Kinh Khổ
THỰC TRẠNG
Đối với một đất nước, vai trò của Viện Hàn lâm và Viện Tâm thần đều hết sức cần thiết, hết sức hữu ích. Chúng tồn tại độc lập và có vị trí quan trọng không thể thiếu như nhau. Nhưng đối với Việt Nam, nơi nguyên tắc chung gói gọn trong mấy từ “miễn vui là được” thì Viện Tâm thần có cơ hội phát triển cao hơn, gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Trong một số trường hợp cụ thể thì ranh giới giữa hai viện rất khó phân biệt.
Muốn đánh giá chính xác, trung thực mức độ phát triển của một đất nước, đơn giản chỉ cần so sánh sự quan tâm của dân chúng toàn xã hội đối với sự “bung ra để phát triển” của hai Viện Hàn lâm và Tâm thần. Đất nước phát triển, dân chúng thường khắc khổ, quan tâm nhiều đến những cái mới, sự thay đổi phát triển từ Viện Hàn lâm. Đất nước “đáng sống” của chúng ta, vui vẻ quá trớn, những vụ “xé rào”, “bung ra”, “bùng phát”… từ Viện tâm thần dường như vẫn là thứ tin tức được người ta háo hức theo dõi nhiều hơn cả.
Đời sống quá thừa thãi những kẻ muốn đẩy người khác vào Viện Tâm thần, trong khi chính bản thân kẻ đó hoàn toàn xứng đáng có một “suất” lâu dài trong cái viện đang phình ra, đông đúc đó.
Bi kịch là ở chỗ đôi khi trong Viện Tâm thần lại có những câu được thốt ra đầy tính hàn lâm, trong khi từ Viện Hàn lâm lại sản ra không ít những sáng kiến, công trình rõ ràng là rất tâm thần.
Xã hội có quá ít những cá nhân hướng tới lẽ sống khắc khổ hàn lâm trong khi quá dư thừa những kẻ tâm thần một cách sang trọng và cầu kỳ.
Để giữ khách quan, tôi không dùng dấu chấm than cho bất kỳ viện nào.
May ra chỉ có người muốn tham gia Viện Hàn lâm mới bảo là tôi nói tầm bậy.
Không tin thì thôi.
Ảnh có tính minh họa, của báo Tuổi Trẻ: Học viên trung tâm cai nghiện ma túy Đồng Nai trèo lên cột đèn sau khi trốn khỏi trại ngày 6-11-2016. Nếu được phép, hoặc nếu đó là ảnh tự mình chụp, tôi sẽ đặt tên nó là “đỉnh cao”. Nó là một dụ ngôn phản ánh đúng thực trạng xã hội hiện nay: đỉnh cao (khi đang/của trạng thái) ngáo đá!
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
THỰC TRẠNG
Đối với một đất nước, vai trò của Viện Hàn lâm và Viện Tâm thần đều hết sức cần thiết, hết sức hữu ích. Chúng tồn tại độc lập và có vị trí quan trọng không thể thiếu như nhau. Nhưng đối với Việt Nam, nơi nguyên tắc chung gói gọn trong mấy từ “miễn vui là được” thì Viện Tâm thần có cơ hội phát triển cao hơn, gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Trong một số trường hợp cụ thể thì ranh giới giữa hai viện rất khó phân biệt.
Muốn đánh giá chính xác, trung thực mức độ phát triển của một đất nước, đơn giản chỉ cần so sánh sự quan tâm của dân chúng toàn xã hội đối với sự “bung ra để phát triển” của hai Viện Hàn lâm và Tâm thần. Đất nước phát triển, dân chúng thường khắc khổ, quan tâm nhiều đến những cái mới, sự thay đổi phát triển từ Viện Hàn lâm. Đất nước “đáng sống” của chúng ta, vui vẻ quá trớn, những vụ “xé rào”, “bung ra”, “bùng phát”… từ Viện tâm thần dường như vẫn là thứ tin tức được người ta háo hức theo dõi nhiều hơn cả.
Đời sống quá thừa thãi những kẻ muốn đẩy người khác vào Viện Tâm thần, trong khi chính bản thân kẻ đó hoàn toàn xứng đáng có một “suất” lâu dài trong cái viện đang phình ra, đông đúc đó.
Bi kịch là ở chỗ đôi khi trong Viện Tâm thần lại có những câu được thốt ra đầy tính hàn lâm, trong khi từ Viện Hàn lâm lại sản ra không ít những sáng kiến, công trình rõ ràng là rất tâm thần.
Xã hội có quá ít những cá nhân hướng tới lẽ sống khắc khổ hàn lâm trong khi quá dư thừa những kẻ tâm thần một cách sang trọng và cầu kỳ.
Để giữ khách quan, tôi không dùng dấu chấm than cho bất kỳ viện nào.
May ra chỉ có người muốn tham gia Viện Hàn lâm mới bảo là tôi nói tầm bậy.
Không tin thì thôi.
Ảnh có tính minh họa, của báo Tuổi Trẻ: Học viên trung tâm cai nghiện ma túy Đồng Nai trèo lên cột đèn sau khi trốn khỏi trại ngày 6-11-2016. Nếu được phép, hoặc nếu đó là ảnh tự mình chụp, tôi sẽ đặt tên nó là “đỉnh cao”. Nó là một dụ ngôn phản ánh đúng thực trạng xã hội hiện nay: đỉnh cao (khi đang/của trạng thái) ngáo đá!