Văn Học & Nghệ Thuật

THI PHẨM "NGÀY THÁNG LƯU VONG" THƠ HỒ CÔNG TÂM: TIẾNG LÒNG TÔI!

Thơ chiến đấu cần phải được nuôi dưỡng mạnh mẽ hơn lúc nhân tình thế thái đang rời rã dễ làm mảnh đất cho những việc vô luân. Thơ là tinh hoa của tiếng nói và chữ viế

Bài viết của nhà văn Xuân Vũ

 

Thơ chiến đấu cần phải được nuôi dưỡng mạnh mẽ hơn lúc nhân tình thế thái đang rời rã dễ làm mảnh đất cho những việc vô luân. Thơ là tinh hoa của tiếng nói và chữ viết. Thơ hay được nhớ trong trí như ghi khắc.

 

Tôi đọc thơ Hồ Công Tâm, thấy nó là tiếng lòng của tôi. Nhưng, tôi nghĩ, không chỉ là của tôi mà còn là của độc giả khắp nơi. Bởi nó thể hiện ước vọng của những người vong quốc mong phục quốc. Nó là những lời phóng thẳng vào mặt kẻ thù “đỉnh cao trí tuệ”. Nói rõ ra, nó là những nhát chém vào thân hình kẻ thù đang rã rột.

 

Đối với tôi, viết bài này là một lời cám ơn Hồ Công Tâm đã gảy đúng tiếng lòng của tôi với cây đàn nhiều phím.

 

Gươm phục quốc đêm ngày đeo bên nách

Ta thấy ta đeo nhục ở bên mình

Ta thấy ta lì lợm thật đáng khinh

Và, ta thấy chiều nay ta buồn bã

Ôi chí lớn ngang tàng trong thiên hạ

Đựng chưa đầy đôi mắt của giai nhân!

(Lời Phạm Thái, NTLV, trang 33)

 

Thơ Hồ Công Tâm ai oán, đắng cay nhưng không làm cho người đọc rũ xuống ,  mất ý chí chiến đấu.    Cũng sầu vong quốc, nhưng không phải thứ rượu ma quái, không phải thứ sầu ủy mị.

 

Ngoảnh lại mười lăm năm biệt xứ

Ai cười ai khóc lúc chia ly

Ngày xưa Câu Tiễn sầu vong quốc

Có giống đời nay lũ Thiệu-Kỳ

 

Gái đẹp rượu ngon vùi sự nghiệp

Lâu đài nhung lụa cột đôi chân

Ngựa xe bóng lộng tàn thân thế

Quốc sử còn ghi đứa đội quần!

(Sầu Vong Quốc, NTLV tr. 7)

 

Ôi chí lớn ngang tàng trong thiên hạ

Đựng chưa đầy đôi mắt của giai nhân!

Chủ quán đâu? Ta ghé bước phong trần

Mau đem rượu năm vò thơm hảo hạng!

Ha! Ha! Rượu! Rượu cho quên ngày tháng

Quên đau thương ta nán đợi chữ “thời”!

Nhắc làm chi chuyện non nước đầy vơi

Kiếm trong vỏ đã lâu ngày hoen rỉ

Ta chợt tiếc đường gươm xưa tuyệt kỹ

Ôi Tiêu Sơn Tráng Sĩ buổi chiều nay

Rượu năm vò sao chưa thỏa cơn say

Năm vò nữa! Rượu đâu? Ta uống nữa!

(Lời Phạm Thái, NTLV tr.32)

 

Hãy đọc những câu thơ rướm máu của thi sĩ, một cảm xúc lạ lùng nhưng rất hiện thực:

 

Rồi mái tóc cũng ngả màu sương khói

Hận lưu vong đè trĩu nặng đôi vai

Mắt đăm đăm trời cố quốc u hoài

Nghe tan tác những vàng son chói lọi

 

Những thương tích năm xưa còn lở lói

Những nghẹn ngào đau nhói nỗi chia ly

Những nỉ non thề thốt lúc ra đi

Những hăm hở hẹn nhau ngày trở lại

 

Nơi viễn xứ ôm mối sầu tê tái

Những ngày xanh theo năm tháng úa vàng

Mây trắng về sông núi phủ màu tang

Ai chết đó mà linh hồn quằn quại

 

Gởi búi tóc và trái tim bất hoại

Qua ngàn trùng sóng nước đến quê hương

Tóc thả trôi cho gió cuốn bên đường

Bay vất vưởng như ma Hời cổ đại

 

Tim một thuở sầu chưa nguôi quằn quại

Máu còn tươi như trái chín trên cành

Hãy táng treo trên ngọn cổ thụ xanh

Cho chim chóc muôn phương về rỉa rói

 

Trái tim ấy bao năm còn đỏ lói

Máu còn tươi như tiết đọng, mặt trời

Trái Khổ Đau, hãy nuốt vội chim ơi

Tim ta đó, ôi trái sầu vời vợi!

(Trái Tim Vong Quốc, NTLV tr. 5)

 

Bi tráng, hào hùng và tươi sáng:

 

Rồi anh sẽ theo em lên trường quận

Nghe muôn tà áo trắng phất phơ bay

Ơ rượu không uống mà long anh say

Em khúc khích cười rung rinh vành nón


Rồi cô giáo hân hoan niềm vui lớn

Lên giảng bài Lịch Sử Việt hôm nay

Đất nước ta ơi rực rỡ từ đây

Nam Trung Bắc sạch bóng thù Cộng Sản!

