Thân Hữu Tiếp Tay...
TÌNH CHỊ DUYÊN EM - Anh Phương Trần Văn Ngà
Từ
giữa tháng tư âm lịch, những cây hoa phượng vĩ thuộc hàng lão, to lớn
và những cây còn non thế hệ nối tiếp khởi đầu cuộc đua nở hoa, đều khoe
sắc thắm, những hoa đỏ tươi, sẩm và cả màu tím đậm, lợt nữa. Còn các đài
hoa xanh xanh và nhuỵ có pha lẫn những đường nét vàng lại càng tôn vinh
sắc tươi thắm của loài hoa phượng vĩ chung quanh triền núi Sam. Hoa
phượng vĩ ở Núi Sam có nhiều nhứt ở khu Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Mộ Thoại
Ngọc Hầu, chung quanh hàng rào chùa Tây An. Đến mùa hoa phượng vĩ nở rộ,
cả một vùng rộng lớn nhuộm màu đỏ rực từ Đầu Bờ, Chùa Tây An, Miếu Bà
Chúa Xứ, Lăng Mộ Thoại Ngọc Hầu...
Vòng quanh chân núi, từ Lăng Mộ tiếp giáp với Bến Vựa, đường lên Bạch Vân, khu vực chùa Hang và vùng gần chợ Bến Đá cũng là những nơi có nhiều hoa phượng vĩ. Từ đó đi vòng qua khu Đá Chẹt và trở lại Đầu Bờ, đúng một vòng đường bao quanh chân núi Sam khoảng sáu cây số, đâu đâu cũng có hoa phượng vĩ dù ít hay nhiều cùng đua nhau khoe sắc màu tươi thắm.
Khi hoa phượng vĩ nở rộ cũng là thời điểm báo hiệu mùa bãi trường, sự chia tay các bạn học cùng trường cùng lớp và cả thầy cô nữa. Mùa phượng vĩ nở ở Núi Sam cũng là sự báo trước những ngày đại lễ Vía Bà Chúa Xứ gần cuối tháng tư âm lịch. Cùng thời điểm này, báo hiệu mùa nước lên (nước nổi) bắt đầu từ thượng tuần tháng năm, và kế tiếp là mùa có cá linh non, đặc sản món ăn ngon của quê hương Châu Đốc vào khoảng tháng sáu âm lịch.
Nói đến vùng xa, biên thuỳ của Miền Tây với tỉnh Châu Đốc nhiều danh lam thắng cảnh ở vùng Thất Sơn và đặc biệt ở núi Cấm. Vùng sinh thái rừng tràm Trà Sư, con kinh đào chiến lược Vĩnh Tế lịch sử dài trên tám mươi cây số tới vùng Hà Tiên và tiếp giáp với vịnh Xiêm La. Đó là những di tích lịch sử, vùng tâm linh của Núi Sam huyền bí mà nhiều người đặt trọn niềm tin ngưỡng mộ.
Thầy Tám và cô đều là phật tử, tu tại gia có linh cảm con gái lớn của mình, tương lai sẽ ít có dịp trở về Châu Đốc sau khi thi xong bằng trung học đệ nhứt cấp ở trường Thủ Khoa Nghĩa. Con phải lên Sài Gòn học tiếp các lớp đệ nhị cấp để thi lấy bằng Tú tài I, II và còn phải học nhiều năm ở bậc đại học. Chưa hết, con gái mình, thầy Tám nghĩ:
- Con sẽ còn lập gia đình mà ông bà thầy Tám đã có hứa với hai vợ chồng người bạn thân có đứa con trai vừa đi du học ở Pháp. Thế là con gái cưng của ông bà Thầy Tám sau khi tốt nghiệp đại học, sẽ có chồng con và cùng đi làm việc với chồng cũng ở Sài Gòn. Vì có linh cảm báo trước con gái của mình sẽ ít có cơ hội trở về quê Châu Đốc.
Nhân mùa bãi trường này, hai ông bà thầy Tám cùng các em của Ngọc Mai sẽ du ngoạn tất cả danh lam thắng cảnh và những nơi có những ngành nghề đặc trưng của tỉnh Châu Đốc như cách nuôi tằm dệt lụa, vùng người Champa (Chàm) dệt thổ cẩm cũng từ tơ lụa...
Mùa bãi trường năm nay lại thêm lưu luyến với vùng Núi Sam và Thất Sơn huyền bí, thầy giáo Tám đưa cả gia đình đi viếng lại danh lam thắng cảnh di tích lịch sử, tìm hiểu cách trồng dâu nuôi tằm của vùng quận Tân Châu và cách dệt các thổ cẩm của xã Châu Giang và các xã lân cận mà người dân Champa chuyên nghề thủ công mỹ nghệ này.
Ông giáo Tám đưa con gái lớn Ngọc Mai và các em đi du ngoạn trước khi Ngọc Mai từ giả trường trung học Thủ Khoa Nghĩa tại Châu Đốc, chỉ có dạy hết bậc đệ I cấp, thời xa xưa đó chưa có các lớp học đệ II cấp. Ngọc Mai chỉ còn ở nhà với cha mẹ và các em tại tỉnh lỵ Châu Đốc thêm hai tháng nữa là phải rời xa nơi chôn nhau cắt rún thân yêu của cô mang hương thơm đậm đà của quê hương "xứ mắm tình nồng". Cô lên Sài Gòn tiếp tục học chương trình đệ nhị cấp và còn học bậc đại học mà phải đến nơi ở trọ trước ngày nhập học để làm quen chỗ ăn ở mới.
Thầy Tám thuê một chiếc xe Van tám chỗ ngồi, dự trù sẽ đi liên tiếp ba ngày, chiều về nhà nghỉ ngơi. Cả gia đình sẽ đưa cô con gái lên Sài Gòn, trước ngày nhập học của trường nữ Gia Long đúng hai tuần để cho con gái làm quen với môi trường sinh hoạt của một Thủ đô Sài Gòn hoa lệ nổi tiếng với tên gọi "Hòn Ngọc Viễn Đông". Ngọc Mai ở Châu Đốc chỉ có biết học chăm chỉ và cô cũng là học sinh xuất sắc của cả khối toán toàn trường, thi đậu bằng trung Học Đệ Nhất Cấp hạng Bình mà là con của gia đình giáo chức nên xin vào học lớp Đệ tam của trường Gia Long khá dễ dàng. Thể tạng của Ngọc Mai vốn mảnh khảnh, ốm yếu, cô dồn sức học cật lực ở lớp đệ tứ, cho nên trông vẽ bề ngoài thêm tiều tuỵ không tươi tắn khoẻ mạnh của tuổi con gái cặp kê đôi tám.
Thầy Tám gởi Ngọc Mai ở trọ một nhà bà con cũng có cô con gái cùng trang lứa. Thầy Tám dự trù hai năm sau, em gái Ngọc Mai là Ngọc Mỹ, sau khi thi đổ bằng Trung học đệ nhất cấp, cũng phải lên Sài Gòn học như chị. Lúc đó, Thầy và cô dự kiến sẽ mua một căn nhà không cách xa trường nữ Gia Long và thuê một người quen cùng xã ấp với Thầy Tám làm "chị nuôi" ở với hai con lo việc nội trợ, bếp núc giúp hai con có nhiều thì giờ chỉ có tập chú vào việc học. Mỗi hai năm kế tiếp, có ba em, hai trai, một gái cũng lần lượt lên Sài Gòn học tiếp như hai chị. Vì vậy, Thầy Tám và cô tính trước mua nhà cho các con có chỗ ở khang trang để hai ông bà còn có dịp lên Sài Gòn thăm con có thể ở lâu một vài tháng. Hai ông bà sẽ về hưu khi đứa con thứ ba cũng lên học ở Sài Gòn. Mọi chuyện gia đình, hai ông bà Tám đều tính trước và ông bà cũng tiên đoán con gái lớn mình với thể tạng ốm yếu thiếu sự tươi tắn khoẻ mạnh của thời con gái "trổ mã" hoàn toàn khác với cô em gái kế "khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang" và cũng có tư chất thông minh, học giỏi chỉ có thua chị mình thôi.
Đúng với dự kiến, Ngọc Mai, sau ba năm học ở một trường nữ trung học danh tiếng nhứt của cả miền Nam, trường nữ trung học Gia Long, đậu bằng Tú tài I và II suôn sẻ. Ông bà cùng bàn tính với ông bà bạn dự trù sẽ là sui gia. Thầy Tám muốn con gái mình thi vào ngành Y như người anh trai sắp sửa trở thành bác sĩ chuyên khoa về tim tại đại học Paris.
Ông bà bạn góp ý, nếu Ngọc Mai học ngành Y sẽ mất nhiều thời gian và phải chịu nhiều áp lực trong học tập tại trường lớp mà còn thực tập tại các bịnh viện khá bận rộn vất vả đối với những người có sức khoẻ tốt. Còn Ngọc Mai, có vẽ không được thật khoẻ mạnh như cô em. Sau khi lấy xong bằng Tú tài II Ngọc Mai coi bộ đuối sức, hay đau lặt vặt mà việc ăn ngủ cũng vẫn ít theo thói quen của các năm học "gạo bài". Bốn ông bà bàn bạc, thấy Ngọc Mai học giỏi cả bảy năm trung học và muốn thi vào trường Y dù có sự cạnh tranh dành chỗ học cũng khá gay go, nhưng Ngọc Mai cũng có thể thi đậu vào trường Y vì là học sinh xuất sắc của bảy năm trung học. Nhưng, sức khoẻ sẽ không cho phép Ngọc Mai tiếp tục học ngành Y cật lực thêm sáu bảy năm nữa.
Sau khi hai gia đình bàn bạc kỹ, nếu muốn cho con gái học tiếp cũng có tính tranh đua nhưng ít hơn và cả một học trình đại học dược cũng nhẹ hơn ngành Y và lại thời gian học ngắn hơn.
Cha mẹ của phía đàng trai cho biết, con ông bà dự trù sẽ lấy xong bằng Cử nhân Hoá Học và bằng Cao học Vật Lý trước một hoặc hai năm Ngọc Mai tốt nghiệp Dược sĩ. Con trai của ông bà sẽ về nước xin dạy đại học tại Sài Gòn, đôi trẻ có điều kiện trực tiếp gần gũi tìm hiểu nhau trước khi làm lễ cưới khi Ngọc Mai hoàn tất chương trình đại học Dược.
Thời gian thấm thoát trôi qua, còn hai năm nữa Ngọc Mai sẽ tốt nghiệp trường Dược và sẽ xin phục vụ tại một bệnh viện tại Sài Gòn hay vùng lân cận và lúc đó cô em Ngọc Mỹ đã học trường Nha được hai năm.
Bên họ nhà trai, gọi điện thoại báo tin, mùa hè này, sau khi có kết quả thi lấy bằng Cao Học Vật Lý xong, con trai sẽ về nước và tính đến chuyện làm đám cưới cho hai con. Thầy Tám và cô biết rõ tin tức về chàng rể tương lai rất vui mừng, còn hai năm nữa con gái Ngọc Mai mới ra trường, hai trẻ có nhiều thì giờ tìm hiểu nhau ít nhứt cũng được hai năm mới tiến đến lễ cưới. Thầy cô cũng rất ái ngại vì hai bên cha mẹ hứa hẹn định trước việc hôn nhân của hai trẻ mà hai con chưa hề quen biết nhau cũng dễ bị đổ vỡ. Từ thế hệ của các con, lại là các con trẻ có học vị cao, cha mẹ không thể "ép dầu, ép mỡ, không thể ép duyên" và sự ràng buộc, quyền cha mẹ đặt con đâu ngồi đó hay câu mà người bình dân thường nói "áo mặc không qua khổi đầu" sẽ không còn hiệu quả.
Từ sau cuộc đổi đời, chia đôi đất nước Việt Nam, 1954 trở về sau này, việc dựng vợ gã chồng. Cha mẹ không còn quyền tuyệt đối đặt đâu con ngồi đó trong việc cưới hỏi, hôn nhân của con trẻ. Thầy cô dù cưng chiều con nhưng cũng không thể ép con phải ưng, lấy người mà con không yêu.
Vì vậy với thời gian hai năm không nhiều dù con gái còn đang học cũng là thời gian lý tưởng, cha mẹ hai bên cũng cố dàn xếp tại nhà những bữa ăn gia đình để cho hai trẻ làm quen tìm hiểu nhau và giúp chúng có dịp hò hẹn, gặp gỡ để cho tình yêu trai gái càng thêm khắn khít.
Gần đến ngày Nguyễn Thành Tín về nước, ông bà bên đàng trai thông báo trước cho gia đình Thầy Tám trên hai tuần. Thầy Tám còn có ý, nhân buổi đón chàng rể tương lai tại phi trường Tân Sơn Nhứt, Thầy Tám còn xem đó một dịp cho con gái chạm mặt "coi mắt" tạm gọi là ý trung nhân, con gái sẽ biết rõ vóc dáng, cách ăn nói giao tiếp của chàng trai mà cha mẹ hai bên sắp xếp trước.
Nguyễn Thành Tín cũng khá bô trai, trắng trẻo, vóc dáng cân đối, tầm thước không cao mà cũng không lùn, trông khoẻ mạnh và nhanh nhẹn. Thầy Tám chấm điểm 10/10, nhưng chưa biết Ngọc Mai chấm được mấy điểm, chắc chắn không chê.
Đón Nguyễn Thành Tín tại sân bay vào buổi trưa. Gia đình bên đàng trai sẽ có tổ chức một bữa cơm gia đình vào buổi chiều đầy bốn bàn tròn cũng như là ngày chào mừng "bái tổ vinh quy" của đứa con trai trưởng ra mắt với thân bằng quyến thuộc và gia đình Thầy Tám. Bên Thầy Tám, ngoài gia đình bảy người, Thầy còn mời thêm bốn người cũng ở Châu Đốc, hai cặp, đồng nghiệp nghề mô phạm và bốn người bạn cùng học với Thầy Tám thời trung học đang sinh sống tại Sài Gòn. Như vậy, bên nhà gái có đúng mười lăm người. Ba Má của Tín sắp xếp hai chị em Ngọc Mai và hai anh em Thành Tín cùng ngồi chung bàn, tha hồ mà nói chuyện, tìm hiểu...
Trên đường về nhà, Thầy Tám hỏi Ngọc Mai "coi mắt" Tín thế nào, cô e thẹn, mặt đỏ bừng. Cô em Ngọc Mỹ thấy tội nghiệp chị bị hỏi đột ngột cũng khó nói. Ngọc Mỹ mau mắn đỡ lời chị:
- Con có nhận xét, anh Tín về mọi mặt đều rất tốt rất xứng với chị Ngọc Mai nổi tiếng học giỏi cả trường Thủ Khoa Nghĩa. Một điều quan trọng khác là Ba Má anh Tín rất quý yêu chị Ngọc Mai. Hơn nữa, anh Tín chỉ có hai anh em mà cô em đã có chồng con ở riêng và Ba Má anh Tín thuộc đại gia, có thể nói chị Ngọc Mai chọn đúng tấm chồng lại có học thức như chị. Thầy Tám nói tiếp:
- Ngọc Mỹ, con có nhận xét thay chị, Thầy hỏi lại con gái rượu của mình, con thấy em nhận xét như vậy có đúng không?
- Ngọc Mai vội gật đầu và nói lí nhí, em nhận xét giống con. Mẹ và các em nghe vậy cùng vỗ tay vang rần trong xe.
Vừa về tới nhà, thầy Tám nghe có điện thoại reo, vội đến nghe. Đầu dây bên kia là ông "sui" trai, cho biết sơ khởi là con trai ông, Nguyễn Thành Tín, có nhiều thiện cảm với Ngọc Mai và Tín sẽ thường thăm viếng, hai con tìm hiểu nhau, thật sự yêu nhau, chúng ta sẽ tổ chức hai đám cưới một ở Sài Gòn và một ở Châu Đốc. Thầy Tám rất vui mừng và cũng cho Ba của Tín biết, con gái Ngọc Mai cũng có thiện cảm với Tín. Cả hai ông cùng nói quá vui. Thầy Tám nói tiếp:
- Chiều thứ bảy tuần này, vợ chồng tôi còn ở Sài Gòn, chúng tôi mời anh chị và Tín cùng gia đình cháu gái, anh chị có thể mời thêm người cho đủ bàn mười người, bên tôi cũng mười người, chúng ta ăn tại nhà hàng Arc-en-Ciel ở Chợ Lớn lúc bảy giờ tối. Ông sui trai nói:
- Ý kiến của anh coi bộ hay đó, chừng nào anh chị trở về Châu Đốc, chúng tôi sẽ mời gia đình anh chị một bữa tiệc ở nhà hàng Tây, ăn bíp-tết hoặc ăn trừu đúc lò, uống Martell XO...
Trước khi trở về nước, tôi có dặn bảo thằng Tín mua cho tôi một két rượu cô-nhác (cognac) của Pháp loại rượu chúng ta ưa thích - Martell XO. Tôi sẽ biếu anh chị một cặp mang về Châu Đốc thết đãi bạn bè. Ông sui trai còn giới thiệu các món ăn của Pháp rất nổi tiếng ở Sài Gòn, ngoài món bít tết còn món trừu đút lò và món "xi vê lapin" (Civet de lapin*) - thỏ nấu rượu chát đỏ cực kỳ ngon, không đâu bằng nhà hàng Cheung Nam, toạ lạc gần Toà nhà Quốc Hội Hạ Nghị Viện.
Hai ông sui mời qua mời lại có hai dạ tiệc theo cách ăn của người Hoa mà nhà hàng lại đặt tên Tây Arc-en-Ciel, dù có vài món ăn của Pháp. Nhưng, món ăn Tàu mới là thực đơn chính thức vì Arc-en-Ciel sanh sau đẻ muộn nên tự nó phải có các món ăn ngon của Tàu tranh đua với các nhà hàng Tàu sừng sõ như Ngọc Lan Đình, Đồng Khánh, Soái Kình Lâm, Đại La thiên... Có điều cũng ngộ, ăn thức ăn Tây mà tên nhà hàng lại tên Tàu, Cheung Nam, và món ăn đặc trưng của Tàu mà nhà hàng lại có tên Tây, Arc-en-Ciel, cũng khá vui.
Chỉ còn đúng một niên học, Ngọc Mai sẽ thi lấy bằng Dược sĩ, cô cảm thấy sức khoẻ yếu nên cô có quyết định xin cha mẹ hai bên tổ chức đám cưới nhân dịp mùa hè này, sớm hơn dự kiến một năm, Ngọc Mai nghĩ:
- Có chồng bên cạnh giúp cô nhiều việc, nhứt là đưa đón cô đi học vì cô cảm thấy mệt lả người khi sáng sớm đạp khởi động cho chiếc Vélo Solex nổ máy mà cô đã từng sử dụng suốt thời gian học trường đại học Dược Khoa. Nay, cô thật sự đã đuối sức và cô hy vọng khi có gia đình có chồng luôn bên cạnh chăm sóc và có thể cô sẽ khoẻ mạnh hơn và sau khi sanh con, thay máu huyết cũng có thể giúp cô ăn ngon ngủ thẳng giấc, vui khoẻ nữa. Cô biết và tin, có chồng, sống theo văn hoá Pháp chắc chắn sẽ "ga-lăng" sẽ thương yêu nuông chiều vợ hơn những người không có "tây học"?. Khi Mẹ lên Sài Gòn thăm các con, Ngọc Mai thủ thỉ bên tai Mẹ những suy nghĩ của cô muốn làm lễ cưới sớm. Cô còn thưa vói Mẹ:
- Anh Tín mới về nước, tiếng Việt chưa thật thông thạo nên anh xin trường đại học Khoa Học cho anh đứng lớp dạy lý thuyết càng ít giờ càng tốt, sau hai niên học nhà trường có thể tăng thêm giờ. Vì vậy, niên học này anh Tín có dư thời giờ "làm tài xế" cho con. Mẹ nghe con nói thật lòng, bà rất vui.
Bà cùng Thầy Tám bàn bạc ngay, thông báo cho ông bà sui trai biết. Hai con nên có lễ cưới năm nay rất "hạp tuổi", chúng tôi muốn đến gặp anh chị thảo luận coi xem chúng ta có thể tổ chức lễ cưới cho hai con mùa hè này có được không?. Ông sui trai nghe ông sui gái có ý kiến như vậy, ông quá vui, vọt miệng nói:
- Thằng Tín có giờ dạy rất ít vì nó có trở ngại, học tiếng Pháp mà dạy tiếng Việt nên nó xin dạy ít giờ hai năm đầu nên có nhiều thì giờ rảnh. Khi có lễ cưới rồi chúng nó gần gũi giúp đỡ nhau càng thuận tiện, con dâu tôi sẽ giúp chồng hoàn chỉnh những danh từ khoa học về hoá học, vật lý... Còn nó có nhiệm vụ đưa đón vợ đi học năm học cuối. Ông Tám nghe ông sui trai nói vậy quá đã, đúng ý của ông. Thầy Tám mời sáng mai:
- Chúng ta đến nhà hàng Thanh Thế ăn món suông (bún suông) rất nổi tiếng mà cũng gần nhà anh sui nữa, chúng ta tha hồ bàn bạc lễ cưới của hai con, ông sui trai nhận lời và nói cám ơn. Ông rất hứng còn nói tiếng Tây "Merci beaucoup" (cám ơn nhiều) và còn lập lại "Grand Merci" rồi mới nói Au revoir (ô rơ voa), cúp điện thoại.
Hai tiệc cưới tổ chức cách nhau một tuần, bên đàng trai tổ chức đám cưới tại nhà hàng Tây với thực đơn của Pháp. Bên đàng gái tổ chức tổ chức tiệc cưới tại Châu Đốc với những món ăn Tàu.
Ông sui gái đề nghị tổ chức lễ cưới và tiệc cưới trước ở Châu Đốc và cách một tuần sẽ tổ chức ở Sài Gòn. Sau tiệc cưới một ngày, con trai trưởng của Thầy Tám là Ngọc Anh và vợ phải bay trở về Pháp. Ngọc Anh đã xa Việt Nam gần đúng 17 năm nay mới có cơ hội trở về Châu Đốc thăm gia đình, sau hơn 13 năm học ngành Y và chuyên khoa tim cũng còn phải học lấy bằng Tú Tài I và II trước khi vào đại học. Vợ của Ngọc Anh là người Pháp, cũng là bác sĩ chuyên khoa nhi đồng.
Sau hai lễ cưới ở Châu Đốc và Sài Gòn. Vợ chồng Ngọc Mai về ở chung với cha mẹ chồng trong một biệt thự lộng lẫy ở đường Gia Long, gần chợ Bến Thành. Ba Mẹ chồng cho biết ngôi biệt thự này là của vợ chồng Ngọc Mai, còn cô con gái, ông bà cho tiền mua một biệt thự cũng gần đó như là của hồi môn khi cô con gái có gia đình.
Chồng luôn bên cạnh, chăm sóc và rất ga lăng, Ngọc Mai thêm hưng phấn tươi tắn hơn khi cô chưa lập gia đình. Sau khi lấy bằng Dược sĩ vài tháng, Ngọc Mai sanh đứa con đầu lòng - con gái, dù thiếu tháng, được chăm sóc cẩn thận có mời bác sĩ chuyên khoa mỗi tuần đến nhà hai lần khám bịnh cho hai mẹ con và giúp gia đình có lời chỉ dẫn cần thiết. Qua ăn đầy tháng, con gái của Ngọc Mai đã hoàn toàn khoẻ mạnh như một đứa trẻ bình thường. Ngọc Mai có chị dâu chuyên khoa nhi bên Pháp, làm cố vấn cho Ngọc Mai cách chăm sóc cho hai mẹ con, và còn mua những thứ thuốc tốt nhứt mới có gởi về cho Ngọc Mai dành cho trẻ sanh thiếu tháng.
Sau ba tháng lo nuôi con, nay Ngọc Mai đã có chỗ làm trong một pharmacie tại một bệnh viện lớn ở Sài Gòn. Chồng, bây giờ, tiếng Việt nói viết cũng khá, nhà trường xếp thêm giờ dạy lý thuyết về Vật lý và cả hoá học.
Đứa con gái đầu lòng vừa được sáu tháng, Ngọc Mai lại cấn thai, hai gia đình quá vui cũng tổ chức tiệc ăn mừng vì thấy Ngọc Mai với thể tạng ốm yếu và hay đau thời con gái mà nay cũng rất nhạy con. Ngọc Mai cảm thấy khoẻ mạnh và sẽ sanh con thứ hai.
Khi thai nhi trong bụng mẹ càng ngày càng lớn làm cho Ngọc Mai sức khoẻ giảm sút khá nhiều, gương mặt xanh xao không còn tươi tắn như mang thai đứa con gái đầu lòng. Khi siêu âm biết thai nhi là trai lại làm cho ông bà sui trai vô cùng mừng rỡ cho là "đại hỉ" sẽ có cháu nội đích tôn.
Trước hai tháng sanh, Ngọc Mai xin phép nghỉ "giả hạng không lương" vì cảm thấy quá mõi mệt, không đứng lâu được. Gần đến ngày sanh, Ngọc Mai thường nằm hơn ngồi, ít đi tới đi lui sang phòng con có chị vú chăm sóc. Thời gian này, Ngọc Mỹ có giờ rảnh ở trường Nha, cô thường đến thăm hỏi, an ủi chị và nựng nịu cháu gái kháu khỉnh rất dễ yêu. Mỗi lần đến thăm chị, Ngọc Mỹ thường đẩy xe cháu sang phòng cho chị thấy "tác phẩm" vĩ đại của mình và hai chị em tha hồ mà tâm sự.
Gần đến ngày sanh, Ngọc Mỹ nhờ một bác sĩ đàn chị rất thân thiết với cô đến khám bịnh thật kỹ dù chồng của chị Ngọc Mai cũng mời Bác sĩ hàng tuần đến nhà khám bịnh cho vợ và con. Nhưng, có điều gì bí mật về bịnh trạng của chị chỉ có Bác sĩ và chồng chị biết mà anh không thố lộ với ai. Vì vậy, Ngọc Mỹ muốn biết rõ bịnh tình của chị mình trước khi sanh và ngày sanh sẽ diễn tiến thế nào để Ngọc Mỹ an tâm và tiếp giúp chị... Người bạn vong niên, bác sĩ xem phim và kết quả những mẫu xét nghiệm luôn có trên bàn làm việc trong phòng ngủ. Qua hai ba lần xem kết quả điều trị, người bạn vong niên nắm tay bạn cùng đi ra xe, chạy đến quán cà phê La Pagode cũng ở gần nhà Ngọc Mai. Chọn một góc khuất, chị bạn bác sĩ của Ngọc Mỹ nói:
- Từ nay đến ngày sanh, Ngọc Mai sẽ thường đau quặn thắt khắp cơ thể, khó ngủ, ăn lại ít nên Ngọc Mai sẽ còn tiều tuỵ thêm. Còn chuyện sanh đẻ của Ngọc Mai, dù sanh khó cũng có máy móc dụng cụ y khoa tối tân sẽ giúp sinh con an lành. Nhưng, có một điều, chị cần nói với Ngọc Mỹ:
- Chị của em, sau khi sanh xong, sức khoẻ lại càng xuống và có thể Ngọc Mai không sống được đến sáu tháng. Người bạn của Ngọc Mỹ còn nói, Trời kêu ai nấy dạ.
Đúng với dự đoán, Ngọc Mai sanh con trai đúng thai kỳ, hài nhi khoẻ mạnh, trong lúc mẹ lại đau nhiều thường ngất xỉu phải cấp cứu. Ngọc Mai nằm lại bịnh viện cả tháng, bên cạnh có giường bê bi và có chỗ cho chị vú luôn ở bên cạnh giúp mẹ con Ngọc Mai. Trong một tháng nằm trong bịnh viện, hàng ngày, sáng, trưa, chiều, tối, lúc nào rảnh Ngọc Mỹ cũng thường vào thăm, có đêm Ngọc Mỹ ngủ lại với chị. Hai chị em thường tâm sự chuyện học hành từ cấp tiểu, trung học đệ nhứt cấp ở Châu Đốc và học trung học đệ nhị cấp của trường nữ Gia Long... biết bao kỷ niệm xa xưa êm đềm hạnh phúc bên nhau. Ngọc Mai có linh cảm, biết mình không sống thọ, trút hết nỗi niềm tâm sự với em gái. Ngọc Mai vừa nói với em vừa khóc nức nở:
- Chị chết sớm, hai con còn quá nhỏ, anh Tín mới qua ba mươi tuổi, quá trẻ, thế nào cũng bước thêm bước nữa. Chị lo cho hai con "mẹ ghẻ con chồng", không biết tương lai hai con sẽ ra sao? Chị xin em giúp nuôi dưỡng hai con của chị cho tới tuổi trưởng thành:
- Ngọc Mỹ nghe chị mình càng nói nhiều như là lời trăn trối, cô không cầm được nước mắt, hai hàng nước mắt tuông rơi lả chả.
Trong lúc đó Ba Má Ngọc Mai cũng vào bịnh viện thăm con gái. Hai ông bà, từ Châu Đốc mới lên Sài Gòn trưa nay, ăn cơm chiều xong, Thầy Tám bảo thằng con trai lái xe đưa Ba Má đến thăm chị ba của các con đang nằm trong bịnh viện.
Vừa bước vô phòng, Ba Má Ngọc Mai chứng kiến hai chị em đang khóc sướt mướt trông rất não lòng. Ngọc Mai nói lời cám ơn Ba Má từ Châu Đốc đến đây thăm con. Ngọc Mỹ kể lại vắn tắc những lời tâm sự của chị cho Ba Má nghe. Bà nghe con nói mà nước mắt cũng tuông trào, còn Ba của hai con gái đứng yên chết lặng, quá buồn không nói nên lời. Hai ông bà ngồi sát giường bịnh, bóp tay chân con gái và thấy con xuống sắc, hóc hác, gương mặt quá eo xèo nhợt nhạt, ông bà chỉ biết thở dài thương cảm.
Sau một tháng điều trị tại bịnh viện, nay chuyển về nhà, có mời bác sĩ đến khám bịnh một tuần năm ngày trừ ngày thứ bảy chủ nhựt, có bạn Ngọc Mỹ cũng là bác sĩ của bịnh viện sản khoa Từ Dũ đến cố vấn cho ba mẹ con.
Một buổi trưa, Ngọc Mai nhờ chị vú lấy tập giấy và bút trên bàn cố gắng viết ba di chúc ngắn gọn gởi cho Ngọc Mỹ, chồng và Ba Má ruột. Riêng di chúc Ngọc Mỹ, chị nhờ em gái mình hy sinh, cố gắng thay chị nuôi hai con nhỏ và di chúc gởi chồng báo cho biết là Ngọc Mai có uỷ quyền cho em Ngọc Mỹ nuôi con để chồng còn có thể bước thêm bước nữa vì anh còn quá trẻ... Di chúc thứ ba, gởi cho Ba Má, Ngọc Mai thỉnh cầu Ba Má động viên em Ngọc Mỹ cố gắng thay con mà nuôi dạy hai cháu, coi như con ruột của mình. Thầy Tám và cô hiểu di chúc của con gái mình sợ chồng cưới vợ khác sẽ không chăm sóc đúng mức hai con của người vợ quá cố.
Một ý nghĩa khác tiềm ẩn, Ngọc Mai cũng muốn em gái mình sẽ hết lòng cứu giúp chị nuôi hai con. Ngọc Mai còn hàm ý bóng gió, chỉ có cách tốt nhứt và cao cả nhứt là em gái hy sinh đồng thuận lấy chồng chị mình, sẽ nuôi chu toàn hai con nhỏ của Ngọc Mai như con ruột của em gái mình. Ngọc Mỹ chịu thiệt, dư luận đàm tiếu, tiếng bấc tiếng chì vì là một nha sĩ xinh đẹp lại lấy chồng đã có vợ hai con. Mà thật trớ trêu chồng của mình cũng là chồng của chị ruột mình, là duyên tiền định?.
Một buổi tối ở nhà, Ma Bá Ngọc Mai đọc di chúc của con gái không cầm được nước mắt. Thầy Tám hỏi cô:
- Qua di chúc của con, "mình" thấy thế nào. Bà chưa có suy nghĩ gì ngoài ý con uỷ thác cho em cố gắng nuôi con chị sau khi Ngọc Mai lìa xa trấn thế về Đất Phật. Và có thể con còn nghĩ xa, chồng còn trẻ sẽ phải tái giá, mẹ ghẻ không thế nào thương yêu, nuôi con chồng, qua câu ca dao:
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng.
Thầy Tám nói:
- Mình hiểu như vậy rất đúng ý thứ nhứt, anh còn nghĩ xa, con gái mình thông minh muốn cầu cứu em Ngọc Mỹ ra tay nghĩa hiệp, hy sinh và cam chịu tiếng thị phi làm vợ ông anh rể có hai con, cô sẽ phải chăm sóc con thay chị. Thầy Tám còn hiểu sâu xa, vợ chồng Ngọc Mai sống bên nhau dù không lâu, mới hơn hai năm, chị gái của Ngọc Mỹ biết rõ tính tình của chồng mình. Chị giới thiệu với em vừa cứu giúp các con mình vừa có người chồng có tư cách, đạo đức, học vấn uyên bác và còn là một người con hiếu thảo sẽ được thừa hưởng một gia tài kếch sù, em mình không bị thua thiệt với đời. Dù Ngọc Mỹ là nha sĩ cũng hái ra tiền qua công sức của mình, không cần sống dựa dẫm chồng. Hơn nữa, Ngọc Mỹ lại còn xinh đẹp tươi tắn hơn chị mình rất nhiều, cũng sẽ có chồng giàu sang có địa vị trong xã hội, không phải là chuyện khó. Nhưng, chưa chắc chung tình, ga lăng như Tín chồng Ngọc Mai. Qua kinh nghiệm dù ngắn, Ngọc Mai hiều tất tần tật mọi góc cạnh của người đàn ông chồng mình. Một điều vô cùng cao đẹp nếu Ngọc Mỹ chịu làm vợ của chồng chị, cả dòng họ bên anh Tín sẽ rất cảm kích ngưỡng phục vì sự hy sinh cao cả của cô nha sĩ xinh đẹp và luôn tươi cười và khoẻ mạnh, chắc chắn sẽ sanh nhiều con cho gia đình bên chồng mong muốn có nhiều cháu nội nối dõi tông đường.
Dược sĩ Ngọc Mai, sanh đứa con thứ hai chỉ sống với con và chồng hơn ba tháng và luôn đau ốm nằm liệt dù gia đình chồng và gia đình Ngọc Mai đã hết lòng chăm sóc và không ngại tốn kém mời những bác sĩ, giáo sư y khoa nổi tiếng nhứt của Sài Gòn hoa lệ chửa trị. Nhưng, rất đúng với câu Trời kêu ai nấy dạ, đã đến số, giàu cũng chết và nghèo cũng phải về cát bụi với hai bàn tay trắng.
Còn bản thân Nguyễn Thành Tín dù đau buồn vợ mới mất. Nhưng, thực tại lại vô cùng phấn khởi, vui sướng tột cùng, cảm thấy mình trúng số lô độc đắc, tình cờ nghe Ba Má bàn luận vì ông bà nhạc và cô em gái quá yêu thương cháu, một cháu mới sanh được vài tháng và đứa con đầu lòng vừa tròn hai tuổi. Hai cháu quá nhỏ và cha chúng mới qua tuổi 30, có địa vị trong xã hội, đang dạy đại học có biết bao nữ sinh viên để ý dòm ngó một giáo sư trẻ lại con nhà giàu nữa. Dù có thương vợ và để tang vợ một vài năm rồi cũng sẽ bước thêm bước nữa, tái giá. Hai con nhỏ chắc chắn không thể nào được vợ sau chăm sóc con riêng của chồng thật chu đáo như mẹ, như dì của chúng.
Ngọc Mỹ vừa tốt nghiệp lấy bằng nha sĩ. Hai cháu, con của chị một bé ba tuổi một bé một tuổi, nay lại không có Mẹ. Vừa nghĩ đến hoàn cảnh của hai cháu dù sống trong cảnh nhung lụa, giàu sang và đầy đủ tình thương của cha, ông bà nội, ông bà ngoại, nhưng lại thiếu tình mẫu tử. Ngọc Mỹ vội lấy di chúc của chị đọc lại và hiểu rõ ý nghĩa sâu kín của chị muốn mình thay chị nuôi con. Thay chị bằng cách nào tốt nhứt mà cách thay chị chăm sóc cháu sẽ dễ bị kẻ bàng quang đàm tiếu dị nghị. Ngọc Mỹ đang đắn đo suy nghĩ...
Sau một tuần suy nghĩ chín chắn, Ngọc Mỹ tự hứa, mình đã hết lòng yêu thương chị, nếu mình thay chị nuôi con, cách tốt nhứt là mình phải chịu hy sinh lấy chồng đã có vợ hai con và khá ngộ nghỉnh dù cũng có trớ trêu, nếu có duyên tiền định, chị mình vì tình đã là vợ quá cố của chồng mình, có sao đâu.?
Thanh Tín có suy nghĩ, vợ mới mất lại có cô em vợ vào thay chị nuôi con mà cô em lại vô cùng xinh đẹp và cũng là bậc trí giả trọng nhân nghĩa, tình thân gia đình hơn sự dị nghị, dèm pha chỉ trích của người đời, Tín cảm nhận sự tốt số của mình và cảm phục sự hy sinh của Ngọc Mỹ...
Bà Tám ngồi lặng thinh và suy nghĩ lời chồng hiểu một cách bóng gió của con truyền lại qua di chúc mà con gái không dám nói thẳng với em lấy Tín, bà cảm nhận, con gái mình quá thông minh. Nếu Ngọc Mỹ quá yêu thương chị và hai cháu nhỏ, sẵn sàng dấn thân, hy sinh tất cả để cứu giúp hai cháu nhỏ, Thầy Tám và cô hy vọng Ngọc Mỹ sẽ có quyết định đúng đắn sau khi chị qua đời.
Ngọc Mai mất, Thầy Tám và cô thường lên ở Sài Gòn hơn ở Châu Đốc, thường xuyên đến thăm hai cháu ngoại và anh chị sui. Ngọc Mỹ cũng vừa tốt nghiệp lấy bằng Nha sĩ, có giờ rảnh không còn bận học ở trường, Ngọc Mỹ luôn đến chăm nom hai cháu coi như là mẹ ruột của hai cháu. Nha sĩ Ngọc Mỹ, thuê chỗ mở phòng khám nha khoa, không xin làm cho nhà nước để có rộng thời giờ tự do chăm sóc hai cháu.
Đám cưới của Ngọc Mỹ được cả hai gia đình hợp sức tổ chức mời thân bằng quyến thuộc và bạn bè. Riêng Thầy Tám tìm địa chỉ những người thân hay học trò cũ của hai ông bà ở Châu Đốc, nay sinh sống ở Sài Gòn mời đến tham dự như là cuộc họp mặt đồng hương Châu Đốc tại Sài Gòn với gia đình bên nhà trai. Nhà hàng rộng lớn sang trọng Arc-en-Ciel không còn một chỗ trống kể các bàn nhỏ đặt sát banh-công hay trong sảnh tiếp khách. Chủ nhà hàng cho biết, từ ngày khai trương tới nay chưa khi nào có một tiệc dù là tiệc cưới "hoành tráng" được tổ chức vô cùng linh đình tại nhà hàng Arc-en-Ciel như đám cưới này.
Sau vài năm, ngày mất nước Việt Nam Cộng Hoà năm 1975, gia đình Thầy Tám và nha sĩ Ngọc Mỹ được vợ chồng con trai trưởng, một bác chuyên trị tim rất nổi tiếng tại Pháp bảo lãnh. Thầy cô và gia đình Ngọc Mỹ đã có học vấn về Pháp ngữ trước nên hội nhập vào xã hội Pháp khá nhanh.
Tình nghĩa vợ chồng của Ngọc Mai được hai gia đình mớm ý trước và tình yêu tình chàng ý thiếp càng nẩy nở tiến tới hôn nhân vợ chồng với kết quả có hai con, vợ vội vã ra đi sớm. Người em gái có lương duyên tiền định, yêu thương chị và con chị nên mới hy sinh lấy chồng chị coi hai con chị như con ruột, Ngọc Mỹ còn sanh tiếp thêm bốn con và định cư vĩnh viễn tại quê hương thứ hai là Pháp quốc.
Thật đúng câu người thân chúc tân lang và tân gia nhân trong ngày cưới "Tình Đẹp Duyên Ưa". Xứng hợp với Tình Chị Duyên Em khá ngộ nghĩnh của hai chị em Ngọc Mỹ. Tình của chị dù rất đẹp chỉ kéo dài hơn ba năm, còn duyên của cô em, từ trước năm 1975, đã kéo dài hơn nửa thế kỷ...
Anh Phương Trần Văn Ngà (Sacramento 10.2.2025)
* Xin mời độc giả đọc cách nấu món ăn thịt thỏ với rượu chát đỏ (Google): Civet de lapin is a traditional winter dish in France. It is prepared with rabbit meat, red wine, bacon, mushrooms, butter, flour, carrots and other vegetables, onions, and garlic. Once the stew has been fully cooked and the meat is tender, it is usually served with boiled potatoes and a glass of rich red wine on the side.
TÌNH CHỊ DUYÊN EM - Anh Phương Trần Văn Ngà
Từ
giữa tháng tư âm lịch, những cây hoa phượng vĩ thuộc hàng lão, to lớn
và những cây còn non thế hệ nối tiếp khởi đầu cuộc đua nở hoa, đều khoe
sắc thắm, những hoa đỏ tươi, sẩm và cả màu tím đậm, lợt nữa. Còn các đài
hoa xanh xanh và nhuỵ có pha lẫn những đường nét vàng lại càng tôn vinh
sắc tươi thắm của loài hoa phượng vĩ chung quanh triền núi Sam. Hoa
phượng vĩ ở Núi Sam có nhiều nhứt ở khu Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Mộ Thoại
Ngọc Hầu, chung quanh hàng rào chùa Tây An. Đến mùa hoa phượng vĩ nở rộ,
cả một vùng rộng lớn nhuộm màu đỏ rực từ Đầu Bờ, Chùa Tây An, Miếu Bà
Chúa Xứ, Lăng Mộ Thoại Ngọc Hầu...
Vòng quanh chân núi, từ Lăng Mộ tiếp giáp với Bến Vựa, đường lên Bạch Vân, khu vực chùa Hang và vùng gần chợ Bến Đá cũng là những nơi có nhiều hoa phượng vĩ. Từ đó đi vòng qua khu Đá Chẹt và trở lại Đầu Bờ, đúng một vòng đường bao quanh chân núi Sam khoảng sáu cây số, đâu đâu cũng có hoa phượng vĩ dù ít hay nhiều cùng đua nhau khoe sắc màu tươi thắm.
Khi hoa phượng vĩ nở rộ cũng là thời điểm báo hiệu mùa bãi trường, sự chia tay các bạn học cùng trường cùng lớp và cả thầy cô nữa. Mùa phượng vĩ nở ở Núi Sam cũng là sự báo trước những ngày đại lễ Vía Bà Chúa Xứ gần cuối tháng tư âm lịch. Cùng thời điểm này, báo hiệu mùa nước lên (nước nổi) bắt đầu từ thượng tuần tháng năm, và kế tiếp là mùa có cá linh non, đặc sản món ăn ngon của quê hương Châu Đốc vào khoảng tháng sáu âm lịch.
Nói đến vùng xa, biên thuỳ của Miền Tây với tỉnh Châu Đốc nhiều danh lam thắng cảnh ở vùng Thất Sơn và đặc biệt ở núi Cấm. Vùng sinh thái rừng tràm Trà Sư, con kinh đào chiến lược Vĩnh Tế lịch sử dài trên tám mươi cây số tới vùng Hà Tiên và tiếp giáp với vịnh Xiêm La. Đó là những di tích lịch sử, vùng tâm linh của Núi Sam huyền bí mà nhiều người đặt trọn niềm tin ngưỡng mộ.
Thầy Tám và cô đều là phật tử, tu tại gia có linh cảm con gái lớn của mình, tương lai sẽ ít có dịp trở về Châu Đốc sau khi thi xong bằng trung học đệ nhứt cấp ở trường Thủ Khoa Nghĩa. Con phải lên Sài Gòn học tiếp các lớp đệ nhị cấp để thi lấy bằng Tú tài I, II và còn phải học nhiều năm ở bậc đại học. Chưa hết, con gái mình, thầy Tám nghĩ:
- Con sẽ còn lập gia đình mà ông bà thầy Tám đã có hứa với hai vợ chồng người bạn thân có đứa con trai vừa đi du học ở Pháp. Thế là con gái cưng của ông bà Thầy Tám sau khi tốt nghiệp đại học, sẽ có chồng con và cùng đi làm việc với chồng cũng ở Sài Gòn. Vì có linh cảm báo trước con gái của mình sẽ ít có cơ hội trở về quê Châu Đốc.
Nhân mùa bãi trường này, hai ông bà thầy Tám cùng các em của Ngọc Mai sẽ du ngoạn tất cả danh lam thắng cảnh và những nơi có những ngành nghề đặc trưng của tỉnh Châu Đốc như cách nuôi tằm dệt lụa, vùng người Champa (Chàm) dệt thổ cẩm cũng từ tơ lụa...
Mùa bãi trường năm nay lại thêm lưu luyến với vùng Núi Sam và Thất Sơn huyền bí, thầy giáo Tám đưa cả gia đình đi viếng lại danh lam thắng cảnh di tích lịch sử, tìm hiểu cách trồng dâu nuôi tằm của vùng quận Tân Châu và cách dệt các thổ cẩm của xã Châu Giang và các xã lân cận mà người dân Champa chuyên nghề thủ công mỹ nghệ này.
Ông giáo Tám đưa con gái lớn Ngọc Mai và các em đi du ngoạn trước khi Ngọc Mai từ giả trường trung học Thủ Khoa Nghĩa tại Châu Đốc, chỉ có dạy hết bậc đệ I cấp, thời xa xưa đó chưa có các lớp học đệ II cấp. Ngọc Mai chỉ còn ở nhà với cha mẹ và các em tại tỉnh lỵ Châu Đốc thêm hai tháng nữa là phải rời xa nơi chôn nhau cắt rún thân yêu của cô mang hương thơm đậm đà của quê hương "xứ mắm tình nồng". Cô lên Sài Gòn tiếp tục học chương trình đệ nhị cấp và còn học bậc đại học mà phải đến nơi ở trọ trước ngày nhập học để làm quen chỗ ăn ở mới.
Thầy Tám thuê một chiếc xe Van tám chỗ ngồi, dự trù sẽ đi liên tiếp ba ngày, chiều về nhà nghỉ ngơi. Cả gia đình sẽ đưa cô con gái lên Sài Gòn, trước ngày nhập học của trường nữ Gia Long đúng hai tuần để cho con gái làm quen với môi trường sinh hoạt của một Thủ đô Sài Gòn hoa lệ nổi tiếng với tên gọi "Hòn Ngọc Viễn Đông". Ngọc Mai ở Châu Đốc chỉ có biết học chăm chỉ và cô cũng là học sinh xuất sắc của cả khối toán toàn trường, thi đậu bằng trung Học Đệ Nhất Cấp hạng Bình mà là con của gia đình giáo chức nên xin vào học lớp Đệ tam của trường Gia Long khá dễ dàng. Thể tạng của Ngọc Mai vốn mảnh khảnh, ốm yếu, cô dồn sức học cật lực ở lớp đệ tứ, cho nên trông vẽ bề ngoài thêm tiều tuỵ không tươi tắn khoẻ mạnh của tuổi con gái cặp kê đôi tám.
Thầy Tám gởi Ngọc Mai ở trọ một nhà bà con cũng có cô con gái cùng trang lứa. Thầy Tám dự trù hai năm sau, em gái Ngọc Mai là Ngọc Mỹ, sau khi thi đổ bằng Trung học đệ nhất cấp, cũng phải lên Sài Gòn học như chị. Lúc đó, Thầy và cô dự kiến sẽ mua một căn nhà không cách xa trường nữ Gia Long và thuê một người quen cùng xã ấp với Thầy Tám làm "chị nuôi" ở với hai con lo việc nội trợ, bếp núc giúp hai con có nhiều thì giờ chỉ có tập chú vào việc học. Mỗi hai năm kế tiếp, có ba em, hai trai, một gái cũng lần lượt lên Sài Gòn học tiếp như hai chị. Vì vậy, Thầy Tám và cô tính trước mua nhà cho các con có chỗ ở khang trang để hai ông bà còn có dịp lên Sài Gòn thăm con có thể ở lâu một vài tháng. Hai ông bà sẽ về hưu khi đứa con thứ ba cũng lên học ở Sài Gòn. Mọi chuyện gia đình, hai ông bà Tám đều tính trước và ông bà cũng tiên đoán con gái lớn mình với thể tạng ốm yếu thiếu sự tươi tắn khoẻ mạnh của thời con gái "trổ mã" hoàn toàn khác với cô em gái kế "khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang" và cũng có tư chất thông minh, học giỏi chỉ có thua chị mình thôi.
Đúng với dự kiến, Ngọc Mai, sau ba năm học ở một trường nữ trung học danh tiếng nhứt của cả miền Nam, trường nữ trung học Gia Long, đậu bằng Tú tài I và II suôn sẻ. Ông bà cùng bàn tính với ông bà bạn dự trù sẽ là sui gia. Thầy Tám muốn con gái mình thi vào ngành Y như người anh trai sắp sửa trở thành bác sĩ chuyên khoa về tim tại đại học Paris.
Ông bà bạn góp ý, nếu Ngọc Mai học ngành Y sẽ mất nhiều thời gian và phải chịu nhiều áp lực trong học tập tại trường lớp mà còn thực tập tại các bịnh viện khá bận rộn vất vả đối với những người có sức khoẻ tốt. Còn Ngọc Mai, có vẽ không được thật khoẻ mạnh như cô em. Sau khi lấy xong bằng Tú tài II Ngọc Mai coi bộ đuối sức, hay đau lặt vặt mà việc ăn ngủ cũng vẫn ít theo thói quen của các năm học "gạo bài". Bốn ông bà bàn bạc, thấy Ngọc Mai học giỏi cả bảy năm trung học và muốn thi vào trường Y dù có sự cạnh tranh dành chỗ học cũng khá gay go, nhưng Ngọc Mai cũng có thể thi đậu vào trường Y vì là học sinh xuất sắc của bảy năm trung học. Nhưng, sức khoẻ sẽ không cho phép Ngọc Mai tiếp tục học ngành Y cật lực thêm sáu bảy năm nữa.
Sau khi hai gia đình bàn bạc kỹ, nếu muốn cho con gái học tiếp cũng có tính tranh đua nhưng ít hơn và cả một học trình đại học dược cũng nhẹ hơn ngành Y và lại thời gian học ngắn hơn.
Cha mẹ của phía đàng trai cho biết, con ông bà dự trù sẽ lấy xong bằng Cử nhân Hoá Học và bằng Cao học Vật Lý trước một hoặc hai năm Ngọc Mai tốt nghiệp Dược sĩ. Con trai của ông bà sẽ về nước xin dạy đại học tại Sài Gòn, đôi trẻ có điều kiện trực tiếp gần gũi tìm hiểu nhau trước khi làm lễ cưới khi Ngọc Mai hoàn tất chương trình đại học Dược.
Thời gian thấm thoát trôi qua, còn hai năm nữa Ngọc Mai sẽ tốt nghiệp trường Dược và sẽ xin phục vụ tại một bệnh viện tại Sài Gòn hay vùng lân cận và lúc đó cô em Ngọc Mỹ đã học trường Nha được hai năm.
Bên họ nhà trai, gọi điện thoại báo tin, mùa hè này, sau khi có kết quả thi lấy bằng Cao Học Vật Lý xong, con trai sẽ về nước và tính đến chuyện làm đám cưới cho hai con. Thầy Tám và cô biết rõ tin tức về chàng rể tương lai rất vui mừng, còn hai năm nữa con gái Ngọc Mai mới ra trường, hai trẻ có nhiều thì giờ tìm hiểu nhau ít nhứt cũng được hai năm mới tiến đến lễ cưới. Thầy cô cũng rất ái ngại vì hai bên cha mẹ hứa hẹn định trước việc hôn nhân của hai trẻ mà hai con chưa hề quen biết nhau cũng dễ bị đổ vỡ. Từ thế hệ của các con, lại là các con trẻ có học vị cao, cha mẹ không thể "ép dầu, ép mỡ, không thể ép duyên" và sự ràng buộc, quyền cha mẹ đặt con đâu ngồi đó hay câu mà người bình dân thường nói "áo mặc không qua khổi đầu" sẽ không còn hiệu quả.
Từ sau cuộc đổi đời, chia đôi đất nước Việt Nam, 1954 trở về sau này, việc dựng vợ gã chồng. Cha mẹ không còn quyền tuyệt đối đặt đâu con ngồi đó trong việc cưới hỏi, hôn nhân của con trẻ. Thầy cô dù cưng chiều con nhưng cũng không thể ép con phải ưng, lấy người mà con không yêu.
Vì vậy với thời gian hai năm không nhiều dù con gái còn đang học cũng là thời gian lý tưởng, cha mẹ hai bên cũng cố dàn xếp tại nhà những bữa ăn gia đình để cho hai trẻ làm quen tìm hiểu nhau và giúp chúng có dịp hò hẹn, gặp gỡ để cho tình yêu trai gái càng thêm khắn khít.
Gần đến ngày Nguyễn Thành Tín về nước, ông bà bên đàng trai thông báo trước cho gia đình Thầy Tám trên hai tuần. Thầy Tám còn có ý, nhân buổi đón chàng rể tương lai tại phi trường Tân Sơn Nhứt, Thầy Tám còn xem đó một dịp cho con gái chạm mặt "coi mắt" tạm gọi là ý trung nhân, con gái sẽ biết rõ vóc dáng, cách ăn nói giao tiếp của chàng trai mà cha mẹ hai bên sắp xếp trước.
Nguyễn Thành Tín cũng khá bô trai, trắng trẻo, vóc dáng cân đối, tầm thước không cao mà cũng không lùn, trông khoẻ mạnh và nhanh nhẹn. Thầy Tám chấm điểm 10/10, nhưng chưa biết Ngọc Mai chấm được mấy điểm, chắc chắn không chê.
Đón Nguyễn Thành Tín tại sân bay vào buổi trưa. Gia đình bên đàng trai sẽ có tổ chức một bữa cơm gia đình vào buổi chiều đầy bốn bàn tròn cũng như là ngày chào mừng "bái tổ vinh quy" của đứa con trai trưởng ra mắt với thân bằng quyến thuộc và gia đình Thầy Tám. Bên Thầy Tám, ngoài gia đình bảy người, Thầy còn mời thêm bốn người cũng ở Châu Đốc, hai cặp, đồng nghiệp nghề mô phạm và bốn người bạn cùng học với Thầy Tám thời trung học đang sinh sống tại Sài Gòn. Như vậy, bên nhà gái có đúng mười lăm người. Ba Má của Tín sắp xếp hai chị em Ngọc Mai và hai anh em Thành Tín cùng ngồi chung bàn, tha hồ mà nói chuyện, tìm hiểu...
Trên đường về nhà, Thầy Tám hỏi Ngọc Mai "coi mắt" Tín thế nào, cô e thẹn, mặt đỏ bừng. Cô em Ngọc Mỹ thấy tội nghiệp chị bị hỏi đột ngột cũng khó nói. Ngọc Mỹ mau mắn đỡ lời chị:
- Con có nhận xét, anh Tín về mọi mặt đều rất tốt rất xứng với chị Ngọc Mai nổi tiếng học giỏi cả trường Thủ Khoa Nghĩa. Một điều quan trọng khác là Ba Má anh Tín rất quý yêu chị Ngọc Mai. Hơn nữa, anh Tín chỉ có hai anh em mà cô em đã có chồng con ở riêng và Ba Má anh Tín thuộc đại gia, có thể nói chị Ngọc Mai chọn đúng tấm chồng lại có học thức như chị. Thầy Tám nói tiếp:
- Ngọc Mỹ, con có nhận xét thay chị, Thầy hỏi lại con gái rượu của mình, con thấy em nhận xét như vậy có đúng không?
- Ngọc Mai vội gật đầu và nói lí nhí, em nhận xét giống con. Mẹ và các em nghe vậy cùng vỗ tay vang rần trong xe.
Vừa về tới nhà, thầy Tám nghe có điện thoại reo, vội đến nghe. Đầu dây bên kia là ông "sui" trai, cho biết sơ khởi là con trai ông, Nguyễn Thành Tín, có nhiều thiện cảm với Ngọc Mai và Tín sẽ thường thăm viếng, hai con tìm hiểu nhau, thật sự yêu nhau, chúng ta sẽ tổ chức hai đám cưới một ở Sài Gòn và một ở Châu Đốc. Thầy Tám rất vui mừng và cũng cho Ba của Tín biết, con gái Ngọc Mai cũng có thiện cảm với Tín. Cả hai ông cùng nói quá vui. Thầy Tám nói tiếp:
- Chiều thứ bảy tuần này, vợ chồng tôi còn ở Sài Gòn, chúng tôi mời anh chị và Tín cùng gia đình cháu gái, anh chị có thể mời thêm người cho đủ bàn mười người, bên tôi cũng mười người, chúng ta ăn tại nhà hàng Arc-en-Ciel ở Chợ Lớn lúc bảy giờ tối. Ông sui trai nói:
- Ý kiến của anh coi bộ hay đó, chừng nào anh chị trở về Châu Đốc, chúng tôi sẽ mời gia đình anh chị một bữa tiệc ở nhà hàng Tây, ăn bíp-tết hoặc ăn trừu đúc lò, uống Martell XO...
Trước khi trở về nước, tôi có dặn bảo thằng Tín mua cho tôi một két rượu cô-nhác (cognac) của Pháp loại rượu chúng ta ưa thích - Martell XO. Tôi sẽ biếu anh chị một cặp mang về Châu Đốc thết đãi bạn bè. Ông sui trai còn giới thiệu các món ăn của Pháp rất nổi tiếng ở Sài Gòn, ngoài món bít tết còn món trừu đút lò và món "xi vê lapin" (Civet de lapin*) - thỏ nấu rượu chát đỏ cực kỳ ngon, không đâu bằng nhà hàng Cheung Nam, toạ lạc gần Toà nhà Quốc Hội Hạ Nghị Viện.
Hai ông sui mời qua mời lại có hai dạ tiệc theo cách ăn của người Hoa mà nhà hàng lại đặt tên Tây Arc-en-Ciel, dù có vài món ăn của Pháp. Nhưng, món ăn Tàu mới là thực đơn chính thức vì Arc-en-Ciel sanh sau đẻ muộn nên tự nó phải có các món ăn ngon của Tàu tranh đua với các nhà hàng Tàu sừng sõ như Ngọc Lan Đình, Đồng Khánh, Soái Kình Lâm, Đại La thiên... Có điều cũng ngộ, ăn thức ăn Tây mà tên nhà hàng lại tên Tàu, Cheung Nam, và món ăn đặc trưng của Tàu mà nhà hàng lại có tên Tây, Arc-en-Ciel, cũng khá vui.
Chỉ còn đúng một niên học, Ngọc Mai sẽ thi lấy bằng Dược sĩ, cô cảm thấy sức khoẻ yếu nên cô có quyết định xin cha mẹ hai bên tổ chức đám cưới nhân dịp mùa hè này, sớm hơn dự kiến một năm, Ngọc Mai nghĩ:
- Có chồng bên cạnh giúp cô nhiều việc, nhứt là đưa đón cô đi học vì cô cảm thấy mệt lả người khi sáng sớm đạp khởi động cho chiếc Vélo Solex nổ máy mà cô đã từng sử dụng suốt thời gian học trường đại học Dược Khoa. Nay, cô thật sự đã đuối sức và cô hy vọng khi có gia đình có chồng luôn bên cạnh chăm sóc và có thể cô sẽ khoẻ mạnh hơn và sau khi sanh con, thay máu huyết cũng có thể giúp cô ăn ngon ngủ thẳng giấc, vui khoẻ nữa. Cô biết và tin, có chồng, sống theo văn hoá Pháp chắc chắn sẽ "ga-lăng" sẽ thương yêu nuông chiều vợ hơn những người không có "tây học"?. Khi Mẹ lên Sài Gòn thăm các con, Ngọc Mai thủ thỉ bên tai Mẹ những suy nghĩ của cô muốn làm lễ cưới sớm. Cô còn thưa vói Mẹ:
- Anh Tín mới về nước, tiếng Việt chưa thật thông thạo nên anh xin trường đại học Khoa Học cho anh đứng lớp dạy lý thuyết càng ít giờ càng tốt, sau hai niên học nhà trường có thể tăng thêm giờ. Vì vậy, niên học này anh Tín có dư thời giờ "làm tài xế" cho con. Mẹ nghe con nói thật lòng, bà rất vui.
Bà cùng Thầy Tám bàn bạc ngay, thông báo cho ông bà sui trai biết. Hai con nên có lễ cưới năm nay rất "hạp tuổi", chúng tôi muốn đến gặp anh chị thảo luận coi xem chúng ta có thể tổ chức lễ cưới cho hai con mùa hè này có được không?. Ông sui trai nghe ông sui gái có ý kiến như vậy, ông quá vui, vọt miệng nói:
- Thằng Tín có giờ dạy rất ít vì nó có trở ngại, học tiếng Pháp mà dạy tiếng Việt nên nó xin dạy ít giờ hai năm đầu nên có nhiều thì giờ rảnh. Khi có lễ cưới rồi chúng nó gần gũi giúp đỡ nhau càng thuận tiện, con dâu tôi sẽ giúp chồng hoàn chỉnh những danh từ khoa học về hoá học, vật lý... Còn nó có nhiệm vụ đưa đón vợ đi học năm học cuối. Ông Tám nghe ông sui trai nói vậy quá đã, đúng ý của ông. Thầy Tám mời sáng mai:
- Chúng ta đến nhà hàng Thanh Thế ăn món suông (bún suông) rất nổi tiếng mà cũng gần nhà anh sui nữa, chúng ta tha hồ bàn bạc lễ cưới của hai con, ông sui trai nhận lời và nói cám ơn. Ông rất hứng còn nói tiếng Tây "Merci beaucoup" (cám ơn nhiều) và còn lập lại "Grand Merci" rồi mới nói Au revoir (ô rơ voa), cúp điện thoại.
Hai tiệc cưới tổ chức cách nhau một tuần, bên đàng trai tổ chức đám cưới tại nhà hàng Tây với thực đơn của Pháp. Bên đàng gái tổ chức tổ chức tiệc cưới tại Châu Đốc với những món ăn Tàu.
Ông sui gái đề nghị tổ chức lễ cưới và tiệc cưới trước ở Châu Đốc và cách một tuần sẽ tổ chức ở Sài Gòn. Sau tiệc cưới một ngày, con trai trưởng của Thầy Tám là Ngọc Anh và vợ phải bay trở về Pháp. Ngọc Anh đã xa Việt Nam gần đúng 17 năm nay mới có cơ hội trở về Châu Đốc thăm gia đình, sau hơn 13 năm học ngành Y và chuyên khoa tim cũng còn phải học lấy bằng Tú Tài I và II trước khi vào đại học. Vợ của Ngọc Anh là người Pháp, cũng là bác sĩ chuyên khoa nhi đồng.
Sau hai lễ cưới ở Châu Đốc và Sài Gòn. Vợ chồng Ngọc Mai về ở chung với cha mẹ chồng trong một biệt thự lộng lẫy ở đường Gia Long, gần chợ Bến Thành. Ba Mẹ chồng cho biết ngôi biệt thự này là của vợ chồng Ngọc Mai, còn cô con gái, ông bà cho tiền mua một biệt thự cũng gần đó như là của hồi môn khi cô con gái có gia đình.
Chồng luôn bên cạnh, chăm sóc và rất ga lăng, Ngọc Mai thêm hưng phấn tươi tắn hơn khi cô chưa lập gia đình. Sau khi lấy bằng Dược sĩ vài tháng, Ngọc Mai sanh đứa con đầu lòng - con gái, dù thiếu tháng, được chăm sóc cẩn thận có mời bác sĩ chuyên khoa mỗi tuần đến nhà hai lần khám bịnh cho hai mẹ con và giúp gia đình có lời chỉ dẫn cần thiết. Qua ăn đầy tháng, con gái của Ngọc Mai đã hoàn toàn khoẻ mạnh như một đứa trẻ bình thường. Ngọc Mai có chị dâu chuyên khoa nhi bên Pháp, làm cố vấn cho Ngọc Mai cách chăm sóc cho hai mẹ con, và còn mua những thứ thuốc tốt nhứt mới có gởi về cho Ngọc Mai dành cho trẻ sanh thiếu tháng.
Sau ba tháng lo nuôi con, nay Ngọc Mai đã có chỗ làm trong một pharmacie tại một bệnh viện lớn ở Sài Gòn. Chồng, bây giờ, tiếng Việt nói viết cũng khá, nhà trường xếp thêm giờ dạy lý thuyết về Vật lý và cả hoá học.
Đứa con gái đầu lòng vừa được sáu tháng, Ngọc Mai lại cấn thai, hai gia đình quá vui cũng tổ chức tiệc ăn mừng vì thấy Ngọc Mai với thể tạng ốm yếu và hay đau thời con gái mà nay cũng rất nhạy con. Ngọc Mai cảm thấy khoẻ mạnh và sẽ sanh con thứ hai.
Khi thai nhi trong bụng mẹ càng ngày càng lớn làm cho Ngọc Mai sức khoẻ giảm sút khá nhiều, gương mặt xanh xao không còn tươi tắn như mang thai đứa con gái đầu lòng. Khi siêu âm biết thai nhi là trai lại làm cho ông bà sui trai vô cùng mừng rỡ cho là "đại hỉ" sẽ có cháu nội đích tôn.
Trước hai tháng sanh, Ngọc Mai xin phép nghỉ "giả hạng không lương" vì cảm thấy quá mõi mệt, không đứng lâu được. Gần đến ngày sanh, Ngọc Mai thường nằm hơn ngồi, ít đi tới đi lui sang phòng con có chị vú chăm sóc. Thời gian này, Ngọc Mỹ có giờ rảnh ở trường Nha, cô thường đến thăm hỏi, an ủi chị và nựng nịu cháu gái kháu khỉnh rất dễ yêu. Mỗi lần đến thăm chị, Ngọc Mỹ thường đẩy xe cháu sang phòng cho chị thấy "tác phẩm" vĩ đại của mình và hai chị em tha hồ mà tâm sự.
Gần đến ngày sanh, Ngọc Mỹ nhờ một bác sĩ đàn chị rất thân thiết với cô đến khám bịnh thật kỹ dù chồng của chị Ngọc Mai cũng mời Bác sĩ hàng tuần đến nhà khám bịnh cho vợ và con. Nhưng, có điều gì bí mật về bịnh trạng của chị chỉ có Bác sĩ và chồng chị biết mà anh không thố lộ với ai. Vì vậy, Ngọc Mỹ muốn biết rõ bịnh tình của chị mình trước khi sanh và ngày sanh sẽ diễn tiến thế nào để Ngọc Mỹ an tâm và tiếp giúp chị... Người bạn vong niên, bác sĩ xem phim và kết quả những mẫu xét nghiệm luôn có trên bàn làm việc trong phòng ngủ. Qua hai ba lần xem kết quả điều trị, người bạn vong niên nắm tay bạn cùng đi ra xe, chạy đến quán cà phê La Pagode cũng ở gần nhà Ngọc Mai. Chọn một góc khuất, chị bạn bác sĩ của Ngọc Mỹ nói:
- Từ nay đến ngày sanh, Ngọc Mai sẽ thường đau quặn thắt khắp cơ thể, khó ngủ, ăn lại ít nên Ngọc Mai sẽ còn tiều tuỵ thêm. Còn chuyện sanh đẻ của Ngọc Mai, dù sanh khó cũng có máy móc dụng cụ y khoa tối tân sẽ giúp sinh con an lành. Nhưng, có một điều, chị cần nói với Ngọc Mỹ:
- Chị của em, sau khi sanh xong, sức khoẻ lại càng xuống và có thể Ngọc Mai không sống được đến sáu tháng. Người bạn của Ngọc Mỹ còn nói, Trời kêu ai nấy dạ.
Đúng với dự đoán, Ngọc Mai sanh con trai đúng thai kỳ, hài nhi khoẻ mạnh, trong lúc mẹ lại đau nhiều thường ngất xỉu phải cấp cứu. Ngọc Mai nằm lại bịnh viện cả tháng, bên cạnh có giường bê bi và có chỗ cho chị vú luôn ở bên cạnh giúp mẹ con Ngọc Mai. Trong một tháng nằm trong bịnh viện, hàng ngày, sáng, trưa, chiều, tối, lúc nào rảnh Ngọc Mỹ cũng thường vào thăm, có đêm Ngọc Mỹ ngủ lại với chị. Hai chị em thường tâm sự chuyện học hành từ cấp tiểu, trung học đệ nhứt cấp ở Châu Đốc và học trung học đệ nhị cấp của trường nữ Gia Long... biết bao kỷ niệm xa xưa êm đềm hạnh phúc bên nhau. Ngọc Mai có linh cảm, biết mình không sống thọ, trút hết nỗi niềm tâm sự với em gái. Ngọc Mai vừa nói với em vừa khóc nức nở:
- Chị chết sớm, hai con còn quá nhỏ, anh Tín mới qua ba mươi tuổi, quá trẻ, thế nào cũng bước thêm bước nữa. Chị lo cho hai con "mẹ ghẻ con chồng", không biết tương lai hai con sẽ ra sao? Chị xin em giúp nuôi dưỡng hai con của chị cho tới tuổi trưởng thành:
- Ngọc Mỹ nghe chị mình càng nói nhiều như là lời trăn trối, cô không cầm được nước mắt, hai hàng nước mắt tuông rơi lả chả.
Trong lúc đó Ba Má Ngọc Mai cũng vào bịnh viện thăm con gái. Hai ông bà, từ Châu Đốc mới lên Sài Gòn trưa nay, ăn cơm chiều xong, Thầy Tám bảo thằng con trai lái xe đưa Ba Má đến thăm chị ba của các con đang nằm trong bịnh viện.
Vừa bước vô phòng, Ba Má Ngọc Mai chứng kiến hai chị em đang khóc sướt mướt trông rất não lòng. Ngọc Mai nói lời cám ơn Ba Má từ Châu Đốc đến đây thăm con. Ngọc Mỹ kể lại vắn tắc những lời tâm sự của chị cho Ba Má nghe. Bà nghe con nói mà nước mắt cũng tuông trào, còn Ba của hai con gái đứng yên chết lặng, quá buồn không nói nên lời. Hai ông bà ngồi sát giường bịnh, bóp tay chân con gái và thấy con xuống sắc, hóc hác, gương mặt quá eo xèo nhợt nhạt, ông bà chỉ biết thở dài thương cảm.
Sau một tháng điều trị tại bịnh viện, nay chuyển về nhà, có mời bác sĩ đến khám bịnh một tuần năm ngày trừ ngày thứ bảy chủ nhựt, có bạn Ngọc Mỹ cũng là bác sĩ của bịnh viện sản khoa Từ Dũ đến cố vấn cho ba mẹ con.
Một buổi trưa, Ngọc Mai nhờ chị vú lấy tập giấy và bút trên bàn cố gắng viết ba di chúc ngắn gọn gởi cho Ngọc Mỹ, chồng và Ba Má ruột. Riêng di chúc Ngọc Mỹ, chị nhờ em gái mình hy sinh, cố gắng thay chị nuôi hai con nhỏ và di chúc gởi chồng báo cho biết là Ngọc Mai có uỷ quyền cho em Ngọc Mỹ nuôi con để chồng còn có thể bước thêm bước nữa vì anh còn quá trẻ... Di chúc thứ ba, gởi cho Ba Má, Ngọc Mai thỉnh cầu Ba Má động viên em Ngọc Mỹ cố gắng thay con mà nuôi dạy hai cháu, coi như con ruột của mình. Thầy Tám và cô hiểu di chúc của con gái mình sợ chồng cưới vợ khác sẽ không chăm sóc đúng mức hai con của người vợ quá cố.
Một ý nghĩa khác tiềm ẩn, Ngọc Mai cũng muốn em gái mình sẽ hết lòng cứu giúp chị nuôi hai con. Ngọc Mai còn hàm ý bóng gió, chỉ có cách tốt nhứt và cao cả nhứt là em gái hy sinh đồng thuận lấy chồng chị mình, sẽ nuôi chu toàn hai con nhỏ của Ngọc Mai như con ruột của em gái mình. Ngọc Mỹ chịu thiệt, dư luận đàm tiếu, tiếng bấc tiếng chì vì là một nha sĩ xinh đẹp lại lấy chồng đã có vợ hai con. Mà thật trớ trêu chồng của mình cũng là chồng của chị ruột mình, là duyên tiền định?.
Một buổi tối ở nhà, Ma Bá Ngọc Mai đọc di chúc của con gái không cầm được nước mắt. Thầy Tám hỏi cô:
- Qua di chúc của con, "mình" thấy thế nào. Bà chưa có suy nghĩ gì ngoài ý con uỷ thác cho em cố gắng nuôi con chị sau khi Ngọc Mai lìa xa trấn thế về Đất Phật. Và có thể con còn nghĩ xa, chồng còn trẻ sẽ phải tái giá, mẹ ghẻ không thế nào thương yêu, nuôi con chồng, qua câu ca dao:
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng.
Thầy Tám nói:
- Mình hiểu như vậy rất đúng ý thứ nhứt, anh còn nghĩ xa, con gái mình thông minh muốn cầu cứu em Ngọc Mỹ ra tay nghĩa hiệp, hy sinh và cam chịu tiếng thị phi làm vợ ông anh rể có hai con, cô sẽ phải chăm sóc con thay chị. Thầy Tám còn hiểu sâu xa, vợ chồng Ngọc Mai sống bên nhau dù không lâu, mới hơn hai năm, chị gái của Ngọc Mỹ biết rõ tính tình của chồng mình. Chị giới thiệu với em vừa cứu giúp các con mình vừa có người chồng có tư cách, đạo đức, học vấn uyên bác và còn là một người con hiếu thảo sẽ được thừa hưởng một gia tài kếch sù, em mình không bị thua thiệt với đời. Dù Ngọc Mỹ là nha sĩ cũng hái ra tiền qua công sức của mình, không cần sống dựa dẫm chồng. Hơn nữa, Ngọc Mỹ lại còn xinh đẹp tươi tắn hơn chị mình rất nhiều, cũng sẽ có chồng giàu sang có địa vị trong xã hội, không phải là chuyện khó. Nhưng, chưa chắc chung tình, ga lăng như Tín chồng Ngọc Mai. Qua kinh nghiệm dù ngắn, Ngọc Mai hiều tất tần tật mọi góc cạnh của người đàn ông chồng mình. Một điều vô cùng cao đẹp nếu Ngọc Mỹ chịu làm vợ của chồng chị, cả dòng họ bên anh Tín sẽ rất cảm kích ngưỡng phục vì sự hy sinh cao cả của cô nha sĩ xinh đẹp và luôn tươi cười và khoẻ mạnh, chắc chắn sẽ sanh nhiều con cho gia đình bên chồng mong muốn có nhiều cháu nội nối dõi tông đường.
Dược sĩ Ngọc Mai, sanh đứa con thứ hai chỉ sống với con và chồng hơn ba tháng và luôn đau ốm nằm liệt dù gia đình chồng và gia đình Ngọc Mai đã hết lòng chăm sóc và không ngại tốn kém mời những bác sĩ, giáo sư y khoa nổi tiếng nhứt của Sài Gòn hoa lệ chửa trị. Nhưng, rất đúng với câu Trời kêu ai nấy dạ, đã đến số, giàu cũng chết và nghèo cũng phải về cát bụi với hai bàn tay trắng.
Còn bản thân Nguyễn Thành Tín dù đau buồn vợ mới mất. Nhưng, thực tại lại vô cùng phấn khởi, vui sướng tột cùng, cảm thấy mình trúng số lô độc đắc, tình cờ nghe Ba Má bàn luận vì ông bà nhạc và cô em gái quá yêu thương cháu, một cháu mới sanh được vài tháng và đứa con đầu lòng vừa tròn hai tuổi. Hai cháu quá nhỏ và cha chúng mới qua tuổi 30, có địa vị trong xã hội, đang dạy đại học có biết bao nữ sinh viên để ý dòm ngó một giáo sư trẻ lại con nhà giàu nữa. Dù có thương vợ và để tang vợ một vài năm rồi cũng sẽ bước thêm bước nữa, tái giá. Hai con nhỏ chắc chắn không thể nào được vợ sau chăm sóc con riêng của chồng thật chu đáo như mẹ, như dì của chúng.
Ngọc Mỹ vừa tốt nghiệp lấy bằng nha sĩ. Hai cháu, con của chị một bé ba tuổi một bé một tuổi, nay lại không có Mẹ. Vừa nghĩ đến hoàn cảnh của hai cháu dù sống trong cảnh nhung lụa, giàu sang và đầy đủ tình thương của cha, ông bà nội, ông bà ngoại, nhưng lại thiếu tình mẫu tử. Ngọc Mỹ vội lấy di chúc của chị đọc lại và hiểu rõ ý nghĩa sâu kín của chị muốn mình thay chị nuôi con. Thay chị bằng cách nào tốt nhứt mà cách thay chị chăm sóc cháu sẽ dễ bị kẻ bàng quang đàm tiếu dị nghị. Ngọc Mỹ đang đắn đo suy nghĩ...
Sau một tuần suy nghĩ chín chắn, Ngọc Mỹ tự hứa, mình đã hết lòng yêu thương chị, nếu mình thay chị nuôi con, cách tốt nhứt là mình phải chịu hy sinh lấy chồng đã có vợ hai con và khá ngộ nghỉnh dù cũng có trớ trêu, nếu có duyên tiền định, chị mình vì tình đã là vợ quá cố của chồng mình, có sao đâu.?
Thanh Tín có suy nghĩ, vợ mới mất lại có cô em vợ vào thay chị nuôi con mà cô em lại vô cùng xinh đẹp và cũng là bậc trí giả trọng nhân nghĩa, tình thân gia đình hơn sự dị nghị, dèm pha chỉ trích của người đời, Tín cảm nhận sự tốt số của mình và cảm phục sự hy sinh của Ngọc Mỹ...
Bà Tám ngồi lặng thinh và suy nghĩ lời chồng hiểu một cách bóng gió của con truyền lại qua di chúc mà con gái không dám nói thẳng với em lấy Tín, bà cảm nhận, con gái mình quá thông minh. Nếu Ngọc Mỹ quá yêu thương chị và hai cháu nhỏ, sẵn sàng dấn thân, hy sinh tất cả để cứu giúp hai cháu nhỏ, Thầy Tám và cô hy vọng Ngọc Mỹ sẽ có quyết định đúng đắn sau khi chị qua đời.
Ngọc Mai mất, Thầy Tám và cô thường lên ở Sài Gòn hơn ở Châu Đốc, thường xuyên đến thăm hai cháu ngoại và anh chị sui. Ngọc Mỹ cũng vừa tốt nghiệp lấy bằng Nha sĩ, có giờ rảnh không còn bận học ở trường, Ngọc Mỹ luôn đến chăm nom hai cháu coi như là mẹ ruột của hai cháu. Nha sĩ Ngọc Mỹ, thuê chỗ mở phòng khám nha khoa, không xin làm cho nhà nước để có rộng thời giờ tự do chăm sóc hai cháu.
Đám cưới của Ngọc Mỹ được cả hai gia đình hợp sức tổ chức mời thân bằng quyến thuộc và bạn bè. Riêng Thầy Tám tìm địa chỉ những người thân hay học trò cũ của hai ông bà ở Châu Đốc, nay sinh sống ở Sài Gòn mời đến tham dự như là cuộc họp mặt đồng hương Châu Đốc tại Sài Gòn với gia đình bên nhà trai. Nhà hàng rộng lớn sang trọng Arc-en-Ciel không còn một chỗ trống kể các bàn nhỏ đặt sát banh-công hay trong sảnh tiếp khách. Chủ nhà hàng cho biết, từ ngày khai trương tới nay chưa khi nào có một tiệc dù là tiệc cưới "hoành tráng" được tổ chức vô cùng linh đình tại nhà hàng Arc-en-Ciel như đám cưới này.
Sau vài năm, ngày mất nước Việt Nam Cộng Hoà năm 1975, gia đình Thầy Tám và nha sĩ Ngọc Mỹ được vợ chồng con trai trưởng, một bác chuyên trị tim rất nổi tiếng tại Pháp bảo lãnh. Thầy cô và gia đình Ngọc Mỹ đã có học vấn về Pháp ngữ trước nên hội nhập vào xã hội Pháp khá nhanh.
Tình nghĩa vợ chồng của Ngọc Mai được hai gia đình mớm ý trước và tình yêu tình chàng ý thiếp càng nẩy nở tiến tới hôn nhân vợ chồng với kết quả có hai con, vợ vội vã ra đi sớm. Người em gái có lương duyên tiền định, yêu thương chị và con chị nên mới hy sinh lấy chồng chị coi hai con chị như con ruột, Ngọc Mỹ còn sanh tiếp thêm bốn con và định cư vĩnh viễn tại quê hương thứ hai là Pháp quốc.
Thật đúng câu người thân chúc tân lang và tân gia nhân trong ngày cưới "Tình Đẹp Duyên Ưa". Xứng hợp với Tình Chị Duyên Em khá ngộ nghĩnh của hai chị em Ngọc Mỹ. Tình của chị dù rất đẹp chỉ kéo dài hơn ba năm, còn duyên của cô em, từ trước năm 1975, đã kéo dài hơn nửa thế kỷ...
Anh Phương Trần Văn Ngà (Sacramento 10.2.2025)
* Xin mời độc giả đọc cách nấu món ăn thịt thỏ với rượu chát đỏ (Google): Civet de lapin is a traditional winter dish in France. It is prepared with rabbit meat, red wine, bacon, mushrooms, butter, flour, carrots and other vegetables, onions, and garlic. Once the stew has been fully cooked and the meat is tender, it is usually served with boiled potatoes and a glass of rich red wine on the side.