Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
THƯƠNG BẠN _ Việt Nhân
(HNPĐ) Đã có đôi lần trên trang báo lính này, ban chủ biên đã giới thiệu nhóm HNPĐ là tập họp của những anh em chế độ cũ một thời là lính, và hầu hết cuộc đời anh em thiết nghĩ chỉ còn có gọi bằng hai chữ ‘rách bươm’ là đúng nhất. Tả tơi về mọi mặt, nhất là lúc xế chiều như thế này, một nỗi buồn dai dẳng trong một thân xác sứt càng gãy gọng, nhìn bạn, nhìn mình mà thấy xót xa ái ngại cho nhau, chính vì thế mà nhiều lần có bạn hỏi thăm, mỗ tôi trong muộn phiền cũng muốn nói ra đôi điều cho vơi, nhưng ngại lời buồn chỉ làm nặng lòng người nghe, nên rồi lại thôi.
Nhờ lời chia sẻ trong bàn ra tán vào của bạn Mỹ Xuân hôm kia “thấy ông viết liền 2 ngày 1 bài là chúng tôi rất mừng vi tin rằng sức khoẻ của ông đã khá lắm...” mà một người bạn lính xưa trên San Jose, đọc được qua đó mới biết mỗ tôi nằm vùi mà gọi phôn. Anh hỏi tôi nghĩ sao, tháng bảy này anh có việc về Bolsa, nhân đó anh muốn đưa tôi về trên ấy tham dự đại nhạc hội cám ơn anh người TPB QL.VNCH kỳ 7, đó là một chuyến đi thú vị chắc chắn thế, nhưng tình trạng sức khỏe khá là tệ, đến lúc đó chưa biết nó sẽ như thế nào đành không dám hứa cùng bạn. Những quí mến chân tình của đồng đội, những lời quan tâm thăm hỏi như của bạn Mỹ Xuân, thực lòng mỗ tôi vui và quí vô cùng, nhưng vốn lối sống cùng tánh khép kín, lại thêm biết nói gì đây vì chuyện hôm nay, nó là cái hậu của một thời chiến tranh, và có những thằng lính năm xưa tới nay vẫn trả chưa hết nợ.
Cái bệnh hôm nay của mỗ tôi cùng một số bạn, nó bắt đầu tự những lần thương trận, với những lần truyền máu mà nay cái gan có vấn đề với con virus C, khi nghe bác sĩ nói cần phải điều trị thời gian là cả năm với nó, mỗ tôi không chút buồn vì vốn tánh lì thằng lính. Vả đã cuối đời, thì đoạn đường trước mặt dài ngắn là cái ta có định được đâu, mọi cái là do phần ông trời chấm cho từng người, được thanh cao hay phải phong trần mỗi người một phận sống, ngay so với anh chủ biên số lần thương tật anh bị hơn mỗ tôi nhiều, nhưng anh may mắn không vướng. Thế rồi những ống thuốc chích, những viên thuốc hai buổi sáng chiều, với những lần thử máu liên tục cho thấy bệnh có giảm, nhưng sức khỏe mỗ tôi cũng giảm theo, sức chịu đựng của thể tạng quá yếu lại thêm phản ứng phụ của thuốc vật vã, khiến mỗ tôi lắm lúc quay cu lơ ba bốn ngày liền.
Cùng bệnh với mỗ tôi có anh bạn HO đã điều trị hơn nửa năm, nhưng vì kham không xiết đành chào thua, chia tay anh vị bác sĩ nói thật lòng ông, với những người ở cái tuổi gần bảy mươi hay hơn, đôi lúc tùy trường hợp mà không nên theo đuổi chuyện điều trị vì sẽ không đủ sức. Thực tế cho thấy nhiều người ở tuổi đó ra đi, lại vì một bệnh khác trước khi cả cái gan nó chai, gặp lại anh sau đó khi anh đã tỉnh táo lại nhiều, anh buồn kể chuyện đời lính của bạn anh giải ngũ lần thương trận 1972, nay còn vướng lại bên quê nhà cùng một căn bịnh. Cái hận thù hay phân biệt chế độ cũ mới, nó ở đâu đó như tại tòa án, hay đồn công an, chứ ở bệnh viện thì không có chuyện đó, tiền là trên hết, phong bao phong bì là chuyện phải có trong giao tiếp giữa thầy thuốc và con bệnh, đó là nơi người ta phải có tiền trước, rồi mới nói chuyện trị bệnh sau.
Anh lính cũ còn lại quê nhà không tiền, anh đành chữa bệnh ung thư gan C bằng những cây cỏ thuốc nam, anh bạn bên này tâm sự cùng tôi, anh không tiếc vì mình bỏ ngang chuyện chữa trị, mà anh chỉ tiếc là phải chi những viên thuốc Ribavirin, và những ống chích Pegintron, làm sao anh có được để cho bạn. Nghe anh nói mà thương cho người lính cũ một thời đã đổ máu bên quê nhà, ngay cả viên thuốc cũng chỉ là ước mơ, ống thuốc Pegintron bên nhà giá rẻ nghe chỉ bằng phân nửa bên đây, thì cũng phải trên năm triệu đồng một mũi. Ở Mỹ hay ở đâu thế hệ chúng tôi người ta đều gọi là thế hệ baby boomer, tại VN chúng tôi vừa lớn là đã lăn vào cuộc chiến, thì tại Mỹ những hyppy chích choác xì ke thời đó, chúng cũng dính bệnh do dùng chung kim chích, nay nghe nói chúng cũng đã chết nhiều vì bệnh này.
Anh bạn HO, anh không thốt một lời than, cho những gì người lính cũ phải gánh chịu vào lúc cuối đời, và những gì anh nói mỗ tôi hiểu đó chỉ là nỗi xót xa mà ngay bản thân mỗ tôi đôi lúc cũng đã từng có. Thực lòng mà nói nếu có trách hay than, thì trách ai đây, thời đó người ta chưa nhận ra con siêu vi C cho mãi tới 1986, chuyện con C nó ủ bệnh trong cơ thể người lính những năm tháng còn sức trẻ, nay về già là lúc căn bệnh phát tác. Những anh em phế binh không may vướng thêm lấy nó thật trăm điều cơ cực, có cả những cảnh những người vợ, người con quá nghèo, mà đành buông tay đứng nhìn người chồng người cha với cơn bạo bệnh.
Đồng bệnh tương lân! Anh hỏi tôi nghĩ gì, nhìn anh mỗ tôi buồn mà nói thật lòng mình là không biết nói gì đây, không khéo lại cho là tả oán, vì vẫn có những người sống trong im lặng nhận lấy nỗi đau, mà không một lời một tiếng. Chuyên đã một lần có anh lính cũ trên diển đàn lên tiếng, là hãy tránh bớt đi những gì làm tổn thương hình ảnh một thời của người lính VNCH, những rách rưới bần cùng vì cuộc sống hôm nay, theo anh có người đã dùng nó để gợi niềm đau, anh có cái lý của anh. Nhưng cũng không ít ý kiến không đồng ý suy nghĩ đó, vì chuyện lính hôm xưa, người lính cũ hôm nay tha phương hay còn vướng lại quê nhà, tất cả đó là chuyện chung anh em mình, sao không nói ra để cùng nhau nghe mà thương nhau hơn.
Thoáng đó thời gian như vó câu, 38 năm đã rời xa tay súng, nhưng nợ nần vẫn còn mang đây, cái nợ mà có một đàn anh già đã vui mà đặt tên là nợ kiếm cung, với anh một ngày khoác áo lính là một đời nợ núi sông. Mỗ tôi thưa chuyện hôm nay với cái tâm thật bình, vì biết chắc dù có là bị bôi bẩn, có là bị xách mé gọi là Ngụy, thì những người lính VNCH hôm nào vẫn luôn trong tim mọi người, nhất là trong tim của nhau, những huynh đệ một thời chiến đấu chung dưới ngọn cờ vì dân tộc, vì quốc gia. Mong lắm thay tháng 07 này sức khỏe mỗ tôi khá đôi chút, để được theo bạn ngược phương bắc, tham dự buổi đại nhạc hội cám ơn anh người TPB QL.VNCH, để mà được ấm lòng nhìn thấy những người Việt tha phương, tụ về cùng nhau, ít nhiều sớt chia cái nhọc nhằn cho những người lính cũ bên nhà.
Đến lúc kết câu chuyện, mỗ tôi bổng vui khi nghĩ nếu chuyến đi mà có, thì đây là lần đầu sau hai mươi năm trên đất Mỹ, mỗ tôi biết thế nào là San Jose, là thung lũng hoa vàng, thú thật mỗ tôi từ ngày rời quê đến đây, chỉ loanh hoanh những con đường từ nhà đến sở của cái đất quận Cam. Đến khi về hưu, thì có đi nhiều cũng chỉ là cùng bạn lang thang ngoài phố Bolsa cà phê với nhau, ngay cả Disneyland cận một bên Little Saigon mà mỗ tôi cũng chưa một lần đến, nói chi xa xôi như đi San Diego để mà thăm anh chủ biên cùng bộ sậu HNPĐ.
Việt Nhân (HNPĐ)
THƯƠNG BẠN _ Việt Nhân
(HNPĐ) Đã có đôi lần trên trang báo lính này, ban chủ biên đã giới thiệu nhóm HNPĐ là tập họp của những anh em chế độ cũ một thời là lính, và hầu hết cuộc đời anh em thiết nghĩ chỉ còn có gọi bằng hai chữ ‘rách bươm’ là đúng nhất. Tả tơi về mọi mặt, nhất là lúc xế chiều như thế này, một nỗi buồn dai dẳng trong một thân xác sứt càng gãy gọng, nhìn bạn, nhìn mình mà thấy xót xa ái ngại cho nhau, chính vì thế mà nhiều lần có bạn hỏi thăm, mỗ tôi trong muộn phiền cũng muốn nói ra đôi điều cho vơi, nhưng ngại lời buồn chỉ làm nặng lòng người nghe, nên rồi lại thôi.
Nhờ lời chia sẻ trong bàn ra tán vào của bạn Mỹ Xuân hôm kia “thấy ông viết liền 2 ngày 1 bài là chúng tôi rất mừng vi tin rằng sức khoẻ của ông đã khá lắm...” mà một người bạn lính xưa trên San Jose, đọc được qua đó mới biết mỗ tôi nằm vùi mà gọi phôn. Anh hỏi tôi nghĩ sao, tháng bảy này anh có việc về Bolsa, nhân đó anh muốn đưa tôi về trên ấy tham dự đại nhạc hội cám ơn anh người TPB QL.VNCH kỳ 7, đó là một chuyến đi thú vị chắc chắn thế, nhưng tình trạng sức khỏe khá là tệ, đến lúc đó chưa biết nó sẽ như thế nào đành không dám hứa cùng bạn. Những quí mến chân tình của đồng đội, những lời quan tâm thăm hỏi như của bạn Mỹ Xuân, thực lòng mỗ tôi vui và quí vô cùng, nhưng vốn lối sống cùng tánh khép kín, lại thêm biết nói gì đây vì chuyện hôm nay, nó là cái hậu của một thời chiến tranh, và có những thằng lính năm xưa tới nay vẫn trả chưa hết nợ.
Cái bệnh hôm nay của mỗ tôi cùng một số bạn, nó bắt đầu tự những lần thương trận, với những lần truyền máu mà nay cái gan có vấn đề với con virus C, khi nghe bác sĩ nói cần phải điều trị thời gian là cả năm với nó, mỗ tôi không chút buồn vì vốn tánh lì thằng lính. Vả đã cuối đời, thì đoạn đường trước mặt dài ngắn là cái ta có định được đâu, mọi cái là do phần ông trời chấm cho từng người, được thanh cao hay phải phong trần mỗi người một phận sống, ngay so với anh chủ biên số lần thương tật anh bị hơn mỗ tôi nhiều, nhưng anh may mắn không vướng. Thế rồi những ống thuốc chích, những viên thuốc hai buổi sáng chiều, với những lần thử máu liên tục cho thấy bệnh có giảm, nhưng sức khỏe mỗ tôi cũng giảm theo, sức chịu đựng của thể tạng quá yếu lại thêm phản ứng phụ của thuốc vật vã, khiến mỗ tôi lắm lúc quay cu lơ ba bốn ngày liền.
Cùng bệnh với mỗ tôi có anh bạn HO đã điều trị hơn nửa năm, nhưng vì kham không xiết đành chào thua, chia tay anh vị bác sĩ nói thật lòng ông, với những người ở cái tuổi gần bảy mươi hay hơn, đôi lúc tùy trường hợp mà không nên theo đuổi chuyện điều trị vì sẽ không đủ sức. Thực tế cho thấy nhiều người ở tuổi đó ra đi, lại vì một bệnh khác trước khi cả cái gan nó chai, gặp lại anh sau đó khi anh đã tỉnh táo lại nhiều, anh buồn kể chuyện đời lính của bạn anh giải ngũ lần thương trận 1972, nay còn vướng lại bên quê nhà cùng một căn bịnh. Cái hận thù hay phân biệt chế độ cũ mới, nó ở đâu đó như tại tòa án, hay đồn công an, chứ ở bệnh viện thì không có chuyện đó, tiền là trên hết, phong bao phong bì là chuyện phải có trong giao tiếp giữa thầy thuốc và con bệnh, đó là nơi người ta phải có tiền trước, rồi mới nói chuyện trị bệnh sau.
Anh lính cũ còn lại quê nhà không tiền, anh đành chữa bệnh ung thư gan C bằng những cây cỏ thuốc nam, anh bạn bên này tâm sự cùng tôi, anh không tiếc vì mình bỏ ngang chuyện chữa trị, mà anh chỉ tiếc là phải chi những viên thuốc Ribavirin, và những ống chích Pegintron, làm sao anh có được để cho bạn. Nghe anh nói mà thương cho người lính cũ một thời đã đổ máu bên quê nhà, ngay cả viên thuốc cũng chỉ là ước mơ, ống thuốc Pegintron bên nhà giá rẻ nghe chỉ bằng phân nửa bên đây, thì cũng phải trên năm triệu đồng một mũi. Ở Mỹ hay ở đâu thế hệ chúng tôi người ta đều gọi là thế hệ baby boomer, tại VN chúng tôi vừa lớn là đã lăn vào cuộc chiến, thì tại Mỹ những hyppy chích choác xì ke thời đó, chúng cũng dính bệnh do dùng chung kim chích, nay nghe nói chúng cũng đã chết nhiều vì bệnh này.
Anh bạn HO, anh không thốt một lời than, cho những gì người lính cũ phải gánh chịu vào lúc cuối đời, và những gì anh nói mỗ tôi hiểu đó chỉ là nỗi xót xa mà ngay bản thân mỗ tôi đôi lúc cũng đã từng có. Thực lòng mà nói nếu có trách hay than, thì trách ai đây, thời đó người ta chưa nhận ra con siêu vi C cho mãi tới 1986, chuyện con C nó ủ bệnh trong cơ thể người lính những năm tháng còn sức trẻ, nay về già là lúc căn bệnh phát tác. Những anh em phế binh không may vướng thêm lấy nó thật trăm điều cơ cực, có cả những cảnh những người vợ, người con quá nghèo, mà đành buông tay đứng nhìn người chồng người cha với cơn bạo bệnh.
Đồng bệnh tương lân! Anh hỏi tôi nghĩ gì, nhìn anh mỗ tôi buồn mà nói thật lòng mình là không biết nói gì đây, không khéo lại cho là tả oán, vì vẫn có những người sống trong im lặng nhận lấy nỗi đau, mà không một lời một tiếng. Chuyên đã một lần có anh lính cũ trên diển đàn lên tiếng, là hãy tránh bớt đi những gì làm tổn thương hình ảnh một thời của người lính VNCH, những rách rưới bần cùng vì cuộc sống hôm nay, theo anh có người đã dùng nó để gợi niềm đau, anh có cái lý của anh. Nhưng cũng không ít ý kiến không đồng ý suy nghĩ đó, vì chuyện lính hôm xưa, người lính cũ hôm nay tha phương hay còn vướng lại quê nhà, tất cả đó là chuyện chung anh em mình, sao không nói ra để cùng nhau nghe mà thương nhau hơn.
Thoáng đó thời gian như vó câu, 38 năm đã rời xa tay súng, nhưng nợ nần vẫn còn mang đây, cái nợ mà có một đàn anh già đã vui mà đặt tên là nợ kiếm cung, với anh một ngày khoác áo lính là một đời nợ núi sông. Mỗ tôi thưa chuyện hôm nay với cái tâm thật bình, vì biết chắc dù có là bị bôi bẩn, có là bị xách mé gọi là Ngụy, thì những người lính VNCH hôm nào vẫn luôn trong tim mọi người, nhất là trong tim của nhau, những huynh đệ một thời chiến đấu chung dưới ngọn cờ vì dân tộc, vì quốc gia. Mong lắm thay tháng 07 này sức khỏe mỗ tôi khá đôi chút, để được theo bạn ngược phương bắc, tham dự buổi đại nhạc hội cám ơn anh người TPB QL.VNCH, để mà được ấm lòng nhìn thấy những người Việt tha phương, tụ về cùng nhau, ít nhiều sớt chia cái nhọc nhằn cho những người lính cũ bên nhà.
Đến lúc kết câu chuyện, mỗ tôi bổng vui khi nghĩ nếu chuyến đi mà có, thì đây là lần đầu sau hai mươi năm trên đất Mỹ, mỗ tôi biết thế nào là San Jose, là thung lũng hoa vàng, thú thật mỗ tôi từ ngày rời quê đến đây, chỉ loanh hoanh những con đường từ nhà đến sở của cái đất quận Cam. Đến khi về hưu, thì có đi nhiều cũng chỉ là cùng bạn lang thang ngoài phố Bolsa cà phê với nhau, ngay cả Disneyland cận một bên Little Saigon mà mỗ tôi cũng chưa một lần đến, nói chi xa xôi như đi San Diego để mà thăm anh chủ biên cùng bộ sậu HNPĐ.
Việt Nhân (HNPĐ)