(Rồi Một Ngày, NTLV tr. 8)

Nhân đây tôi xin nhắc lại một kỷ niệm của thời “thơ ấu ham học thơ và chép thơ của tôi”. Rủi thay, tôi gặp thơ Tố Hữu. Anh chàng này tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản bằng những bài thơ xã hội rất xã hội: Cô lái đò sông Hương, Mồ côi, Lão đày tớ. Tôi mê lắm. Hơn 50 năm qua tôi vẫn còn nhớ có thể chép nguyên ra. Xin chỉ ghi ra một bài:

Trên nẻo đường sương lạnh

Đi về đâu em ơi

Phơi thân tàn cô quạnh  

Em sưởi trong bàn tay

Cho lòng băng giá ấm

Lìa cành lá bay bay

Như mảnh đời u thảm

Lá đọng khóc tràn trề

Chao ơi buồn không nói

Em ơi biết đâu về? 

Con chim non không tổ

Trẻ mồ côi không nhà

Hai đứa cùng đau khổ

Cùng ngất ngưởng bê tha

Rồi ngày mai rã cánh

Rụi chết bên đường đi

Thờ ơ đôi mắt lạnh

Nhìn chúng có hề chi!

(Mồ Côi Xà Lim Huế 1929)

Tên “nhà thơ bịp” mô tả cảnh mồ côi hay lắm. Và kêu gọi theo Cộng Sản để tiêu diệt những cảnh đời bất hạnh đó. Mỉa mai thay Cộng Sản đã cai trị Việt Nam trên 50 năm mà trẻ con còn bất hạnh hơn nhiều. Hãy đọc Hồ Công Tâm mô tả em bé miền Nam Việt Nam khi Cộng Sản tới:

Bé gái mười hai tuổi

Lang thang trên hè đường

Vì sao mà Bé khóc

Sao Bé không đến trường?

Áo quần sao tơi tả

Dáng vóc sao gầy nhom?

Chân tay như que củi

Bên thùng rác lom khom…

Bé kiếm tìm chi đấy?

Nhà cửa Bé nơi đâu?

Bố mẹ sao không thấy?

Sao không nón đội đầu?

Sao chân không mang dép?

Bé đói lắm phải không?

Ôi một mẩu khoai sùng

Đã thiu trong thùng rác

Người ta liệng tối qua

Lam nham rang chuột gặm

Chó cũng chẳng thèm tha

Người… làm sao ăn được?!

Cháu đói lắm, trời ơi

Bố cháu đi cải tạo

Tuốt miền Bắc xa xôi

Lúc Sài Gòn giải phóng!

Nhà cửa cháu đâu còn

Bị đi kinh tế mới

Làm sao mà sống nổi

Giữa một vùng núi non?!

Gom góp được chút tiền

Mẹ dắt cháu vượt biên

Chẳng may Mẹ bị bắt

Ba năm rồi bặt tin!

Cháu bị đuổi khỏi nhà

Cháu bị ra khỏi lớp

Phải sống trên vỉa hè

Kiếm ny-lông giấy vụn…

Mưa, mưa rơi tí tách

Đêm nay dưới chân cầu

Co ro manh chiếu rách

Biết đi đâu? Về đâu?

(Bể Khổ, NTLV tr 37-38)

Xin đừng nói về sự tượng trưng. Hãy nhìn thực tế:

Dăm chiếc quần áo rách

Nhét vào bịch ny-lông

Để một bên giỏ xách

Lững thững ra Lăng Ông


Lên xe lam Bình Triệu

Trời vẫn còn tối thui

Đèn đường mờ mờ chiếu

Mắt mở mà như đui!

Trông mặt người chẳng tỏ

Quơ tay kiểm hành trang

Đây hai lon gạo đỏ

Với dăm củ khoai lang

Dành ăn đường khi đói!

Đây nửa gói Hoa Mai

Với xị rượu Cây Lý

Gặp bạn uống cho oai

Bảy năm xa vời vợi

Đứa tù cải tạo về

Đứa đi kinh tế mới

Gặp lại nhau mừng ghê!

Bằng hữu ngày xưa ấy

Nay mỗi đứa mỗi nơi

Xa nhau buồn biết mấy

Thôi nâng ly mày ơi!

À Khải mù, Vượng điếc…

Có gặp chúng đâu không?

Nghe nói Kính lùn chết

Ở Trại Hà Sơn Bình!

Còn cái thằng Đại hói

Vượt biên thua, ở tù

Vợ nhà theo nón cối

Bụng phình như cái lu!

Tháng trước đi thủy lợi

Tình cờ gặp Đức hèm

Trông dạo này hom hem

Y như con ma đói!

Lên thăm mày ít bữa

Phụ trồng dăm luống khoai

Mốt, tao về thành phố

Bạn cũ đâu còn ai?

Xuân vàng phai trước ngõ

Mặt trời ngó về Tây

Trên con đường bụi đỏ

Cây cối khẳng khiu gầy

(Thăm Bạn Ở Kinh Tế Mới, tr. 39-40)

Sự tàn bạo:

Rừng tràm xơ xác, sao khưya lạnh

Trăng khuyết, hồn oan vật vã đau

Con nước mênh mông đồng Mộc Hóa

Mộ tù sóng ngập lút bờ lau 

Đêm đêm gió hú hồn rên rỉ

Vợ dại con thơ lạc thuở giờ

Sống đã đọa đày không thiết sống

Chết làm ma đói vẫn bơ vơ

Thuở ấy vùi nông manh chiếu rách

Hương tàn khói lạnh vắng người thăm

Ngờ đâu dâu biển trong gang tấc

Riêng mối u hoài đến vạn năm

Tù chết đã đành không sống lại

Hận thù chưa dễ chóng nguôi ngoai

Bạn tù năm cũ giờ trôi giạt

Còn nhớ hay quên một kiếp người!

(Mộ Tù Hoang Lạnh, tr. 10)

Sự láo khoét và tàn bạo:

Làm thì láo, báo cáo thì tuyệt hảo

Cướp chuyên nghề, ngươi tráo trở gian tham

Và giờ đây bàn tay đã nhúng chàm

Ngươi lì lợm như không tim, không óc

Hỡi bạo chúa, ngươi vô luân, vô học

Ngươi kéo lùi lịch sử mấy chục năm

Đi đến đâu cũng gieo rắc hờn căm

Ngươi cai trị ra sao, ngươi tự vấn

Mà dân chạy, bỏ nhà đi tị nạn

Sợ ngươi hơn sợ ác thú rừng xanh

Mở mắt nhìn ra thế giới chung quanh

Thấy các nước đều văn minh tiến bộ

Ngưoi ngoan cố vẫn ngăn song cấm chợ

Hỏi làm sao mà nước mạnh dân giàu

Ngươi tin dung lũ mặt ngựa đầu trâu

Mỗi khu vực có công an kềm kẹp

Người tài giỏi bị các ngươi chèn ép

Khó cất đầu lên khỏi mặt hố sâu…

(Nói Với Bạo Quyền CS tr. 59)

 Sau đây là một bức tranh hiện thực mô tả sự “đẹp đẽ” của chủ nghĩa cộng sản rút nhỏ trong một buổi nhậu, một bức tranh tuyệt tác, một thần bút của Hồ Công Tâm:

 

Nhá nhem dơi lượn quanh chòi vắng

Con nước ròng trơ mấy gốc bần

Lờ lững lục bình trôi chậm chậm

Muộn màng khói bếp dáng phân vân


Quán chợ lên đèn, bên lít rượu

Dăm con khô mực nướng vừa thơm

Công an thuế vụ cười hô hố

Một chén đưa cay cổ hạ đờm!

Đù má Bác Hồ thương hết biết

Tao vừa vô mánh đẹp hồi hôm

Tiệc này để đó tao bao hết

Cứ nhậu thả dàn, nhậu thiệt xôm!

Lít nữa! Rượu ngon nghen chủ quán

Đem thêm dĩa gỏi, nướng thêm tôm 

Mấy thằng con Ngụy kia ê cút!

Cách Mạng đang ăn cấm ngó mồm!

 Đêm đã về khuya, mưa rả rích

Đìu hiu chợ huyện, phố thưa người

Con ai co quắp ngoài hiên lạnh

Quán nhậu còn nghe vọng tiếng cười…

(Quán Nhậu Chợ Huyện, tr. 41)

Đọc bài này thích quá, tôi đọc đi đọc lại cả chục lần. Nó vừa mang tính chất nghệ thuật vừa mang tư tưởng của tác giả. Tôi thấy lũ chúng nó ăn nhậu khoái trá, miệng nhai nhồm nhoàm: Đó là bọn chủ tịch ủy ban Huyện, Công an, Thuế vụ tỉnh, trung ương. Chúng có một đức tính Mác Lê phó cho là “ăn”. Ăn bất cứ cái gì, cả  xương thịt người chết và cả xương thịt Mác Lê của nhau. Chúng nó ngồi ghếch chân lên ghế, đập bàn, vỗ ghế, kêu thét gọi thêm đồ nhậu. Hồ C6ng Tâm làm cho tôi nhớ câu ca dao thành Hồ:

Công an, thuế vụ, kiểm llâm

Ba thằng giặc đó, phải đâm thằng nào?

Công an, thuế vụ, kiểm lâm

Ở xa thì bắn, lại gần thì đâm.

Mâm nhậu của chúng không phải là khô mực, tôm nướng. Rượu chúng nốc không phải là rượu thường. Đó là xương máu của dân tộc. Chứ không ư? Chúng làm sao có 70 tỷ đô la đút vào nhà băng hải ngoại? No phè. Đồng chí Mác được chia bao nhiêu, giá đồng chí là đảng viên Cộng Sản Việt Nam thì đồng chí chưa chết sớm thế. Các đồng chí Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh, Đỗ Mười xuất sắc hơn tổ tiên chúng nhiều. Mấy tên này vẫn là vô sản nguyên xi và vẫn kêu gọi “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!” Hãy nhìn đây những tên “vô sản” ăn nhậu và cấm vô sản ngó mồm:

- Cách Mạng đang ăn cấm ngó mồm!

- Mấy thằng con Ngụy kia, ê cút!

- Đù má Bác Hồ thương hết biết!

Nếu tôi là họa sĩ thì tôi sẽ vẽ thành tranh bài thơ này. Tôi đọc, cười bò càn ra. Đây là bài thơ rất hay, hay tuyệt, nhưng nó lại rất đơn sơ mộc mạc, không õng ẹo làm dáng. Thơ Hồ Công Tâm không làm dáng nhưng gây cảm xúc mạnh, ấn tượng sâu. Cộng Sản không phải  là một lý tưởng, mà là một trò bịp khoa học. Bởi vậy có cả chục triệu người mắc lừa. Và cũng có cả chục triệu người đã sáng mắt ra. Nay mai ở Việt Nam sẽ chỉ còn lại một Đỗ Mười. Nhưng một Đỗ Mười chết khô và không được ướp muối.

Cộng Sản là người không có tài gì ngoài tài bịp, không có gì đáng kính, mà cũng không có gì đáng yêu. Đó chỉ là  những  kẻ đáng cho  toàn dân căm thù.  Mà sự  kiện nóng bỏng gần gũi nhất là cuộc nổi dậy của nhân dân tỉnh Thái Bình. Đọc phần đầu của Thơ Hồ Công Tâm, độc giả sẽ có cảm tưởng như tôi vậy.

Tôi không đề cập đến kỹ thuật của Hồ Công Tâm. Tôi chỉ nói đến tính chất chiến đấu của thơ ông. Nghệ thuật nào xúc động được lòng người đọc thì đó là nghệ thuật cao.

- Lẽ đâu dân tộc Việt Nam

Mang gông cùm Đảng, đành cam nghèo hèn?!

- Đù má Bác Hồ thương hết biết!!

Thương Bác Hồ quá sá đến nỗi phải “đù má Bác” mới đã thì quả là một thứ tình thương đặc biệt không thấy ở đâu. Nếu vậy từ đó ta có thể kéo ra một “công thức tình thương” khác như theorem réciproque trong toán học vậy. Đối với Mác Lê-nin thì các nhậu sĩ cấp huyện này cũng có thể “Đù má Mác Lê thương biết mấy!”, phải không?

Cái tiếng chửi đổng là ngôn ngữ hiếm, tục tằn nhưng đen nó vô thơ mà không thấy nó tục, ngược lại thấy nó khoái khẩu cái mồm, thế mới là hay, và cái mồm đó không phải cái mồm trong bức tranh sau đây:

Cách Mạng đang ăn cấm ngó mồm!

Tôi đọc câu này tôi lại cười bò ra. Chữ “ăn” ở đây thật là tuyệt. Tôi đó ai analyser nó cho hết ý. “Cách mạng” là gì? “Ăn” là gì?

Nam Cao mô tả Chí Phèo tuyệt: Hắn vừa đi vừa chửi, chửi người rồi lại chửi đời. Đời là tất cả, nhưng lại chẳng là ai. Thế nên không ai trả lời.

Trở lại Hồ Công Tâm, “Cách mạng là tất cả cái mảng đỏ đỏ, đen đen, mốc mốc, xám xám pha tạp đó nhưng lại chẳng là ai.  Nó là người lẫn vật,   hai chân lẫn bốn

chân, mặt vuông, mặt tròn nhưng không thiếu cái miệng để nói láo và để ăn, ăn xong lại nói láo, hoặc vừa nói láo vừa ăn cho ngon, hoặc vừa ăn vừa nói láo cho trơn cuống họng. Đời là tất cả, nhưng lại chẳng là ai. Thì Cách mạng là Bác Hồ, là Tổng bí thư, là Bộ Chính Trị, là chủ tịch, là thủ tướng… ai cũng có thể là “cách mạng” được cả.

Nói láo những gì, nói những gì gọi là nói láo. Nói:

- “Cách mạng thành công, ta sẽ xây dựng đất nước đẹp gấp mười lần xưa!”

- “Tủ lạnh, ti-vi nhân dân ta dư có.”

- “Xã hội chủ nghĩa thiên đàng thế gian!”

Đó là nói, còn “ăn?”, ăn gì? – Ăn tất cả chẳng chừa thứ chi, đồng chì, thau thiếc. – Ăn tiết canh, mỏ vịt, ruột chó quay chảo, luộc, ninh nhừ. Ăn đầu bò, đầu heo, bao tử cá tra, đầu gà và đầu… ngụy!

Nói chuyện Cách mạng ăn thì không cùng. Đô la cũng nuốt, bạc dỏm cũng xơi. Vợ ngụy cũng không tha, đế quốc tư bản cũng kèm tái luôn. Cách mạng ăn luôn nhà, thánh thất, chùa Phật, miếu mạo tổ tiên, thịt xương tiền bối. Ăn không hết, cách mạng đem về nhà cho vợ con Cách mạng ăn, đem bán rẻ cho đồng chí an hem, cho tư bản phản động. Giá nào cũng bán, cho luôn khỏi lấy tiền. Đó là cá choạng ăn. Từ cái sự ăn đó nó quá mỹ thuật nên khi “Cách mạng” ăn thì: “Cấm ngó mồm”!

Hồ Công Tâm viết câu này tuyệt bút. Một câu đủ thành thi sĩ rồi! Ôi cái mồm của cách mạng nó “đẹp” làm sao! Vì thế cấm ngó! Cũng như khẩu hiệu “Cấm đái” ở góc tường, ở chân tượng Lê-nin.

Thằng ngụy nào dám nói Cách mạng ăn (?) (Phải nói Cách mạng xơi, Cách mạng xực!) đi cải tạo Trảng Lớn Bù Gia Mập… 5 năm!

Thằng ngụy nào dám ngó mồm cách mạng: đi cải  tạo Hoàng Liên Sơn!

Thằng cán nào khen mồm cách mạng đẹp như cờ đỏ sao vàng: thăng ba cấp, vô Bộ Chính Trị, con cháu đi học Mỹ thả dàn không xét lý lịch.

Chỉ một tiếng “ăn”, cách mạng hiện nguyên hình “thanh lịch”. Xác ướp cũng ăn như Hồ Chủ Tịch. Hồ Chủ Tịch ăn chứ không à. Mỗi năm 3 triệu đô la. Không  mồ hôi nước mắt bần cố nông là gì?

Tôi chỉ đi đến cái “quán nhậu chợ huyện” thì dừng chân. Không đi xa hơn nữa. Thấy rõ Cách mạng rồi thì còn tìm cái gì hơn? Tôi nghe tiếng cười vọng ra. Không nhìn, không dám nhìn. Nhắm mắt cũng thấy “Cách mạng đang ăn…”! Đủ rồi!


San Antonio, tháng 12 năm 1997

Xuân Vũ

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

THI PHẨM "NGÀY THÁNG LƯU VONG" THƠ HỒ CÔNG TÂM: TIẾNG LÒNG TÔI!

Thơ chiến đấu cần phải được nuôi dưỡng mạnh mẽ hơn lúc nhân tình thế thái đang rời rã dễ làm mảnh đất cho những việc vô luân. Thơ là tinh hoa của tiếng nói và chữ viế

Bài viết của nhà văn Xuân Vũ

 

Thơ chiến đấu cần phải được nuôi dưỡng mạnh mẽ hơn lúc nhân tình thế thái đang rời rã dễ làm mảnh đất cho những việc vô luân. Thơ là tinh hoa của tiếng nói và chữ viết. Thơ hay được nhớ trong trí như ghi khắc.

 

Tôi đọc thơ Hồ Công Tâm, thấy nó là tiếng lòng của tôi. Nhưng, tôi nghĩ, không chỉ là của tôi mà còn là của độc giả khắp nơi. Bởi nó thể hiện ước vọng của những người vong quốc mong phục quốc. Nó là những lời phóng thẳng vào mặt kẻ thù “đỉnh cao trí tuệ”. Nói rõ ra, nó là những nhát chém vào thân hình kẻ thù đang rã rột.

 

Đối với tôi, viết bài này là một lời cám ơn Hồ Công Tâm đã gảy đúng tiếng lòng của tôi với cây đàn nhiều phím.

 

Gươm phục quốc đêm ngày đeo bên nách

Ta thấy ta đeo nhục ở bên mình

Ta thấy ta lì lợm thật đáng khinh

Và, ta thấy chiều nay ta buồn bã

Ôi chí lớn ngang tàng trong thiên hạ

Đựng chưa đầy đôi mắt của giai nhân!

(Lời Phạm Thái, NTLV, trang 33)

 

Thơ Hồ Công Tâm ai oán, đắng cay nhưng không làm cho người đọc rũ xuống ,  mất ý chí chiến đấu.    Cũng sầu vong quốc, nhưng không phải thứ rượu ma quái, không phải thứ sầu ủy mị.

 

Ngoảnh lại mười lăm năm biệt xứ

Ai cười ai khóc lúc chia ly

Ngày xưa Câu Tiễn sầu vong quốc

Có giống đời nay lũ Thiệu-Kỳ

 

Gái đẹp rượu ngon vùi sự nghiệp

Lâu đài nhung lụa cột đôi chân

Ngựa xe bóng lộng tàn thân thế

Quốc sử còn ghi đứa đội quần!

(Sầu Vong Quốc, NTLV tr. 7)

 

Ôi chí lớn ngang tàng trong thiên hạ

Đựng chưa đầy đôi mắt của giai nhân!

Chủ quán đâu? Ta ghé bước phong trần

Mau đem rượu năm vò thơm hảo hạng!

Ha! Ha! Rượu! Rượu cho quên ngày tháng

Quên đau thương ta nán đợi chữ “thời”!

Nhắc làm chi chuyện non nước đầy vơi

Kiếm trong vỏ đã lâu ngày hoen rỉ

Ta chợt tiếc đường gươm xưa tuyệt kỹ

Ôi Tiêu Sơn Tráng Sĩ buổi chiều nay

Rượu năm vò sao chưa thỏa cơn say

Năm vò nữa! Rượu đâu? Ta uống nữa!

(Lời Phạm Thái, NTLV tr.32)

 

Hãy đọc những câu thơ rướm máu của thi sĩ, một cảm xúc lạ lùng nhưng rất hiện thực:

 

Rồi mái tóc cũng ngả màu sương khói

Hận lưu vong đè trĩu nặng đôi vai

Mắt đăm đăm trời cố quốc u hoài

Nghe tan tác những vàng son chói lọi

 

Những thương tích năm xưa còn lở lói

Những nghẹn ngào đau nhói nỗi chia ly

Những nỉ non thề thốt lúc ra đi

Những hăm hở hẹn nhau ngày trở lại

 

Nơi viễn xứ ôm mối sầu tê tái

Những ngày xanh theo năm tháng úa vàng

Mây trắng về sông núi phủ màu tang

Ai chết đó mà linh hồn quằn quại

 

Gởi búi tóc và trái tim bất hoại

Qua ngàn trùng sóng nước đến quê hương

Tóc thả trôi cho gió cuốn bên đường

Bay vất vưởng như ma Hời cổ đại

 

Tim một thuở sầu chưa nguôi quằn quại

Máu còn tươi như trái chín trên cành

Hãy táng treo trên ngọn cổ thụ xanh

Cho chim chóc muôn phương về rỉa rói

 

Trái tim ấy bao năm còn đỏ lói

Máu còn tươi như tiết đọng, mặt trời

Trái Khổ Đau, hãy nuốt vội chim ơi

Tim ta đó, ôi trái sầu vời vợi!

(Trái Tim Vong Quốc, NTLV tr. 5)

 

Bi tráng, hào hùng và tươi sáng:

 

Rồi anh sẽ theo em lên trường quận

Nghe muôn tà áo trắng phất phơ bay

Ơ rượu không uống mà long anh say

Em khúc khích cười rung rinh vành nón


Rồi cô giáo hân hoan niềm vui lớn

Lên giảng bài Lịch Sử Việt hôm nay

Đất nước ta ơi rực rỡ từ đây

Nam Trung Bắc sạch bóng thù Cộng Sản!

(Rồi Một Ngày, NTLV tr. 8)

Nhân đây tôi xin nhắc lại một kỷ niệm của thời “thơ ấu ham học thơ và chép thơ của tôi”. Rủi thay, tôi gặp thơ Tố Hữu. Anh chàng này tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản bằng những bài thơ xã hội rất xã hội: Cô lái đò sông Hương, Mồ côi, Lão đày tớ. Tôi mê lắm. Hơn 50 năm qua tôi vẫn còn nhớ có thể chép nguyên ra. Xin chỉ ghi ra một bài:

Trên nẻo đường sương lạnh

Đi về đâu em ơi

Phơi thân tàn cô quạnh  

Em sưởi trong bàn tay

Cho lòng băng giá ấm

Lìa cành lá bay bay

Như mảnh đời u thảm

Lá đọng khóc tràn trề

Chao ơi buồn không nói

Em ơi biết đâu về? 

Con chim non không tổ

Trẻ mồ côi không nhà

Hai đứa cùng đau khổ

Cùng ngất ngưởng bê tha

Rồi ngày mai rã cánh

Rụi chết bên đường đi

Thờ ơ đôi mắt lạnh

Nhìn chúng có hề chi!

(Mồ Côi Xà Lim Huế 1929)

Tên “nhà thơ bịp” mô tả cảnh mồ côi hay lắm. Và kêu gọi theo Cộng Sản để tiêu diệt những cảnh đời bất hạnh đó. Mỉa mai thay Cộng Sản đã cai trị Việt Nam trên 50 năm mà trẻ con còn bất hạnh hơn nhiều. Hãy đọc Hồ Công Tâm mô tả em bé miền Nam Việt Nam khi Cộng Sản tới:

Bé gái mười hai tuổi

Lang thang trên hè đường

Vì sao mà Bé khóc

Sao Bé không đến trường?

Áo quần sao tơi tả

Dáng vóc sao gầy nhom?

Chân tay như que củi

Bên thùng rác lom khom…

Bé kiếm tìm chi đấy?

Nhà cửa Bé nơi đâu?

Bố mẹ sao không thấy?

Sao không nón đội đầu?

Sao chân không mang dép?

Bé đói lắm phải không?

Ôi một mẩu khoai sùng

Đã thiu trong thùng rác

Người ta liệng tối qua

Lam nham rang chuột gặm

Chó cũng chẳng thèm tha

Người… làm sao ăn được?!

Cháu đói lắm, trời ơi

Bố cháu đi cải tạo

Tuốt miền Bắc xa xôi

Lúc Sài Gòn giải phóng!

Nhà cửa cháu đâu còn

Bị đi kinh tế mới

Làm sao mà sống nổi

Giữa một vùng núi non?!

Gom góp được chút tiền

Mẹ dắt cháu vượt biên

Chẳng may Mẹ bị bắt

Ba năm rồi bặt tin!

Cháu bị đuổi khỏi nhà

Cháu bị ra khỏi lớp

Phải sống trên vỉa hè

Kiếm ny-lông giấy vụn…

Mưa, mưa rơi tí tách

Đêm nay dưới chân cầu

Co ro manh chiếu rách

Biết đi đâu? Về đâu?

(Bể Khổ, NTLV tr 37-38)

Xin đừng nói về sự tượng trưng. Hãy nhìn thực tế:

Dăm chiếc quần áo rách

Nhét vào bịch ny-lông

Để một bên giỏ xách

Lững thững ra Lăng Ông


Lên xe lam Bình Triệu

Trời vẫn còn tối thui

Đèn đường mờ mờ chiếu

Mắt mở mà như đui!

Trông mặt người chẳng tỏ

Quơ tay kiểm hành trang

Đây hai lon gạo đỏ

Với dăm củ khoai lang

Dành ăn đường khi đói!

Đây nửa gói Hoa Mai

Với xị rượu Cây Lý

Gặp bạn uống cho oai

Bảy năm xa vời vợi

Đứa tù cải tạo về

Đứa đi kinh tế mới

Gặp lại nhau mừng ghê!

Bằng hữu ngày xưa ấy

Nay mỗi đứa mỗi nơi

Xa nhau buồn biết mấy

Thôi nâng ly mày ơi!

À Khải mù, Vượng điếc…

Có gặp chúng đâu không?

Nghe nói Kính lùn chết

Ở Trại Hà Sơn Bình!

Còn cái thằng Đại hói

Vượt biên thua, ở tù

Vợ nhà theo nón cối

Bụng phình như cái lu!

Tháng trước đi thủy lợi

Tình cờ gặp Đức hèm

Trông dạo này hom hem

Y như con ma đói!

Lên thăm mày ít bữa

Phụ trồng dăm luống khoai

Mốt, tao về thành phố

Bạn cũ đâu còn ai?

Xuân vàng phai trước ngõ

Mặt trời ngó về Tây

Trên con đường bụi đỏ

Cây cối khẳng khiu gầy

(Thăm Bạn Ở Kinh Tế Mới, tr. 39-40)

Sự tàn bạo:

Rừng tràm xơ xác, sao khưya lạnh

Trăng khuyết, hồn oan vật vã đau

Con nước mênh mông đồng Mộc Hóa

Mộ tù sóng ngập lút bờ lau 

Đêm đêm gió hú hồn rên rỉ

Vợ dại con thơ lạc thuở giờ

Sống đã đọa đày không thiết sống

Chết làm ma đói vẫn bơ vơ

Thuở ấy vùi nông manh chiếu rách

Hương tàn khói lạnh vắng người thăm

Ngờ đâu dâu biển trong gang tấc

Riêng mối u hoài đến vạn năm

Tù chết đã đành không sống lại

Hận thù chưa dễ chóng nguôi ngoai

Bạn tù năm cũ giờ trôi giạt

Còn nhớ hay quên một kiếp người!

(Mộ Tù Hoang Lạnh, tr. 10)

Sự láo khoét và tàn bạo:

Làm thì láo, báo cáo thì tuyệt hảo

Cướp chuyên nghề, ngươi tráo trở gian tham

Và giờ đây bàn tay đã nhúng chàm

Ngươi lì lợm như không tim, không óc

Hỡi bạo chúa, ngươi vô luân, vô học

Ngươi kéo lùi lịch sử mấy chục năm

Đi đến đâu cũng gieo rắc hờn căm

Ngươi cai trị ra sao, ngươi tự vấn

Mà dân chạy, bỏ nhà đi tị nạn

Sợ ngươi hơn sợ ác thú rừng xanh

Mở mắt nhìn ra thế giới chung quanh

Thấy các nước đều văn minh tiến bộ

Ngưoi ngoan cố vẫn ngăn song cấm chợ

Hỏi làm sao mà nước mạnh dân giàu

Ngươi tin dung lũ mặt ngựa đầu trâu

Mỗi khu vực có công an kềm kẹp

Người tài giỏi bị các ngươi chèn ép

Khó cất đầu lên khỏi mặt hố sâu…

(Nói Với Bạo Quyền CS tr. 59)

 Sau đây là một bức tranh hiện thực mô tả sự “đẹp đẽ” của chủ nghĩa cộng sản rút nhỏ trong một buổi nhậu, một bức tranh tuyệt tác, một thần bút của Hồ Công Tâm:

 

Nhá nhem dơi lượn quanh chòi vắng

Con nước ròng trơ mấy gốc bần

Lờ lững lục bình trôi chậm chậm

Muộn màng khói bếp dáng phân vân


Quán chợ lên đèn, bên lít rượu

Dăm con khô mực nướng vừa thơm

Công an thuế vụ cười hô hố

Một chén đưa cay cổ hạ đờm!

Đù má Bác Hồ thương hết biết

Tao vừa vô mánh đẹp hồi hôm

Tiệc này để đó tao bao hết

Cứ nhậu thả dàn, nhậu thiệt xôm!

Lít nữa! Rượu ngon nghen chủ quán

Đem thêm dĩa gỏi, nướng thêm tôm 

Mấy thằng con Ngụy kia ê cút!

Cách Mạng đang ăn cấm ngó mồm!

 Đêm đã về khuya, mưa rả rích

Đìu hiu chợ huyện, phố thưa người

Con ai co quắp ngoài hiên lạnh

Quán nhậu còn nghe vọng tiếng cười…

(Quán Nhậu Chợ Huyện, tr. 41)

Đọc bài này thích quá, tôi đọc đi đọc lại cả chục lần. Nó vừa mang tính chất nghệ thuật vừa mang tư tưởng của tác giả. Tôi thấy lũ chúng nó ăn nhậu khoái trá, miệng nhai nhồm nhoàm: Đó là bọn chủ tịch ủy ban Huyện, Công an, Thuế vụ tỉnh, trung ương. Chúng có một đức tính Mác Lê phó cho là “ăn”. Ăn bất cứ cái gì, cả  xương thịt người chết và cả xương thịt Mác Lê của nhau. Chúng nó ngồi ghếch chân lên ghế, đập bàn, vỗ ghế, kêu thét gọi thêm đồ nhậu. Hồ C6ng Tâm làm cho tôi nhớ câu ca dao thành Hồ:

Công an, thuế vụ, kiểm llâm

Ba thằng giặc đó, phải đâm thằng nào?

Công an, thuế vụ, kiểm lâm

Ở xa thì bắn, lại gần thì đâm.

Mâm nhậu của chúng không phải là khô mực, tôm nướng. Rượu chúng nốc không phải là rượu thường. Đó là xương máu của dân tộc. Chứ không ư? Chúng làm sao có 70 tỷ đô la đút vào nhà băng hải ngoại? No phè. Đồng chí Mác được chia bao nhiêu, giá đồng chí là đảng viên Cộng Sản Việt Nam thì đồng chí chưa chết sớm thế. Các đồng chí Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh, Đỗ Mười xuất sắc hơn tổ tiên chúng nhiều. Mấy tên này vẫn là vô sản nguyên xi và vẫn kêu gọi “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!” Hãy nhìn đây những tên “vô sản” ăn nhậu và cấm vô sản ngó mồm:

- Cách Mạng đang ăn cấm ngó mồm!

- Mấy thằng con Ngụy kia, ê cút!

- Đù má Bác Hồ thương hết biết!

Nếu tôi là họa sĩ thì tôi sẽ vẽ thành tranh bài thơ này. Tôi đọc, cười bò càn ra. Đây là bài thơ rất hay, hay tuyệt, nhưng nó lại rất đơn sơ mộc mạc, không õng ẹo làm dáng. Thơ Hồ Công Tâm không làm dáng nhưng gây cảm xúc mạnh, ấn tượng sâu. Cộng Sản không phải  là một lý tưởng, mà là một trò bịp khoa học. Bởi vậy có cả chục triệu người mắc lừa. Và cũng có cả chục triệu người đã sáng mắt ra. Nay mai ở Việt Nam sẽ chỉ còn lại một Đỗ Mười. Nhưng một Đỗ Mười chết khô và không được ướp muối.

Cộng Sản là người không có tài gì ngoài tài bịp, không có gì đáng kính, mà cũng không có gì đáng yêu. Đó chỉ là  những  kẻ đáng cho  toàn dân căm thù.  Mà sự  kiện nóng bỏng gần gũi nhất là cuộc nổi dậy của nhân dân tỉnh Thái Bình. Đọc phần đầu của Thơ Hồ Công Tâm, độc giả sẽ có cảm tưởng như tôi vậy.

Tôi không đề cập đến kỹ thuật của Hồ Công Tâm. Tôi chỉ nói đến tính chất chiến đấu của thơ ông. Nghệ thuật nào xúc động được lòng người đọc thì đó là nghệ thuật cao.

- Lẽ đâu dân tộc Việt Nam

Mang gông cùm Đảng, đành cam nghèo hèn?!

- Đù má Bác Hồ thương hết biết!!

Thương Bác Hồ quá sá đến nỗi phải “đù má Bác” mới đã thì quả là một thứ tình thương đặc biệt không thấy ở đâu. Nếu vậy từ đó ta có thể kéo ra một “công thức tình thương” khác như theorem réciproque trong toán học vậy. Đối với Mác Lê-nin thì các nhậu sĩ cấp huyện này cũng có thể “Đù má Mác Lê thương biết mấy!”, phải không?

Cái tiếng chửi đổng là ngôn ngữ hiếm, tục tằn nhưng đen nó vô thơ mà không thấy nó tục, ngược lại thấy nó khoái khẩu cái mồm, thế mới là hay, và cái mồm đó không phải cái mồm trong bức tranh sau đây:

Cách Mạng đang ăn cấm ngó mồm!

Tôi đọc câu này tôi lại cười bò ra. Chữ “ăn” ở đây thật là tuyệt. Tôi đó ai analyser nó cho hết ý. “Cách mạng” là gì? “Ăn” là gì?

Nam Cao mô tả Chí Phèo tuyệt: Hắn vừa đi vừa chửi, chửi người rồi lại chửi đời. Đời là tất cả, nhưng lại chẳng là ai. Thế nên không ai trả lời.

Trở lại Hồ Công Tâm, “Cách mạng là tất cả cái mảng đỏ đỏ, đen đen, mốc mốc, xám xám pha tạp đó nhưng lại chẳng là ai.  Nó là người lẫn vật,   hai chân lẫn bốn

chân, mặt vuông, mặt tròn nhưng không thiếu cái miệng để nói láo và để ăn, ăn xong lại nói láo, hoặc vừa nói láo vừa ăn cho ngon, hoặc vừa ăn vừa nói láo cho trơn cuống họng. Đời là tất cả, nhưng lại chẳng là ai. Thì Cách mạng là Bác Hồ, là Tổng bí thư, là Bộ Chính Trị, là chủ tịch, là thủ tướng… ai cũng có thể là “cách mạng” được cả.

Nói láo những gì, nói những gì gọi là nói láo. Nói:

- “Cách mạng thành công, ta sẽ xây dựng đất nước đẹp gấp mười lần xưa!”

- “Tủ lạnh, ti-vi nhân dân ta dư có.”

- “Xã hội chủ nghĩa thiên đàng thế gian!”

Đó là nói, còn “ăn?”, ăn gì? – Ăn tất cả chẳng chừa thứ chi, đồng chì, thau thiếc. – Ăn tiết canh, mỏ vịt, ruột chó quay chảo, luộc, ninh nhừ. Ăn đầu bò, đầu heo, bao tử cá tra, đầu gà và đầu… ngụy!

Nói chuyện Cách mạng ăn thì không cùng. Đô la cũng nuốt, bạc dỏm cũng xơi. Vợ ngụy cũng không tha, đế quốc tư bản cũng kèm tái luôn. Cách mạng ăn luôn nhà, thánh thất, chùa Phật, miếu mạo tổ tiên, thịt xương tiền bối. Ăn không hết, cách mạng đem về nhà cho vợ con Cách mạng ăn, đem bán rẻ cho đồng chí an hem, cho tư bản phản động. Giá nào cũng bán, cho luôn khỏi lấy tiền. Đó là cá choạng ăn. Từ cái sự ăn đó nó quá mỹ thuật nên khi “Cách mạng” ăn thì: “Cấm ngó mồm”!

Hồ Công Tâm viết câu này tuyệt bút. Một câu đủ thành thi sĩ rồi! Ôi cái mồm của cách mạng nó “đẹp” làm sao! Vì thế cấm ngó! Cũng như khẩu hiệu “Cấm đái” ở góc tường, ở chân tượng Lê-nin.

Thằng ngụy nào dám nói Cách mạng ăn (?) (Phải nói Cách mạng xơi, Cách mạng xực!) đi cải tạo Trảng Lớn Bù Gia Mập… 5 năm!

Thằng ngụy nào dám ngó mồm cách mạng: đi cải  tạo Hoàng Liên Sơn!

Thằng cán nào khen mồm cách mạng đẹp như cờ đỏ sao vàng: thăng ba cấp, vô Bộ Chính Trị, con cháu đi học Mỹ thả dàn không xét lý lịch.

Chỉ một tiếng “ăn”, cách mạng hiện nguyên hình “thanh lịch”. Xác ướp cũng ăn như Hồ Chủ Tịch. Hồ Chủ Tịch ăn chứ không à. Mỗi năm 3 triệu đô la. Không  mồ hôi nước mắt bần cố nông là gì?

Tôi chỉ đi đến cái “quán nhậu chợ huyện” thì dừng chân. Không đi xa hơn nữa. Thấy rõ Cách mạng rồi thì còn tìm cái gì hơn? Tôi nghe tiếng cười vọng ra. Không nhìn, không dám nhìn. Nhắm mắt cũng thấy “Cách mạng đang ăn…”! Đủ rồi!


San Antonio, tháng 12 năm 1997

Xuân Vũ

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm