Văn Học & Nghệ Thuật

TIỀN CỦA LÍNH CỘNG HOÀ THÌ NHẬN NHƯNG NHẠC PHẢI CẤM

Đọc bài phỏng vấn “nhà phê bình âm nhạc” Nguyễn Lưu về việc phải cấm triệt “nhạc của lính Cộng hoà”, tôi xin được đăng lại bài viết của ông này về nhạc sĩ Phạm Duy và bài viết phản bác ngược lại từng được đăng tải trên báo Thanh Niên. Đăng đ

FB Trung Bảo


Nhà báo, nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu. Ảnh: VTC

Đọc bài phỏng vấn “nhà phê bình âm nhạc” Nguyễn Lưu về việc phải cấm triệt “nhạc của lính Cộng hoà”, tôi xin được đăng lại bài viết của ông này về nhạc sĩ Phạm Duy và bài viết phản bác ngược lại từng được đăng tải trên báo Thanh Niên. Đăng để thấy trình độ của ông Nguyễn Lưu này đến đâu mà ông ta giở giọng như vậy.

Vậy đó chứ cho kẹo thì “nhà phê bình” này cũng không dám kêu nhà nước từ chối tiền của các cựu lính Cộng Hoà gửi về hằng năm. Tiền thì sẵn sàng nhận nhưng nhạc thì phải cấm. (Từ một comment của anh Nguyễn Khánh).

Lưu ý: Post này sẽ dài nhưng tôi vẫn giữ nguyên bản bài viết của ông “nhạc sĩ” nay thêm “nhà phê bình âm nhạc” và bài trả lời. Các bạn gắng đọc.

____

Bài trên Báo Đầu tư

Không thể tung hô

Có thể nói, một trong những niềm tự hào, tự tôn của dân tộc Việt Nam là triết lý “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”. Tuy nhiên, “không đánh kẻ chạy lại” cần được hiểu thêm rằng, kẻ chạy lại là ai, và “không đánh” có nhất thiết đồng nghĩa với việc xem người ấy là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể…? Tôi muốn nói đến trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc “Ngày trở về” (diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM). Một người bạn, nhà văn Chu Lai đã tỏ ra tâm đắc với ý tưởng này và cho biết, Tạp chí Thế giới mới số mới nhất có đăng một bài viết, với nội dung gói gọn: “Một người từng bỏ kháng chiến theo thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó, đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu “sặc mùi” hiếu chiến. Nay, thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về! Hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến như thế!”.

Đất nước đang đổi mới, chúng ta chấp nhận việc khép lại quá khứ để xây dựng tương lai, nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc bỏ quên tất cả, từ những hy sinh gian khổ đến những bài học máu xương… Chúng ta cũng không quên tổ tiên ta luôn tỏ rõ nghĩa khí, quyết không sợ xâm lăng và cũng không trù dập kẻ thất trận. Tù binh giặc còn được cấp lương, thuyền để chúng “ra đến bể chưa thôi trống ngực” hay “về đến nhà còn đổ mồ hôi” (Cáo bình Ngô). Nhưng cái khái niệm ân nghĩa bốn bể ấy cũng có những nguyên tắc và với trường hợp của Phạm Duy, chúng ta lại càng cần phải hiểu cho rõ ngọn nguồn.

Nửa thế kỷ trước, khi còn là một “chú nhóc” tại trường Thiếu sinh quân chuẩn bị qua Trung Quốc học tập, ở Việt Bắc, tôi đã cùng bè bạn trong đơn vị hát những ca khúc rất hay của Phạm Duy, khi ấy đang là một trong những cán bộ văn hóa của chính quyền cách mạng. Tôi đã thuộc lòng câu hát “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời…” và sau này, lớn lên một chút mới hiểu ra rằng, cái tứ ấy, có gì giống với luận điểm của Nguyễn Văn Vĩnh (truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn – cách nói ấy là để biện minh cho việc ôm chân giặc xâm lược của Nguyễn Văn Vĩnh và bè lũ bán nước). Phạm Duy có những tác phẩm làm say đắm lòng người, như Thiên Thai, Trương Chi, Nhạc tuổi xanh, Quê nhà em… Rồi sau đó là các bài như Thuyền viễn xứ, Bà mẹ Gio Linh, Cây đàn bỏ quên, Nghìn trùng xa cách… Khai thác chất liệu dân ca đồng bằng Bắc Bộ, khó có ai qua mặt Phạm Duy. Bài Ru con, Phạm Duy viết ở Việt Bắc có câu “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời giặc Pháp có thương dân mình”, chuyển từ điệu “thứ” qua “trưởng” thật đắt, còn nhịp ba trong Quê nhà em lại rất hay, dí dỏm và tố cáo giặc đốt nhà, phá đường…

Nhưng, ngay trong thời kỳ ấy, chất lãng mạn tiểu tư sản, sợ khổ, sợ chết đã bộc lộ qua sáng tác của Phạm Duy. Khi ấy, dù còn bé, song tôi đã biết bài Bà mẹ Gio Linh bị cấm, bởi có những câu mà khi hát lên, liệu còn ai, còn bà mẹ nào dám để con đi bộ đội. Và chất đa tình cố hữu, ta thường thấy ở giới nghệ sĩ, ở Phạm Duy được xem là nhược điểm. Và cái phải đến đã đến, Phạm Duy “dinh tê”, bỏ kháng chiến vào thành, lập ra ban nhạc “Đêm màu hồng” với Thái Thanh, Thái Hằng, có cả Phạm Đình Chương, Duy Quang… Và từ đó trở thành tên tuổi hàng đầu trong đám văn nghệ sĩ chống Cộng.

“Đỉnh cao” sự nghiệp chống Cộng của Phạm Duy là bài Mùa thu chết. Ở đó, tác giả đã công khai tư tưởng chống Cộng của mình. Ông ta đã từ bỏ tình yêu với Tổ quốc bằng một bút pháp thật sâu cay, đểu giả và ít ai quên cái mùa thu trong ca khúc ấy chính là Cách mạng mùa thu, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Khi đất nước bị chia cắt, Phạm Duy đã vào Nam theo chính quyền Ngô Đình Diệm, lần lượt đi sâu vào con đường chống Cộng và lên đến chức Bộ trưởng Văn hóa. Nhưng, sự nghiệp âm nhạc của ông ta vẫn càng lún vào “vũng bùn” phản quốc. Bài Ru con đã thay câu cuối cùng bằng “Mấy đời Cộng sản biết thương dân mình”. Nhạc tuổi xanh đã bị biến chất để đi ngược lại điều đã ấp ủ của cả một thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam đang lên đường đổi cả sinh mạng lấy tự do, độc lập. Và để khẳng định mình, Phạm Duy liên tiếp cho ra đời những tác phẩm vừa chống Cộng, vừa bệnh hoạn.

Ngày miền Nam mới giải phóng, tôi có gặp TS Nguyễn Văn Trung, nguyên giảng viên Đại học Sài Gòn. Trước khi di tản đi Mỹ, ông Trung bất đắc chí đã kể cho tôi nghe nhiều chuyện, trong đó có lời miệt thị một nhạc sĩ có tài là Phạm Duy mà lại đi viết cả những bài hát để ủng hộ sự loạn luân!? Chính TS Trung đã qua Mỹ dạy học, còn nhạc sĩ Phạm Duy di tản sang Mỹ để trốn chạy trước sự trở về của những người đã từng chung một chiến hào với ông ta. Tại Mỹ, Phạm Duy làm nhiều người (trong đó có tôi) sôi sục căm thù, khi viết bài kêu gọi các nam thanh, nữ tú đất Việt hãy xông lên, lấp sông Bến Hải, giải phóng Việt Nam khỏi tay Cộng sản… Và bây giờ, khi đã sắp đến lúc nhắm mắt xuôi tay, ông ta muốn trở về trong sự đón tiếp nồng hậu của những người từng bị ông chà đạp về tinh thần!

Tôi đọc Nam Cao và tâm đắc với nhận xét: “Những thằng chuyên ác chỉ có thể hết làm việc ác nếu chúng không còn đủ sức để làm ác”. Bây giờ, với Phạm Duy cũng là như vậy. Một Việt Nam đang vươn lên, môi trường này đang sống động và có vị thế mới đã có thể làm mềm lòng mọi kẻ vốn kỳ thị với dân tộc này, tất nhiên đủ sức làm “kẻ chạy đi” mong được trở về, song, như đã nói trên, không thể có sự trở về như một người hùng. Chia sẻ điều này, nhạc sĩ Tân Huyền cho hay, đó là điều kỳ lạ, hiếm thấy, tuy ông bảo: “Bây giờ, tư nhân cũng có thể làm ra một trang web để tôn vinh mình, nói gì…”. Và tôi hiểu, tác giả Cỏ non thành cổ làm sao chấp nhận sự trở về trong thứ vinh hoa kiểu ấy, nó làm cho sự hy sinh của những đồng đội, những nấm mồ liệt sĩ kia có thêm những nỗi đau thế thái.

Có một lần, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn trả lời báo chí, ông khẳng định, không bao giờ đánh giá một nhạc sĩ dám dâng hiến tuổi trẻ trong đội ngũ những người chiến sĩ, ngang bằng một tác giả không dám lâm trận và chỉ ngồi trong lòng địch để than thân trách phận, hay ngợi ca một hạ trắng, thu vàng, chứ đừng nói đến một tác giả đã nhảy vào lòng địch để chống Cộng, rồi sau này, khi hết “đát” lại nói lời xí xóa. Tôi cam đoan không một nhạc sĩ cách mạng Việt Nam nào không vui mừng trước nghĩa cử đầy nhân ái của đất nước, song tất cả họ đều chung một suy nghĩ, rằng người trở về đâu phải ai cũng như ai. Lời nói ấy của người nhạc sĩ – chiến sĩ, đã giúp tôi có thêm nghị lực, để nghĩ, để nói và để thể hiện chính kiến, để không bị hòa tan trong những đợt sóng vàng vọt đâu đây.

Ai muốn coi Phạm Duy là thần tượng, tùy ý, còn tôi, trước sau xin nói không!

Nhạc sĩ Nguyễn Lưu

Công văn trả lời của công ty Phương Nam:

Trên số báo Đầu tư số ra ngày thứ hai 13.3.2006 có đăng bài Không thể tung hô của nhạc sĩ Nguyễn Lưu viết về “trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc Ngày trở về” diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP Hồ Chí Minh. Mặc dù trong bài viết của mình, tác giả không đề cập gì đến Công ty Văn hóa Phương Nam là đơn vị tổ chức biểu diễn, nhưng với tư cách là người mua bản quyền khai thác các tác phẩm hợp pháp của nhạc sĩ Phạm Duy, với trách nhiệm của đơn vị tổ chức đêm nhạc Ngày trở về, chúng tôi xin bày tỏ một số ý kiến:

1. Đường lối đổi mới của Đảng trong hai thập niên qua đã mang lại những thành tựu to lớn đầy sức thuyết phục. Chủ trương đại đoàn kết dân tộc theo tinh thần Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đang thổi một luồng sinh khí mới, động viên tinh thần yêu nước của tất cả mọi người Việt Nam không phân biệt tôn giáo, chính kiến ở trong cũng như ngoài nước để cùng hướng tới mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Những luận điệu chống cộng cực đoan ở hải ngoại ngày càng trở nên lạc lõng. Nhiều người bỏ nước ra đi nay lần lượt trở về góp phần xây dựng đất nước dưới hình thức này hoặc hình thức khác. Ông Nguyễn Cao Kỳ, Phó tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ đã trở về. Đó là những minh chứng hùng hồn cho tính đúng đắn của chủ trương đại đoàn kết dân tộc.

Đối với những kẻ thù xâm lược, chúng ta cũng đang xếp lại quá khứ để cùng hướng tới tương lai, nhưng đọc bài báo của nhạc sĩ Nguyễn Lưu, nhiều người hẳn sẽ băn khoăn tự hỏi tại sao việc “xếp lại quá khứ” đối với một bộ phận người Việt lại khó khăn đến thế ? Khép lại quá khứ hoàn toàn không đồng nghĩa với việc “bỏ quên tất cả” như ông Nguyễn Lưu nói. Và cũng không thể xếp lại quá khứ theo kiểu lôi hết “ngọn nguồn” của một người để phơi bày trên mặt báo như ông Nguyễn Lưu đã làm ! Dù nhắm tới một đối tượng cụ thể là nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng khi ông Nguyễn Lưu (dẫn lời nhà văn Chu Lai) nói rằng “Nay, thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về” chắc chắn sẽ làm những người đã hoặc đang có ý định trở về chạnh lòng và cảm thấy bị xúc phạm. Đó là lối nói kiêu ngạo vô trách nhiệm, gây mất lòng tin vào đường lối, chủ trương của Đảng.

2.Việc Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức đêm nhạc Ngày trở về là một hoạt động bình thường của một đơn vị kinh doanh trên lĩnh vực văn hóa, không nhân danh một sự kiện gì, không nhằm tôn vinh thần tượng và cũng chẳng tổ chức “đón rước trọng thể”. Ai có nhu cầu thì mua vé vào xem. Thế thôi. Mọi hoạt động kinh doanh của Công ty Văn hóa Phương Nam liên quan đến nhạc sĩ Phạm Duy đều tuân thủ đúng pháp luật.

Chúng tôi không chỉ tổ chức đêm nhạc Ngày trở về mà trước đó đã từng tổ chức những chương trình biểu diễn nghệ thuật khác. Cũng như vậy, chúng tôi không chỉ liên kết xuất bản và phát hành những tác phẩm của Phạm Duy được Bộ Văn hóa – Thông tin cho phép mà chúng tôi còn từng liên kết với các nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và một số nhà xuất bản khác để tổ chức những tủ sách với hàng trăm tác phẩm viết về cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trong đó có cả những tác phẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng và các tướng lĩnh khác như Nguyễn Quyết, Trần Văn Trà; của các nhà văn hóa lớn như Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Văn Huyên, Ngô Tất Tố, Huy Cận, Hà Văn Tấn, Trần Văn Khê; gần trọn bộ tác phẩm của các nhà văn thuộc nền văn học cách mạng như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng… và cả một số tác phẩm của nhà văn Chu Lai.

Bài viết của nhạc sĩ Nguyễn Lưu không mang tính phê bình học thuật, lại đăng tải trên một tờ báo chuyên về đầu tư, vì vậy, từ góc độ kinh doanh, chúng tôi có quyền nghi ngờ đây là một sự cạnh tranh không lành mạnh.

3.Một điều đáng tiếc nữa là trong lúc dẫn dắt người đọc “hiểu cho rõ ngọn nguồn” trường hợp Phạm Duy, nhạc sĩ Nguyễn Lưu lại đưa người đọc lạc vào những lỗ hổng kiến thức của chính mình. Lỗi tác giả một phần, một phần do lỗi của tòa soạn trong khâu biên tập. Chúng tôi xin nêu một vài thí dụ: Nhạc sĩ Nguyễn Lưu viết: “… Ở Việt Bắc, tôi đã cùng bè bạn trong đơn vị hát những ca khúc rất hay của Phạm Duy… Tôi đã thuộc lòng câu hát “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời…” và sau này, lớn lên một chút mới hiểu ra rằng, cái tứ ấy, có gì giống với luận điểm của Nguyễn Văn Vĩnh (Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn – cách nói ấy là để biện minh cho việc ôm chân giặc xâm lược của Nguyễn Văn Vĩnh và bè lũ bán nước)”.

Thứ nhất, câu nói nổi tiếng (và cũng bị nhiều tai tiếng): “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn” không phải của Nguyễn Văn Vĩnh mà là của Phạm Quỳnh (thân sinh của nhạc sĩ Phạm Tuyên, tác giả ca khúc nổi tiếng Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng). Bài viết của Phạm Quỳnh được đăng trên tạp chí Nam Phong, về sau được in lại trong Thượng Chi văn tập. Tuy tiếng Việt của Phạm Quỳnh là tiếng Việt của đầu thế kỷ 20 nhưng không có lối hành văn “thì mà là” như tiếng Việt của nhạc sĩ Nguyễn Lưu ở đầu thế kỷ 21!

Thứ hai, nếu chỉ nói quá đơn giản như Nguyễn Lưu thì nhiều học sinh ngày nay sẽ không thể nào hiểu được vì sao Truyện Kiều được tôn vinh như là một kiệt tác của văn học Việt Nam, nhưng khen Truyện Kiều thì lại mắc cái tội “biện minh cho việc ôm chân giặc xâm lược”? Ai cũng biết rằng, sinh thời Nguyễn Du là người theo phò nhà Lê thời Lê Chiêu Thống, chống lại Tây Sơn, đã từng bị quân Tây Sơn bắt giam 3 tháng ở Nghệ An, sau theo phò Gia Long, ra làm quan với triều Nguyễn, nhưng điều đó lại không liên quan gì đến việc đề cao Truyện Kiều “là để biện minh cho việc ôm chân giặc xâm lược”. Cũng như vậy, làm sao con cháu chúng ta có thể hiểu được “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời…” mà lại bị ghép vào tội… phản quốc ?

Ở một đoạn khác, nhạc sĩ Nguyễn Lưu viết: “Đỉnh cao sự nghiệp chống Cộng của Phạm Duy là bài “Mùa thu chết” (…) Ông đã từ bỏ tình yêu với Tổ quốc bằng một bút pháp thật sâu cay, đểu giả và ít ai quên cái mùa thu trong ca khúc ấy chính là Cách mạng mùa thu, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam”.

Độc giả, đặc biệt là những người từng ở miền Nam trước năm 1975 ai cũng biết rằng bài Mùa thu chết rất nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy là phổ thơ Apollinaire, một nhà thơ Pháp sinh năm 1880 và chết năm 1918. Bài thơ của Apollinaire vỏn vẹn chỉ có 5 câu, mang tựa đề L’Adieu (Giã biệt), chúng tôi xin ghi lại nguyên văn:

J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends

Tạm dịch:

Ta ngắt một cành thạch thảo
Em hãy nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng ta không còn được nhìn nhau nữa trên đời
Mùi thời gian đẫm hương thạch thảo
Em hãy nhớ rằng ta vẫn chờ em

Nội dung bài thơ chỉ có thế, khi phổ nhạc vẫn giữ gần như nguyên vẹn, chẳng liên quan gì đến cuộc Cách mạng tháng Tám của dân tộc chúng ta xảy ra sau khi tác giả của nó đã qua đời 27 năm! Nếu lập luận theo kiểu Nguyễn Lưu thì mọi người sẽ nghĩ sao về trường hợp Văn Cao với bài Buồn tàn thu và Phạm Trọng Cầu với bài Mùa thu không trở lại ?

Trước đây, ngay ở miền Nam, bên cạnh những người ca ngợi Phạm Duy cũng có không ít người không đồng tình với một số việc làm của Phạm Duy, thậm chí có người đã viết cả một cuốn sách để phê phán Phạm Duy. u đó cũng là chuyện bình thường. Ngay cả Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có lắm người khen, kẻ chê “Bạc phận chẳng lầm người tiết nghĩa/Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm” hay “Đàn ông chớ kể Phan Trần/Đàn bà chớ đọc Thúy Vân Thúy Kiều” đó sao ? Nhưng suy diễn đến mức như ông Nguyễn Lưu thì chưa hề có !

Là những người hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực gắn liền với văn hóa, nhiều khi chúng tôi không khỏi âu lo khi thấy trong sinh hoạt học thuật của nước nhà, một số người vẫn quen dùng vũ khí suy diễn, xuyên tạc, chụp mũ chính trị để đẩy đối phương vào chỗ chết thay vì cùng tranh luận minh bạch để tiếp cận chân lý. Văn hóa muốn phát triển cần có một nền học thuật. Cái cách phê bình “cả vú lấp miệng em” như vậy đang gây ô nhiễm nặng môi trường học thuật của chúng ta. Quá trình hội nhập của đất nước đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, vì vậy cần thiết phải loại ra khỏi đời sống học thuật những cách ứng xử thiếu văn minh như thế.

Ngoài ra, trong bài viết của nhạc sĩ Nguyễn Lưu còn một số chi tiết khác không chính xác, chẳng hạn: trong sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy không hề có bài Quê nhà em, Phạm Duy chưa bao giờ được làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa của chính quyền Sài Gòn, ở Sài Gòn trước năm 1975 không hề có cái gọi là “ban nhạc Đêm màu hồng”, GS Nguyễn Văn Trung cũng chẳng phải di tản đi Mỹ mà đi Canada theo diện đoàn tụ gia đình sau 1975, và GS Nguyễn Văn Trung cũng không hề dạy học ở Mỹ.

Cuối cùng, chúng tôi nghĩ rằng báo Đầu tư là tờ báo chủ yếu dành cho các doanh nhân, trong đó có những doanh nhân là người Việt ở nước ngoài, một trong những đối tượng mà chúng ta đang mời gọi. Việc đăng một bài báo có nội dung mạt sát một Việt kiều muốn về quê hương và đã được phép trở về như nhạc sĩ Phạm Duy có thể sẽ làm một số người khác giật mình phân vân trước sự chọn lựa nên hay không nên trở về để khỏi phải chuốc lấy những phiền toái như trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy.

Trân trọng.


( Ba Sàm )

Bàn ra tán vào (2)

Việt
Chó giành phân,cắn lẫn nhau.......

----------------------------------------------------------------------------------

SR
Chỉ là lũ chó giành phân......Thấy con xa đến,con gần nhe răng

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

TIỀN CỦA LÍNH CỘNG HOÀ THÌ NHẬN NHƯNG NHẠC PHẢI CẤM

Đọc bài phỏng vấn “nhà phê bình âm nhạc” Nguyễn Lưu về việc phải cấm triệt “nhạc của lính Cộng hoà”, tôi xin được đăng lại bài viết của ông này về nhạc sĩ Phạm Duy và bài viết phản bác ngược lại từng được đăng tải trên báo Thanh Niên. Đăng đ

FB Trung Bảo


Nhà báo, nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu. Ảnh: VTC

Đọc bài phỏng vấn “nhà phê bình âm nhạc” Nguyễn Lưu về việc phải cấm triệt “nhạc của lính Cộng hoà”, tôi xin được đăng lại bài viết của ông này về nhạc sĩ Phạm Duy và bài viết phản bác ngược lại từng được đăng tải trên báo Thanh Niên. Đăng để thấy trình độ của ông Nguyễn Lưu này đến đâu mà ông ta giở giọng như vậy.

Vậy đó chứ cho kẹo thì “nhà phê bình” này cũng không dám kêu nhà nước từ chối tiền của các cựu lính Cộng Hoà gửi về hằng năm. Tiền thì sẵn sàng nhận nhưng nhạc thì phải cấm. (Từ một comment của anh Nguyễn Khánh).

Lưu ý: Post này sẽ dài nhưng tôi vẫn giữ nguyên bản bài viết của ông “nhạc sĩ” nay thêm “nhà phê bình âm nhạc” và bài trả lời. Các bạn gắng đọc.

____

Bài trên Báo Đầu tư

Không thể tung hô

Có thể nói, một trong những niềm tự hào, tự tôn của dân tộc Việt Nam là triết lý “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”. Tuy nhiên, “không đánh kẻ chạy lại” cần được hiểu thêm rằng, kẻ chạy lại là ai, và “không đánh” có nhất thiết đồng nghĩa với việc xem người ấy là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể…? Tôi muốn nói đến trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc “Ngày trở về” (diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM). Một người bạn, nhà văn Chu Lai đã tỏ ra tâm đắc với ý tưởng này và cho biết, Tạp chí Thế giới mới số mới nhất có đăng một bài viết, với nội dung gói gọn: “Một người từng bỏ kháng chiến theo thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó, đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu “sặc mùi” hiếu chiến. Nay, thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về! Hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến như thế!”.

Đất nước đang đổi mới, chúng ta chấp nhận việc khép lại quá khứ để xây dựng tương lai, nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc bỏ quên tất cả, từ những hy sinh gian khổ đến những bài học máu xương… Chúng ta cũng không quên tổ tiên ta luôn tỏ rõ nghĩa khí, quyết không sợ xâm lăng và cũng không trù dập kẻ thất trận. Tù binh giặc còn được cấp lương, thuyền để chúng “ra đến bể chưa thôi trống ngực” hay “về đến nhà còn đổ mồ hôi” (Cáo bình Ngô). Nhưng cái khái niệm ân nghĩa bốn bể ấy cũng có những nguyên tắc và với trường hợp của Phạm Duy, chúng ta lại càng cần phải hiểu cho rõ ngọn nguồn.

Nửa thế kỷ trước, khi còn là một “chú nhóc” tại trường Thiếu sinh quân chuẩn bị qua Trung Quốc học tập, ở Việt Bắc, tôi đã cùng bè bạn trong đơn vị hát những ca khúc rất hay của Phạm Duy, khi ấy đang là một trong những cán bộ văn hóa của chính quyền cách mạng. Tôi đã thuộc lòng câu hát “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời…” và sau này, lớn lên một chút mới hiểu ra rằng, cái tứ ấy, có gì giống với luận điểm của Nguyễn Văn Vĩnh (truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn – cách nói ấy là để biện minh cho việc ôm chân giặc xâm lược của Nguyễn Văn Vĩnh và bè lũ bán nước). Phạm Duy có những tác phẩm làm say đắm lòng người, như Thiên Thai, Trương Chi, Nhạc tuổi xanh, Quê nhà em… Rồi sau đó là các bài như Thuyền viễn xứ, Bà mẹ Gio Linh, Cây đàn bỏ quên, Nghìn trùng xa cách… Khai thác chất liệu dân ca đồng bằng Bắc Bộ, khó có ai qua mặt Phạm Duy. Bài Ru con, Phạm Duy viết ở Việt Bắc có câu “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời giặc Pháp có thương dân mình”, chuyển từ điệu “thứ” qua “trưởng” thật đắt, còn nhịp ba trong Quê nhà em lại rất hay, dí dỏm và tố cáo giặc đốt nhà, phá đường…

Nhưng, ngay trong thời kỳ ấy, chất lãng mạn tiểu tư sản, sợ khổ, sợ chết đã bộc lộ qua sáng tác của Phạm Duy. Khi ấy, dù còn bé, song tôi đã biết bài Bà mẹ Gio Linh bị cấm, bởi có những câu mà khi hát lên, liệu còn ai, còn bà mẹ nào dám để con đi bộ đội. Và chất đa tình cố hữu, ta thường thấy ở giới nghệ sĩ, ở Phạm Duy được xem là nhược điểm. Và cái phải đến đã đến, Phạm Duy “dinh tê”, bỏ kháng chiến vào thành, lập ra ban nhạc “Đêm màu hồng” với Thái Thanh, Thái Hằng, có cả Phạm Đình Chương, Duy Quang… Và từ đó trở thành tên tuổi hàng đầu trong đám văn nghệ sĩ chống Cộng.

“Đỉnh cao” sự nghiệp chống Cộng của Phạm Duy là bài Mùa thu chết. Ở đó, tác giả đã công khai tư tưởng chống Cộng của mình. Ông ta đã từ bỏ tình yêu với Tổ quốc bằng một bút pháp thật sâu cay, đểu giả và ít ai quên cái mùa thu trong ca khúc ấy chính là Cách mạng mùa thu, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Khi đất nước bị chia cắt, Phạm Duy đã vào Nam theo chính quyền Ngô Đình Diệm, lần lượt đi sâu vào con đường chống Cộng và lên đến chức Bộ trưởng Văn hóa. Nhưng, sự nghiệp âm nhạc của ông ta vẫn càng lún vào “vũng bùn” phản quốc. Bài Ru con đã thay câu cuối cùng bằng “Mấy đời Cộng sản biết thương dân mình”. Nhạc tuổi xanh đã bị biến chất để đi ngược lại điều đã ấp ủ của cả một thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam đang lên đường đổi cả sinh mạng lấy tự do, độc lập. Và để khẳng định mình, Phạm Duy liên tiếp cho ra đời những tác phẩm vừa chống Cộng, vừa bệnh hoạn.

Ngày miền Nam mới giải phóng, tôi có gặp TS Nguyễn Văn Trung, nguyên giảng viên Đại học Sài Gòn. Trước khi di tản đi Mỹ, ông Trung bất đắc chí đã kể cho tôi nghe nhiều chuyện, trong đó có lời miệt thị một nhạc sĩ có tài là Phạm Duy mà lại đi viết cả những bài hát để ủng hộ sự loạn luân!? Chính TS Trung đã qua Mỹ dạy học, còn nhạc sĩ Phạm Duy di tản sang Mỹ để trốn chạy trước sự trở về của những người đã từng chung một chiến hào với ông ta. Tại Mỹ, Phạm Duy làm nhiều người (trong đó có tôi) sôi sục căm thù, khi viết bài kêu gọi các nam thanh, nữ tú đất Việt hãy xông lên, lấp sông Bến Hải, giải phóng Việt Nam khỏi tay Cộng sản… Và bây giờ, khi đã sắp đến lúc nhắm mắt xuôi tay, ông ta muốn trở về trong sự đón tiếp nồng hậu của những người từng bị ông chà đạp về tinh thần!

Tôi đọc Nam Cao và tâm đắc với nhận xét: “Những thằng chuyên ác chỉ có thể hết làm việc ác nếu chúng không còn đủ sức để làm ác”. Bây giờ, với Phạm Duy cũng là như vậy. Một Việt Nam đang vươn lên, môi trường này đang sống động và có vị thế mới đã có thể làm mềm lòng mọi kẻ vốn kỳ thị với dân tộc này, tất nhiên đủ sức làm “kẻ chạy đi” mong được trở về, song, như đã nói trên, không thể có sự trở về như một người hùng. Chia sẻ điều này, nhạc sĩ Tân Huyền cho hay, đó là điều kỳ lạ, hiếm thấy, tuy ông bảo: “Bây giờ, tư nhân cũng có thể làm ra một trang web để tôn vinh mình, nói gì…”. Và tôi hiểu, tác giả Cỏ non thành cổ làm sao chấp nhận sự trở về trong thứ vinh hoa kiểu ấy, nó làm cho sự hy sinh của những đồng đội, những nấm mồ liệt sĩ kia có thêm những nỗi đau thế thái.

Có một lần, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn trả lời báo chí, ông khẳng định, không bao giờ đánh giá một nhạc sĩ dám dâng hiến tuổi trẻ trong đội ngũ những người chiến sĩ, ngang bằng một tác giả không dám lâm trận và chỉ ngồi trong lòng địch để than thân trách phận, hay ngợi ca một hạ trắng, thu vàng, chứ đừng nói đến một tác giả đã nhảy vào lòng địch để chống Cộng, rồi sau này, khi hết “đát” lại nói lời xí xóa. Tôi cam đoan không một nhạc sĩ cách mạng Việt Nam nào không vui mừng trước nghĩa cử đầy nhân ái của đất nước, song tất cả họ đều chung một suy nghĩ, rằng người trở về đâu phải ai cũng như ai. Lời nói ấy của người nhạc sĩ – chiến sĩ, đã giúp tôi có thêm nghị lực, để nghĩ, để nói và để thể hiện chính kiến, để không bị hòa tan trong những đợt sóng vàng vọt đâu đây.

Ai muốn coi Phạm Duy là thần tượng, tùy ý, còn tôi, trước sau xin nói không!

Nhạc sĩ Nguyễn Lưu

Công văn trả lời của công ty Phương Nam:

Trên số báo Đầu tư số ra ngày thứ hai 13.3.2006 có đăng bài Không thể tung hô của nhạc sĩ Nguyễn Lưu viết về “trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc Ngày trở về” diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP Hồ Chí Minh. Mặc dù trong bài viết của mình, tác giả không đề cập gì đến Công ty Văn hóa Phương Nam là đơn vị tổ chức biểu diễn, nhưng với tư cách là người mua bản quyền khai thác các tác phẩm hợp pháp của nhạc sĩ Phạm Duy, với trách nhiệm của đơn vị tổ chức đêm nhạc Ngày trở về, chúng tôi xin bày tỏ một số ý kiến:

1. Đường lối đổi mới của Đảng trong hai thập niên qua đã mang lại những thành tựu to lớn đầy sức thuyết phục. Chủ trương đại đoàn kết dân tộc theo tinh thần Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đang thổi một luồng sinh khí mới, động viên tinh thần yêu nước của tất cả mọi người Việt Nam không phân biệt tôn giáo, chính kiến ở trong cũng như ngoài nước để cùng hướng tới mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Những luận điệu chống cộng cực đoan ở hải ngoại ngày càng trở nên lạc lõng. Nhiều người bỏ nước ra đi nay lần lượt trở về góp phần xây dựng đất nước dưới hình thức này hoặc hình thức khác. Ông Nguyễn Cao Kỳ, Phó tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ đã trở về. Đó là những minh chứng hùng hồn cho tính đúng đắn của chủ trương đại đoàn kết dân tộc.

Đối với những kẻ thù xâm lược, chúng ta cũng đang xếp lại quá khứ để cùng hướng tới tương lai, nhưng đọc bài báo của nhạc sĩ Nguyễn Lưu, nhiều người hẳn sẽ băn khoăn tự hỏi tại sao việc “xếp lại quá khứ” đối với một bộ phận người Việt lại khó khăn đến thế ? Khép lại quá khứ hoàn toàn không đồng nghĩa với việc “bỏ quên tất cả” như ông Nguyễn Lưu nói. Và cũng không thể xếp lại quá khứ theo kiểu lôi hết “ngọn nguồn” của một người để phơi bày trên mặt báo như ông Nguyễn Lưu đã làm ! Dù nhắm tới một đối tượng cụ thể là nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng khi ông Nguyễn Lưu (dẫn lời nhà văn Chu Lai) nói rằng “Nay, thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về” chắc chắn sẽ làm những người đã hoặc đang có ý định trở về chạnh lòng và cảm thấy bị xúc phạm. Đó là lối nói kiêu ngạo vô trách nhiệm, gây mất lòng tin vào đường lối, chủ trương của Đảng.

2.Việc Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức đêm nhạc Ngày trở về là một hoạt động bình thường của một đơn vị kinh doanh trên lĩnh vực văn hóa, không nhân danh một sự kiện gì, không nhằm tôn vinh thần tượng và cũng chẳng tổ chức “đón rước trọng thể”. Ai có nhu cầu thì mua vé vào xem. Thế thôi. Mọi hoạt động kinh doanh của Công ty Văn hóa Phương Nam liên quan đến nhạc sĩ Phạm Duy đều tuân thủ đúng pháp luật.

Chúng tôi không chỉ tổ chức đêm nhạc Ngày trở về mà trước đó đã từng tổ chức những chương trình biểu diễn nghệ thuật khác. Cũng như vậy, chúng tôi không chỉ liên kết xuất bản và phát hành những tác phẩm của Phạm Duy được Bộ Văn hóa – Thông tin cho phép mà chúng tôi còn từng liên kết với các nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và một số nhà xuất bản khác để tổ chức những tủ sách với hàng trăm tác phẩm viết về cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trong đó có cả những tác phẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng và các tướng lĩnh khác như Nguyễn Quyết, Trần Văn Trà; của các nhà văn hóa lớn như Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Văn Huyên, Ngô Tất Tố, Huy Cận, Hà Văn Tấn, Trần Văn Khê; gần trọn bộ tác phẩm của các nhà văn thuộc nền văn học cách mạng như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng… và cả một số tác phẩm của nhà văn Chu Lai.

Bài viết của nhạc sĩ Nguyễn Lưu không mang tính phê bình học thuật, lại đăng tải trên một tờ báo chuyên về đầu tư, vì vậy, từ góc độ kinh doanh, chúng tôi có quyền nghi ngờ đây là một sự cạnh tranh không lành mạnh.

3.Một điều đáng tiếc nữa là trong lúc dẫn dắt người đọc “hiểu cho rõ ngọn nguồn” trường hợp Phạm Duy, nhạc sĩ Nguyễn Lưu lại đưa người đọc lạc vào những lỗ hổng kiến thức của chính mình. Lỗi tác giả một phần, một phần do lỗi của tòa soạn trong khâu biên tập. Chúng tôi xin nêu một vài thí dụ: Nhạc sĩ Nguyễn Lưu viết: “… Ở Việt Bắc, tôi đã cùng bè bạn trong đơn vị hát những ca khúc rất hay của Phạm Duy… Tôi đã thuộc lòng câu hát “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời…” và sau này, lớn lên một chút mới hiểu ra rằng, cái tứ ấy, có gì giống với luận điểm của Nguyễn Văn Vĩnh (Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn – cách nói ấy là để biện minh cho việc ôm chân giặc xâm lược của Nguyễn Văn Vĩnh và bè lũ bán nước)”.

Thứ nhất, câu nói nổi tiếng (và cũng bị nhiều tai tiếng): “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn” không phải của Nguyễn Văn Vĩnh mà là của Phạm Quỳnh (thân sinh của nhạc sĩ Phạm Tuyên, tác giả ca khúc nổi tiếng Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng). Bài viết của Phạm Quỳnh được đăng trên tạp chí Nam Phong, về sau được in lại trong Thượng Chi văn tập. Tuy tiếng Việt của Phạm Quỳnh là tiếng Việt của đầu thế kỷ 20 nhưng không có lối hành văn “thì mà là” như tiếng Việt của nhạc sĩ Nguyễn Lưu ở đầu thế kỷ 21!

Thứ hai, nếu chỉ nói quá đơn giản như Nguyễn Lưu thì nhiều học sinh ngày nay sẽ không thể nào hiểu được vì sao Truyện Kiều được tôn vinh như là một kiệt tác của văn học Việt Nam, nhưng khen Truyện Kiều thì lại mắc cái tội “biện minh cho việc ôm chân giặc xâm lược”? Ai cũng biết rằng, sinh thời Nguyễn Du là người theo phò nhà Lê thời Lê Chiêu Thống, chống lại Tây Sơn, đã từng bị quân Tây Sơn bắt giam 3 tháng ở Nghệ An, sau theo phò Gia Long, ra làm quan với triều Nguyễn, nhưng điều đó lại không liên quan gì đến việc đề cao Truyện Kiều “là để biện minh cho việc ôm chân giặc xâm lược”. Cũng như vậy, làm sao con cháu chúng ta có thể hiểu được “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời…” mà lại bị ghép vào tội… phản quốc ?

Ở một đoạn khác, nhạc sĩ Nguyễn Lưu viết: “Đỉnh cao sự nghiệp chống Cộng của Phạm Duy là bài “Mùa thu chết” (…) Ông đã từ bỏ tình yêu với Tổ quốc bằng một bút pháp thật sâu cay, đểu giả và ít ai quên cái mùa thu trong ca khúc ấy chính là Cách mạng mùa thu, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam”.

Độc giả, đặc biệt là những người từng ở miền Nam trước năm 1975 ai cũng biết rằng bài Mùa thu chết rất nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy là phổ thơ Apollinaire, một nhà thơ Pháp sinh năm 1880 và chết năm 1918. Bài thơ của Apollinaire vỏn vẹn chỉ có 5 câu, mang tựa đề L’Adieu (Giã biệt), chúng tôi xin ghi lại nguyên văn:

J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends

Tạm dịch:

Ta ngắt một cành thạch thảo
Em hãy nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng ta không còn được nhìn nhau nữa trên đời
Mùi thời gian đẫm hương thạch thảo
Em hãy nhớ rằng ta vẫn chờ em

Nội dung bài thơ chỉ có thế, khi phổ nhạc vẫn giữ gần như nguyên vẹn, chẳng liên quan gì đến cuộc Cách mạng tháng Tám của dân tộc chúng ta xảy ra sau khi tác giả của nó đã qua đời 27 năm! Nếu lập luận theo kiểu Nguyễn Lưu thì mọi người sẽ nghĩ sao về trường hợp Văn Cao với bài Buồn tàn thu và Phạm Trọng Cầu với bài Mùa thu không trở lại ?

Trước đây, ngay ở miền Nam, bên cạnh những người ca ngợi Phạm Duy cũng có không ít người không đồng tình với một số việc làm của Phạm Duy, thậm chí có người đã viết cả một cuốn sách để phê phán Phạm Duy. u đó cũng là chuyện bình thường. Ngay cả Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có lắm người khen, kẻ chê “Bạc phận chẳng lầm người tiết nghĩa/Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm” hay “Đàn ông chớ kể Phan Trần/Đàn bà chớ đọc Thúy Vân Thúy Kiều” đó sao ? Nhưng suy diễn đến mức như ông Nguyễn Lưu thì chưa hề có !

Là những người hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực gắn liền với văn hóa, nhiều khi chúng tôi không khỏi âu lo khi thấy trong sinh hoạt học thuật của nước nhà, một số người vẫn quen dùng vũ khí suy diễn, xuyên tạc, chụp mũ chính trị để đẩy đối phương vào chỗ chết thay vì cùng tranh luận minh bạch để tiếp cận chân lý. Văn hóa muốn phát triển cần có một nền học thuật. Cái cách phê bình “cả vú lấp miệng em” như vậy đang gây ô nhiễm nặng môi trường học thuật của chúng ta. Quá trình hội nhập của đất nước đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, vì vậy cần thiết phải loại ra khỏi đời sống học thuật những cách ứng xử thiếu văn minh như thế.

Ngoài ra, trong bài viết của nhạc sĩ Nguyễn Lưu còn một số chi tiết khác không chính xác, chẳng hạn: trong sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy không hề có bài Quê nhà em, Phạm Duy chưa bao giờ được làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa của chính quyền Sài Gòn, ở Sài Gòn trước năm 1975 không hề có cái gọi là “ban nhạc Đêm màu hồng”, GS Nguyễn Văn Trung cũng chẳng phải di tản đi Mỹ mà đi Canada theo diện đoàn tụ gia đình sau 1975, và GS Nguyễn Văn Trung cũng không hề dạy học ở Mỹ.

Cuối cùng, chúng tôi nghĩ rằng báo Đầu tư là tờ báo chủ yếu dành cho các doanh nhân, trong đó có những doanh nhân là người Việt ở nước ngoài, một trong những đối tượng mà chúng ta đang mời gọi. Việc đăng một bài báo có nội dung mạt sát một Việt kiều muốn về quê hương và đã được phép trở về như nhạc sĩ Phạm Duy có thể sẽ làm một số người khác giật mình phân vân trước sự chọn lựa nên hay không nên trở về để khỏi phải chuốc lấy những phiền toái như trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy.

Trân trọng.


( Ba Sàm )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm