nhảy múa quay cuồng đủ thể điệu quàng xiên mà vẫn sáng suốt thông tuệ như như.

Tư tưởng phá chấp triệt để của Thiền tông được ông thể hiện bằng chính bản thân mình, như ngụ ngầm khai thị một điều gì vi diệu mà mỗi một người trong chúng ta phải tự lãnh hội, tự thấu hiểu ra mà thôi.

Sở dĩ con người đau khổ là vì cố chấp, chấp ngã, chấp pháp, chấp đủ thử lu bù nên cứ mãi khổ đau trầm thống triền miên. Muốn thoát khỏi vòng trầm luân khổ não đó, chỉ còn một cách là hãy trở về lại chính mình, nhận biết cái bản tâm nguyên sơ, sống với Thực Tại đang là ngay trong từng hơi thở luôn luôn mới lạ và mới lạ.

Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách nhận xét về thi sĩ : “Bùi Giáng cũng như một người điên, cỡ Tế Điên. Cũng như Tế Điên, hình như ông đến cõi đời này để dạo chơi, để

đùa rỡn và cũng để giáo hóa cho con người thấy tất cả đều chỉ là trò ảo giác của sắc thân, của chữ nghĩa, của tư tưởng, chúng đều là chuyện đáng để đùa rỡn.”****

Cuộc rỡn đùa chơi hay đại hòa điệu chơi vì tất cả mọi sự trên thế gian này đều chỉ là trò chơi, trò đùa huyễn mộng. Sống là chơi, chết là chơi, làm thơ là chơi, làm văn nghệ là chơi, làm bất cứ việc gì cũng là trò chơi du hý tam muội cả.

Làm sao quên được giọng cười hoan hỷ ‘vui thôi mà’  của thi nhân. Giọng cười ấy vẫn còn đồng vọng khắp nơi trên mặt đất. Bất cứ ở đâu, nếu ai còn cảm được thi ca và phiêu lãng đều nói về ông với niềm rỡn tếu, bông đùa một cách vui vẻ, thân mật, gần gũi như là anh em chí cốt ruột rà vậy.

Ngày tháng vẫn luân lưu trôi chảy mãi, nói về Bùi Giáng thì bất tuyệt và giọng cười hoan hỷ cũng mở ra bất tuyệt như Ma Ha Ca Diếp niêm hoa vi tiếu trên đỉnh Linh Sơn rờn mây trắng từ nghìn xưa cho mãi đến bây giờ :

Niêm hoa vi tiếu luống từng
Xuân phong bài động thơ mừng vụt dâng

Người thi sĩ thượng thừa đã về đã tới nơi chốn quê nhà, đã qui hồi cố quận, nằm ngắm trăng đón gió cùng mây về hòa điệu khúc cung cầm vô thủy vô chung :

Tâm tình mấy nẻo mông lung
Ta nằm cố quận muôn trùng người đi

Kỳ tuyệt cõi thi ca Bùi Giáng thấm nhuần sâu sắc tư tưởng sự sự vô ngại, lý sự viên dung của pháp giới Hoa Nghiêm. Tư tưởng đó được ông tiêu dung, tiêu hóa và sáng tạo thành một nguồn thơ độc đáo vô song. Hồn thơ như ngọn lửa thiêng cháy bừng lên rực rỡ huy hoàng làm ấm áp khắp mặt đất trần gian, chan chứa nồng nàn giữa cõi người ta tha thiết thiên thu.

* Tạp chí Tư Tưởng số 5. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn 1969
** Phạm Công Thiện. Một Đêm Siêu Hình Với Hàn Mặc Tử. Hoa Kỳ 2009
***Nguyễn Hữu Hiệu. Con Đường Sáng Tạo. Hồng Hà xuất bản. Sài Gòn 1973
****Nguyễn Tường Bách. Mùi Hương Trầm. Nhà xuất bản Trẻ. TP.HCM 2001

 Thơ Bùi Giáng trích trong các tác phẩm : Mưa Nguồn, Lá Hoa Cồn, Sa Mạc Phát Tiết, Sa Mạc Trường Ca, Rong Rêu, Như Sương, Đêm Ngắm Trăng, Mùa Màng Tháng Tư, Ký Ức, Trúc Mai, Mười Hai Con Mắt, Rớt Hột Phiêu Bồng, Ngày Tháng Ngao Du, Thơ Vô Tận Vui, Tuyết Băng Vô Tận Xứ...

  Tâm Nhiên
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=19651
( Nguyễn Đắc Song Phương chuyển )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

THẾ GIỚI THI CA TƯ TƯỞNG BÙI GIÁNG

Tạp chí Tư Tưởng do viện trưởng Thích Minh Châu làm chủ nhiệm là cơ quan luận thuyết là tiếng nói của viện Đại học Vạn Hạnh, thường xuyên đăng tải bài viết


Tạp chí Tư Tưởng do viện trưởng Thích Minh Châu làm chủ nhiệm là cơ quan luận thuyết là tiếng nói của viện Đại học Vạn Hạnh, thường xuyên đăng tải bài viết của các bậc cao thủ này. Những tác phẩm thi ca, tư tưởng, triết lý, đạo lý của họ vô cùng thâm thúy, có giá trị mãi cho đến ngày hôm nay.

Lúc bấy giờ có nhà xuất bản An Tiêm do Thanh Tuệ làm giám đốc, vì một cơ duyên hy hữu nào đó đã dốc toàn tâm toàn lực ra để lo cho công việc in ấn riêng biệt đến hàng trăm tác phẩm thơ văn, biên khảo, dịch thuật của Bùi Giáng. Sức sáng tạo của ông vào thời gian này, từ năm 1962 đến năm 1975 rất mãnh liệt, như ngọn lửa sáng bừng rực rỡ khắp trời thơ đất mộng u huyền, khiến cho nhà xuất bản An Tiêm in ấn không kịp.

Đó là một điều không ai hiểu nổi vì suốt ngày thâu đêm, người ta chỉ thấy một Bùi Giáng lang thang rong chơi, nhảy múa ngoài đường. Thường uống rượu lu bù với mọi giới bình dân đây đó, bạ đâu ngủ đấy ngay ngoài vĩa hè xó chợ, rong rêu lêu lổng khắp đầu phường cuối phố, ngao du trào lộng giữa ta bà. Ông sống không nhà  cửa, không vợ con, không tài sản, không sự nghiệp, không danh lợi, không là gì cả ngoài một bầu rượu túi thơ và một bộ quần áo xốc xếch cũ mèm, rách nát tả tơi. Trông giống như một Tế Điên, một gã ăn mày quái dị lạ lùng. Thế mà sức sáng tạo, sáng tác của ông quá đỗi rạt rào như thác đổ trào tuôn, thật là vô tiền khoáng hậu. Ông viết như thần nhập, như nhảy tung vào cõi mật ngôn ẩn ngữ làm bay dậy xiết bao rực cháy gây nên một nguồn cảm hứng tưng bừng say sưa túy lúy.

Thi sĩ Bùi Giáng quả nhiên là một hiện tượng kỳ lạ mà cho đến ngày nay, chưa một ai có thể hiểu thấu đáo về cõi tâm hồn hoằng đại, cõi tư tưởng hoằng viễn thâm hậu vô song của ông.

Có người hỏi Bùi Giáng về tiểu sử thì ông bảo : “Thi sĩ sinh ra như mọi người giữa cỏ cây ly kỳ và sẽ chết đi giữa cỏ cây ly kỳ gay cấn.” Hỏi về sự sáng tác phi thường thì ông cười đáp : “Con chim thì ta biết nó bay, con cá thì ta biết nó lội, thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ nhưng thơ là gì, thì đó là điều ta không biết.”

Về sở học của ông quả thật là quảng bác vô cùng. Ông làu thông nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức, Hán. Không biết ông tự học từ lúc nào mà trở thành một bậc thượng trí, hầu như vô sư tự ngộ. Ông chỉ do đọc sách  mà phát minh tâm địa như trường hợp thiền sư Huyền Giác đọc kinh Duy Ma Cật mà hoát nhiên triệt ngộ chân lý diệu thường. Từ đó, trọn suốt cuộc đời thi sĩ cứ phiêu nhiên trên con đường sáng tạo ngôn ngữ thi ca tỏa rợp trời bát ngát phiêu diêu.

Nhiều người nói Bùi Giáng là một gã cuồng sĩ điên rồ hay một đại thi hào, một Bồ Tát nghệ sĩ gì gì đó cũng được. Chỉ là những danh từ, khái niệm mà thôi. Điều cần thiết phải làm là chúng ta hãy đi vào bên trong tâm hồn phong phú, thể hiện qua tác phẩm, may ra có khám phá được điều gì mới mẻ trong cõi tư tưởng của nhà thơ tài hoa này hay không ?

Tư tưởng trong thơ Bùi Giáng là gì ? Nhưng tư tưởng là chi ? Theo Tuệ Sỹ thì : “ Tư tưởng là Con Đường, là Đạo, là Tiếng Gọi mời ta lên đường. Chính bằng và trên Con Đường ấy, chúng ta mới có thể bắt gặp được bóng dáng của con người.”*

Vâng, tư tưởng là con đường mời gọi chúng ta hành động và do vậy, do bởi hành vi tư tưởng cho nên hành động mới mang một ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ mới lạ. Tư tưởng thi ca Bùi Giáng khởi phát rạt rào từ suối nguồn sâu thẳm tâm linh, từ cõi ban sơ tịch mịch khôn dò. Đó là cõi bờ âm thanh vi diệu ngữ của trời trăng mây nước, chim bướm cỏ hoa và ánh sáng rạng rỡ huyền hòa, là bước đi đã đạt tới cảnh giới thượng thừa thi sĩ. Chỉ có thể cảm nhận chứ không thể suy nghĩ luận bàn.

Đi vào cõi thơ Bùi Giáng, chúng ta cần phải buông xuống cái biên kiến, chấp thủ và chỉ khi nào cái bản ngã hạn hẹp của mình được chuyển hóa thì lúc ấy chúng ta mới lãnh hội, tương ứng với ngôn ngữ chân thực nghĩa tân kỳ của thi ca.

Đọc thơ Bùi Giáng, nên đọc như Phạm Công Thiện nói : “Đọc thơ cũng giống như đọc kinh. Phải thọ, trì, đọc, tụng. Đọc không phải để hiểu mà để biết. Biết cái thâm mật của một giây phút thoáng qua nhanh chóng hơn ánh sáng và biết cái thâm mật của tam thiên đại thiên thế giới, của vô số hằng hà tỉ tỉ thiên hà trong lòng ta và ngoài kia không gian phiêu dật. Mà lòng ta là tất cà không gian phiêu dật.

Tại sao Nguyễn Du thường sử dụng chữ biết trong thơ và ít khi dùng chữ hiểu ? Đây là một sự việc quảng mật cần nên biết trong tương lai của văn hóa Việt Nam. Thơ là cái gì mà chỉ nên biết chứ không thể hiểu. May ra thì chúng ta có thể biết được cái thâm mật, cái quảng mật và cái thâm quảng mật, có thể biết được sơ sơ qua loa, chứ không thể nào hiểu được. Đó là diệu nghĩa vô lượng của tam mật, tam muội trong thơ văn của những thiên tài vĩ đại trên thế giới.”**

Bùi Giáng đương nhiên là một thi sĩ thiên tài, siêu quần bạt tụy rồi. Tư tưởng của ông bao trùm khắp thiên hạ và thấu đạt hết ý nghĩa sâu xa thâm trầm của đạo học Đông phương cũng như triết lý Tây phương. Hầu hết các bậc đạo sư, thiền sư, văn nghệ sĩ phương Đông như Đức Phật, Duy Ma Cật, Long Thọ, Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Năng, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Lý Bạch, Tô Đông Pha, Tô Mạn Thù, Nguyễn Du đến các triết gia, văn hào, thi sĩ vĩ đại của phương Tây như Martin Heidegger, Nietzsche, Hoelderlin, Wart Whitman, Shakespeare, Gerard Nerval, Kierkegaard, Malraux, Karl Jaspers, Albert Camus, Saint Exepery, Andre Gide… đều được ông nói đến một cách rốt ráo cặn kẽ, tận sâu vào mạch ngầm tư tưởng uyên nguyên, uyên áo.

Vào miền cõi thơ Bùi Giáng là tha hồ tự do lang thang, rong rêu, phiêu lãng ngàn phương mọi chốn trên rừng dưới biển đầy kỳ hoa dị thảo, dạo chơi giữa ngả ba, ngả bốn đường mây rồi bất ngờ mở ra một phương trời xanh biếc Nguyên Xuân, đồng thanh tương ứng, tương giao theo điệu chào sơ ngộ xưa sau :

Hỏi rằng : Người ở quê đâu
Thưa rằng : Tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng : Từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng : Nói nữa là sai
Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng : Đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng : Ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân

Nguyên Xuân là mùa xuân rực rỡ sơ nguyên trong lòng người, là Diệu Tâm trầm ẩn của chúng ta. Từ cõi quê lòng thanh tịnh đó, thi sĩ bước ra hòa điệu cùng cát bụi phù hoa phố thị, ngao du ngày tháng ta bà qua biết bao heo hút dặm dài, giáp mặt với sơn cùng thủy tận của mộng đời hư huyễn phù du. Nhà thơ chứng kiến cõi người ta cứ lo tranh đấu, tranh cãi đúng sai, phải trái, hơn thua giành giật nhau mãi, ai ai cũng phát huy cái bản ngã to bự của mình bằng cách chạy theo danh lợi, địa vị, cho nên dấy khởi hoài tham lam, sân hận, si mê...  để vô tình quên đi mất cái bản lai diện mục, cái mặt mũi xưa nay, cái cõi miền Tâm Xuân huyền diệu giữa lòng mình. Ông chạnh lòng trắc ẩn, thương xót, vì thấy cảnh đời quá nhiều thống khổ điêu linh, bởi con người cứ mãi đắm chìm trong vô minh, vọng tưởng rã rời :

Gặp nhau lần cuối cùng đời
Nhìn nhau như một mình tôi nhìn mình
Mình từng dị hợm vô minh
Em từng vô tận tâm tình mất đâu ?

Vì thế thi sĩ phát đại bi tâm, nguyện yêu thương hết cả trần gian, yêu muôn loài vạn vật cả thập loại chúng sinh giữa ba đời sáu cõi :

Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi
Trần gian ôi cánh bướm cánh chuồn chuồn
Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn

Tình yêu, tình thương ấy tràn ngập khắp các tác phẩm thơ văn Bùi Giáng. Cũng như Nguyễn Du, ông tự nguyện gánh vác lên vai vô số khổ lụy đoạn trường của Thúy Kiều hay như Đạo Cô Tam Hợp âm thầm nhiếp dẫn cứu nhân độ thế. Chính vì dâu bể vô thường trong cõi đời máu lệ trăm năm mà Diệu Pháp Liên Hoa kinh đi về thể hiện tinh thần ‘khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến’, chỉ ra cái thấy biết tuyệt vời tối thượng :

Từ bi ? Vô tận đoạn trường
Đạo Cô Tam Hợp ? Hoa Hương Bốn Mùa
Trăm năm dâu bể thiệt thua
Cũng là Diệu Pháp thượng thừa Liên Hoa

Từ cõi Diệu Pháp bất khả tư nghì ấy bước ra nên hành động của thi sĩ không giống như cõi hệ lụy ta bà đầy đa đoan chấp ngã này, thành thử ông tự nhận mình là thằng điên cho khỏe nhẹ để khỏi còn ai thắc mắc phân vân :

Thần Tiên Thánh Phật uy quyền
Giúp đời vô tận thằng điên quý gì ?
Điên từ muôn một liên miên
Mà ra vạn thuở nối liền Liên Hoa
Ấy từ Diệu Pháp mà ra
Đất đồng mộc mạc nở hoa lẫy lừng

Đó là thể điệu cuồng điên uyên mặc của thần tiên du hý, dậy lừng cung bậc Lăng Nghiêm trầm hùng cùng tuyệt :

Tam bành tứ trướng cuồng điên
Thần thông du hý thiên tiên dự phần
Lăng Nghiêm tam muội dậy lừng
Vượt non băng núi qua trùng điệp truông
Rồi thi nhân chợt trầm tư tự trách móc, mắng nhiếc mình theo thể lệ tùy nghi :
Bỏ đi dẹp mặt mày đi
Làm thằng thi sĩ như mi dơ tuồng
Mi say rượu mi điên cuồng
Mi không ý thức vui buồn thế gian

Nói thì nói thế nhưng trái tim ông luôn rực hồng ngọn lửa tình yêu thương vô lượng vô biên đối với cuộc đời đang sống trong túy sinh mộng tử này. Ông đau nỗi

đau của con người, sầu nỗi sầu thiên cổ của kiếp nhân sinh. Tình yêu của ông lai láng như trường giang đại hải mênh mông. Cứ tự nhiên trôi chảy, thường hướng đến những tầng lớp nghèo khổ trong xã hội như anh đạp xích lô, cô quét rác hay cô mua bán ve chai. Niềm thương cảm của ông có cái gì đó thật độc đáo kỳ lạ :
Kính thưa đồng chí đại ca
Xích lô vô lượng kể đà bao phen
Từng phen lay lất ưu phiền
Niềm vui vô tận thường hằng đeo đai
Các em quét rác mỗi ngày
Mỗi năm mỗi tháng kéo dài muôn năm
Ve chai giày dép cũ càng
Em mua giúp hết dịu dàng em mua
Tơ trời thêu dệt bốn mùa
Đổi thay thời tiết nắng mưa luống từng
Dạn dày cho rõ phong sương
Âm thầm ý nghĩa muôn phương mây vàng

Từ cô thôn nữ ở đồng quê chân lấm tay bùn đến cô em mọi nhỏ ở trên rừng truông

rú thẳm hoang lương, thi nhân cũng chia sẻ tỏ bày ân cần trìu mến :
Cày sâu cuốc bẫm cấy bền
Tháng ngày thanh thản êm đềm buồn vui
Thương em ngày tháng ngậm ngùi
Nhớ em ngày tháng sụt sùi giữa đêm

Kể từ vô tận tiêu tao
Yêu em mọi nhỏ chốn nào đầu non
Thấy em như thấy vuông tròn
Thành thân thiên hạ biển non dịu dàng

Nguồn thơ xanh ngát lại mênh mang chảy tràn qua cổng chùa tu viện, vào thăm viếng thùy mị ni cô. Trước những tâm hồn thanh thản đoan trang, chàng thi sĩ lóng cóng theo cách điệu bông đùa cà rỡn quý ni cô thuần phác, thuần hậu nhu mì :

Đi tu em nhớ một lời
Đừng bao giờ trở lại đời làm giai nhân
Đừng đẹp đẽ đến vô ngần
Chỉ cần chút đỉnh đẹp tần ngần tu ( đi )

Còn gì đẹp hơn là buông bỏ hết những phiền não, vọng mê để lên đường xuất gia, đi tu một trận ly kỳ, hy hữu giữa ảo mộng tồn sinh ? ‘Tu là cội phúc tình là dây oan’ Nguyễn Du đã nói như thế, còn Bùi Giáng thì :

Tu là cội phúc phôi pha
Tình là oan nghiệt chiết ma đoạn trường

Đó là thứ tình dính mắc, ràng buộc, chiếm hữu nên luôn luôn giận hờn ghen ghét, gây nên bao tan nát đoạn trường. Vượt qua thứ tình yêu nô lệ đó là tự do cất bước
thong dong với chiếc áo nâu sồng mộc mạc, thoát khỏi mọi nỗi khổ niềm đau :

Nâu sồng đã bén muối dưa
Còn tình đâu nữa dây dưa tâm tình ?
Sự đời tắt lửa tồn sinh
Hồng quần quên mất rằng mình đã quên
Ni cô ? Thánh mẫu nhu mì
Thành thân vô tận thuận tùy đầu tiên
Ni cô ? Thục nữ thuyền quyên
Tìm đâu thấy được Nguyên Tuyền Ni Cô ?

Đặc biệt thi sĩ dành một tình yêu thương thanh thoát đối với sư cô Trí Hải ở Đại học Vạn Hạnh cũ. Người đã dịch Câu Chuyện Dòng Sông của Herman Hesse. Ông
cũng thường gọi sư cô là mẫu thân Phùng Khánh một cách tân kỳ sáng tạo :

Lúc về thờ phượng ni cô
Mẫu thân Phùng Khánh điểm tô đạo trời
Thần lên tiếng thánh đổi lời
Niềm riêng Vạn Hạnh mọc mời cô đơn

U hoài đầu mộng hôm qua
Mẫu thân Phùng Khánh thật là u u
Chân đi từng bước hư phù
Mộng đi từng bước tuyệt trù ống chân
Mẹ về đứng giữa đầu sân
Cuối cùng mẹ bước vô ngần mẹ đi

Với một suối nguồn thương yêu vô điều kiện, yêu thương vô phân biệt, nhà thơ Bùi Giáng cũng rộn ràng trang trải cùng các cô gái đứng đường, xem các cô kỹ nữ như là tiên nương, thánh nữ giáng trần và tâm sự cùng các cô chan chứa nỗi niềm :

Bất ngờ tôi bắt gặp em
Vu vơ đi đứng một đêm giữa đường
Đến gần bất chợt tình thương
Bất ngờ tâm sự phi thường gần xa

Tâm hồn của gái giang hồ
Các em vô tận kể từ đâu ra ?
Tình yêu vô tận tự lòng
Tình không yêu cũng tùy tòng vô biên
Lỡ làng chút phận thuyền quyên
Chưa là thánh nữ cũng tiên nương rồi

Chỉ có cái nhìn vô phân biệt trí mới thấy được như thế. Dễ có mấy ai trên đời này xem các kỹ nữ lầu xanh là tiên nương thánh nữ ? Chỉ duy nhất thi sĩ Bùi Giáng mới có cái nhãn quan đại từ đại bi, đại hỷ đại xả như thế và từ cái nhìn thấu thị nhân sinh đó, ông ngợi ca, tán thán hết lời và gọi chung tất cả thục nữ mười phương là nàng thơ, nàng tiên diễm tuyệt vô ngần. Các nàng thơ của ông cứ đi về kề cận gần gũi, thân thiết miên man, bàng bạc ở khắp mọi nơi khắp chốn, từ phồn hoa đô hội đến lâm tuyền huyễn ngạn, ngoài bến gió bờ sương ngút ngàn quyến rũ mộng mị chiêm bao, dạt dào xao xuyến, xiết bao tâm tình du dương tha thiết :

Các em vô tận thuyền quyên
Từ thiên cổ tới đầu tiên bây giờ
Các em không thể nào ngờ
Rằng đầu tiên đã bài thơ luống từng
Toàn nhiên vạn vật êm đềm
Chào em vạn vật dịu mềm nàng tiên
Em vui vô tận diện tiền
Em buồn vô tận từ miền cõi đâu
Riêng em có lẽ thật là
Thiên thu một thuở muôn nhà một nơi
Cùng em vô tận rong chơi
Khắp trùng dương dội sóng đời đời dâng

Ngân nga vang vọng sóng đời từ cuộc lữ đến cuộc chơi, từ cuộc tình đến cuộc mộng rồi từ cuộc mộng đến cuộc thơ, mở ra  dậy lừng những làn gió hương màu phất phới, những phảng phất rung động trầm sâu mầu nhiệm bồi hồi :

Lối đi bình lặng nhiệm mầu
Lối về phấp phới hương màu đầu tiên
Lối đi nhìn ngửa ngó nghiêng
Lối về phảng phất nợ duyên khôn bì

Chập chùng những cuộc đi cuộc về trên con đường mây trắng phiêu du, lãng đãng phiêu bồng. Không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu nên thi nhân dấn mình nhập cuộc vào tồn lưu trôi chảy và đột ngột, thốt nhiên bỗng thấy trần gian đẹp đẽ vô cùng. Đẹp kinh hồn đến độ choáng váng mặt mày, ngập tràn cơn say chuếnh choáng, ngây ngất yêu đời vô tận nên nghêu ngao dạo khúc xênh xang.

Trạng thái xuất thần nhập diệu ấy càng ngày càng đến với nhà thơ thường xuyên hơn trong cuộc sống thường nhật. Ông phiêu diêu trong cảnh giới tiêu dao vô ngại đó nhiều đến nỗi phải khiêu vũ nhảy múa, đùa chơi tiếu ngạo, ngâm nga la hét giữa phố thị ồn ào tấp nập người qua kẻ lại, khiến thiên hạ cứ tưởng ông điên. Kỳ thực đó là những phút giây bay bổng, khinh an, hoan lạc, nhập hoan hỷ địa xuất cốt diệu thường. Dường như nhờ đọc sách mà thi nhân bất ngờ trực ngộ, thấy ra tận tường cái bản tâm thanh tịnh an lành :

Thượng thừa hồi phục tâm thanh
Thốt nhiên đốn ngộ ngọn ngành cảo thơm
Gặp nhau một cõi mười miền
Trăm vùng lai láng sơn xuyên khắp trời
Mây theo gió xuống trần chơi
Trần gian theo gió lên trời với mây
Bước vào nào thấy chút chi
Bước ra bỗng thấy cái mì nhu em
Toàn nhiên đại ngộ hoát nhiên
Hoát nhiên đốn ngộ thần tiên thượng thừa

Giữa đỉnh cao và hố thẳm, giữa vô hình và hữu hình, giữa phù du và vĩnh cửu với điệu cười sinh tử như không, thi sĩ thấy ra cảnh giới Hoa Nghiêm trùng trùng duyên khởi nên hòa chung cung bậc đất trời rộng mở, thở cùng không khí phóng khoáng, hý lộng giữa đôi bờ mộng thực, tỉnh điên một cách lai rai thoải mái :

Cái điên cái tỉnh ở đời
Nào ai dám chắc thế thời ra sao ?
Kéo dài rất mực chiêm bao
Cuộc chơi kỳ vĩ tiêu tao điên cuồng
Cuộc chơi kỳ vĩ thập thành
Các em kỳ bí hơn anh quá nhiều
Tử sinh giữa cuộc giấn liều
Tử sinh liều giữa diễm kiều cuộc chơi

Chuyện sinh tử đối với phần đông phàm phu tục tử chúng ta là rất đỗi trầm trọng, khủng khiếp, thảm thương nhưng với thi sĩ thì thấy nhẹ như lông hồng, cho nên  cứ tiếp tục cuộc rỡn đùa chơi, vì ông đã thấu triệt được lẽ bất sinh bất diệt, chết rồi cũng chẳng mất đi đâu mà chuyển qua hình thức khác, chuyển biến theo luân hồi giữa ba đời sáu cõi, tái sinh theo nghiệp báo của riêng mình đấy thôi :

Em về choáng váng tê mê
Em về từ tử diệt về tái sinh ?
Em về vô tận bình minh
Từ em tử diệt tái sinh mừng chào

Chào mừng cuộc sống vô lượng vô biên giữa biển đời trùng trùng sóng phong quang Bát Nhã, sóng lai láng tràn vào từng trang cổ lục cảo thơm, giúp cho người ta thấy lại vẽ đẹp huy hoàng tráng lệ của trí tuệ muôn đời tung bay phất phới :

Thình lình vô tận biển khơi
Sóng triều Bát Nhã đẩy chơi vào bờ
Thượng thừa trí tuệ thẩn thơ
Chép tờ cổ lục cho tờ cảo thơm

Trí tuệ Bát Nhã ấy chẳng ở đâu xa mà nó ở ngay giữa tâm hồn chúng ta đây thôi. Em hãy quay nhìn lại chính mình thì sẽ thấy ngay lập tức cái lòng trong trẻo nguyên sơ hiển hiện ra khắp muôn chiều diệu dụng :

Em đi vô tận trùng trùng
Em về vô lượng tự lòng mà ra

Thi hào Nguyễn Du cũng đã từng nói : ‘Cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra’ giống như Hoa Nghiêm kinh :  ‘Tất cả do tâm tạo’. Thì ra, cả sơn hà đại điạ, tất cả ba nghìn thế giới này cũng đều do tâm mình tạo ra cả mà thôi. Người thi sĩ hốt nhiên‘ồ lên một tiếng’ và mỉm cười rỗng rang sảng khoái :

Cõi bờ con mắt Hoa Nghiêm
Tường vôi lá cỏ lim dim vô cùng

Cảnh giới Hoa Nghiêm đang thị hiện diễn bày chung quanh khắp mặt đất trần gian cát bụi, từ vô lượng kiếp đến một phút giây của từng sát na vĩnh cửu.
Một hôm lang thang lêu lổng, bỗng thi sĩ kỳ ngộ trùng phùng đức Thế Tôn khiến ông rúng động cả thần hồn, vội quỳ xuống đãnh lễ thành tâm :

Thập thành đãnh lễ bước chân
Như Lai hộ niệm phù vân điệu chào
Quan Âm bồ tát chốn nào
Cũng cho nghĩ nghị lối vào trung niên

Trung Niên thi sĩ bàng hoàng, choáng ngợp trước ánh hào quang tuệ giác siêu việt, trực kiến vô ngần Chân Không Diệu Hữu, không biết nói gì hơn là làm thơ tán thán

ca hát chan hòa :
Ca về tuế nguyệt thiên thu
Về ca khoảnh khắc sơ đầu sát na
Chân Không Diệu Hữu là ca
Không chân hữu diệu lưu sa hằng hằng

Chân Không mà Diệu Hữu nên mới có chuyện nói đi nói lại, nói mãi suốt từ thiên cổ xưa nay. Nói từ ngày Đức Phật chứng đạo dưới gốc cây Bồ Đề đến bây giờ cũng bấy nhiêu chuyện mà thiên kinh vạn quyển, trùng trùng vô tận vẫn nói không hết lời. Cho nên thi sĩ cũng hòa theo chiếu cố, ngưỡng mộ trước phong cách trầm hùng bất động của Như Lai :

Phật ngồi dưới gốc Bồ Đề
Tiên nương dừng bước tóc thề chấm vai
Thưa rằng Phật thật là tài
Thấy mà như chẳng từ ngoài vào trong

“Thấy mà như chẳng từ ngoài vào trong.” Chỉ cần một câu thơ đó thôi, Bùi Giáng đã lột tả hết được tinh túy của đạo lý Đông Phương  suốt từ mấy ngàn năm rồi. Khổng Tử, Long Thọ hay Cưu Ma La Thập thì cũng muốn nói quanh nói quẩn cái Chân Không Diệu Hữu ấy mà thôi :
Lời thô tục ? Ý u tồn ?
Ý nào u tục thô ngôn là lời ?
Giả danh chân đế cũng rồi
Giả danh tục đế đún đẩy lời cũng qua ?
Trăm năm trong cõi người ta
Lọ là Long Thọ lọ là Khổng Khâu ?

Bão giông hằng thể bi thanh
Liên Hoa Diệu Pháp lịch hành Thệ Đa
Thập thành sử hiện ra hoa
Thập Ma La Thập lời Hoa Nghiêm rằng

Rằng thì là... Tất cả cảnh giới thánh phàm, thế gian và xuất thế gian đều nằm gọn trong tâm của chúng ta. Tâm như hư không, vốn là rỗng lặng thanh tịnh, chẳng có hình dáng, không sinh không diệt, nhưng rất sinh động, tuy bất biến mà tùy duyên. Cái tâm sinh động ấy ứng vào lòng thi sĩ Bùi Giáng nên thơ ông bay bổng lồng lộng giữa trời đất phong quang bát ngát mông mênh. Bên ngoài thì nhảy múa hát  ca nhưng bên trong vẫn niệm Phật như thường :

Huyền hoa đứng ở giữa đường
Người đi rốt cuộc phi thường vẫn đi
Nam mô Đà Phật A Di
Lan mùa nam diện lai quy phục hồi

Con đường hân hoan sáng tạo bước đi đã quá đổi dập dìu, phiêu lãng hoan say. Khiến cho thánh hiền cũng lắc đầu chịu thua, chỉ có những bậc Bồ Tát mới độ lượng mỉm cười tương ứng cùng thi sĩ sâu xa :

Bây giờ huyền diệu sát na
Bước về gọi mộng sơn hà trung niên
Là thằng thi sĩ diện tiền
Làm thơ lố bịch thánh hiền chịu thua
Chỉ duy Bồ Tát vui đùa
Niêm hoa vi tiếu là vừa lòng thôi

Bồ Tát là người có tâm hồn rộng mở, bao dung, chấp nhận tất cả thuận nghịch tỉnh táo hay điên rồ của thế gian. Ơi chao ! Người thi sĩ tài hoa như muốn nhắn gởi điều chi bí mật cho người em chí cốt cuộc đời :

Gởi em chút đỉnh mùi hương
Tình yêu xa vắng như dường như không
Gởi em mật pháp phiêu bồng
Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng quy lai

Sau bao nhiêu trận trận tang bồng, phiêu dật, nhà thơ đã truyền âm nhập mật pháp môn gì đó ? Chỉ có nàng thơ mới có thể nghe và hiểu ra mật pháp đó mà thôi. Chúng ta đừng có tò mò mà luận bàn đủ thứ. Thi sĩ hẹn hò nàng thơ cùng gặp nhau ở phương trời cố quận cuối nẻo heo hút chân mây :

Mây theo gió thổi về mau
Bây giờ tiễn biệt mai sau trùng phùng
Cùng em cố quận sẽ cùng
Xiết bao tâm sự điệp trùng tái sinh

Bởi vì cũng từ nàng thơ huyền mộng, từ ngày em xuất hiện trên mặt đất sa mạc hoang vu này đã khiến cho thi sĩ bừng ngộ ra một điều chi kỳ bí lặng im :

Em muôn vạn xứ êm đềm
Cho em rất mực muôn nghìn mà ra
Anh từ đó ngộ thiết tha
Em là vô tận em là em ơi !

Nàng thơ thỏ thẻ hỏi chàng thi sĩ đã ngộ điều chi ly kỳ gay cấn như rứa thì chàng nhẹ lắc đầu chỉ đáp :

Anh chỉ biết mỗi một điều là như thế
Như thế nào ? Anh nói rõ em nghe ?
Là thế đó muôn đời là như thế
Nói làm gì ? Em nghe nữa làm chi !Phải chăng đó là thể lệ vô ngôn, vì ngôn từ bất lực không thể diễn tả được cái trực ngộ kia ? Thôi đành lặng lẽ lắng nghe điều huyền diệu đang dần dần lan tỏa quanh gót ngọc em về dưới nắng sớm chiều mưa :
Em đi bất chợt thượng thừa
Thoảng trong phút chốc còn lưa muôn đời
Em từ viễn tượng xa xôi
Về từ thiên thượng tuyệt vời tố nga
Tình yêu có lẽ chăng là
Tình thương vô tận tặng quà vô tâm

Té ra là như rứa. Tất cả muôn sự muôn việc triền miên xảy ra từ xưa đến nay cũng chỉ là vô tâm, vô niệm như không, chẳng là gì gì hết cả :
Như không là ấy ruột rà
Như không vô tận từ ta tặng người

Tặng người em gái quê, gái phố, gái núi, gái rừng, gái biển, gái thuyền quyên thục nữ mười phương một bài thơ bất tuyệt miên trường :

Chiều nay bỗng thấy tình thương
Chảy tràn ngập khắp du dương cõi bờ
Chân tình anh hỏi nàng thơ.
Chẳng thà như rứa chớ bơ vơ - ồ !

Ồ ồ chuyện chi ? Thưa rằng không biết nữa. Chỉ hay rằng, đặc biệt, nhà thơ Bùi Giáng có một niềm tương ứng đậm đà, thâm sâu đến độ tâm đắc cùng lục bát Nguyễn Du qua tác phẩm Truyện Kiều. Hình ảnh Nguyễn Du luôn luôn xuất hiện, đi về trên khắp hàng ngàn trang thơ văn và ngay cả các bản dịch thuật các văn hào, triết gia trên thế giới :

Một vùng cỏ mọc nước ngâm
Nghìn năm nhớ mãi cung cầm Nguyễn Du
Các con không gặp Nguyễn Du
Chính ông cũng chẳng gặp Du bao giờ
Nhưng bài thơ ấy còn trơ
Bên nguồn vĩnh phúc bất ngờ tỏa ra
Những là ánh sáng chói lòa
Việt Nam văn hiến băng qua dặm nghìn

Đã hơn bốn nghìn năm văn hiến trôi qua, thi sĩ đi về cố xứ và âm thầm nhập diệu vào cõi miền vĩnh cửu uyên tư :

Về bên cố quận tuyệt trù
Vượt biên giới nhập thiên thu vô lường

Thiên thu vĩnh cửu nằm ngay trong giây phút bây giờ và ở đây. Không còn biên giới phân biệt nhị nguyên đúng sai, phải trái, hết rồi những có không, mộng thực giữa chốn tồn sinh. Người thi sĩ hồn nhiên như trẻ thơ, thở nhẹ nhàng từng điệu thở hài nhi nhẹ vời với tiếng cười nhẹ nhõm reo vui :

Chưa biết nói đã biết cười
Cười như thượng thặng vẹn mười Như Lai
Hồn như Di Lặc dẻo dai
Cười không biết chán chường ai ai người

Trên con đường miên man sáng tạo, trên ngõ về vô sở trú thênh thang, thi sĩ Bùi Giáng trỗi nhịp cung đàn hoan hỷ địa, hòa âm cung bậc Bất Nhị như thị như nhiên. Với tinh thần vô sở cầu, vô sở chấp và vô sở đắc, thi sĩ lặng lẽ buông bỏ, cho và cho hết những gì mà thiên hạ đang đấu tranh, giành giật, chiếm hữu lẫn nhau như danh lợi, địa vị, chức tước. Ông tự nguyện sống nghèo nàn hàn sĩ, làm kẻ ăn mày, hay một tên cuồng sĩ lang thang suốt đời hát bản độc hành ca qua những cuộc phiêu bồng trên thông lộ thênh thang hoằng viễn. 

Văn hào Mỹ vĩ đại Henry Miller nói : “Từ chút ít sách vở tôi đã đọc, tôi nghiệm ra rằng, những người lặn lội sâu nhất trong cuộc đời, những người nhồi nặn cuộc đời,

những người chính là cuộc đời đều ăn ít, ngủ ít, sở hữu ít hay không có gì cả. Họ không có bất kỳ một ảo tưởng nào về bổn phận, hoặc nối dõi tông đường hay duy trì quốc gia. Họ chỉ quan tâm tới chân lý và chân lý mà thôi. Họ chỉ chấp nhận một hình thức hoạt động là sáng tạo. Không một người nào có thể chỉ huy công việc họ, bởi vì họ tự nguyện cho tất cả. Họ cho không, bởi vì đó là cách duy nhất để cho.”***

Nhận định trên của Henry Miller rất đúng với trường hợp Bùi Giáng biết bao. Một thi nhân đã tận hiến cho cuộc sống bằng tất cả tinh thành chân thiết nhất, bằng con đường nghệ thuật thi ca.

Nhà thơ Bùi Giáng đã sống trọn vẹn một cuộc đời hạnh phúc viên mãn theo ý nghĩa đạo Phật. Suốt bình sinh cuộc sống, ông là hình ảnh quá cùng đẹp trong cái nhìn của thiên hạ mọi người, nhất là giới tăng sĩ Phật giáo và giới văn nghệ sĩ, ai ai cũng nhìn ông với niềm ưu ái, quý mến đầy ngưỡng mộ. Ngưỡng mộ sự tự do tự tại, thung dung thoát tục, không dính bụi trần mà “hòa cùng ánh sáng, trộn cùng cát bụi ” của ông.  Bồng tênh tiêu sái, rong chơi suốt một đời thơ giữa phố thị phù hoa như một hài nhi tóc bạc thơ ngây, nhảy múa hồn nhiên hát ca vi vu vi vút.

Cuộc đời Bùi Giáng vô cùng thi vị. Một cuộc đời hoàn toàn sống vì nghệ thuật, dâng hiến tất cả cho nghệ thuật. Ông đích thực là một nhà thơ đích thực thuần túy, chỉ biết sống hết mình cho thi ca.

Tư tưởng trong thơ Bùi Giáng mang một ý nghĩa bùng vỡ khai phóng.. Tư tưởng nhập cuộc chịu chơi vào tồn lưu mà vẫn thong dong, không dính mắc, không ràng buộc, không chấp chặt của thi nhân thật chẳng khác gì thái độ vô tâm, vô niệm, vô sự của những bậc thiền sư. Nhà thơ thõng tay vào chợ, nhảy múa quay cuồng đủ thể điệu quàng xiên mà vẫn sáng suốt thông tuệ như như.

Tư tưởng phá chấp triệt để của Thiền tông được ông thể hiện bằng chính bản thân mình, như ngụ ngầm khai thị một điều gì vi diệu mà mỗi một người trong chúng ta phải tự lãnh hội, tự thấu hiểu ra mà thôi.

Sở dĩ con người đau khổ là vì cố chấp, chấp ngã, chấp pháp, chấp đủ thử lu bù nên cứ mãi khổ đau trầm thống triền miên. Muốn thoát khỏi vòng trầm luân khổ não đó, chỉ còn một cách là hãy trở về lại chính mình, nhận biết cái bản tâm nguyên sơ, sống với Thực Tại đang là ngay trong từng hơi thở luôn luôn mới lạ và mới lạ.

Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách nhận xét về thi sĩ : “Bùi Giáng cũng như một người điên, cỡ Tế Điên. Cũng như Tế Điên, hình như ông đến cõi đời này để dạo chơi, để

đùa rỡn và cũng để giáo hóa cho con người thấy tất cả đều chỉ là trò ảo giác của sắc thân, của chữ nghĩa, của tư tưởng, chúng đều là chuyện đáng để đùa rỡn.”****

Cuộc rỡn đùa chơi hay đại hòa điệu chơi vì tất cả mọi sự trên thế gian này đều chỉ là trò chơi, trò đùa huyễn mộng. Sống là chơi, chết là chơi, làm thơ là chơi, làm văn nghệ là chơi, làm bất cứ việc gì cũng là trò chơi du hý tam muội cả.

Làm sao quên được giọng cười hoan hỷ ‘vui thôi mà’  của thi nhân. Giọng cười ấy vẫn còn đồng vọng khắp nơi trên mặt đất. Bất cứ ở đâu, nếu ai còn cảm được thi ca và phiêu lãng đều nói về ông với niềm rỡn tếu, bông đùa một cách vui vẻ, thân mật, gần gũi như là anh em chí cốt ruột rà vậy.

Ngày tháng vẫn luân lưu trôi chảy mãi, nói về Bùi Giáng thì bất tuyệt và giọng cười hoan hỷ cũng mở ra bất tuyệt như Ma Ha Ca Diếp niêm hoa vi tiếu trên đỉnh Linh Sơn rờn mây trắng từ nghìn xưa cho mãi đến bây giờ :

Niêm hoa vi tiếu luống từng
Xuân phong bài động thơ mừng vụt dâng

Người thi sĩ thượng thừa đã về đã tới nơi chốn quê nhà, đã qui hồi cố quận, nằm ngắm trăng đón gió cùng mây về hòa điệu khúc cung cầm vô thủy vô chung :

Tâm tình mấy nẻo mông lung
Ta nằm cố quận muôn trùng người đi

Kỳ tuyệt cõi thi ca Bùi Giáng thấm nhuần sâu sắc tư tưởng sự sự vô ngại, lý sự viên dung của pháp giới Hoa Nghiêm. Tư tưởng đó được ông tiêu dung, tiêu hóa và sáng tạo thành một nguồn thơ độc đáo vô song. Hồn thơ như ngọn lửa thiêng cháy bừng lên rực rỡ huy hoàng làm ấm áp khắp mặt đất trần gian, chan chứa nồng nàn giữa cõi người ta tha thiết thiên thu.

* Tạp chí Tư Tưởng số 5. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn 1969
** Phạm Công Thiện. Một Đêm Siêu Hình Với Hàn Mặc Tử. Hoa Kỳ 2009
***Nguyễn Hữu Hiệu. Con Đường Sáng Tạo. Hồng Hà xuất bản. Sài Gòn 1973
****Nguyễn Tường Bách. Mùi Hương Trầm. Nhà xuất bản Trẻ. TP.HCM 2001

 Thơ Bùi Giáng trích trong các tác phẩm : Mưa Nguồn, Lá Hoa Cồn, Sa Mạc Phát Tiết, Sa Mạc Trường Ca, Rong Rêu, Như Sương, Đêm Ngắm Trăng, Mùa Màng Tháng Tư, Ký Ức, Trúc Mai, Mười Hai Con Mắt, Rớt Hột Phiêu Bồng, Ngày Tháng Ngao Du, Thơ Vô Tận Vui, Tuyết Băng Vô Tận Xứ...

  Tâm Nhiên
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=19651
( Nguyễn Đắc Song Phương chuyển )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm