Văn Học & Nghệ Thuật
THUYỀN TA BƠI LẶNG TRONG DÒNG MẮT EM - PHẠM ĐỨC NHÌ
( HNPD ) Qua bài viết Tản Mạn Về Vai Trò Của Ý Tứ Trong Thơ tôi nhận được một số phản hồi; khen chê đủ cả. Tôi chú ý đến thư mở của nhà thơ Nguyễn Khôi bàn khá chi tiết về tứ và ý thơ. Có vài điểm tôi đã trả lời ngay. Riêng ý kiến của ông về 2 câu thơ của Lưu Trọng Lư thì tôi thấy hay hay nên nẩy ra ý định “để dành” để viết một bài ngăn ngắn “lý sự cùn” với ông với hy vọng nhà thơ mà tôi rất có cảm tình và bạn đọc có thể “mua vui cũng được một vài trống canh”. Ông NK viết như sau:
Ý là muốn nói đến sự say đắm si mê của chàng với nàng (đó mới là chung chung chưa rõ
ràng), chỉ đến khi Thi sĩ thể hiện bằng hình tượng thơ cụ thể :
Mắt em là một dòng sông
Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em
(Lưu Trọng Lư)
thì đó đã là một TỨ THƠ độc đáo.
Tôi mày mò tra cứu và xin trình diện bạn đọc cả bài thơ của Lưu Trọng Lư.
Trăng lên
Vừng trăng lên mái tóc mây
Một hồn thu tạnh, mơ say hương nồng
Mắt em là một dòng sông
Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em.
Hai câu đầu cho biết cô gái đang thả hồn vào mộng vào mơ trong một đêm trăng sáng. Chắc tác giả cũng ở gần đâu đó cho nên mới có 2 câu thơ mà nhà thơ NK đã cho là “sự say đắm si mê của chàng với nàng”
Mắt em là một dòng sông
Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em.
và cho đó là một tứ thơ độc đáo.
Tôi hoàn toàn đồng ý với nhà thơ lão thành về nhận định đó. Tứ thơ hay thật. Nhưng ý thơ có phải nói về “sự say đắm si mê của chàng với nàng” hay không thì còn phải xem lại. Tác giả đã sử dụng thủ pháp Show, Not Tell – không tiết lộ tâm ý của mình mà chỉ cung cấp tình tiết cần thiết để nếu người đọc dựa vào đó tiếp tục mạch suy luận thì sẽ tự khám phá và cảm nhận được cái tâm ý đó.
Theo câu cuối của bài thơ thì cô gái đang thu hút cả bóng hình chàng trai vào đôi mắt - như một dòng sông - của mình, “cho phép” chàng được bơi lặng trong dòng sông ấy, nghĩa là nàng đang nhìn chàng say đắm. Dựa vào cái nhìn say đắm ấy người đọc có thể kết luận mà không sợ sai lầm: tác giả đã nhận biết và đã dùng tài thơ của mình khoe với mọi người “Nàng đã yêu ta đắm say”. Cũng có thể - để hai người đến được với nhau trong khung cảnh thơ mộng đó - chàng cũng đã có ít nhiều tình cảm với nàng nhưng mạch suy luận của tứ thơ ở đây dường như chỉ dẫn người đọc đi về một hướng: tình yêu tha thiết của nàng với chàng. (1) Như vậy ý của bài thơ không phải là “sự đắm say si mê của chàng với nàng” như nhà thơ Nguyễn Khôi và không ít những người yêu thơ khác lầm tưởng.
Với cách hiểu bài thơ Trăng Lên như vậy tôi biết mình sẽ bị đứng ở phe thiểu số, yếu thế và cô độc. Với phép ẩn dụ thì khi đã bắt được tứ thơ, tùy theo óc tưởng tượng, khả năng liên tưởng và trực giác thơ ca của mình, mỗi người đọc có thể sẽ cảm nhận ngụ ý của bài thơ mỗi cách khác nhau (có khi khác với tác giả). Nhưng với thủ pháp Show, Not Tell tác giả đã phát cây dọn đường; nếu người đọc tiếp tục theo mạch suy luận một cách đúng đắn thì con đường đó chắc chắn sẽ dẫn họ đến với tứ thơ (theo đúng ý của tác giả). Không có con đường nào khác và không thể có điểm đến nào khác.
Tôi chợt nghĩ đến một câu hát “Và ngày gặp em anh xin ngồi tù trong đáy mắt thơ ngây”. (2) Trường hợp này chàng “xin ngồi tù trong đáy mắt” nàng tức là chàng đã yêu nàng và xin được nàng yêu. Còn nàng nếu cho phép chàng ngồi tù trong đáy mắt mình có nghĩa là nàng cũng đã chấp nhận tình yêu của chàng.
Bài thơ Trăng Lên của Lưu Trọng Lư có một khác biệt lớn với câu hát trên. Chàng có yêu nàng hay không? Khi bước vào khung cảnh bài thơ câu hỏi ấy chưa có câu trả lời chắc chắn. Cho nên nếu dựa vào hai câu thơ:
Mắt em là một dòng sông
Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em.
để kết luận ý của bài thơ là “sự say đắm, si mê của chàng với nàng” thì đó là một kết luận không đúng. Ý của bài thơ chính xác ra phải là “Làng nước ơi! Người con gái ấy đã yêu ta đắm say”.
League City 02/ 2016
Phạm Đức Nhì ( HNPD )
Nhidpham @gmail.com
Sẵn sàng đón nhận góp ý, phê bình của độc giả.
Chú Thích:
1/ Cũng có thể thi sĩ Lưu Trọng Lư muốn bày tỏ “sự say đắm, si mê của ông với cô gái” nhưng lầm lẫn “mắt ta” với “mắt em” chăng?
2/ Trả Lời Thư Em (Trầm Tử Thiêng)
Phần Đọc Thêm
Thủ pháp Show, Not Tell có 3 đặc tính sau đây
1/ Không tiết lộ ý chính của câu thơ (hoặc bài thơ). Dành chỗ cho người đọc theo mạch suy luận tự khám phá và cảm nhận.
Thí dụ:
Táo nhà tôi trồng đấy. Ối giời ôi! Ngon kinh khủng. Chị ăn đi thì biết.
Táo nhà tôi trồng đấy. Chị ăn thử nhé. (Ngon hay không thì chị sẽ tự biết sau khi ăn).
Trong câu sau người cho táo đã dành chỗ cho người ăn táo tự cảm nhận.
2/ Không kể lại tóm tắt, dùng những tĩnh từ, trạng từ “nặng ký”. Phải đi vào hoàn cảnh, tình tiết cụ thể, thực tế, sống động để người đọc hiểu được tâm tình của mình qua giác quan, cảm nghĩ, cảm giác, hành động (senses, thoughts, feelings, action)
Thí dụ:
Sắp đến giờ đi phỏng vấn để nhận việc làm đầu tiên trên nước Mỹ. Tôi cực kỳ lo lắng.
Buỏi trưa vợ tôi nấu cháo vịt, món tôi thích nhất. Tô cháo trước mặt tôi nóng hổi thơm lừng, mỡ hành nổi váng vàng được điểm phía trên những cộng hành hoa trông thật bắt mắt. Rồi lại còn đĩa thị luộc thái mỏng, lòng mề và mấy quả trứng non đặt bên cạnh chén mắm gừng. Nhưng tôi chỉ uể oải gắp vài miếng thịt, húp vài muỗng cháo rồi lặng lẽ đứng lên. Vợ tôi biết ý đặt ly cà phê đen nhánh thơm ngào ngạt trên bàn nước nhưng tôi chỉ nhấp một ngụm rồi vào phòng thay chiếc áo sơ mi mới mặc đã ướt đẫm mồ hôi và cầm chìa khóa ra xe. Một tiếng đồng hồ nữa là cuộc phỏng vấn nhận việc làm đầu tiên của tôi trên nước Mỹ.
Phần trên là kể lại tóm tắt (Tell). Phần dưới là Show, Not Tell
3/ Mọi suy luận đều dẫn đến đúng ý của tác giả.
Bàn ra tán vào (0)
THUYỀN TA BƠI LẶNG TRONG DÒNG MẮT EM - PHẠM ĐỨC NHÌ
( HNPD ) Qua bài viết Tản Mạn Về Vai Trò Của Ý Tứ Trong Thơ tôi nhận được một số phản hồi; khen chê đủ cả. Tôi chú ý đến thư mở của nhà thơ Nguyễn Khôi bàn khá chi tiết về tứ và ý thơ. Có vài điểm tôi đã trả lời ngay. Riêng ý kiến của ông về 2 câu thơ của Lưu Trọng Lư thì tôi thấy hay hay nên nẩy ra ý định “để dành” để viết một bài ngăn ngắn “lý sự cùn” với ông với hy vọng nhà thơ mà tôi rất có cảm tình và bạn đọc có thể “mua vui cũng được một vài trống canh”. Ông NK viết như sau:
Ý là muốn nói đến sự say đắm si mê của chàng với nàng (đó mới là chung chung chưa rõ
ràng), chỉ đến khi Thi sĩ thể hiện bằng hình tượng thơ cụ thể :
Mắt em là một dòng sông
Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em
(Lưu Trọng Lư)
thì đó đã là một TỨ THƠ độc đáo.
Tôi mày mò tra cứu và xin trình diện bạn đọc cả bài thơ của Lưu Trọng Lư.
Trăng lên
Vừng trăng lên mái tóc mây
Một hồn thu tạnh, mơ say hương nồng
Mắt em là một dòng sông
Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em.
Hai câu đầu cho biết cô gái đang thả hồn vào mộng vào mơ trong một đêm trăng sáng. Chắc tác giả cũng ở gần đâu đó cho nên mới có 2 câu thơ mà nhà thơ NK đã cho là “sự say đắm si mê của chàng với nàng”
Mắt em là một dòng sông
Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em.
và cho đó là một tứ thơ độc đáo.
Tôi hoàn toàn đồng ý với nhà thơ lão thành về nhận định đó. Tứ thơ hay thật. Nhưng ý thơ có phải nói về “sự say đắm si mê của chàng với nàng” hay không thì còn phải xem lại. Tác giả đã sử dụng thủ pháp Show, Not Tell – không tiết lộ tâm ý của mình mà chỉ cung cấp tình tiết cần thiết để nếu người đọc dựa vào đó tiếp tục mạch suy luận thì sẽ tự khám phá và cảm nhận được cái tâm ý đó.
Theo câu cuối của bài thơ thì cô gái đang thu hút cả bóng hình chàng trai vào đôi mắt - như một dòng sông - của mình, “cho phép” chàng được bơi lặng trong dòng sông ấy, nghĩa là nàng đang nhìn chàng say đắm. Dựa vào cái nhìn say đắm ấy người đọc có thể kết luận mà không sợ sai lầm: tác giả đã nhận biết và đã dùng tài thơ của mình khoe với mọi người “Nàng đã yêu ta đắm say”. Cũng có thể - để hai người đến được với nhau trong khung cảnh thơ mộng đó - chàng cũng đã có ít nhiều tình cảm với nàng nhưng mạch suy luận của tứ thơ ở đây dường như chỉ dẫn người đọc đi về một hướng: tình yêu tha thiết của nàng với chàng. (1) Như vậy ý của bài thơ không phải là “sự đắm say si mê của chàng với nàng” như nhà thơ Nguyễn Khôi và không ít những người yêu thơ khác lầm tưởng.
Với cách hiểu bài thơ Trăng Lên như vậy tôi biết mình sẽ bị đứng ở phe thiểu số, yếu thế và cô độc. Với phép ẩn dụ thì khi đã bắt được tứ thơ, tùy theo óc tưởng tượng, khả năng liên tưởng và trực giác thơ ca của mình, mỗi người đọc có thể sẽ cảm nhận ngụ ý của bài thơ mỗi cách khác nhau (có khi khác với tác giả). Nhưng với thủ pháp Show, Not Tell tác giả đã phát cây dọn đường; nếu người đọc tiếp tục theo mạch suy luận một cách đúng đắn thì con đường đó chắc chắn sẽ dẫn họ đến với tứ thơ (theo đúng ý của tác giả). Không có con đường nào khác và không thể có điểm đến nào khác.
Tôi chợt nghĩ đến một câu hát “Và ngày gặp em anh xin ngồi tù trong đáy mắt thơ ngây”. (2) Trường hợp này chàng “xin ngồi tù trong đáy mắt” nàng tức là chàng đã yêu nàng và xin được nàng yêu. Còn nàng nếu cho phép chàng ngồi tù trong đáy mắt mình có nghĩa là nàng cũng đã chấp nhận tình yêu của chàng.
Bài thơ Trăng Lên của Lưu Trọng Lư có một khác biệt lớn với câu hát trên. Chàng có yêu nàng hay không? Khi bước vào khung cảnh bài thơ câu hỏi ấy chưa có câu trả lời chắc chắn. Cho nên nếu dựa vào hai câu thơ:
Mắt em là một dòng sông
Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em.
để kết luận ý của bài thơ là “sự say đắm, si mê của chàng với nàng” thì đó là một kết luận không đúng. Ý của bài thơ chính xác ra phải là “Làng nước ơi! Người con gái ấy đã yêu ta đắm say”.
League City 02/ 2016
Phạm Đức Nhì ( HNPD )
Nhidpham @gmail.com
Sẵn sàng đón nhận góp ý, phê bình của độc giả.
Chú Thích:
1/ Cũng có thể thi sĩ Lưu Trọng Lư muốn bày tỏ “sự say đắm, si mê của ông với cô gái” nhưng lầm lẫn “mắt ta” với “mắt em” chăng?
2/ Trả Lời Thư Em (Trầm Tử Thiêng)
Phần Đọc Thêm
Thủ pháp Show, Not Tell có 3 đặc tính sau đây
1/ Không tiết lộ ý chính của câu thơ (hoặc bài thơ). Dành chỗ cho người đọc theo mạch suy luận tự khám phá và cảm nhận.
Thí dụ:
Táo nhà tôi trồng đấy. Ối giời ôi! Ngon kinh khủng. Chị ăn đi thì biết.
Táo nhà tôi trồng đấy. Chị ăn thử nhé. (Ngon hay không thì chị sẽ tự biết sau khi ăn).
Trong câu sau người cho táo đã dành chỗ cho người ăn táo tự cảm nhận.
2/ Không kể lại tóm tắt, dùng những tĩnh từ, trạng từ “nặng ký”. Phải đi vào hoàn cảnh, tình tiết cụ thể, thực tế, sống động để người đọc hiểu được tâm tình của mình qua giác quan, cảm nghĩ, cảm giác, hành động (senses, thoughts, feelings, action)
Thí dụ:
Sắp đến giờ đi phỏng vấn để nhận việc làm đầu tiên trên nước Mỹ. Tôi cực kỳ lo lắng.
Buỏi trưa vợ tôi nấu cháo vịt, món tôi thích nhất. Tô cháo trước mặt tôi nóng hổi thơm lừng, mỡ hành nổi váng vàng được điểm phía trên những cộng hành hoa trông thật bắt mắt. Rồi lại còn đĩa thị luộc thái mỏng, lòng mề và mấy quả trứng non đặt bên cạnh chén mắm gừng. Nhưng tôi chỉ uể oải gắp vài miếng thịt, húp vài muỗng cháo rồi lặng lẽ đứng lên. Vợ tôi biết ý đặt ly cà phê đen nhánh thơm ngào ngạt trên bàn nước nhưng tôi chỉ nhấp một ngụm rồi vào phòng thay chiếc áo sơ mi mới mặc đã ướt đẫm mồ hôi và cầm chìa khóa ra xe. Một tiếng đồng hồ nữa là cuộc phỏng vấn nhận việc làm đầu tiên của tôi trên nước Mỹ.
Phần trên là kể lại tóm tắt (Tell). Phần dưới là Show, Not Tell
3/ Mọi suy luận đều dẫn đến đúng ý của tác giả.